Các loại trái cây dành cho người bị tiểu đường

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các loại trái cây dành cho người bị tiểu đường

19/04/2015 01:20 PM
474

 Không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.





Các loại quả cực tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 - 60 tuổi.

Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… dưới đây là những loại quả hay sử dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.

1. Bưởi đỏ

Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

2. Quả mâm xôi, quả việt quất


Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.

Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa phù hợp với người bị tiểu đường.

3. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

4. Anh đào

Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ

5. Đào

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Đào giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

6. Mơ

Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

7. Táo

Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

8. Kiwi

Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường giúp hạ đường huyết trong máu.

9. Lê

Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .

10. Cam

Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

11. Đu đủ

Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.


12. Quả cóc

Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).

13. Quả bơ

Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.

14. Dâu tây

Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.

15. Dưa lê

Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.


16. Roi

Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.

17. Quả chà là

Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.

18. Quả óc chó 

Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.

19. Khế. Khế tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

20. Cherry. Quả cherry là món ăn vặt rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, và có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.

21. Đào. Quả đào là quả có chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Các loại quả mọng. Các loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 phần nhiều loại quả mọng để cân bằng đường huyết. Dâu tây, việt quất, nam việt quất, quả mâm xôi tốt cho các đối tượng này.

22. Quả sung. Quả sung giàu chất xơ giúp cho chức năng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Cam. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cam mỗi ngày vì nó rất giàu vitamin C.

Dưa hấu. Mặc dù dưa hấu chứa hàm lượng đường cao nhưng chỉ số glycemic lại thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này chỉ nên ăn ít.

Quả lựu. Những hạt lựu đỏ tuy bé nhỏ nhưng lại giúp cải thiện chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.

Mít. Mít chứa vitamin A, C, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, sắt, ma-giê, mangan – các loại chất dinh dưỡng giúp cải thiện kháng insulin trong cơ thể.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Ăn uống khi bị tiểu đường

Nên dùng các loại thịt nạc: Thịt bò, cá, gà, vịt chỉ nên sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũng có thể thay đổi thực đơn trong tuần bằng thịt lươn, chim, tôm tép tươi, ếch, cua, đậu hũ, trứng, tim, nghêu, sò... để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn, nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè để nấu.


Khổ qua, dưa leo thích hợp trong chế độ ăn của người tiểu đường - Ảnh: Minh Khôi 

Hạn chế dùng đường: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn ngọt, chỉ nên sử dụng (rất ít hoặc không dùng) khi nấu các món ăn như canh chua, hay pha nước chấm. Hiện nay trên thị trường có bán đường dành cho người bị tiểu đường, bạn có thể dùng đường này để thay thế các loại đường thông thường khác.

Ăn nhiều rau xanh: Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp, mướp... đều phù hợp với người tiểu đường.

Tăng thêm trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long... bạn đều có thể ép nước, làm salad ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn chính.

Một điều cần nhớ là bạn cố gắng tập thể dục: Các hoạt động vừa phải mỗi ngày như làm việc nhà, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội... hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị ở bệnh tiểu đường. Nên từ bỏ những thói quen bất lợi như: thích ăn đồ ngọt, xào, chiên, uống bia rượu hay hút thuốc lá.

Nguồn dinh dưỡng

Trái cây là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý báu như:

- Các loại vitamin A, B, C…

- Muối khoáng như Ca++, Mg++, K+…

- Đường và nhiều chất xơ.

- Các hóa chất sinh học như polyphenol, resveratrol và quercetin, pectin… giúp cho cơ thể chống lại bệnh ung thư, bệnh tim mạch và béo phì…

Với những tính năng có lợi cho sức khỏe như thế thì không có lý do gì nghiêm cấm người đái tháo đường (ĐTĐ) ăn trái cây mỗi ngày. Vấn đề mà người ĐTĐ lo ngại khi ăn trái cây là họ sợ “chất ngọt có trong trái cây sẽ làm cho đường huyết của mình gia tăng và trở nên khó kiểm soát”. Các mối quan ngại khác: không biết nên ăn loại trái cây nào, ăn bao nhiêu và khi nào ăn thì tốt…

- Từ trái cây tươi, người ta có thể đem sấy hay phơi khô để dùng quanh năm, làm sinh tố hoặc ép lấy nước uống, bảo quản lạnh, đóng lon, ướp đường… rất đa dạng.

Một số khái niệm cần biết

- Chất xơ:có nhiều ở lớp vỏ, lớp dưới vỏ, phần xơ thịt và hạt. Chất xơ có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường, tránh hiện tượng tăng đường huyết quá nhiều sau ăn. Các loại trái cây giàu chất xơ (kể cả lớp vỏ): táo (2,5%), lê (2,1%), mơ (2,1%), trái kiwi (2,1%), quả lựu (3,4%) và trái bơ (6,7%)…

- Chất đường:
hai loại đường có nhiều trong trái cây là glucose và fructose. Ăn trái cây chứa nhiều đường glucose sẽ không có lợi cho người ĐTĐ vì nó sẽ làm tăng đường huyết và tăng nhu cầu sử dụng insulin. Khác với glucose, quá trình hấp thu và chuyển hóa đường fructose không đòi hỏi sự hiện diện của insulin. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn loại trái cây nào có nhiều fructose và ít glucose (tỷ lệ fructose/glucose lớn hơn 2) như: táo, lê, ổi và xoài…


- Chỉ số đường huyết-CSĐH
(glycemic index- GI): chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng đường trong máu sau khi dùng một loại thực phẩm nào đó. Người ta lấy bánh mì trắng hoặc glucose làm chuẩn (GI=100) để phân chia CSĐH của thực phẩm thành ba mức: cao (GI từ 70 trở lên), trung bình (GI từ 55-69), thấp (GI từ dưới 55). Nếu ăn trái cây có CSĐH cao sẽ làm cho đường huyết tăng cao ngay sau ăn. Vì thế, người ĐTĐ nên chọn ăn loại trái cây có CSĐH càng thấp càng tốt.


Điều cần nên lưu ý là CSĐH không tương ứng với vị ngọt. Có nghĩa là không nên dựa vào độ ngọt khi nếm một loại trái cây nào đó để suy ra CSĐH của nó. Trái cây ngọt không đồng nghĩa là nó có CSĐH cao; và ngược lại trái cây lạt không có nghĩa là có CSĐH thấp.

- Suất trái cây:là khối lượng của một loại trái cây hay nước ép nào đó mà sau khi ăn vào có khả năng cung cấp 15g chất đường, tương đương 60Kcalo.

- Trong chế độ ăn hàng ngày, không phải lúc nào cũng có thể cân đo đong đếm chính xác được. Vì thế, ta chỉ có thể ước lượng trung bình một suất trái cây khoảng bao nhiêu mà thôi.

Nên ăn mấy suất trái cây mỗi ngày?

Mỗi ngày người ĐTĐ có thể ăn từ 2 - 4 suất trái cây tùy theo nhu cầu năng lượng trong ngày.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.200 - 1.600 Kcalo/ngày: 2 suất.

Đó là các đối tượng sau:


- Phụ nữ tầm vóc nhỏ con hoạt động nhiều.

- Phụ nữ tầm vóc nhỏ đến trung bình muốn giảm cân.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

Những người có nhu cầu năng lượng 1.600 - 2.000Kcalo/ ngày: 3 suất.

- Phụ nữ tầm vóc to muốn giảm cân.

- Nam giới nhỏ con có cân nặng bình thường theo chiều cao.

- Nam tầm vóc trung bình không làm việc gì nhiều.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con muốn giảm cân.

Những người có nhu cầu năng lượng 2.000 - 2.400Kcalo/ngày: 4 suất.

- Nam tầm vóc trung bình hoặc lớn con vận động hoặc lao động nhiều.

- Nam lớn con có cân nặng phù hợp chiều cao.

- Phụ nữ tầm vóc trung bình đến lớn con phải vận động hoặc lao động nhiều.

Nên ăn vào lúc nào cho tốt?

- Theo nghiên cứu ở Mỹ, ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hóa hiệu quả.

- Nếu ăn cơm no rồi mà ăn thêm trái cây, lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị ĐTĐ.

- Nên ăn vào thời điểm giữa hai bữa ăn, khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây nên cách nhau 6 giờ.

Lưu ý:

Chọn loại trái cây tươi tốt hơn là loại khô, đông lạnh hay nước ép. Nếu đường huyết trong giai đoạn tăng khó kiểm soát thì nên hạn chế ăn trái cây.

Hãy biết lắng nghe cơ thể nói, bởi vì thụ cảm của mỗi người không giống nhau. Chẳng hạn, có người chỉ ăn một trái cam nhỏ cũng làm đường huyết tăng cao. Trái lại, có người có thể ăn 2 - 3 trái chuối mà không hề hấn gì, mặc dù người ta biết là chuối có CSĐH cao hơn cam.



Trái cây tốt cho bệnh tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm không tốt cho người tiểu đường
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây đơn giản hiệu nghiệm
Bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không?



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý