Hướng dẫn học tiếng Trung giao tiếp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn học tiếng Trung giao tiếp

19/04/2015 01:20 PM
251

Cùng tham khảo những hướng dẫn học tiếng Trung giao tiếp nhé các bạn. Học tiếng Trung cần phải có phương pháp và sự kiên trì.



 Phương pháp học tiếng trung hiệu quả nhất


cach-hoc-tieng-trung

1. Băt đầu từ đơn giản.
Đừng ép bản thân mình phải học quá nhiều thứ. Mua một vài quyển sách từ hiệu sách, đọc qua hướng dẫn và lướt qua các bài học để đưa vào đầu những điều cơ bản nhất. Nếu có thể hãy liên hệ với một người bạn của bạn ở Trung Quốc để người đó có thể mua cho bạn một quyển sách với những thông tin đầy đủ, chính xác.

2. Tự kiểm tra trình độ của mình và nhờ người khác kiểm tra chính mình. Nhưng phải nhớ đây không phải là một bài kiểm tra, việc này chỉ giúp bạn học tiếng Trung tốt hơn thôi

3. Tìm kiếm cơ hội để thực hành những gì bạn đã học.
Rất có thể ở dưới phố có một quán ăn Tàu. Nếu ở đó có người Trung Quốc hãy đến bắt chuyện với họ bằng tiếng Trung. Bạn không cần phải mời họ ăn. Họ sẽ rất vui nếu bạn thể hiện bạn niềm thích thú của bạn về văn hóa. Nếu bạn ko thể tìm được ai, hãy đến ở trên phố người Hoa. Có thể một trong những người cạnh bạn nói tiếng Trung. Hãy đảm bảo là họ nói tiếng Quan Thoại nếu không bạn sẽ thấy rất khó hiểu và ngần ngại giao tiếp.

4. Hãy viết lại những cụm từ, từ lên giấy. Bạn sẽ không biết lúc nào cần đến chúng. Đến khi cần bạn có thể nhanh chóng tìm thấy chúng.

5. Tập nói theo thanh điệu. Có bốn thanh điệu chúng đực ký hiệu ngay phía trên các chữ để biểu hiện những cách phát âm khác nhau.
- Thanh điệu đầu tiên là thanh cao và bằng. Giọng của bạn sẽ giữ ở mức bình thường không cao, không thấp
- Thanh thứ hai là thanh cao. Giọng bạn sẽ cao lên khi phát âm thanh này giống như khi bạn hỏi lại ai đó lặp lại những gì họ vừa nói như “ hả?” “ Cái gì cơ?”
- Thanh thứ ba là thanh nặng. Bạn phát âm trầm xuống rồi lại lên cao. Khi hai thanh ba đúng cạnh nhau,chữ thứ nhất phát âm như thanh hai còn chữ thứ hai giữ nguyên thanh điệu.
- Thanh thứ 4, hãy phát âm các từ giống như giọng của một người đàn ông hay như khi bạn đọc sách hay đọc được thông tin gì thú vị trên báo bạn sẽ phát ra âm “ừm ừm”. Dễ phải không? Nếu không đừng vội nản. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn nghe những âm thanh này từ người bản địa và bạn sẽ không bị nhầm lẫn các thanh điệu với nhau.

Hãy nói xin chào. Người Trung Quốc nói “xin chào” là “Ni hao”. Đề phát âm từ này chính xác, chữ “Ni” sẽ phát âm như thanh 2 còn chữ “hao” phát âm như thanh ba. Thật ra “ni” phát âm như thanh ba nhưng trong trường hợp này thanh ba biến thành thanh hai. Đừng lo lắng về vấn đề này, khi bạn học bạn sẽ được làm quen dần dần. “Ni” có nghĩa là “bạn”; “hao” nghĩa là “tốt, khỏe”. Vì thế nghĩa cơ bản của chính là “Bạn tốt/khỏe” nhưng trong tiếng Trung nó có nghia là “ xin chào”

Mẹo vặt

- Phát âm trong học tiếng Trung là rất quan trọng vì thế bạn hãy dành thời gian để học phát âm .
- Tiếng trung rất linh hoạt, không giống như tiếng Đức hay tiếng Anh có định trong nhiều trường hợp. Trên thực tế mỗi từ là một đơn âm và kết hợp với nhau tạo thành cụm từ. 2/3 các từ trong tiếng trung là âm ghép và ý nghĩa của chúng chính là nghĩa các các từ ghép lại.
- Ghi nhớ ít nhưng thường xuyên
- Đừng viện lý do bận mà bỏ một ngày hay một vài tuần. Bạn sẽ phải học lại từ đầu.
- Một điều nữa, luôn tìm cơ hội để nói tiếng Trung
- Hãy kết bạn với người Trung Quốc hay những ai nói tiếng Trung để dạy bạn học. Đảm bảo là họ biết tiếng trung khi rất

Một số gợi ý cho việc tự học tiếng Hoa

Lợi thế của việc học tiếng hoa:
- Gần với tiếng việt (âm Hán Việt, kết cấu SVO, khá tương đồng về cách diễn đạt).
- Tiếng Hoa được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và có xu hướng tăng trưởng mạnh.

Khó khăn của việc học tiếng Hoa:
- Chủ yếu là chữ viết phức tạp
- Cách tiếp cận một ngoại ngữ.

Cách tự học tiếng hoa!

Bước 1: Tìm hiểu về tiếng trung.
+ Làm quen với tiếng trung: nghe nhạc, xem phim,...tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng trung
+ Xác định được lý do đến với tiếng trung, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học...)
+ Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? ...)
+ Tìm kiếm cộng đồng học tiếng trung: xin kinh nghiệm học tập, xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học...
+ Đọc cách sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục...khiến cho bạn thú vị


Bước 2: Học quy tắc cơ bản
+ Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm.
+ Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng trung trên máy tính
+ Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt: tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng trung như tượng hình, hội ý, ...tìm hiểu thêm về chiết tự.
+ Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng trung (cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản.

Bước 3: Đi vào học cơ bản
+ Xác định trình tự học tập
- Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này
- Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
- Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.

- Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)
- Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.

+ Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 310)
+ Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại... nói chung là học chuyên tâm.
+ Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim,....cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.

Bước 4: Tăng cường kỹ năng học tập.
Từ vựng: Ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, có thể học từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức... tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)

Ngữ pháp: nắm chắc kết cấu câu: SVO, khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ...vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ...cố gắng luyện tập các mẫu câu (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ để nói được lưu loát.

Đọc hiểu: Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười...gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ...), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói lại nội dung càng tốt.

Luyện nghe: Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài nghe cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm --->nghe viết lại cách phát âm từ vựng -->nghe các câu đơn giản-->nghe các bài đàm thoại cơ bản -->nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin... lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập việc nghe mỗi ngày.

Luyện nói: Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoải...nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu đơn giản, diển đạt theo nội dung bài học, chú trọng luyện tập khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều đê hình thành kỹ năng dần dân.

Các công cụ hỗ trợ học tiếng hoa:
Từ điển: Lạc Việt Trung Việt, Công cụ Words- Chinese Pinyin Dictionary
Các tài liệu flash, giáo trính, video...: bạn có thể tìm thấy ở www.tienghoa.net.vn
Để tìm hiểu về tiếng trung, giao lưu học hỏi: các bạn có thể lên: www.dantiengtrung.com, www.diendanhanngu.com
Các trang web yêu thích của mình các bạn có thể lên http://ayuevn.blogspot.com/ có một danh sách, các bạn có thể tìm hiểu thêm

Cuối cùng! Chúc các bạn học tập tốt!



Làm cách nào để học tiếng Trung có hiệu quả hơn?

Một số gợi ý cho việc tự học tiếng Hoa

Lợi thế của việc học tiếng hoa:
- Gần với tiếng việt (âm Hán Việt, kết cấu SVO, khá tương đồng về cách diễn đạt).
- Tiếng Hoa được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và có xu hướng tăng trưởng mạnh.

Khó khăn của việc học tiếng Hoa:
- Chủ yếu là chữ viết phức tạp
- Cách tiếp cận một ngoại ngữ.

Bước 1: Tìm hiểu về tiếng trung.
+ Làm quen với tiếng trung: nghe nhạc, xem phim,...tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng trung
+ Xác định được lý do đến với tiếng trung, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học...)
+ Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? ...)
+ Tìm kiếm cộng đồng học tiếng trung: xin kinh nghiệm học tập, xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học...
+ Đọc cách sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục...khiến cho bạn thú vị

Bước 2: Học quy tắc cơ bản


+ Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm.
+ Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng trung trên máy tính
+ Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt: tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng trung như tượng hình, hội ý, ...tìm hiểu thêm về chiết tự.
+ Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng trung (cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản.

Bước 3: Đi vào học cơ bản

+ Xác định trình tự học tập
- Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này
- Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa.
- Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt.
- Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả)
- Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.

+ Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 310)
+ Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại... nói chung là học chuyên tâm.
+ Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim,....cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập.

Bước 4: Tăng cường kỹ năng học tập.


Từ vựng: Ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, có thể học từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức... tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa)

Ngữ pháp: nắm chắc kết cấu câu: SVO, khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ...vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ...cố gắng luyện tập các mẫu câu (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ để nói được lưu loát.

Đọc hiểu: Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười...gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ...), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói lại nội dung càng tốt.

Luyện nghe: Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài nghe cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm --->nghe viết lại cách phát âm từ vựng -->nghe các câu đơn giản-->nghe các bài đàm thoại cơ bản -->nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin... lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập việc nghe mỗi ngày.

Luyện nói: Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoải...nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu đơn giản, diển đạt theo nội dung bài học, chú trọng luyện tập khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều đê hình thành kỹ năng dần dân.Muốn học tốt được tiếng Hán, điều đầu tiên là phải nắm thật chắc phiên âm, vì nắm vững phiên âm đồng nghĩa với việc mình có thể phát âm chuẩn hơn, và như thế thì khi giao tiếp, bạn sẽ thấy mình thật tự tin và nói hay hơn rất nhiều. Ngoài ra việc học tốt phiên âm khi mới bắt đầu vào học cũng góp phần không nhỏ trong việc luyện chữ hán của teen sau này, vì có như thế thì teen mới không viết nhầm, lộn xộn chữ .

Giao tiếp thật nhiều bằng tiếng Hán

Cách này có lẽ là thông dụng với các teen đang du học tại Trung Quốc hơn. Nếu như các bạn đã có điều kiện được học tập và sinh sống tại Trung Quốc thì hãy tận dụng triệt để cơ hội của mình để giao lưu thật nhiều với người Trung Quốc nhé. Vì khi bạn biến tiếng trung thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình thì cũng đồng nghĩa đến một ngày tiếng trung sẽ thành câu cửa miệng của bạn khi bạn nghĩ đến một điều gì đấy và nói ra, lúc đó chứng tỏ bạn đã bắt đầu thành công rồi đấy…

Nhưng những teen không có điều kiện để học tập ở Trung Quốc thì cũng đừng buồn, vì các bạn cũng có thể hàng ngày nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán, và như thế thì càng dễ dàng để có thể sửa được những lỗi sai của nhau nhỉ? Một cách cực kì hữu hiệu đấy!Teen mình hãy thử đi nhé!

Xem phim Trung Quốc và nghe thời sự, tin tức thật nhiều và tất nhiên là…xem bằng tiếng trung.

Thật may mắn vì bây giờ chúng ta đã không còn phải quá khó khăn để có thể tìm những bản phim Trung Quốc bằng tiếng Trung, hay muốn nghe tin tức từ những kênh của đài truyền hình Trung Quốc cũng thật dễ dàng. Chỉ cần tivi nhà bạn có truyền hình cáp và nhẹ nhàng ấn chuyển kênh qua CCTV4 hoặc lên google, gõ tên phim và search…. Nếu không bạn cũng có thể vào trực tiếp những trang web xem phim nổi tiếng của Trung Quốc như youku, 56 hay tudou….để tìm những bộ phim bạn yêu thích và “nghiền”, vừa được giải trí lại có thể học bài luôn, một công đôi việc, nhưng nhớ là khi xem phim thì nên đặt một cuốn từ điển ở bên cạnh, khi nào không nhớ từ nào thì tra ngay nhé….. Chỉ cần xem xong một bộ phim (bằng tiếng Trung) thì bạn có thể kiểm tra lại ngay trình độ tingli (nghe) của mình, và chắc chắn rằng nó đã được cải thiện đáng kể đấy…Hãy cố gắng xem thật nhiều phim TQ bằng tiếng trung teen nhé !!!


Học tốt phiên Âm (pinyin)

Luôn học phiên âm và chú ý các thanh


 

Xem phim Trung Quốc cũng là một cách hay để học

Học tiếng Trung qua bài hát

Nếu như đã yêu thích tiếng trung thì chắc chắn rằng các bạn cũng sẽ yêu thích nhạc Hoa nhỉ. Nhưng không chỉ nghe không rùi để đấy đâu, nếu muốn học khá tiếng Trung thì các bạn nên nghe và tập hát theo, và nếu như có thể thì hãy cố gắng dịch được càng nhiều càng tốt ý nghĩa của những bài hát đó nhé.

Một mách nhỏ cho những teen yêu thích nhạc Hoa nè, các bạn có thể lên google và tìm phần mềm nghe nhạc Hoa “Kugou”, đây là một phần mềm khá chuyên dụng để nghe nhạc Hoa, bạn vừa có thể trực tiếp tại đó tìm bài hát và dowload về,l ại có thể vừa nghe vừa ngân nga hát theo (giống karaoke ý), vì chương trình này cho phép hiện lời bài hát mà.
 

Nghe nhạc Trung để tạo hứng thú học và học được nhiều hơn

Cuối cùng là hãy chăm chỉ đọc báo….Trung Quốc

Mới nghe đến thì có vẻ như rất khó khăn đấy nhỉ, nhưng không hề gì, bạn hãy cố gắng từ những bài báo hay mẩu chuyện cười đơn giản nhất, vừa có thể thư giãn, lại tăng thêm khả năng yuedu (đọc hiểu), dần dần từ những bài báo ngắn đến những bài báo dài, rồi một ngày nào đó, bạn sẽ phát hiện ra mình đã biết thêm được thật nhiều chữ Hán, và khả năng đọc hiểu thì là vô đối (và nhớ là khi đọc báo thì phải có quyển từ điển bên cạnh, từ nào không hiểu tra luôn nhé, nếu chăm chỉ hơn nữa thì hãy cố gắng ghi lại những từ đó vào một cuốn sổ sau khi tra,
 

Đọc báo để cập nhật và nâng cao trình độ tiếng của bạn

Và đừng quên là mỗi ngày bạn nên thực hiện đều các biện pháp trên, cũng như nhớ chăm chỉ tập viết lại những từ mới bạn đã học được qua phim, qua các bài hát, qua báo trong ngày hôm nay,c ó như thế sau một thời gian mới có thể nghe, nói,đ ọc thành thạo như người Trung Quốc!

1.Mang theo một cuốn sổ tay nhỏ và cây viết, ghi lại những chữ Hoa trên bất cứ nơi nào mình đi qua, ví dụ như trên tivi, trên báo, xe bus, trên bảng hiệu, ở chùa Hoa... (nếu được thì nhớ luôn trong đầu bộ, nét chữ Hoa) rùi về nhà tra từ điển, bằng cách này bạn sẽ tăng vốn từ vựng của mình lên một cách dễ dàng và sâu sắc.
2. Mổi ngày quy định cho mình phải học và nhớ một số câu, từ nhất định, sau đó viết nhiều lần hoặc đứng trước gương tập nói T.Hoa.
3. Xem nhiều phim T.Hoa, ban đầu xem đĩa để có thể tua đi tua lại, nhiều lần như vậy sẽ có nhiều câu đối thoại in vào đầu bạn một cách tự nhiên, có thể dùng trong đối thoại hằng ngày.
4. Nghe và hiểu nhạc Hoa, đây cũng là cách học T.Hoa cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng.
5. Đến các CLB T.Hoa (ở NVH Thahh Niên, CVH Lao Động...) vào mỗi ngày chủ nhật để luyện nghe, nói; chịu khó luyện nói T.Hoa với những người biết T.Hoa mà bạn tiếp xúc, đặc biệt là người nước ngoài, giáo viên Hoa Văn...
6. Học T.Hoa các website dạy T.Hoa trực tuyến trên mạng, thường chỉ dạy bằng T.Anh...
Quan trọng là bạn fải chịu khó, đầu tư thời gian công sức, ban đầu hơi vất vả, nhưng khi bạn nắm vững căn bản T.Hoa sẽ trở nên dễ học, thú vị hơn nhiều..nhiều trường ở Trung Quốc hiện giờ giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Nếu bạn cần phải học nhanh, hãy học theo phần mềm hoặc viết ra những mảnh giấy nhỏ để học trướng khi đi ngủ.





Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung
Mẹo vặt học tiếng Trung dễ nhớ

Kinh nghiệm học tiếng Đức
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Cách thuyết trình bằng tiếng Anh
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý