Thực phẩm tốt cho hệ hô hấp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho hệ hô hấp

19/04/2015 01:20 PM
775


Thời tiết chuyển từ mùa đông sang xuân là khoảng thời gian các bệnh lý đường hô hấp rất dễ phát sinh. Người bệnh thường bị ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Khi bị ho, người ta thường chỉ chú ý vào việc dùng thuốc mà ít lưu tâm đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là việc sử dụng các thực phẩm và món ăn có giá trị hỗ trợ phòng và chữa bệnh.


Món ăn - bài thuốc cho người bệnh đường hô hấp




 Cháo hoa bách hợp.
Cháo hoa bách hợp.

Cháo bách hợp, hạnh nhân: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch cho nước nấu cháo, cháo sắp được cho bách hợp, hạnh nhân bỏ vỏ vào, cháo nấu loãng cho đường gia giảm. Công hiệu: Nhuận phế khỏi ho. Dùng cho các chứng bệnh ho phổi khô, viêm khí quản... Ngày ăn hai lần.

Cháo sơn dược (củ mài), hạnh nhân: Sơn dược 100g, hạnh nhân 200g, kê 100g, một ít bơ. Sơn dược nấu chín, kê sao qua, hạnh nhân sao chín bỏ vỏ, cắt nhỏ. Mỗi lần lấy 10g hạnh nhân bột, sơn dược, kê vừa đủ hoà với nước sôi để nguội, cho một ít bơ là được. Dùng cho chứng bệnh tỳ hư thể nhược, phế hư, ho lâu... Ngày ăn một lần.

Cháo hoàng tinh (củ dong): Hoàng tinh 30g, gạo thơm 100g, đường trắng vừa đủ. Hoàng tinh rửa sạch, cho nước nấu bỏ bã lọc lấy nước trong. Cho gạo thơm vo sạch vào, thêm nước nấu cháo loãng. Cháo chín cho đường vừa đủ. Công hiệu: Bổ tỳ vị, nhuận tâm phế, bổ trung ích khí. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, phế hư, ho khan, hoặc ho khan không đờm, lao phổi ho máu... Ngày một bát chia ăn vài lần, 3-5 ngày một liệu trình.

Cháo nước mía: Nước mía 100-150g, gạo thơm 50g. Gạo thơm vo sạch, cho vào nồi 300ml nước nấu cháo loãng, sau đó cho nước mía vào, đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo. Công hiệu: Thanh nhiệt, bồi bổ sức khoẻ, nhuận táo khỏi ho... Dùng cho các chứng ho hư nhiệt, phiền nhiệt, miệng khát, chứng nôn, đi ngoài táo bón. Ăn ngày hai lần.

 Cháo lạc nhân táo đỏ
Cháo lạc nhân táo đỏ.

Cháo quả la hán: Quả la hán 50g, thịt lợn nạc xay nhỏ 50g, muối dầu ăn vừa đủ, gạo thơm 100g. Quả la hán cắt miếng nhỏ, cho gạo thơm đãi sạch vào nồi, cho một lít nước vào đun sôi, cho thịt lợn, quả la hán vào, cháo chín cho muối, dầu ăn vào là được. Công hiệu: Thanh phế tiêu đờm, tiêu thử giải khát, lợi hầu nhuận tràng. Dùng cho các chứng ho đờm hoả, ho bách nhật, táo bón, viêm họng mạn tính, viêm khí quản... Ngày 1 bát, chia vài lần.

Cháo hoa bạch lan: Hoa bạch lan 4 bông, táo đỏ 50g, mật ong 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Nụ hoa bạch lan hái vào sáng sớm, táo đỏ bỏ vỏ thái sợi, cho gạo nếp đãi sạch vào nồi, thêm một lít nước, đầu tiên đun sôi, sau đun nhỏ lửa, nấu thành cháo, cho táo đỏ, hoa bạch lan, đường trắng, và mật ong vào đun qua là được. Công hiệu: Hết đờm, khỏi ho, lợi niệu, hành khí đục. Dùng cho các chứng ho có đờm, tiểu ít mà đỏ, sơn lam trướng khí. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.

Cháo nho: Nho khô 50g, đường trắng 50g, gạo nếp 100g. Gạo nếp đãi sạch, cho vào nồi cùng với một lít nước và nho khô, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu đến khi được cháo, cho đường trắng vào là được. Công hiệu: Ích khí huyết, mạnh gân cốt, trừ phiền khát, lợi tiểu tiện. Dùng cho các chứng khí huyết hư nhược, phế hư, tim loạn nhịp, mồ hôi trộm, phong thấp đau mỏi, đái dắt, phù thũng... Ngày 1 bát, chia ăn vài lần.

Cháo mật ong, tùng tử nhân: Tùng tử nhân 30g, mật ong vừa đủ, gạo nếp 50g. Tùng tử nhân nghiền nát cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi, nước 400ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau nấu nhỏ lửa, cháo chín cho mật ong vào là được. Công hiệu: Dùng cho chứng bệnh phổi khô, ho khan, không đờm hoặc ít đờm, da khô và táo bón do tuổi già, hậu sản, cơ thể yếu, khô họng. Ngày một bát chia hai lần ăn nóng. Người tỳ vị hư nhược, đi ngoài phân lỏng và người đàm thấp, nhiều đờm, dạ dày căng trướng, nôn mửa, không thích ăn....nói chung không nên dùng.

Cháo gạo nếp: Gạo nếp 50g. Gạo nếp đãi sạch cho vào nồi, nước 0,5 lít, ban đầu đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu cháo loãng. Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho. Dùng cho chứng bệnh ho, ít đờm, thân nhiệt cao, mồ hôi trộm do phế hư biểu nhiệt... Ngày 1 bát ăn nóng. Người tỳ vị hư hàn và trẻ em không nên ăn nhiều.

Cháo lạc nhân, táo đỏ: Lạc nhân 50g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ, gạo nếp 100g. Lạc nhân để cả vỏ đỏ giã nát, táo đỏ rửa sạch bỏ vỏ, cho cùng gạo nếp đãi sạch vào nồi đất, nước 800ml, ban đầu đun lửa to cho sôi, sau đun nhỏ lửa cho đến khi được cháo, cho đường phèn vào đến khi tan hết là được. Công hiệu: Kiện tỳ khai vị, nhuận phế trừ đờm, thanh lợi hầu. Dùng cho chứng ho đờm suyễn, tỳ vị bất hoà, suy dinh dưỡng. Ngày một bát, chia hai lần sáng, tối.


Các bài tập tăng cường miễn dịch cho hệ hô hấp trong mùa thu


Mùa thu đến , khí trời bắt đầu se lạnh. Trong thời điểm giao mùa của khí hậu, con người rất dễ bị cảm lạnh và sẽ bị ho / hen suyễn nhiều hơn. Những người mắc bệnh hen mãn tính thường hay bị tái phát trong mùa thu. Các chuyên gia đông y học Trung quốc đã quan sát và nhận thấy ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết đối với  sức khỏe con người và tin rằng vào mùa thu nguồn năng lượng quan trọng trong phổi rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy,  họ đã nghiên cứu thử nghiệm và đưa ra lời khuyên: nên chú ý tới sự thay đổi của thời tiết, bảo vệ nguồn năng lượng quan trọng có trong phổi và khí quản để phòng tránh cảm lạnh và các cơn ho thường xuyên.

autumnleaves_2360969b

Có nhiều cách bảo vệ phổi. Chẳng hạn: đi ngủ sớm hơn và thức dậy sớm hơn, mặc quần áo phù hợp với sự thay đổi của thời tiết, ăn nhiều thức ăn có tính nóng , uống đủ nước và nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều gia vị. Dưới đây là một số bài tập giúp bạn giữ cho phổi luôn khỏe mạnh.

1. Ngồi thẳng một cách thoải mái nhất. Thở đều. Bắt chéo chân một cách tự nhiên, cúi xuống, dùng hai tay để đỡ cơ thể và nâng cơ thể liên tục 5 lần. Lặp lại bài tập 3 lần.

Lưu ý: Cần dồn một lực vừa đủ lên cánh tay. Nín thở khi nâng người. Uốn cong/ cúi xuống càng nhiều càng tốt. Bắt chéo chân nhằm giảm việc dùng chân để hỗ trợ cơ thể. Dùng sức mạnh của cánh tay thay vì dùng chân.

Bài tập này có thể điều chỉnh lượng năng lượng cần thiết có trong phổi, tăng cường hoạt động của cuống phổi và tăng cường chức năng của phổi.

2. Ngồi yên. Thư giãn eo, lưng. Nhắm hờ mắt lại. Nắm tay hờ, đấm nhẹ vào giữa lưng và hai bên 5 lần. Khi đấm, nín thở. Cùng lúc đó ép răng lại với nhau 10 lần, sau đó từ từ nuốt nước bọt vài lần.

Lưu ý:  Đấm vào lưng theo hai hướng ( lên – xuống và xuống- lên). Đấm ở vùng giữa lưng trước, sau đó đấm sang hai bên.

Bài tập này có thể điều chỉnh và loại bỏ sự tắc nghẽn trong dòng chảy của nguồn năng lượng cần thiết trong phổi, tăng cường hoạt động của dây thần kinh vùng lưng, phòng chống cảm lạnh. Bài tập này cũng rất tốt cho dạ dày và hệ hô hấp.

3. Ngồi thẳng hoặc đứng. Đầu ngẩng lên và căng cơ cổ. Dùng tay để xoa bóp từ cổ họng xuống ngực. Lặp lại động tác 20 lần, dùng hai bàn tay luân phiên nhau. Lặp lại bài tập liên tục 3 lần không nghỉ.

Lưu ý: Dùng ngón tay cái và bốn ngón còn lại, ép vào phần giữa ngón tay cái và ngón trỏ trên cổ họng và xoa bóp hướng xuống phía dưới. Dồn một lực vừa phải.

Bài tập này rất có ích cho họng và có thể giảm ho, bớt đờm dãi.

4. Dùng ngón tay cái để ấn vào điểm “ tiantu” 15 lần. Động tác này có thể giúp bạn bớt ho và hen suyễn.

5.Bài tập thở. Ngồi hoặc đứng ở một nơi thoáng đãng, không khí trong lành. Thở đều. Hít vào chầm chậm bằng mũi. Khi nồng ngực căng, thở ra chầm chậm, cùng lúc đó phát âm ‘ sh-h” một cách nhẹ nhàng. Sau khi đẩy tất cả không khí ra, hít vào qua mũi lần nữa. Lặp lại bài tập 24-36 lần.

Nếu bạn kiên trì với bài tập thở này, sẽ có tác động rất tốt với hệ hô hấp, phòng ngừa cảm lạnh, giảm ho hen.

Thực hiện bài tập này thường xuyên trong mùa thu giúp phòng chống cảm cúm, giảm ho, hen và tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho phổi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tập bài này ở tất cả các mùa trong năm nếu bạn thích.Đối với những cơn ho/ hen  mãn tính , các bài tập trên hỗ trợ rất tốt cho việc giảm đau và phòng ngừa sự tái phát bệnh.

Ngừa tái phát viêm đường hô hấp 

Vào mùa nắng nóng, số lượng trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp thường tăng nhanh. Cha mẹ cần sớm thực hiện những biện pháp ngừa bệnh tái phát để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Đặc điểm lâm sàng thường gặp của nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ là ho, sốt, chảy nước mũi, viêm họng, khò khè, nhịp thở nhanh, rối loạn tiêu hóa… Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây bệnh này ở trẻ là vi rút, vi khuẩn với tỷ lệ khoảng 70% - 80%.

Vi rút gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi, họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy tế bào và lây sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự với các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virut từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng.

1.jpg
Sơ đồ phương pháp điều trị viêm đường hô hấp hiện nay.

Theo thói quen, khi con bị bệnh, cha mẹ thường cho trẻ sử dụng kháng sinh. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng thuốc có thể khiến bé gặp phải 2 vấn đề. Một là dùng kháng sinh thường xuyên sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, từ đó việc chữa trị bệnh ngày càng khó khăn. Hai là chịu tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh, dễ gặp nhất là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, trớ, đau bụng, đi ngoài sống phân hoặc tiêu chảy, táo bón. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương và thiếu khả năng sản sinh niêm mạc ruột, không hấp thụ được dưỡng chất, mất cảm giác thèm ăn dẫn đến biếng ăn. Theo đó, giải pháp then chốt là cha mẹ phải chủ động tăng cường sức đề kháng nội sinh cho trẻ, giúp bé chống lại bệnh tật.




Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Các bệnh đường hô hấp
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn làm tắc chưng đường phèn trị ho


(ST)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý