Các loại trái cây chữa bệnh cực tốt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các loại trái cây chữa bệnh cực tốt

19/04/2015 01:21 PM
132


Trái cây ở Việt Nam rất phong phú về chủng loại, sẵn có trong cả bốn mùa. Nhiều loại trái cây chẳng những đẹp mắt, ăn ngon, bổ mà còn là những vị thuốc phòng chữa bệnh rất có giá trị.




1) TRÁI NHO: có thể trị được 10 thứ bịnh:



a.- Buổi sáng khoảng 11 giờ ăn 10 quả nho có thể trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, con mắt mệt mỏi, muốn ngủ, đau đầu một bên, chảy mũi nước.
b.- Buổi chiều khoảng 4 giờ, ăn 1 chùm nho có tác dụng thanh lọc máu, bổ máu, bổ khí, tiêu trừ sự mệt mỏi.

2) LONG NHÃN: có thể trị nhiều chứng bịnh: ^

a.- Buổi sáng, 11 giờ, ăn 10 trái long nhãn, trị chứng đầu óc tăm tối và đầy ứ.
b.- Buổi trưa, sau khi dùng cơm, ăn 20 trái long nhãn, trị chứng dùng óc quá độ, con mắt mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi, cận thị, tứ chi bải hoãi.
c.- Buổi chiều, khoảng 4 giờ, ăn 30 trái long nhãn trị chứng bịnh thiếu máu (bần huyết).
d.- Buổi tối, khoảng 7 giờ, ăn 40 trái long nhãn, có thể trị được chứng thiếu máu trầm trọng (không nuốt bả vì ăn nhiều bả sẽ làm tổn thương đến dạ dày).

3) TRÁI VẢI: trị được 11 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 10 trái vải có tác dụng bổ khí, thông máu, bổ và thanh lọc máu, nặng đầu mỏi mắt.
b.- Buổi trưa, sau bữa cơm 12 giờ rưởi, ăn 8 trái vải, trị được chứng sổ mũi và nghẹt mũi.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, dùng 8 trái vải trị bịnh áp huyết cao.
d.- Buổi chiều, 5 giờ, dùng 8 trái vải trị chứng tứ chi bải hoải.
e.- Buổi tối, 8 giờ, dùng 8 trái vải, giải trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

4) QUẢ TÁO (APPLE)
: trồng nơi xứ lạnh, bản chất của nó thuộc hàn nên có thể trị được hỏa khí:

a.- Buổi sáng, 10 giờ, ăn 1 quả, trị chứng gan nóng (hỏa can).
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở vị tạng.
c.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 quả, trị chứng nóng ở ruột già.
^

5) DƯA HẤU:
trị chứng cảm mạo vào mùa Hạ. Buổi sáng không nên dùng, ngoại trừ các thể tháo gia.

a.- Sau khi ăn cơm trưa, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu có thể trị chứng trúng gió, cảm mạo.
b.- Buổi trưa, 2 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo trị chứng đau cuống họng.
c.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu nhỏ thoa với mật ong trị được bịnh cao máu (trẻ em không được dùng phương này).
d.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 miếng dưa hấu thoa đường trắng để thanh lọc máu.
e.- Buổi tối, 8 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa muối, trị bịnh ăn uống không tiêu.
f.- Buổi tối, 10 giờ, ăn 1 miếng nhỏ dưa hấu thoa bột cam thảo, trị chứng nhức răng, đau cuống họng.
^

6) ÐU ÐỦ: có thể trị được 13 thứ bịnh:

a.- Buổi sáng, 8 giờ, ăn một phần tư (1/4) miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày. (Trái đu đủ chia làm 4 miếng)
b.- 9 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ để thanh lọc máu.
c.- 10 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
d.- 11 giờ sáng, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
e.- 1 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
f.- 2 giờ trưa, ăn 1/4 miếng đu đủ, trị chứng hôi miệng.
g.- 3 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
h.- 4 giờ chiều, ăn 1/4 miếng đu đủ thoa mật ong, trị chứng cao máu.
i.- 5 giờ chiều, ăn 1/2 miếng đu đủ, trị bịnh tiểu đường.
j.- 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
k.- 8 giờ tối, ăn 1/4 miếng đu đủ, thanh lọc máu.
l.- 9 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
m.- 10 giờ tối, ăn 1/2 miếng đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.
^

7) DƯA LEO: trị chứng cảm mạo vào mùa Hè:

a.- Khoảng 11 giờ sáng, ăn 1 trái.
b.- Khoảng 4 giờ chiều, ăn 1 trái.
c.- Khoảng 10 giờ tối, ăn tiếp thêm 1 trái nữa, sẽ thấy công hiệu ngay.

8) TRÁI KHẾ: trị bịnh ho.

Vào đầu mùa Hè, ăn khế cần chú ý:
- Khi trời mưa, không nên ăn khế.
- Khi thời tiết hơi nóng, ăn khế phải thoa đường trắng.
- Khi trời trở mát, ăn khế phải thoa muối.
- Khi thời tiết không nóng không lạnh thì khỏi cần phải thoa thứ gì cả khi ăn khế.

9) TRÁI ÐÀO: vào mùa Hè, trước khi đi ngủ ăn 1 trái đào có thể tiêu trừ được sự mệt mỏi trong ngày.

trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.

10) TRÁI LỰU: trị được 6 chứng bịnh:

a.- Buổi sáng, khoảng 10 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
b.- Buổi chiều, 1 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không tiêu.
c.- Buổi chiều, 2 giờ, ăn 1 trái, trị bịnh tiểu đường.
d.- Buổi chiều, 3 giờ, ăn 1 trái, trị chứng sa dạ dày (cần lấy trái thật chín).
e.- Buổi chiều, 4 giờ, ăn 1 trái, có tác dụng thanh lọc máu.
f.- Buổi chiều, 5 giờ, ăn 1 trái, trị chứng ăn uống không ngon.
^

11) QUẢ VẢ

Để chữa mụn nhọt, lấy múi vải giã nát với ô mai, tạo thành cao đắp lên mụn; hoặc lấy 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao, dán lên nơi mụn nhọt.

Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.

Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10-16 g múi khô. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.

Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải:

- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.

Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra. 


Hồng xiêm, măng cụt, quả lựu, quả ổi, chuối... là các loại quả có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt. Vì vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn hãy tham khảo nhé!

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc do sức khỏe tinh thần không tốt. Uống thuốc là giải pháp đầu tiên mà chúng ta thường lựa chọn để chữa bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều.

Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt:


17) HỒNG XIÊM

Ảnh

Quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tanin nên rất chát. Khi chín chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên ăn ngon ngọt. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin.

Để chữa tiêu chảy, người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15 - 20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày).

Không chỉ quả xanh, mà ngay cả trong vỏ thân cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy (ngày 6 - 10g).

18) MĂNG CỤT

Măng cụt không chỉ cho quả ngon ngọt, mà vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.

Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Măng cụt có chát, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ.

Vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả.

Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.

Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Chữa bệnh bằng hạt trái cây


Chúng ta thường nghĩ chỉ các loại hoa quả mới chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, mà ít ai biết rằng các loại hạt của chúng cũng có giá trị dinh dưỡng và giá trị chữa bệnh cao.

Hãy cùng xem công dụng của các loại hạt sau đây nhé:

Hạt dưa hấu phòng ngừa bệnh tim mạch, mát phổi, tiêu đờm 
Hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm thiểu hiệu quả hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Hơn nữa, hàm lượng kali trong hạt dưa hấu rất cao. Do đó, có thể nói hạt dưa hấu có vai trò nhất định trong phòng và điều trị bệnh tim mạch.

Hạt dưa hấu chứa nhiều chất béo, nên có tác dụng bổ tì vị, nhuận tràng, mát phổi, tiêu đờm, chữa ho nhiều đờm và ho ra máu.. Lượng axit béo không no trong hạt dưa hấu khá phong phú nên loại hạt này còn có tác dụng hạ huyết áp cao, phòng ngừa xơ cứng động mạch, là món ăn nhẹ của những bệnh nhân huyết áp cao.

Hạt bí ngô phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Trong hạt bí ngô có chứa kẽm và chất steroid đặc biệt. Hai chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ về bệnh tuyến tiền liệt. Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa cả axit linoleic và protein thực vật, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, lipid máu, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thành phần hóa học phytosterol hiện diện trong hạt bí có khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể nên ngăn ngừa được nguy cơ béo phì. Ngoài ra, vì là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phong phú mà đây cũng được coi là loại hạt có công dụng giảm sưng, viêm trong cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh ung thư.

Hạt nho có thể làm chậm quá trình lão hóa, tốt cho tim mạch

Chất resveratrol trong hạt nho có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, phòng ngừa ung thư, chống bệnh tim mạch, chống bức xạ, kháng viêm và kháng khuẩn. Trong hạt nho còn chứa một lượng lớn chất tannin và flavonoid – hai chất có tác dụng như chất chống oxy hóa nên hạt nho có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy các chất resveratrol có cấu trúc hóa học tương đồng với hormone estrogen ở người. Chúng có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích tại sao uống rượu vang đỏ lại có tác dụng tốt cho tim mạch.

Dầu ép từ hạt nho chứa nhiều axít linoleic, có tác dụng giảm chứng bất lực ở nam giới và còn có khả năng giảm kết vón tiểu cầu (gây máu đông cục, làm tắc nghẽn thành mạch).

Hạt lựu bảo vệ khớp

Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Ăn nhiều hạt lựu còn có thể bảo vệ khớp, các chất dinh dưỡng trong đó có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch khớp giúp bôi trơn các khớp.

Hạt lựu


Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng "mau liền" với các thương tổn da.

Hạt kiwi giúp giảm mỡ máu

Nhiều thí nghiệm cho thấy, trong tinh dầu hạt kiwi chiết xuất từ hạt kiwi rất giàu chất flavonoid, selenium và các chất có hoạt tính sinh học khác, trong đó các axit béo không bão hòa như axit linoleic, axit linolenic chiếm hơn 75%. Do đó, hạt kiwi có tác dụng giúp mỡ máu và làm mềm mạch máu rất hiệu quả. Ngoài ra, hạt kiwi rất giàu chất béo omega-3 - chất béo thiết yếu cần cho cơ thể để tạo màng tế bào thần kinh nên rất tốt cho sức khỏe.



Trị bệnh từ trái cây
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây đơn giản hiệu nghiệm
Tác dụng chữa bệnh của cây sung
Tác dụng chữa bệnh của quả mãng cầu

Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Tác dụng chữa bệnh của quả bơ
Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường tốt nhất



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý