Thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ

19/04/2015 01:21 PM
253


Những thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, giúp phục hồi sức khỏe sau khi bị đột quỵ. Chúng ta cùng điểm qua những thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh đột quỵ như sau:


Những thực phẩm có tính kiềm tốt cho người đột quỵ



Khi cơ thể có nồng độ kiềm thấp, các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để trung hòa axit. Từ đó tạo áp lực lên các cơ quan và động mạch, có thể gây nguy hiểm cho người bị đột quỵ. Việc ăn những thực phẩm có lượng kiềm cao, giúp cơ thể trung hòa lượng axit, cân bằng độ pH trong cơ thể.

Cân bằng kiềm

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cơ thể khỏe nhất khi nồng độ kiềm nhiều hơn axit một chút. Nồng độ kiềm thích hợp là khoảng 6,8-7%. Các bệnh nhân bị đột quỵ có thể làm giảm khả năng tăng huyết áp và lực ép lên tim bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa khoảng 80% kiềm và 20% axit. Hấp thu quá nhiều thực phẩm có hàm lượng axit cao sẽ tạo máu axit, gây tổn thương cho hệ thống tim mạch, làm suy yếu các tĩnh mạch, động mạch và tim.

Những thực phẩm có tính kiềm

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng, chế độ ăn uống giàu rau củ và trái cây, giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên chất và các sản phẩm bơ sữa không có chất béo hoặc ít béo rất lý tưởng cho sức khỏe của tim và hệ thống miễn dịch. Những thực phẩm có tính chất kiềm tốt cho những người đã từng bị đột quỵ gồm: tỏi, hạnh nhân, trái chà là, trái sung, nho khô, mâm xôi đen, anh đào, trái mâm xôi, trái việt quất, chuối, chanh, dưa hấu, xoài, táo xanh, đậu tây, rau bồ công anh, măng tây, củ cải đường, cà rốt, hẹ, rau diếp quăn, cải xoăn, mận, rau bina, bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, cần tây, cà, dưa leo, ngũ cốc, tỏi tây, sữa chua, nước dừa và các sản phẩm từ đậu nành.

Ngoài ra, còn có cỏ ngọt (cỏ ngọt, cỏ đường, trạch lan) là chất ngọt duy nhất có chứa kiềm, được dùng trong chế biến thức ăn (ướp thịt) hoặc pha nước uống (nước chanh, cà phê, trà…). Hay trái Acai (một loại dâu nhỏ, màu tím, gần giống trái nho, được trồng nhiều ở vùng Nam Mỹ) cũng chứa hàm lượng kiềm cao, rất tốt cho hệ miễn dịch và làm lành vết thương. Những loại dầu được ép bằng máy với chế độ thấp và không sử dụng hóa chất như: dầu ô liu, hạnh nhân, bơ, hạt cải, dừa, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, cây hoa rum, hoa hướng dương và trái óc chó có thể dùng để chế biến thức ��n và trộn salad.

dinh-duong-cho-nguoi-huyet-ap-cao


Chế độ ăn uống cho người đột quỵ

Tai biến mạch máu não – đột quỵ là một rối loạn tuần hoàn của não do các mô não không được cung cấp đủ lượng oxi và chất dinh dưỡng. Khi thiếu oxi, các mô não không thể hoạt động được và dần dần bị hoại tử. Thông thường có 2 loại đột quỵ: đột do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể do các huyết khối hình thành ngay trong thành mạch máu tạo nên các xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn lưu thông máu lên não.

Hoặc khi các mạch máu bị thu hẹp bất ngờ có thể đơn giản là bị street thì não sẽ không được cung cấp máu đầy đủ. Còn đột quỵ do xuất huyết não thường xuyên xảy ra với những người có huyết áp cao, vì khi huyết áp lên cao khó kiểm soát sẽ phá vỡ các động mạch chủ và các mạch máu của não. Theo các chuyên gia thì đột quỵ xuất huyết não nguy hiểm hơn rất nhiều so với đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Và qua đó, các chuyên gia có vài lời khuyên bằng chế độ ăn uống hợp lý giúp các bệnh nhân sau đột quỵ có thể cải thiện được tình hình sức khỏe của mình.

Sau khi đột quỵ, ngươi bệnh cần có một chế độ ăn uống đặc biệt để nâng cao sức khỏe cho mình. Giải pháp dinh dưỡng, tập luyện vừa phải kết hợp nghỉ ngơi hợp lý có thể hoàn toàn khôi phục được sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới thì thực đơn cho người bệnh sau đột quỵ cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và cabonhydrate

Các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… là những thực phẩm có chứa một hàm lượng các loại axit béo không bão hòa đa, tham gia tích cực vào tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể vì chúng có chứa cholesterol tốt, đồng thời làm giảm lượng cholesterol xấu, trong đó gồm cả những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu. Ngoài ra, các loại cá biển có chứa photpho giúp làm tăng sự trao đổi chất trong các mô não.

Các loại rau củ như: rau bó xôi, củ cải và cải bắp đều rất tốt cho não, giúp cải thện các phản ứng sinh hóa trong não. Các loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín đều tốt cho cơ thể, đặc biệt là với các loại salad từ các loại rau này và dưa bắp cải.

Trái cây tươi và quả mọng như: dâu tây, việt quất, cam, quýt… có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxi hóa khác. Các chất này có thể “chiến đấu” với các gốc tự do, đó là các phần tử nguy hiểm và hoạt động rất mạnh mà không có một electron vì các gốc tự do này có thể lấy các eletron từ các phân tử khác khiến các tế bào bị giảm đáng kể gây ra các bệnh khác nhau như xơ vữa động mạch.

Muối: Đây là gia vị mà chúng ta cần cẩn trọng khi dùng nấu ăn cho người bị đột quỵ. Muối sẽ thẩm thấu vào máu và sẽ hấp thụ chất lỏng vào máu từ các mô xung quanh gây nên hiện tượng huyết áp cao, làm suy yếu các thành mạch máu, thậm chí phá vỡ các mạch máu.

Vì vậy, điều nên nhớ đầu tiên là thức ăn của người sau đột quỵ phải được nấu chín và không nên dùng muối, sau đó một vài ngày có thể cho muối với một lượng rất ít, nhạt hơn người khỏe mạnh bình thường. Chế độ ăn uống của người đột quỵ là rất quan trọng và phải kiên trì, không phải là một sớm một chiều, cần có thời gian, thậm chí đến cả cuối cuộc đời.


Những thực phẩm giúp tăng khối lượng cơ bắp sau đột quỵ

Chế độ ăn uống đúng để tăng khối lượng cơ bắp sau đột quỵ có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và sức lực. Để tăng khối lượng cơ bắp, bạn phải hấp thu nhiều calo hơn lượng calo mà cơ thể đốt cháy. Không những phải theo dõi lượng calo hấp thụ mà việc theo dõi những loại thực phẩm bạn ăn cũng rất quan trọng. Việc hấp thụ Protein chất lượng cao là chủ yếu trong số những dưỡng chất cần thiết khác là rất quan trọng đối với việc tăng khối lượng cơ bắp sau đột quy.

Các thực phẩm giàu protein

Cơ thể chia nhỏ protein chất lượng cao thành các amino axit giúp phục hồi và tăng trưởng cơ. Bạn không cần phải ăn có đủ đường, tinh bột, chất xơ và chất béo trong mọi bữa ăn nhưng điều quan trọng là phải luôn có protein, đặc biệt là protein có nguồn gốc từ động vật. Những thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt gà giò, thị gà tây, thị bò, cá ngừ, cá hồi… sẽ giúp tăng khối lượng cơ bắp.

Trái cây: một vài loại trái cây có thể giúp tăng cường sức khỏe sau đột quỵ, giúp tăng khối lượng cơ bắp dễ dàng và duy trì sức lực. Các loại trái cây như: quả việt quất, quả Nam Việt quất, quả mâm xôi, quả mâm xôi đen… có chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn bệnh ung thư, các bệnh về tim và mắt… Ngoài ra, táo chứa protein một loại chất xơ giúp giảm cholesterol) giúp giảm cân bằng tăng cảm giác no lâu hơn và làm tiêu lớp mỡ trên cơ thể.

Rau củ

Một vài loại rau củ rất tốt cho những người bị đột quỵ. Ăn rau tươi rất tốt cho sức khỏe của các mạch máu. Rau cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng các hóa chất có nguồn gốc từ thực vật, giúp ngăn ngừa các tổn hại do các gốc tự do gây oxi hóa gây ra, để tăng khối lượng cơ bắp và duy trì sức khỏe.

Điều quan trọng là phải ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất và cung cấp cho cơ thể các protein tốt giúp tăng khối lượng cơ bắp, nhưng nên hạ thấp lượng chất béo bảo hòa trong chế độ ăn uống của bạn sau khi bị đột quỵ. Bạn cần tránh sữa nguyên chất, các sản phẩm bơ sữa và muối. Việc sử dụng các sản phẩm thay thế như sữa không béo, bỏ qua các sản phẩm như bơ hoặc kem chua và tránh các phụ gia như muối và đường sẽ giúp bạn giảm trọng lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ bắp.

rau-bina


Những thực phẩm cần tránh sau đột quỵ

Đột quỵ phát sinh khi máu tuần hoàn lên não bị gián đoạn. Dòng máu lưu thông bị gián đoạn là do tắc nghẽn mạch máu trong não vỡ ra gây đột quỵ xuất huyết não.

Các mảng bám cholesterol dày làm xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch, tạo nên nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, còn bệnh thiếu máu bẩm sinh thì thường gây đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên nếu gần đây bạn bị đột quỵ, việc tránh những thực phẩm bất lợi cho bệnh của bạn là tối quan trọng trong việc ngăn chặn các biến chứng phức tạp hơn hoặc bệnh tái phát.

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị tránh tất cả các loại chất béo chuyển hóa nói chung, quan trọng hơn là nếu gần đây bạn mới bị đột quỵ. Chất béo chuyển hóa trong những thực phẩm có chứa dầu hydro hóa như thực phẩm chế biến đông lạnh, bánh nướng bán sẵn trên thị trường, khoai tây chiên và bánh quy giòn. Chất béo chuyển hóa rất nguy hiểm vì chúng làm tăng lượng cholesterol có lợi HDL. Việc này làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây ra các bệnh về động mạch và tim.

Đường

Theo lời Kinana Hreib trong quyển “100 câu hỏi đáp về đột quỵ” thì khoảng 35% bệnh nhân bị đột quỵ có đường huyết cao, một nữa trong số đó là những người mắc bệnh tiểu đường. Ở những người bình thường có lượng đường huyết ở mức 65-100mg/dL. Những người có nguy cơ bị đột quỵ hoặc là từng bị đột quỵ nên tránh những thực phẩm có đường như: Bánh ngọt, nước ngọt, soda, nước ép trái cây, cocktail, kẹo bánh và đường đã tinh chế. Nếu bạn cứ để cho lượng đường huyết tăng cao, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống khối huyết, bệnh càng biến chứng phức tạp hơn.

Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, bơ chứa nhiều chất béo bão hòa va cholesterol, tiềm ẩn nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch cao. Bơ càng có hại hơn nếu gần đây bạn bị đột quỵ, vì bơ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Sử dụng dầu oliu nguyên chất hoặc các chất béo không bão hòa đơn (chủ yếu có trong sản phẩm sữa chua nguyên chất, và các loại quả chứa nhiều chất béo như: trái oliu, trái bơ hoặc dầu cải, hạt điều, dầu hạt nho) và chất béo không bảo hòa đa (chu yếu được tìm thấy trong dầu thực vật như: dầu lấy từ hoa và hạt hướng dương, các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu, rau đậu, rau lá xanh thẩm, quả óc chó) lam giảm các mảng bám ở động mạch sẽ có lợi hơn cho hệ tim mạch của bạn.
 

Cách xử trí khi bị đột quỵ

Đột quỵ thường xảy ra với rất ít dấu hiệu báo trước. Người đang khỏe mạnh, bổng nhiên bị liệt nửa người, tê dại nửa người, mất trí nhớ hoặc mất khả năng nói và hiểu lời nói. Trường hợp nặng, bệnh nhân mê man bất tỉnh, có thể tử vong. Có khá nhiều trường hợp, người nhà không biết cách sơ cấp cứu, dẫn đến số người tử vong hoặc tàn tật sau đột quỵ chiếm tỷ lệ cao hiện nay.

Nhận biết sớm các dấu hiệu

Bác sĩ Nguyễn Trung Quốc – Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đa số người bệnh không nhận biết được các triệu chứng đột quỵ. Triệu chứng đột quỵ rất đa dạng: từ diễn tiến nhẹ, thoáng qua trong vài phút đến hôn mê tử vong.

Những tổn thương do đột quỵ thường xảy ra trong bán cầu đại não (50%) và gây ra các triệu chứng liệt, giảm thị lực, khó nói. Tiếp theo là tổn thương thân não (25%) gây ra các triệu chứng đa dạng hơn như: liệt tứ chi, rối loạn thị giác; 25% còn lại là các tổn thương khiếm khuyết, người bệnh vẫn ý thức được, các triệu chứng thường liên quan đến vận động hoặc cảm giác.

Hiện tượng thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Khi phát hiện các dấu hiệu như: đột ngột gây tê cứng ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt tê cứng nửa người, đột ngột không cử động được tay chân (mất phối hợp khi điều khiển tay chân), gặp khó khăn trong việc nói hoặc điều khiển người khác nói, đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê, bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể, đột nhiên nhìn mờ hoặc nhòe (ở một mắt hoặc hai mắt), tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn… người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.

Sơ cấp cứu

Theo Bác sĩ Quốc, khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu bị đột quỵ, phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện vì não là cơ quan rất quan trọng và rất nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxi hoặc chảy máu thì não sẽ bị hoại tử nhanh chóng. Đến bệnh viện sớm trong 3 giờ đầu tiên, người bệnh có cơ hội chữa trị bằng biện pháp tái thông mạch máu qua việc truyền thuốc tiêu sợi huyết, giúp bệnh nhân sớm phục hồi nhanh chóng và ít để lại di chứng.

Đột quỵ có thể bị một trong hai dạng: chảy máu não do vỡ mạch (15%) hoặc thiếu máu não do tắc mạch (85%). Để chẩn đoán phải dựa vào yếu tố tiền căn, thăm khám trực tiếp, tìm các dấu hiệu thần kinh, kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng (MRI, CT scan). Nhưng trên thực tế, nhiều người vẫn tự ý điều trị cho bệnh nhân bằng cách bấm huyệt nhân trung, cạo gió, cắt lể, châm cứu, cúng vái… làm cho bệnh càng nặng thêm.

Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở để biết bệnh nhân còn tỉnh táo (ý thức bình thường) hay lẫn lộn, lơ mơ hoặc hôn mê (rối loạn ý thức). Nếu có dấu hiệu đại tiểu tiện không tự chủ là bệnh nhân đã mất ý thức.

Nếu bệnh nhân nôn, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

Trường hợp bệnh nhân hôn mê, cần xem bệnh nhân thở như thế nào (nhanh, chậm hay ngừng thở). Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo để đảm bảo đủ oxi cho tim và não. Bởi toàn bộ não bị thiếu oxi quá 3 phút, dù cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề mà người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần biết để chăm sóc người bệnh tốt hơn, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.




Triệu chứng của bệnh đột quỵ
Thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ
Cách chăm sóc người bị đột quỵ mau bình phục
Hồi phục sau xuất huyết não
Triệu chứng của bệnh nhồi máu não


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý