Thực phẩm không nên ăn khi bị tiểu đường

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm không nên ăn khi bị tiểu đường

19/04/2015 01:22 PM
245

Một khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ phải ăn uống kén chọn trong suốt phần đời còn lại. Vì vậy, cần phải biết những gì có thể và không thể ăn.

Những món người bị tiểu đường không nên ăn



Nhiều người quan niệm rằng rau củ luôn tốt cho sức khỏe và có thể ăn thoải mái. Nhưng theo các chuyên gia, hầu hết các loại rau củ mọc dưới đất thường có chỉ số đường huyết cao. Chúng làm tăng hàm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường phải tránh các loại rau có chỉ số đường huyết cao.

Sau đây là một số loại rau củ mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh hoặc ăn uống hạn chế:

Khoai tây: Có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người tiểu đường phải tránh khoai tây ở bất kỳ hình thức chế biến nào.

Những món người bị tiểu đường không nên ăn 1
Khoai lang, cà chua, khoai tây... là những thực phẩm nên hạn chế ở người tiểu đường - Ảnh: Minh Khôi

Khoai từ, khoai mỡ: Là những loại củ giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh.

Đậu: Tuy vị không ngọt nhưng chúng giàu tinh bột. Người tiểu đường không cần phải ngưng ăn tất cả các loại đậu; mà có thể ăn đậu luộc hoặc nướng với số lượng hạn chế.

Củ dền: Cũng mọc ở dưới đất và hấp thụ tất cả “sự ngọt ngào” từ đất. Người bệnh có thể ăn củ dền nhưng không nhiều hơn một lần mỗi tuần.

Cà chua: Về mặt kỹ thuật, cà chua là loại trái cây nhưng chúng ta sử dụng chúng như rau. Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Người tiểu đường tốt nhất tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.

Bắp (ngô): Vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.

Bắp chuối: Giàu tinh bột và ngọt như quả chuối, cũng là thực phẩm người bệnh cần hạn chế

Khoai lang: Có hàm lượng tinh bột ít hơn so với khoai tây, nhưng có chỉ số đường huyết cao hơn. Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang.
 

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?

Theo BS CKII. Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa dinh dưỡng BV Bạch Mai, chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết…

Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép

Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.

Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l )

Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm

Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.

Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.

Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.

Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.

Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được đường huyết sau bữa ăn.

Bảng1: Các thực phẩm có chỉ só đường huyết ³70 (cao )

Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết
Bánh mì trắng 100
Bánh mì toàn phần 99
Gạo trắng, miến, bột sắn 83
Gạo giã dối, mì 72
Dưa hấu 72
Đường kính 86
Khoai bỏ lò 135

Bảng 2: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 ( trung bình)

Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết
Chuối 53
Táo 53
Cam 66
Soài 55
Sữa chua 52
Kem 52
Bánh qui 55-65
Khoai lang 54
Khoai sọ 58
Khoai mì (sắn) 50
Củ từ 51

Bảng 3: Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50  (Thấp)

 

Tham khảo thêm 10 lầm tưởng chết người về bệnh tiểu đường

Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên hiểu rõ một số lầm tưởng chết người về căn bệnh này.

Bệnh sử trong gia đình không có nên tôi không thể mắc bệnh

Rất nhiều người bị bệnh tiểu đường dù không hề có bệnh sử trong gia đình. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường tuýp 1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do ăn nhiều carbohydrates

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà những người hay tiêu thụ carbohydrates ít mắc phải nhất. Trước năm 1980, ở Nhật Bản có chưa đầy 5% số người trưởng thành bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi thức ăn nhanh và thịt dần thay thế gạo trong chế độ ăn hằng ngày thì bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn. Đến năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi.

Tại Mỹ, những người thường xuyên ăn thịt có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao nhất. Những người ăn chay có nguy cơ thấp nhất, còn các nhóm khác ở mức giữa. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có vẻ không nằm ở thức ăn chứa nhiều carbohydrates mà nằm ở những thức ăn chứa nhiều chất béo.

Tôi không béo nên không thể bị tiểu đường

Duy trì hình thể cân đối giảm đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, tuy nhiên những người gầy vẫn có thể mắc căn bệnh này. Điều này xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phản ứng với insulin - hormon đưa glucose từ máu vào trong tế bào.

Tuy những người có bụng và hông nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự nhưng chế độ ăn uống làm giảm mỡ bụng và mỡ hông giúp ngăn chặn sự tích tụ của chất béo bên trong tế bào, có tác động tích cực đến căn bệnh.
 
Chế độ ăn uống không có tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các kháng thể sinh học do cơ thể sản sinh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus lại tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy.

Điều gì đã gây ra hiện tượng này? Một giả thuyết cho rằng, lý do nằm ở một số bệnh nhiễm trùng do virus. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người không ngờ đến nằm ở sữa bò. Do đó, hiện giờ các nhà khoa học đang nghiên cứu xem việc không uống sữa bò trong những năm đầu đời có giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không.
 
Sữa bò có thể là một vấn đề, tuy nhiên sữa mẹ thì mang lại tác động trái ngược. Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn trẻ uống sữa ngoài.

Chỉ có người trưởng thành mới bị tiểu đường tuýp 2

Có thời gian, tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Đây có thể là hậu quả của thói quen ăn uống và chứng béo phì thời thơ ấu.

Không thể chữa trị bệnh tiểu đường

Lâu nay, nhiều người vẫn có quan niệm rằng một người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ bị căn bệnh này mãi mãi. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của phẫu thuật cắt bớt dạ dày, các nhà khoa học thấy rằng, giảm cân cực kỳ nhiều có tác dụng với những ca bị tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo mà Hiệp hội Nghiên cứu bệnh tiểu đường Mỹ ban hành vào năm 2009 gây giảm cân đáng kể đôi lúc cũng có thể làm biến mất các triệu chứng căn bệnh.



Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Ăn kiêng cho người tiểu đường


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý