Thực phẩm không nên ăn khi bị sốt

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm không nên ăn khi bị sốt

19/04/2015 01:22 PM
1,048

Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm, năng lượng hao tổn khá nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý đến 5 điều kiêng kỵ sau:

5 thực phẩm cần tránh khi bị sốt


1. Không uống trà quá nhiều

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh.

Đồng thời, trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu, phân hủy và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc giảm sốt.

the-honey-egg-jpg-1356703314_500x0.jpg
Trứng và mật ong là hai trong số những thực phẩm cần tránh khi bị sốt. Ảnh: healthybeautyforyou

2. Không uống quá nhiều thức uống lạnh

Uống quá nhiều thức uống lạnh sẽ không làm giảm nhiệt độ cơ thể mà càng làm sốt cao hơn.

Nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, chức năng của đường tiêu hóa  bị giảm sút thì việc uống các thức uống quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Không nên ăn mật ong 

Khi bị sốt, điều cần thiết là phải bổ sung những thực phẩm có thể làm hạ nhiệt độ cơ thể.

Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

4. Hạn chế ăn thức ăn cay

Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

5. Không ăn trứng quá nhiều

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong trứng có nhiều protein nên ăn trứng sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng thêm, không phát tán ra bên ngoài được, dẫn đến sốt cao hơn và lâu khỏi hơn

Thực phẩm nào nên ăn khi bị cảm sốt


Khi bị cảm sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều, do đó, việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37độ C, khi nhiệt độ cơ thể lên từ 37,1 đến 38,4độ C thì gọi là chứng sốt nhẹ, nếu 39độ C trở lên thì có nghĩa là sốt cao, còn trên 40 độ C là sốt rất cao … Khi bị sốt, sức đề kháng của cơ thể giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều, do đó bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng. 

Chế độ ăn tăng cường hệ miễn dịch

Cảm là bệnh thường gặp khi chúng ta tiếp xúc với những tác nhân không thuận lợi do thời tiết, môi trường, hoặc virus… dẫn đến viêm mũi và họng. Còn cúm tuy cũng là do nhiễm virus đường hô hấp nhưng lại gây ra những triệu chứng khắp cơ thể. Nói thế nghĩa là cúm tấn công chúng ta mạnh hơn và có thể kèm theo sốt cao.
Sau khi bị cảm, cơ thể sẽ mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn. Do đó, sau khi bị cảm phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, khẩu vị nên thanh đạm, tốt nhất nên nạp nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như rau, hoa quả mới chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng giúp các tế bào miễn dịch chống lại sự tấn công của những nhân tố không tốt từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nếu không thích ăn hoa quả, bạn có thể ép lấy nước pha đồ uống. Những người dễ bị cảm cúm vào mùa lạnh nên uống một cốc nước hoa quả nóng có vị chua để dễ dàng chịu cái lạnh của buổi sáng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý vì trong những thức ăn, đồ uống chua thường chứa khá nhiều axit, nên thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày - hành tá tràng do thừa axit.
Khi chúng ta bị cảm, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể, đó chính là protein, có khả năng trung hòa một số vi khuẩn lây nhiễm, tiêu diệt các vi trùng mầm bệnh và thải chúng ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần được bổ sung protein. Những nguồn thực phẩm cung cấp protein có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể là trứng, thịt nạc và chế phẩm từ đậu.
Nước hầm gà. Từ lâu nước cốt gà có tiếng là chống cảm rất hay. Vài thành phần trong gà có thể giúp xoa dịu những triệu chứng do cảm gây ra trên các tế bào của hệ miễn dịch. Hơi nóng bốc lên từ nước hầm và khi dùng thì lưu thông khắp hệ hô hấp giúp tan đờm. Một nghiên cứu cho thấy nước hầm tạo hiệu quả này tốt hơn nước nóng thông thường. Có thể đó là vì những thành phần từ lá thơm và rau cải trong nước hầm. Nên biết đây là nói đến nước hầm gà tại nhà chứ không phải là viên súp gà.
Bổ sung vitamin C. Có vai trò kích thích hệ miễn dịch sản xuất nhiều lymphocyte T (bạch cầu) để tấn công và phá hủy phần lớn những tác nhân gây bệnh. Uống trong khi có đợt dịch cảm hay cúm có thể giảm các hội chứng chóng mặt và rút ngắn thời gian bệnh. Thế nhưng uống vitamin C liều cao để ngăn ngừa cúm là không hiệu quả. Để có liều lượng hợp lý từ thức ăn, nên tiêu thụ nhiều trái cây chua và rau cải dưới dạng nước ép tươi.
Tiêu thụ thêm gia vị. Nhiều loại gia vị có tác dụng tan đờm, thông hô hấp như: tỏi, mù tạt, tiêu đen, nụ đinh hương, cà ri, gừng và quế.
Uống thật nhiều nước vì khi cảm sốt, các loại vi khuẩn và vi rút trong cơ thể sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn thủy hợp tốt hơn, góp phần loại bỏ các độc tố ra ngoài một cách dễ dàng. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng hết bệnh.

Nên ăn các loại thực phẩm được nấu chín kỹ thay vì ăn sống. Lý do là thực phẩm tươi sống chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và khó được tiêu hóa tốt, sẽ làm bạn bị bệnh nặng thêm mà thôi.
Tăng cường sélénium và vitammin E. Thiếu hụt hai thành phần này có thể tăng nguy cơ nhiễm cảm cúm.


Người bị cảm sốt cần một chế độ dinh dưỡng hợp lí cho cơ thể. Ảnh minh họa

Tiêu thụ chất béo tốt. Nên tiêu thụ nhiều, nhưng chừng mực, các thành phần béo như acid béo oméga-3, oméga-6 và oméga-9, là những thành phần kết hợp tốt với hoạt động miễn dịch, ngược lại với các chất béo bão hòa.
Sử dụng men vi sinh. Là một dạng bổ xung thực phẩm có chứa những vi phân tử sống có ích cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Có thể tìm thấy trong yaourt hoặc dưới dạng bột.

Thực phẩm cần tránh

Nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
Trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Trứng: Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó chúng ta nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Đường cô đặc: Có quan niệm ăn nhiều đường sẽ làm giảm kháng thể. Theo nghiên cứu thực hiện vào những năm 1970 cho thấy tăng glucose sẽ giảm khả năng cô lập và phá hủy của các bạch cầu đối với vi khuẩn. Vì vậy, nên hạn chế đường trong thời gian dịch cám cúm.
Mật ong: Mật ong là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi cảm sốt sẽ dễ làm cho cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ và chất ngọt trong mật ong sẽ cản trở quá trình diệt vi khuẩn của bạch cầu.
Đồ ăn cay: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.


Tham khảo thêm một số món cháo trị cảm sốt thay cho kháng sinh


Thấy bé yêu bị cảm, người mệt mỏi và hay quấy khóc, mẹ nào cũng muốn cho con mình chóng khỏi bệnh. Nhưng cho bé uống nhiều thuốc liệu có phải là cách hay? Sau đây Eva xin mách với các mẹ một vài món cháo vừa có tác dụng trị được cảm lạnh, lại vừa bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu.

Cháo gà

Cháo gà nóng là một trong những món ăn “cổ điển” từ xưa tới nay rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các thế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.

4 món cháo trị cảm thay kháng sinh - 1

Cháo gà - Vị thuốc trị cảm cúm hữu hiệu bạn nên biết (Hình minh họa)

Vì vậy nếu bé yêu của bạn đang bị ốm trong tiết trời lạnh giá, chẳng có lí do gì để bạn không nấu cho bé một bát cháo gà thật nóng, sức khỏe và bệnh viêm họng của bé sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

Cháo lá tía tô

Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé yêu của bạn hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. 

Trước tiên bạn hãy rửa thật sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc. 

4 món cháo trị cảm thay kháng sinh - 2

Cháo tía tô giúp trẻ hạ sốt, trị ho, tiêu đờm (Hình minh họa)

Ngày cho bé ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối. Tốt nhất là nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh chóng và nhớ tránh gió, dùng khăn lau khô mồ hôi.

Cháo táo đỏ, bí ngô

Đây là một loại cháo khá dễ chế biến và lại có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn. 

Bạn lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo. Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Với món cháo này mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 bát nhé.

4 món cháo trị cảm thay kháng sinh - 3

Cháo táo đỏ, bí ngô trị ho hen, chống dị ứng (Hình minh họa)

Cháo cà chua với sữa

Nghe có vẻ lạ tai, nhưng mách nhỏ các mẹ rằng cháo cà chua là một món ăn tuyệt vời có thể giúp bé không bị cảm cúm nữa. Trong cà chua, hàm lượng acid rất cao giúp bé xua tan cảm giác đau rát cổ họng, thêm sữa sẽ làm món ăn có mùi vị hấp dẫn cũng như bổ sung dưỡng chất cho bé. Hay đơn giản hơn hãy làm thành một loại sinh tố giữa hai loại thực phẩm cà chua và sữa. Bé sẽ uống ngon lành.

Bên cạnh 4 món cháo trên, các mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau để giúp bé mau khỏi bệnh:

Các nhóm thực phẩm có thể phòng và chữa cảm

Thực phẩm có tính kiềm

Môi trường kiềm tính của cơ thể không có lợi cho sự sinh sôi của mầm bệnh, nếu có thể duy trì được môi trường kiềm tính thì độc tố cũng không thể đọng lại trong cơ thể, cho nên cần ăn nhiều thực phẩm kiềm tính. Thay đổi môi trường trong cơ thể chính là phương pháp tốt nhất để nâng cao khả năng miễn dịch.

Các thực phẩm tính kiềm: Táo, nho, cà chua, cà rốt, hải sản….

Thực phẩm có chứa vitamin A

Vitamin A làm ổn định tế bào da trên cơ thể, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu vitamin A, khả năng chống tế bào gây bệnh cũng giảm thấp, dễ lây nhiễm đường hô hấp.

Ăn nhiều các thực phẩm: sữa, trứng gà, cà rốt, rau, dầu cá…

Thực phẩm có chứa vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống cảm nhiễm và rèn luyện khí lực. Vitamin C có tác dụng kháng thể, nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy chất độc hại ra khỏi tế bào bạch cầu, khôi phục tế bào bị phá vỡ. Khi cảm cúm hay sốt, nồng độ vitamin C của tế bào bạch cầu có thể giảm thấp, cho nên cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C.

Ăn nhiều các thực phẩm: Dâu tây, lê, cam quýt, ớt xanh, rau cần tây…

Thực phẩm có chứa kẽm

Kẽm có thể khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh gây cảm lạnh, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nhiễm cúm

-  Bạn nên giữ ấm cho bé, nhất là những bộ phận dễ bị nhiễm lạnh trên cơ thể bé như cổ họng, chân, tay…

-  Đặt bé nằm trong phòng thoáng khí, tránh gió lùa trực tiếp.

-  Bạn nên thay quần áo ngay sau khi bé bị sốt cao, đổ mồ hôi nhiều. Đồng thời bạn nên lau cơ thể bé bằng nước ấm để hạ sốt hàng ngày: dùng nước đun sôi để nguội pha ấm và lau toàn bộ cơ thể bé, bạn nên chú ý đến vùng cổ, hai bên nách và vùng da bẹn của bé. Bạn tuyệt đối không được dùng nước đá chườm cho bé vì nhiệt độ thấp sẽ khiến các mạch máu của bé bị co lại.

-  Nếu không vệ sinh, bé có thể bị nhiễm trùng da, rôm sảy, ngứa ngáy, khó chịu và khiến tình trạng cảm cúm càng nghiêm trọng hơn.

-  Bạn không nên ủ ấm quá cho bé: việc ủ ấm chỉ khiến cho thân nhiệt bé bị tăng cao, gây nên tình trạng sốt cao co giật ở bé.

4 món cháo trị cảm thay kháng sinh - 4

Bạn không nên ủ ấm quá cho bé (Hình minh họa)

-  Bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

-  Bạn nên tăng cường các cữ bú trong ngày hoặc cho bé dùng thêm nước đun sôi để nguội để bù vào lượng nước đã mất. Bạn cũng nên ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng chất lượng sữa cho bé.

-  Với bé ở độ tuổi ăn dặm, bạn có thể cho bé dùng nước hoa quả, nước cháo, nước canh… Cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với những loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng cường sức đề kháng và mau khỏi cúm.

-  Nếu bé bị chảy nước mũi, bạn nên dùng khăn xô (hoặc khăn vải mềm) lau cho bé. Nếu bé bị tắc mũi, bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi (loại dành riêng cho bé) để nhỏ và làm thông mũi bé.

-  Nếu bé bị ho, bạn cho bé uống các loại thuốc ho dạng siro nhưng phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc bạn tự ý mua thuốc trị ho có thể làm tăng thêm tình trạng đau họng ở bé.




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý