Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy

19/04/2015 01:22 PM
203

Nếu chẳng may bị bệnh tiêu chảy, bạn ăn uống như thế nào để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không làm bệnh tiêu chảy bị xấu hơn?


Ăn uống thế nào khi bị tiêu chảy?



Tiêu chảy là sự đi tiêu phân có nhiều nước từ ba lần trở lên trong ngày. Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy là do: uống phải nước nhiễm bẩn, giữ vệ sinh kém, bị nhiễm khuẩn hoặc do thuốc gây ra. Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng được, và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

 Ăn uống thế nào khi bị tiêu chảy?

Bệnh tiêu chảy xuất hiện cả bốn mùa trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm hay gặp nhất.

Nếu chẳng may bị bệnh tiêu chảy, bạn ăn uống như thế nào để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa không làm bệnh tiêu chảy bị xấu hơn?

Trước tiên, bạn uống thật nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. Tốt nhất là uống dịch pha chế theo cách đơn giản như sau: mỗi lít nước đun sôi để nguội pha thêm tám muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối bọt. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt nếu có thể.

Tiêu chảy có khi do nguyên nhân cơ thể không hấp thu được lactose là loại đường tự nhiên có trong sữa. Nếu bị tiêu chảy do nguyên nhân này thì không nên dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, các sản phẩm chua và lên men như sữa chua có thể dùng nếu tiêu chảy không quá nặng. Bạn có thể uống các loại sữa không chứa lactose hoặc sữa đậu nành dành cho em bé. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích có thể làm tiêu chảy xấu hơn. Các loại hạt, bánh mì trắng, cà phê, nước giải khát như cola, sôcôla có chứa caffein có tác dụng kích thích làm tiêu chảy xấu hơn.

Các loại thực phẩm sinh hơi như đậu Hà Lan, đậu sấy, cải bắp, bông cải xanh… là những thực phẩm có tính kích thích; dùng nhiều chất ngọt cũng có thể gây tiêu chảy xấu hơn.

Ăn nhiều hơn những loại thực phẩm sau đây. Các thực phẩm nướng, trái cây như lê hoặc táo bỏ vỏ, yến mạch, khoai tây chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp hút bớt nước trong ruột làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Nước ép đào, lê, táo, nho tốt cho sức khỏe nói chung. Chuối, khoai tây chứa nhiều kali giúp bù lại lượng kali đã mất qua ruột. Ăn thường xuyên nếu có thể nhằm lấy lại cân nặng và dinh dưỡng đã mất.

Nếu tiêu chảy không bớt bạn nên đi khám bệnh.

 

Những lưu ý dinh dưỡng khi bị tiêu chảy



PGS.TS Trần Đình Toán cho biết: “Bệnh tiêu chảy cấp tính xuất hiện cả bốn mùa trong năm, biểu hiện là đi tiêu phân có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày”.

Bệnh nhân thường kèm theo ói mửa, đau bụng và đau hậu môn. Nguyên nhân của tiêu chảy cấp tính có thể do ngộ độc thực phẩm và nhiễm các vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng gây bệnh (Campylobacter, E. Coli, V.Chorela, Shigella, Samonella, nấm Giardia Lamblia, Rotavirus, adeno virus)… gây ra”.

Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nhiều nước, ở mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cần bù nước điện giải để lấy lại lượng dịch đã mất qua đường tiêu hóa. “Tốt nhất là dùng gói oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì. Uống dung dịch này từng ngụm và thường xuyên, càng nhiều càng tốt. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này”, PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết thêm.

Cơ thể cần được bù đắp lại lượng nước đã mất. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những triệu chứng khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Chứng tiêu chảy cũng làm mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối trong một lít nước lọc. Có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon. Nếu không uống được thì có thể truyền nước muối để bù đắp lại cho cơ thể. Các loại nước ngọt có hơi không nên uống nhiều.

Tiêu chảy có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do thức ăn qua ruột quá nhanh, cơ thể không sử dụng chúng làm năng lượng và do người bệnh ăn ít vì giảm cảm giác ngon miệng. Mặc dù trong thời gian tiêu chảy quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua ruột nhiều. Khi bị bệnh tiêu chảy không nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào bằng bơ hoặc mỡ heo, xúc xích, cà phê, nước giải khát có gaz.

 Ăn uống khi bị tiêu chảy

Những thực phẩm sinh hơi như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm và những loại đồ uống có chất cafein cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.

Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá… ngay cả cơm cũng không nên ăn nhiều quá. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như súp gà, nước phở, tránh những loại súp màu đục như súp đậu hay khoai tây.

Thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit, là những món ít bã dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó, người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, thịt nạc, thịt gà, đậu phụ, lá rau non. Phương thức chế biến chủ yếu là: hầm, luộc, om, nhúng, hấp. Thực phẩm cần được băm, thái nhỏ, nấu nhừ để bổ sung đủ năng lượng, protein, vitamin, lại giảm được kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột, giúp phục hồi sức khỏe. Người bệnh cũng nên ăn ít một, thành nhiều bữa.

 

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu

Mời cha mẹ cùng học cách nấu các món cháo ngon cho bé vào 5h sáng thứ 3,5,7 hàng tuần, trên chuyên mục Làm mẹ.

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm. Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.

Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân sống mà bản thân hay dùng những khi bé Gấu trót phải gặp “ông tào tháo”. Những món cháo “bí kíp” này vừa rất bổ dưỡng, sử dụng thực phẩm lành tính mà lại còn vừa là những “bài thuốc” dân gian giúp con cầm tiêu chảy. Mẹ lưu ý cho con ăn liên tục đổi món trong 2-3 ngày.

Cháo cà rốt thịt nạc ô mai

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 1
Ninh cà rốt nấu cháo vừa ngọt nước lại có tác dụng cầm tiêu chảy (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.

Cách làm:

Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây

Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,

Gạo rang vàng xay thành bột.

Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.

Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.

Cách làm:

Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.

Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm

Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.

Cháo gừng thịt heo bằm

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 2
Cháo gừng thịt bằm lành tính lại đủ dưỡng chất cho con đang "yếu bụng" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.

Cách làm:

Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở

Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ

Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.

Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.

Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.

Cháo hạt sen

Cháo ngon trị tiêu chảy cho bé yêu - 3
Hạt sen thơm ngon kết hợp với hồng xiêm trị tướt bé ăn "thun thút" (ảnh minh họa)

Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g. 

Cách làm:

Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.

Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.

Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.

Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.

Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.

Chúc các mẹ thành công!




Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi
Chữa bênh tiêu chảy cho bé nhanh khỏi bệnh


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý