Thai 16 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 16 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
2,271

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ đầu đến mông của con bạn cho tới tuần này là 10,8 đến 11,6cm. Cân nặng của bé rơi vào khoảng 80g.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Khi con bạn lớn hơn, dạ con và nhau thai cũng do đó lớn lên. 6 tuần trước đó, tử cung của bạn nặng khoảng 140g. Thời gian này, nó nặng khoảng 250g. Lượng nước ối xung quanh con bạn cũng tăng lên. Có khoảng 250ml nước ối. Bạn có thể cảm nhận được dễ dàng dạ con của bạn trong khoảng 7,6cm so với rốn của bạn.

Con bạn lớn lên và phát triển ra sao.

Lông tơ đã bao phủ quanh người của trẻ. Dây rốn gắn vào bụng; sự kết nối này đã di chuyển dịch xuống phía dưới trong cơ thể của bé.

Móng tay đã hình thành hoàn thiện hơn. Hình minh hoạ dưới đây đã chỉ ra lông tơ trong giai đoạn đầu phát triển. Trong giai đoạn, tay đã dài hơn chân, tay và chân cũng đã động đậy và di chuyển. Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh di động này của trẻ bằng các xét nghiệm siêu âm. Bản thân bạn cũng có thể cảm nhận được trẻ đạp trong thời điểm này.

Một số phụ nữ cảm nhận sự di chuyển này giống như một “quả bong bóng đầy hơi” hoặc “một sự rung động nhẹ”. Thông thường thì nó là một điều gì đó bạn có thể chú ý tới trong vài ngày hoặc hơn thế, nhưng bạn lại không thực sự nhận biết được cảm giác ấy. Chỉ có khi sau đó bạn mới nhận thấy là con bạn đang di chuyển bên trong bạn.

Những thay đổi của bạn.

Thai đạp lần đầu tiên.

Nếu như bạn chưa nhận thấy con mình đạp, đừng lo lắng. Sự di chuyển của thai nhi, thường được gọi là thai đạp lần đầu thường xuất hiện trong khoảng thời gian tuần thứ 16 và tuần thứ 20 của thai kỳ. Thời gian cho mỗi phụ nữ là hầu hết khác nhau. Một em bé có thể năng động hơn một số em khác, và do đó chúng cũng quẫy đạp nhiều hơn. Kích thước hoặc số lượng của thai nhi cũng chính là cái ảnh hưởng đến cảm giác của bạn.

Xét nghiệm 3 lớp.

Xét nghiệm ngày nay có thể vượt xa xét nghiệm alpha-fetoprotein trong việc hỗ trợ bác sĩ của bạn có thể xác nhận được liệu người mẹ có mang thai với hội chứng Đao hay không. Với xét nghiệm 3 lớp, lượng alpha-fetoprotein được kiểm tra, cùng với lượng hoóc môn tuyến yên godadotropin màng đệm ở người (HCG) và các estriol chưa kết hợp (một dạng estrogen sản sinh ra từ nhau thai).

Hàm lượng của 3 loại hoá chất này có thể chỉ được các nguy cơ gia tăng của trẻ liệu có mang hội chứng Đao hay không. Với các bà mẹ độ tuổi cao hơn, tỉ lệ dị tật của bệnh có thể chiếm hơn 60%, với tỉ lệ âm tính là gần 25%.

Nếu bạn có kết quả không bình thường với xét nghiệm 3 lớp, thì siêu âm và phương pháp chọc kim vào màng ối có thể phải được tiến hành. Lượng alpha-fetoprotein gia tăng có thể chỉ định nguy cơ cao về trường hợp dị tật bẩm sinh về ống dây thần kính (chẳng hạn như tật nứt đốt sống). Lượng HCG và Estriol là bình thường trong trường hợp này.

Các xét nghiệm máu này được dùng để tìm ra các vấn đề có thể nảy sinh. Đó là xét nghiệm chiếu chụp. Xét nghiệm chẩn đoán sẽ thường xuyên dùng để xác nhận lại các chẩn đoán.

Hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Phương pháp chọc dò màng ối.

Nếu như cần thiết, xét nghiệm chọc kim vào màng ối thường được tiến hành để đánh giá giai đoạn tiền sinh đẻ trong vòng tuần thứ 16 và 18 của thai kỳ. Cho đến thời điểm này thì dạ con của bạn có đủ lớn để có thể chứa được đủ lượng nước ối và giúp xét nghiệm có khả năng tiến hành. Khi tiến hành theo quy trình này trong thời gian này cho phép một phụ nữ có đủ thời gian để đưa ra quyết định về việc có nên ngừng thai kỳ của mình hay không, nếu thực sự đó là điều bạn cần.

Với trường hợp chọc kim vào màng ối, siêu âm được dùng để đặt một túi nước ối vào nơi mà thai nhi và nhau thai không trên đường dùng để xét nghiệm. Phần bụng trên tử cung hoàn toàn thoáng. Phần da bị tê cóng, và một chiếc kim được dùng để chọc dò qua thành dạ dày đến dạ con. Nước ối được rút ra từ khoang màng ối (khu vực bao quanh đứa trẻ) bằng si lanh. Phải cần có khoảng 30ml nước ối thường cần thiết để có thể dùng để tiến hành các xét nghiệm khác nhau.

Các tế bào thai nhi có thể trôi nổi trong môi trường nước ối vốn thích hợp cho quá trình nuôi cấy dùng trong mục đích phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Chúng ta biết được khoảng hơn 400 dị tật bẩm sinh mà một đứa trẻ sinh ra có thể mắc phải – phương pháp chọc dò màng ối xác định ra khoảng 40 (chiếm 10%) trường hợp, bao gồm cả:

Vấn đề về nhiễm sắc thể nam ở người, đặc biệt là Hội chứng Đao.

Giới tính của thai nhi, nếu như giới tính đã được xác định rõ ràng chẳng hạn như chứng máu không đông hoặc loạn dưỡng cơ Duchenne phải được xác định rõ.

Bệnh xương chẳng hạn như tật hoá xương không hoàn thiện.

Các trường hợp lây nhiễm đối với thai nhi, chẳng hạn như bệnh Herpes hoặc rubella.

Bệnh về hệ thống dây thần kinh trung ương, chẳng hạn như quái thai không não.

Các bệnh về huyết học, chẳng hạn như chứng loạn nguyên hồng cầu.

Các vấn đề bẩm sinh về hệ thống trao đổi chất (vấn đề về hóa chất hay còn gọi là thiếu enzyme), chẳng hạn như cystine niệu hoặc bệnh nước ngọt cây thích về tiết niệu.

Nguy cơ từ quá trình chọc dò màng ối bao gồm cả việc gây chấn thương cho thai nhi, nhau thai hoặc rốn, lây nhiễm sảy thai hoặc đẻ non. Việc sử dụng siêu âm để có thể dẫn đường cho kim giúp tránh được tính phức tạp của thai nhi nhưng cũng không có tác dụng giảm thiểu tất cả các nguy cơ. Có thể sẽ xuất hiện trường hợp chảy máu từ thai nhi và của người mẹ là tách biệt và không cùng một dạng. Điều này đặc biệt là một nguy cơ đối với trường hợp người mẹ âm tính về Rh nhưng lại mang thai đứa con mang Rh dương tính. Dạng chảy máu này có thể gây ra sự miễn dịch đồng loại. Một người mẹ có Rh âm tính nên dùng thêm chất RhoGAM trong thời gian dùng kim chọc dò màng ối để phòng tránh tình trạng miễn dịch đồng loại.

Trường hợp thai nhi bị hỏng do tính phức tạp của quá trình chọc dò màng ối ít hơn 3%. Quá trình này có thể được tiến hành chỉ bởi người có kinh nghiệm.

Bạn có phải là một người mẹ lớn tuổi hay không?

Ngày càng có nhiều người mẹ mang thai ở độ tuổi 30 đến 40 tuổi. Nếu bạn trong giai đoạn chờ đợi để lập gia đình, bạn không hề cô đơn. Trong những năm 80, các ca sinh nở ở các phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi đã tăng gấp đôi. Trường hợp sinh lần đầu ở độ tuổi đầu 3 trong năm 1990 chiếm tới 25% tất cả các ca sinh đẻ của phụ nữ ở nhóm tuổi đó. Mỗi ngày ở Mỹ, có gần 200 phụ nữ ở độ tuổi 35 hoặc trên 35 sinh con lần đầu tiên, Các nghiên cứu cho thấy, trong thế kỷ 21, gần 1 trong 10 trẻ em sẽ sinh ra ở người mẹ có độ tuổi tử 35 trở lên.

Khi bạn đã cao tuổi, chồng bạn có thể còn cao tuổi hơn bạn. Có thể bạn kết hôn muộn hoặc bạn đã kết hôn lần thứ 2, hoặc bắt đầu sống cùng nhau. Một số các cặp vợ chồng đã từng gặp phải trường hợp vô sinh và không thể mang thai cho đến khi họ có trải qua giai đoạn xét nghiệm hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Hoặc bạn là trường hợp phụ nữ độc thân và chọn phương pháp cấy tinh để cơ thể mang thai.

Ngày nay, một số bác sĩ thường đánh giá những nguy cơ của thai kỳ dựa theo sức khoẻ của người mẹ chứ không phải là theo độ tuổi của cô ta. Tình trạng bệnh lý của người phụ nữ trước đó là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sức khoẻ của người phụ nữ trong suốt quá trình mang thai. Ví dụ, một người phụ nữ khoẻ mạnh ở độ tuổi 39 ít có nguy cơ trong khi mang thai hơn là một người phụ nữ ở độ tuổi 20 nhưng lại mắc phải chứng đái đường.

Sự khoẻ mạnh của một người phụ nữ thường có ảnh hưởng nhiều hơn đến thai kỳ của cô ta hơn là độ tuổi của cô ấy.

Hầu hết tất cả những phụ nữ có thai trong độ tuổi 30 và 40 đểu có tình trạng sức khoẻ tốt. Một người phụ nữ có tình trạng thể chất khoẻ mạnh với chu kỳ luyện tập đều đặn có thể trải qua thai kỳ một cách dễ dàng giống như người kém họ từ 15 đến 20 tuổi. Một ngoại lệ - trường hợp một người phụ nữ mang thai lần đầu ở độ tuổi 40 sẽ gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng của thai kỳ hơn là những người cũng mang thai ở độ tuổi đó nhưng là đã có con trước đó rồi. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai nếu khoẻ mạnh đều có thể sinh đẻ bình thường.

Một số vấn đề về sức khoẻ liên quan đến tuổi tác – nguy cơ hình thành nhữngtriệu chứng sẽ gia tăng tuỳ theo độ tuổi. Huyết áp cao và một số dạng của bệnh đái tháo đường là những căn bệnh liên quan đến độ tuổi. Bạn sẽ không thể phát hiện ra rằng mình mắc phải những căn bệnh kiểu này nếu như bạn không đến gặp bác sĩ thường xuyên. Cả hai trạng bệnh này đều có thể khiến cho thai kỳ của bạn trở nên phức tạp hơn và có thể được kiểm soát sau khi sinh nếu có thể.

 Tìm một chuyên gia tư vấn về Gen là một ý kiến sáng suốt. Nếu cả hai bạn đều ở độ tuổi trên 35, thì việc chuyên gia tư vấn Gen là cần thiết; điều này có thể nảy sinh một số vấn đề khúc mắc. Nguy cơ gây ra các dị tật về hoóc môn giới tính nam vượt quá 5% trong nhóm này. Tuổi của người cha cũng có ảnh hưởng đến thai kỳ.  

Tư vấn Gen có thể tạo ra sự gần gũi giữa hai vợ chồng và chuyên gia y tế những người được đào tạo để đối phó với các vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của trạng bệnh, hoặc nguy cơ xuất hiện thuộc về Gen. Với việc tư vấn về Gen, các thông tin về Gen của người sẽ được áp dụng cho hoàn cảnh riêng của từng cặp vợ chồng. Các thông tin sẽ được giải mã để các cặp vợ chồng dễ hiểu hơn và đưa ra được những quyết định về việc có sử dụng các biện pháp tránh thai hay không. Để có thêm thông tin về tư vấn Gen, hãy xem qua phần Chuẩn bị cho quá trình mang thai.

Khi người mẹ cao tuổi thì người cha cũng cao tuổi thậm chí là còn hơn. Rất khó có thể xác định được liệu tuổi của ai - của người cha hoặc của người mẹ - ảnh hưởng tới quá trình mang thai. Một số nghiên cứu đã minh chứng rằng người cha từ độ tuổi 55 trở lên khi sinh con ra có nhiều nguy cơ mắc phải hội chứng Đao hơn. Những nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ càng tăng cao nếu như người mẹ cao tuổi. Chúng tôi đã thống kê được vào độ tuổi 40, nguy cơ người cha có thể khiến cho trẻ bị hội chứng Đao là 1%; tỉ lệ này sẽ tăng lên gấp đôi ở độ tuổi 45 nhưng cũng chỉ có 2%.

Mách nhỏ cho tuần thứ 16.

Một số các loại thức ăn bạn thường thích ăn có thể khiến cho dạ dày của bạn đau trong quá trình mang thai. Bạn cần phải thay thế một số loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng hơn mà bạn dễ tiêu hơn.

Một số các nghiên cứu ngày nay đề nghị rằng đàn ông nên có con ở độ tuổi trước 40. Đây là một quan điểm bảo thủ, và không phải ai cũng đồng tình với quan điểm đó. Phải có thêm số liệu và nghiên cứu cần được tiến hành trước khi chúng ta có thể đưa ra một phán quyết chắc chắn hơn về độ tuổi của người chà và ảnh hưởng của nó đối với thai kỳ của người vợ.

 Liệu thai kỳ của bạn có khác biệt không nếu bạn cao tuổi hơn? Do bạn là một sản phụ cao tuổi, bác sĩ của bạn có thể quan tâm đến bạn nhiều hơn hoặc bạn sẽ phải tiến hành nhiều xét nghiệm hơn. Xét nghiệm đó có thể bao gồm việc chọc dò màng ối và CVS, để xác định liệu con bạn có mắc phải hội chứng Đao hay không. Xét nghiệm này có thể sẽ được khuyên dùng thậm chí nếu bạn không bao giờ có ý định dừng thai kỳ. Biết rõ những thực tế này có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho đợt sinh nở của bạn.  

Bạn cũng cần phải cẩn thận hơn trong suốt quá trình mang thai về các dấu hiệu vàtriệu chứng của bệnh đái đường trong kỳ thai nghén cũng như bệnh cao huyết áp. Cả hai tình trạng này có thể trở thành những vấn đề phức tạp trong thai kỳ, với những việc chăm sóc y tế thật tốt, chúng ta có thể hoàn toàn giải quyết tương đối ổn thoả. Những người phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thường có nhiều nguy cơ sinh đôi hơn.

Giống như các ảnh hưởng về thể chất, bạn có thể nhìn thấy các đường giãn cơ tại nơi mà trước khi mang thai bạn không hề có, nhận thấy ngực bạn xệ hơn và thấy độ căng của cơ yếu hẳn đi. Việc bạn mang thai và tuổi tác khiến cho bạn có những “mất mát” như vậy. Hãy chú ý đến cả lối sống của bạn – chế độ dinh dưỡng và luyện tập – có thể giúp bạn rất nhiều.

Do nhu cầu về thời gian và sức khoẻ, mệt mỏi có thể là một trong những vấn đề lớn nhất của bạn. Đây là những lời than phiền thường thấy của phụ nữ mang thai. Nghỉ ngơi là việc cần thiết bạn nên làm cho bạn và cho con bạn. Hãy nắm bắt lấy các cơ hội để bạn có thể nghỉ ngơi và tận dụng những giấc ngủ ngắn. Không nên nhận thêm nhiệm vụ cũng không nên thử sức mình ở những vị trí mới. Không nên tình nguyện đưa mình vào những dự án lớn trong công việc hoặc bất cứ nơi nào. Hãy học cách nói “không”. Bạn sẽ cảm thấy thực sự tốt hơn!

Luyện tập bình thường có thể giúp bạn đẩy cao được năng lượng của mình và có thể loại bỏ hoặc giảm thiểu một số sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy cùng với bác sĩ của bạn kiểm tra cẩn thận mọi thứ trước khi bắt đầu bất cứ chương trình luyện tập nào.

Căng thẳng bản thân nó cũng là một vấn đề. Để cơ thể giảm thiểu được cảm giác nặng nề này, cách tốt nhất là bạn hãy luyện tập, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy chú ý dành thời gian cho bản thân mình nhé.

Một số phụ nữ lại nhận thấy là việc tìm một nhóm chuyên hỗ trợ các trường hợp mang thai là cách tốt nhất để có thể đối phó với các khó khăn và họ có thể gặp phải. Hãy tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ của bạn vậy.

Qua các nghiên cứu, chúng ta được biết rằng sinh nở đối với phụ nữ khi đã cao tuổi là tương đối khó khăn. Tử cung của bạn lúc này có thể không mở rộng được sớm hơn như ở các phụ nữ trẻ, vì thế thời gian khi sinh có thể kéo dài hơn. Các phụ nữ cao tuổi này thường có tỉ lệ mổ đẻ cao. Một nguyên do cho rằng phụ nữ cao tuổi thường sinh ra những đứa con to hơn. Sau khi sinh con, dạ con của bạn cũng không thẻ khép nhanh được. Thời gian xuất huyết hậu sản có thể kéo dài hơn và nhiều hơn.

Để có cái nhìn sâu hơn về việc mang thai sau độ tuổi 35, hãy xem cuốn sách “Mang thai sau tuổi 35”.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Một tin tốt lành – phụ nữ mang thai nên thường có những bữa ăn nhẹ, đặc biệt là trong nửa sau của thai kỳ. Bạn nên dùng từ 3 đến 4 bữa ăn nhỏ ngoài những bữa ăn chính của mình. Mặc dù nò vẫn tồn tại một số tình huống tiến thoái lưỡng nan. Trước hết, bữa ăn nhỏ này phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thứ hai, bữa chính phải nhẹ hơn thì bạn mới có thể ăn được các bữa ăn nhẹ này. Một mục tiêu về dinh dưỡng trong khi mang thai đó là bạn phải ăn đủ các chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cần thiết cho nhu cầu sử dụng của bạn và thai nhi đang lớn trong bụng bạn.

Thông thường thì bạn muốn những bữa ăn nhẹ của mình thường nhanh và dễ nuốt. Có lẽ sẽ mất thời gian cho bạn để có thể lên được kế hoạch cũng như nỗ lực để đảm bảo là các thực phẩm có đủ chất dinh dưỡng có thể tập trung trong các ăn nhẹ của bạn. Hãy chuẩn bị tất cả các thứ trước. Hãy cắt giảm bớt các loại rau dùng cho salát và nhai vặt khi ngâm vào nối nước dùng ít canxi. Hãy luôn mang bên mình các quả trứng đã luộc kỹ. Bơ lạc (dùng cho mục đích giảm béo hoặc có thể dùng đều đặn), bánh quy mặn và ngô sống là những lựa chọn tương đối tốt. Phomát ít béo và phomát nướng có thể bổ sung canxi. Nước hoa quả ép thay vì các đố uống có ga. Nếu như nước hoa quả có nhiều đường hơn nhu cầu bạn thích, hãy uống kèm nó với nước. Các loại trà thảo dược cũng rất tốt. (hãy xem thêm phần thảo luận về các loại trà thảo dược trong tuần thứ 30).

Bạn cũng cần biết.

Không nên nằm ngửa.

Tuần thứ 16 là một bước ngoặt – không nên nằm ngửa trên giường trong khi nằm nghỉ hoặc nằm ngủ hay đơn giản là nằm nghỉ trên sàn nhà khi luyện tập hoặc thư giãn. Tư thế này sẽ tạo ra nhiều áp lực trên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ và khiến cho lượng máu lưu thông đến đứa con của bạn ít hơn.

Lượng máu lưu thông truyền từ mẹ sang con có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Không nên đặt sức khoẻ của con bạn vào sự nguy hiểm bằng việc quên đi hoạt động mang tính quan trọng này.

Nằm tựa trên chiếc ghế hoặc kê cao đầu trên gối có thể chấp nhận được. Không nên nằm ngửa bằng lưng.

Tính nhạy cảm với Rh.

Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể giúp bạn xác định được nhóm máu và nhân tố Rh của mình. Có thể đến bây giờ bạn đã có nhiều thông tin về nó. Nhóm máu (chẳng hạn như O, A, B, AB) và nhân tố Rh là tương đối quan trọng. Rh là lượng protein có trong máu của bạn; nó có một đặc tính gen di truyền. Nếu như bạn có Rh dương tính, có nghĩa là bạn có nhân tố này trong máu; âm tính thì ngược lại. Trước kia, một người phụ nữ có Rh âm tính mang đứa con trong bụng có Rh dương tính là có thể gây nên một thai kỳ mang tính phức tạp cao, khiến cho đứa con sinh ra rất yếu.

Máu của bạn hoàn toàn tách biệt so với máu của con bạn. Nếu bạn mang Rh dương tính, bạn không cần phải lo lắng nhiều về bất cứ thứ gì. Nếu bạn Rh âm tính, bạn cần phải hiểu biết thêm về trạng bệnh này.

Nếu như bạn âm tính về Rh nhưng đứa con bạn mang trong bụng lại dương tính về nhân tố này hoặc trong trường hợp bạn truyền máu hoặc nhận máu ở một dạng nào đó, sẽ có nguy cơ bạn trở nên nhạy cảm với nhân tố Rh hoặc miễn dịch đồng loạt. Miễn dịch đồng loạt có nghĩa là bạn tạo ra các kháng thể lưu thông trong bộ máy có thể bạn, điều này không thể gây hại gì cho bản thân bạn nhưng nó có thể tấn công hồng cầu dương tính về Rh của con bạn (nếu như con bạn âm tính về Rhthì sẽ chẳng có vấn đề gì cả). Kháng thể cảu bạn có thể truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến máu của con bạn. Điều này sẽ gây ra các bệnh về máu của thai nhi và trẻ sơ sinh. Nó khiến cho con bạn bị thiếu máu khi vẫn còn đang trong dạ con và điều này thực sự nguy hiểm. Phơi nhiễm các kháng thể này không hề gây ảnh hưởng gì cho người mẹ.

Thật may mắn là phản ứng này có thể phòng ngừa được. Việc sử dụng Globulin miễn nhiễm Rh (RhoGAM) có thể giảm thiểu tình trạng này. Nó được khuyên dùng trong tuần thứ 28 của giai đoạn thai nghén để phòng ngừa trường hợp nhạy cảm trước khi sinh. Rất ít các phụ nữ ngày nay khi mang thai bị nhạy cảm. Nếu như bạn có Rh âm tính và lại đang mang thai thì việc tiêm RhoGAM sẽ trở thành một phần thai kỳ của bạn. RhoGAM là một sản phẩm được triết xuất từ máu của người. Nếu như bạn có nguyên do thuộc về tôn giáo, đạo đức và mang tính cá nhân trong việc sử dụng về máu và các sản phẩm từ máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Việc tiêm thêm RhoGAM sẽ được áp dụng cho trường hợp của bạn nếu như bạn phơi nhiễm máu của con bạn, khả năng xảy ra thường vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh. Trường hợp chấn thương ở vùng bụng có thể khiến cho bạn phơi nhiễm máu của con mình. Liều lượng RhoGAM nhiều có khả năng sẽ áp dụng cho bạn nếu như xét nghiệm máu cho thấy là có nhiều hơn mức bình thường các tế bào hồng cầu mang dương tính Rh được truyền từ con bạn sang hệ thống lưu thông máu của bạn.

RhoGAM cũng được đưa vào cơ thể bạn trong vòng 72 giờ sau khi sinh, nếu như con bạn dương tính về Rh. Còn nếu như con bạn âm tính về nhân tố này sẽ không cần phải tiêm thêm RhoGAM sau khi sinh hoặc phải xét nghiệm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên tốt nhất là không nên để nguy cơ này xảy ra hoặc phải tiêm RhoGAM trong quá trình mang thai. Nếu như bạn mang thai lệch và âm tính về Rh, bạn cũng nên dùng thêm RhoGAM. Chất này cũng được dùng trong trường hợp sảy thai hoặc nạo phá thai. Nếu bất cứ quy trình nào được tiến hành mà có thể khiến cho máu của bạn trỗn lẫn vào với máu của con bạn, chẳng hạn như chọc dò màng ối và CVS, cộng với việc bạn âm tính về Rh, bạn cũng nên bổ sung RhoGAM.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Liệu bạn có đang băn khoăn là bạn vẫn chưa chia sẻ cùng ai điều gì bao giờ không? Liệu bạn có đang quan tâm đến sức khoẻ của vợ hoặc con bạn không? Bạn có nghĩ đến vai trò của mình trong việc sinh đẻ của vợ không? Bạn có quan tâm đến việc mình có thể trở thành người cha tốt không? Hãy chia sẻ tất cả suy nghĩ ấy với vợ bạn. Bạn không phải là gánh nặng của cô ấy. Thực tế là, cô ấy sẽ có cảm giác được thư giãn hơn nếu như cô ấy biết rằng mình không hề cô đơn trong cảm giác bị ngập lụt vì sự thay đổi mang tính to lớn này của cuộc đời.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Minh mang thai 16 tuan.may hnay mjnh cu gan sang la minh laj bi dam dam dau bung,trog nguoi thay met moi hon bt.co ai giog minh k,nhu vay co sao k
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
minh cung dc 16t roi ma minh cu lo lo nhu the nao day.vi minh mang thai lan dau ma , minh di kham bac si dinh ki va cung co uong can si,va sat uong vao thi tot trong thoi gian thai phat trien, nhung ma minh cung co hoi bac si da 16t roi thai nhi da may hay chua, nhung doi luc luc minh lai cam nhan nhu trong bung minh lai dc con minh dua voi minh do, cac ban co giong minh he.. nhay ko, nhung minh tin con minh se chao doi khoe manh . cac ban cung giong nhu minh
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
minh 16 tuần mà chưa thấy con máy gì cả bạn à. chắc tại mình ko cảm nhận được hay sao ý nhỉ. Bạn đã thấy con máy rồi thì thích nhỉ. chúc mừng nhé.
Chúc bạn mẹ khỏe con khỏe nhé.Thực sự để có được 1 sinh linh đó là điều kỳ diệu của người phụ nữ
cho minh hoi minh da dc 16t r ma minh van chua thay may . minh phai cho doi bao lau nua thi co the bit dc con minh la trai hay gai
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Khoảng 3 – 4 tháng thì cảm thấy bé máy, nếu không hãy đi kiểm tra ngay nhé bạn
minh mang thai cung duoc 16 tuan roi nhung bac si bao tuan 12 di sieu am de biet do day da gay xem con minh co mac benh dao hay khong nhung vi cong viec ban qua minh da khong di sieu am duoc nhung tuan 14 minh di sieu am 4d thi ba si bao con minh binh thuong nhung minh vn no kieu con minh co mac benh dao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
minh cung mang thai tuanthu 16 nhu ban. Se khong sao het. Chuc ban mang thai khoe. Dunglo nha ban.
mắc bệnh chắc.keke
minh cung dc 16 tuan
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
mình cũng đang mang thai tuần thứ 16? nhưng quả thật là người cảm giác khó chịu hơn và mệt nhưng mình nghĩ là không ảnh hưởng gì đâu vì thai nhi phát triển nên mới có dấu hiệu như thế?16 tuần mình đã siêu âm và biết giới tính của con mình.
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chúc mừng bạn, sẽ nhanh hết 9 tháng 10 ngày thôi.Chúc bạn mẹ khỏe con khỏe nhé
M cug co thai duoc 16 tuan,n thoi gjan m co thaj do k bjet nen khj bj benh m da uog khang sjh rat nhjeu,mjh so con m sau khj sjh se co anh huog nen m djh dj pha thaj,lieu 16 tuan juj m dj pha lieu co muon qua k?v co anh huog j k?co aj bjet hay chja se voj m voj..cam on nhjeu.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Ban ah! Do la mot sinh mang con nguoi do. Minh cung dang mang thai o tuan thu 16. No da hinh thanh het roi, ban dung co nghi dai dot nha. Neu can gi ban cứ toi gap bac si ho se tu van cho ban va se dua ra su lua chon, cung nhu ho kham rat ky. Khong sao dau dung lo. Thai lớn ma ban lam nhu vay co the anh huong toi con ban la deu dau tien, sau do la ban do. Chuc ban co su lua chon sang suot.
Ban nen den benh vien lam cac xet nghiem truoc khi quyet dinh
hôm nay đi khám vợ mình được 16 tuần 4 ngày.vợ mình hay bị ngứa cô ấy mới 16 tuổi mà mang thai dụng dưới liệu có sao ko mọi người.hôm ngay đi siêu âm họ nói 20 tháng 11 vợ mình sinh rôi.mình lo quá :(
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Chào bạn! Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ bị ngứa ở các vùng da bụng, ngực, đùi... và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân chính là sự căng giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Nếu bị ngứa nhiều, bệnh nhân cần đến bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. ho dù ngứa do nguyên nhân gì, cũng không bao giờ được gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau: - Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót). - Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức. - Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa (tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người). - Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng giúp giảm ngứa và giảm rôm sảy. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng. - Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng...), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi...). - Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày). - Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng sinh dục, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường. - Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa. Nên đến bác sĩ trong các trường hợp sau: - Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên. - Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Có thể là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ. - Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes... - Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)... - Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)... - Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ - âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục. Để an toàn cho thai nhi, bệnh nhân nhất thiết không được tự ý dùng một loại thuốc nào. Chúc gia đình vui khỏe
hôm nay con mình đã được 15 tuần 5 ngày rồi. đọc bài mới biết nên nằm nghiêng khi ngủ nhưng mình lại có thói quen nằm ngửa. cho dù lúc đi ngủ đã nằm nghiêng rồi nhưng mỗi lần tỉnh dậy lại thấy nằm ngửa người ra rồi. mình thấy lo nên cứ trước khi ngủ là ghép cái gối mỏng sau lưng để khi ngủ quên có lăn ngửa ra thì đã có cái gối chắn sau lưng . không biết thế có tốt không nhỉ?????????????????????? chưa có cách khắc phục huhuhuuu
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
cám ơn các bạn nhé. mình chỉ ngủ ngon khi nằm ngửa thui. hì. nhưng nghĩ nằm nghiêng mới tốt cho con nên cố gắng vậy. lắm lúc muốn nằm ngửa duỗi thẳng chân cái cho nó đã mà không yên tâm nên lại nghiêng sang trái. hix. có hôm nằm nghiêng nhiều quá sáng dậy thấy đau 1 bên tai kinh khủng. nhưng tất cả vì con iu mà. con khỏe là vui nhất rồi nên quên hết cái khác. Mình đọc được một bài viết có mẹ thai được 16 tuần rồi còn lưu thấy sợ quá. cứ thấy ai khuyên gì là lại khăng khăng làm theo bằng được.chỉ sợ cái gì không may thì hối hận lắm.
bạn hãy nhờ chồng nhắc nhở, hay là mặc loại áo có cái gì cộn lên ở sau lưng để không thể nằm ngửa được
Chào chị! CŨng chưa hẳn cứ phải nằm nghiêng, chỉ là chủ yếu là nằm nghiêng.Nếu sức khỏe ok thì không vấn đề gì,quan trọng mình thấy thoải mái, cần đi khám bác sĩ thường xuyên nhé.Chúc chị vui khỏe
em co thai dc 16 tuan roi ma van chua len duoc kg nao ca? nhu vay co dang lo ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Nhiều người như vậy mà vẫn bình thường, bạn không cần lo lắng quá nhé!
thai 16 tuan roi ma minh khong thay thai co cu dong gi het. Nhu vay co binh thuong khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Mỗi bà bầu sẽ có cảm nhận riêng về sự phát triển của con mình. Những ngày đầu, bạn thường không chắc chắn về những chuyển động của bé và dễ cho rằng mình đang tưởng tượng. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và bạn sẽ sớm nhận ra những chuyển động đáng yêu này sớm thôi
bs oi gd e dang lo lang ưa vo em màg thai duoc 18tuan roi nay di sieu am thi nghe noi thai nhi bat thuong nang dam roi mang mach 2ben la bi gi vay em can bs tu van giup
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý