Thai 22 tuần tuổi - Cách dưỡng thai

seminoon seminoon @seminoon

Thai 22 tuần tuổi - Cách dưỡng thai

18/04/2015 10:40 AM
5,780

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Lúc này, bào thai đã nặng khoảng 350g. Chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là vào khoảng 19cm.

Mách nhỏ cho tuần 22.

Uống thêm các loại đồ uống (tốt nhất là uông nước) trong suốt thời kỳ mang thai để giúp cơ thể bạn bắt kịp với sự gia tăng lưu lượng máu. Khi nước tiểu vảu bạn trong gần giống như nước , đã là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước.

Tử cung lúc này ở trên rốn khoảng 2cm và cách khớp dính 22 cm. Nhưng bạn vẫn chưa cảm thấy khó chịu. Bụng ngày càng to nhưng cũng không quá to và không làm cho hình dáng bạn biến đổi quá nhiều. Bạn vẫn có thể khom người và ngồi một cách thoải mái, không nên cố gắng đi bộ. Cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng sẽ dần mất đi, thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy khá khỏe khoắn. Đó cũng là một điều thú vị mà việc mang thai đem lại

Con bạn lớn lên và phát triển ra sao?

Bào thai tiếp tục phát triển, kích thước cơ thể bào thai lớn dần từng ngày. Như bạn có thể thấy ở hình minh họa trang bên, mí mắt và lông mày của bào thai đã phát triển, thêm vào đó, móng tay cũng đã xuất hiện.

Chức năng gan.

Các hệ cơ quan trong cơ thể bào thai ngày càng trở nên chuyên biệt trong việc thực hiện các chức năng cụ thể. Xétvề gan, của bào thai, chức năng gan của bào thai khác với chức năng gan của người trưởng thành. Các en-zim (chất khoáng) sinh ra từ gan của người trưởng thành đóng vai trò quan trọng, thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau đối với cơ thể. Gan của bào thai cũng thực hiện các chức năng này nhưng ở mức độ thấp hơn sau khi đứa trẻ chào đời.

Một chức năng quan trọng của gan là phá vỡ và điêu tiết các sắc tố màu da cam sinh ra do sự phá vỡ các tế bào máu. Tuổi thọ các tế bào hồng cầu của bào thai ngắn hơn so với ở người trưởng thành. Vì lý do này, bào thai sản xuất ra nhiều sắc tố da cam hơn so với người trưởng thành.

Khả năng chuyển hóa các sắc tố da cam của gan bào thai là khá hạn chế nhưng gan giúp loại bỏ các sắc tố này ra khỏi máu của bào thai. Các sắc tố da cam sẽ được chuyển từ máu bào thai qua nhau thai sang máu của người mẹ. Sau đó, gan của người mẹ sẽ giúp loại bỏ các yếu tố này. Nếu đứa trẻ sinh ra thiếu tháng, nó sẽ trục trặc trong việc tiết chế những sắc tố này do gan củ nó còn quá non nớt để có thể lọc bỏ các sắc tố da cam này khỏi máu.

Trẻ mới sinh nếu có nhiều sắc tố da cam trong cơ thể sẽ dễ mắc bệnh vàn da. Bệnh này phát sinh chủ yếu do quá trình chuyển giao từ sự tiết chế các sắc tố da cam bởi hệ thống điều tiết của người mẹ sang tiết chế vởi hệ thống của chính đứa trẻ sơ sinh. Gan của trẻ sơ sinh chưa thể bắt kịp với sự điều tiết theo cách của mẹ. Bệnh vàng da thường có xu hướng dễ nhiễm ở những đứa trẻ sơ sinh thiếu tháng, khi gan của chúng còn chưa sẵn sàng đảm nhận các chức năng điều tiết các sắc tố da cam.

Đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh da vàng thường có mắt và da màu vàng. Để chữa trị bệnh vàng da, người ta thường sử dụng phương pháp bệnh bằng ánh sáng. Phương phápnày sử dụng ánh sáng thâm nhập trực tiếp vào da giúp phá hủy các sắc tố da cam.

Những thay đổi trong bạn.

Fibronection bào thai

Trong một vài trường hợp, sự khó chịu thương thấy khi mang thai như đau bụng dưới, mỏi lưng, áp lực ở xương chậu, co thắt tử cung (có thể gây đau hoặc không), chuột rút hoặc có sự thay đổi bất thường ở dịch âm đạo tiết ra có thể dễ bị lầm lẫn là những biểu hiện của đẻ non. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp đáng tin cậy nào để xác định liệu phụ nữ có thực sự đang có nguy cơ đẻ non hay không. Hiện tại đang có một cuộc thử nghiệm có thể giúp các bác sĩ xác định được những nguy cơ này.

Fibronectin bào thai là một loại protein có mặt trong bọc ối và màng bao bọc thai nhi. Tuy nhiên, sau tuần thứ 22, loại protein này thông thường không xuất hiện nữa cho tới tuần thứ 38, mới xuất hiện trở lại.

Nếu chất này tiết ra từ cổ tử cung và âm đạo của phụ nữ mang thai sau tuần thứ 22 (trước tuần thai thứ 38) thì đó càng làm tăng nguy cơ đẻ non. Nếu không thấy xuất hiện chất này, thì nguy cơ đẻ non là rất thấp và phụ nữ có thể sẽ không đau đẻ trong vòng 2 tuần sau đó.

Cuộc thử nghiệm này được tiến hành như một xét nghiệm kính phết (lấy mẫu của một chất phết lên bản kính để soi dưới kính hiển vi). Người ta sẽ tiến hành xét nghiệm trên một miếng gạc lấy từ đỉnh của âm đạo, ngay sau cổ tử cung. Miếng gạc này sẽ được mang vào phòng thí nghiệm và sẽ cho biết kết quả trong vòng 24 giờ sau đó.

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là chứng bệnh thường gặp phải ở phụ nữ mang thai. Nếu bạn mức bện thiếu máu, bạn cần phải được điều trị để đảm bảo an toàn cho bạn và con bạn. Nếu thiếu máu, bạn sẽ cảm hấy không khỏe trong suốt thời kỳ mang thai. Bạn cũng dễ có cảm giác mệt mỏi và có thể bị chóng mặt nữa.

Trong cơ thể bạn cũng có một sự cân bằng tự nhiên giữa việc sản xuất ra các tế bào máu vận chuyển ô-xi đến khắp các cơ quan trong cơ thể và sự pha hủy các tế bào này. Thiếu máu là tình trạng số lượng tế bào hồng cầu ít. Nếu bạn bị thiếu máu, có nghĩa là bạn không có đủ hồng cầu.

Trong suốt quá trình mang thai, số lượng tế bào hồng cầu trong máu tăng lên. Lượng huyết tương (phần nước trong máu) cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi chặt chẽ những biến đổi này diễn ra trong máu bằng một thông số gọi hematocrit. Thông số này sẽ cho biết phần trăm lượng hồng cầu có mặt trong máu. Nó cũng kiểm tra luôn tình trạn hemoglobin. Hemoglobin là thành phần đạm (protein) của các tế bào hồng cầu. Nếu bạn bị thiếu máu, chỉ số hematicrit đo được sẽ là thấp hơn 37 và chỉ số hemoglobin sẽ là dưới 12.

Việc xác định chỉ số hetocrit thường được tiến hanh một vài lần trực tiếp thên phụ nữ trước khi sinh, kết hợp với các công việc xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn bị thiếu máu, thì cần phải kiểm tra chỉ số này thường xuyên hơn.

Thông thường vào lúc sinh nở, bạn sẽ bị mất máu. Nếu bạn bị thiếu máu thì khi vượt cạn, bạn có nguy cơ cao hơn phải được truyền máu sau khi đứa trẻ chào đời. Hãy tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và bổ sung các loại dưỡng chất nếu bạn bị thiếu máu.

 Thiếu máu do thiếu sắt. Hình thức thiếu máu phổ biến trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ là thiếu máu do thiếu sắt. Trong thời kỳ mang thai, bào thai cũng hấp thụ một lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể bạn sẽ không có đủ sắt để sản sinh ra cá tế bào hồng cầu do thai nhi đã sử dụng một lượng sắt cung cập cho chính các tế bào máu của nó.  

Hầu hết các Vitamin hấp thụ trước khi sinh có chứa sắt nhưng nó cũng chỉ có mặt như một chất bổ sung. Nếu bạn không thể hấp thụ vitamin trước khi sinh, bạn có thể sẽ phải bổ sung mỗi lần 300 đến 350mg sun – phát sắt hoặc glu – cô – sắt, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Sắt là nhân tố quan trọng nhất cần phải bổ sung, sắt cần thiết đối với gần như tất cả các trường hợp mang thai.

Tuy nhiên, thậm chí dù đã được bổ sung lượng sắt, song một số phụ nữ mang thai vẫn bị thiếu máu do thiếu sắt. Dưới đây là một số nhân tố gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ:

Không thể hấp thu sắt hoặc các vitamin có chứa sắt.

Chảy máu trong quá trình mang thai.

Thai sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Có tiền sử mổ dạ dày hoặc phần nào đó của ruột non ( khiến chúng khó hấp thụ đủ lượng sắt trước khi mang thai).

Dùng quá nhiều chất giảm a-xít dẫn đến giảm hấp thụ sắt.

Có những thói quen ăn uống không tốt.

Mục đích của việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt là làm tăng lượng sắt hấp thụ. Sắt hấp thụ kém qua đường ruột vì thế phải được bổ sung hàng ngày. Cũng có thể dùng cách tiêm nhưng sẽ gây đau và để lại vết thâm trên da.

Tác dụng của việc bổ sung sắt trực tiếp vào cơ thể là gây buồn nôn và nôn, hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu các biểu hiện này xảy ra, bạn nên giảm bớt liều lượng bổ sung sắt. Việc uống các viên sắt cũng có thể gây tao bón. Nếu bạn không thể uống viên sắt trực tiếp, hãy tăng cường ăn các thức ăn có chứa sắt như gan hoặc ra bina – các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Hãy đến bác sĩ để được hướng dẫn nên ăn gì trong bữa ăn hàng ngay.

Thiếu máu do thiếu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm. Đối với những phụ nữ da ssamj màu hoặc có nguồn gốc Địa Trung Hải hay Châu Phi, chứng thiếu máu do thiếu các hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai. Trong các trường hợp nay, thiếu máu xảy ra là do tủy xương – cơ quan sản sinh ra các tế bào hồng cầu, không thể sản sinh kịp lượng tế bào hồng cầu số với lượng đã bị tiêu hủy. Trong trường hợp thiếu máu do thiếu các hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, các hồng cầu được sinh ra cũng dị thường, chúng có thể gây ra đau đớn do không thể lưu thông một cách bình thường mà làm nghẽn mạch máu.

Bạn có thể mang những dấu hiệu của bện thiếu máu do thiếu hồng huyết cầu hình lưỡi liềm nhưng lạikhông biểu hiện thành bệnh lý. Bạn cũng có thể truyền những dấu hiệu hoặc bệnh này sang thai nhi. Hayxcho bác sĩ của bạn biết bất kỳ một tiền sử bệnh lý nào của loại bệnh này từng có trong gia đình bạn.

Làm xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện những biểu hiện thiếu tế bào hồng huyết cầu. Cũng có thể chuẩn đoán thiếu máu do thiếu các tế bào hồng huyết cầu ở bào thai bằng phương pháp chọc ối (đã bàn đến ở tuần thứ 16) hoặc xét nghiệm mẫu lông mao ở màng đệm.

Phụ nữ có những biểu hiện thiếu các tế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềm dễ bị viêm bể thận (xem tuần 18) và nhiễm khuẩn ở nước tiểu trong suốt thời kỳ mang thai. Họ cũng dẽ bị mắc các bện thiếu máu do thiếu các thế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềm trong quá trình mang thai.

Phụ nữ bị thiếu máu do thiếu các tế bào hồng huyết cầu có thể trải qua những cơn đau theo từng thời kỳ trong suốt cuộc đời. Đau bụng hoặc đau chân tay do các tế bào hồng cầu dị thường làm tắc nghẽn các mạch máu. Những cơn đau theo chu lỳ này có thể rất trầm trọng và cần phải nằm viện để điều bằng cách truyền dịnh và sử dụng thuốc giảm đau.

Phương pháp sử dụng nước (hydroxyurea) đã chứng minh tính hiệu quả của nó, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại do chúng ta vẫn chưa có những dữ liệu nghiên cứu về những ảnh hưởng lâu dài của nó, vì thế, người ta khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.

Các nguy cơ có thể xảy đến với phụ nữ mang thai thiếu cá tế bào hồng huyết cầu hình lưỡi liềmlà đau theo chu kỳ, viêm nhiễm, thậm chí là tim không thực hiện được chức năng lưu thông máu. Các nguy cơ đối với thai nhi là tỉ lệ sảy thai và chết lưu thai cao, ước tính đến 50%. Mặc dù có nguy cơ cao hơn, song nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh này vẫn có thể mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thalassemia. Một lại thiếu máu khác ít gặp hơn là thallassemia. Chứng thiếu máu này xảy ra phổ biến nhất ở nhóm dân cư vùng Địa Trung Hải. Nguyên nhân dẫn đến chứng thiếu máu này là do cơ thể không thể không sản xuất đủ lượng protein đơn giản để sản sinh ra các tế bào hồng cầu. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc chứng bệnh này hoặc nếu bạn biết mình mắc phải, hãy nói với bá của bạn để được hướng dẫn điều trị.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn

Khi bạn có cảm giác “khó ở”.

Trong thời kỳ mang thai, bạn có thể mắc phải các triệu chứng bệnh như tiêu chảy hay cảm lạnh cũng như một số bệnh do vi-rút khác như cảm cúm, những triệu chứng bệnh này khiến bạn không khỏi lo lắng và tự đặt ra cho mình hàng loạt những câu hỏi:

Tôi phải làm gì khi cảm thấy khó ở?

Tôi có thể điều trị bằng phương pháp nào là phù hợp?

Nếu ốm, tôi có nên uống bổ sung vitamin?

Nếu ốm và không thể ăn uống theo chế độ bình thường, tôi nên làm gì?

Nếu bạn bị ốm khi mang thai, đừng do dự, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Hãy để bác sĩ khuyên bạn neenlamf thế nào và cho bạn biết bạn có thể sử dụng phương pháp điều trị nào là tốt nhất. Thậm chí nếu bạn chỉ bị cảm cúm đơn thuần, bác sĩ vẫn muốn biết khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp bạn cần phải được điều trị sâu hơn nữa, bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn phải làm thế nào.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Khi bạn đi trên cùng một chiếc ô tô với vợ mình, hãy tự hỏi liệu mình có thể giúp gì cho cô ấy. Bạn có thểđề nghị sẵn sàng dìu cô ấy lên xe, hoặc xuống xe. Bạn cũng có thể gợi ý nên đi một chiếc xe khác (nếu bạn có nhiều hơn một chiếc) nếu cô ấy cảm thầy thoải mái hơn khi đi xe khác. Hãy hỏi cô ấy xem liệu có cần phải điều chỉnh lại chỗ ngồi hoặc dây an toàn ở chỗ ngồi của cô ấy hay không. Hãy làm mọi thứ để cô ấy có thể cảm thấy việc lái xe nhẹ nhàng và dễ dàng đối với cô ấy.

Bạn có thể làm gì giúp chính mình không? Có chứ. Nếu bạn bị tiêu chảy hoặc bị nhiễm vi rút, hãy tăng cường uống nhiều nước hơn nữa. Hãy uống thêm nhiều nước cam và các loại khác như nước súp. Ăn nhạt, không ăn các loại đồ ăn cứng cũng giúp bạn cảm thấy khá hơn chút ít.

Không tuân theo chế độ ăn uống bình thường một vài ngày sẽ có hại cho bạn và thai nhi nhưng banjcaanf phải uống thật nhiều nước. Không nên ăn các đồ ăn cứng vì nó rất khó tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn nữa. Cũng nên tránh ăn uống các sản phẩm từ sữa vì nó cũng gây tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Nếu sau 24 giờ, bệnh tiêu chảy vẫn chưa dứt, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Hayxhoir bác sĩ bạn cần phải áp dụng phương pháp trị tiêu chảy nao trong thời kỳ mang thai.

Nếu bạn bị ốm, bạn có thể ngừng uống vitamin bổ sung trong một vài ngày. Tuy nhiên, hãy uống trở lại ngay sau khi bạn cảm thấy hệ tiêu hóa của mình đẫ ổn định.

Đừng áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu không được bác sĩ từ vấn và hướng dẫn. Thông thường, tiêu chảy cũng như các bệnh di vi rút gây ra chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ trong vài ngay. Trong những ngày này, bạn có thể sẽ phải nghỉ làm, nằm nghỉ ở nhà cho đến khi đớ hoặc khỏi hẳn.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn cần uống nhiều nước và các loại đồ uống khác trong quá trình mang thai. Các chât này sẽ giúp cơ thể bạn điều tiết để sản sinh ra các chất dinh dưỡng, phát triển các tế bào mới, giữ nhịp và lưu lượng lưu thông máu và giữ thân nhiệt ổn định. Uống nhiều nươc hơn bình thường trong thời kỳ mang thai giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Các cuộc nghiên cứu cho thấy cứ đốt cháy 15 ka lo, cơ thể bạn lại cần khoảng 1 thìa nước. Nếu bạn tiêu thụ 2000 kalo mỗi ngày, bạn cần phải uống khoảng 2, 28 lít. Vì nhu cầu về kalo trong thời kỳ mang thai tăng, nên nhu cầu về nước cũng tăng. Mỗi ngày uống từ 6 đến 8 cốc nước là mục tiêu tốt mà bạn cần hướng tới. Bạn có thể đạt được mục tiêu uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày bằng cách nhâm nhi uống nước và các loại đồ uống khác suốt cả ngày. Nhưng vào buổi tối hoặc đêm, hãy giảm uống nươc, bạn sẽ hạn chế được việc đi tiểu tiện đêm.

Một số phụ nữ thắc mắc không biết liệu họ có thể uống một lại nước giải khát khác ngoài nước thông thường hay không? Nước thông thường là nguồn cung cấp tốt nhất, tuy nhiên, các loại đồ uống khác sẽ giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu. Bạn có thể uông thêm sữa, nước rau, nước trái cây và một số loại trà thảo dược khác. Ăn ra, trái cây, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc cũng giúp bạn đáp ứng nhu cầu hấp thụ nước. Tránh uống trà, cà phê và cô ca vì chúng có thể chứa natri là cafein các chất hoạtđộng như những hoạt chất lợi tiểu, vì thế sẽ càng làm tăng nhu cầu tiêu thụ nước của bạn.

Một số bệnh phổ biến phụ nữ thường gặp trong quá trình mang thai có thể được điều trị bằng cách uống nước. Khi bạn uống nhiều nước, các chứng bện như đau đầu, co thắt tử cung hay viêm nhiễm bàng quang sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

Hãy quan sát nước tiểu của bạn xem liệu bạn đã uống đủ nước chưa. Nếu nó có màu từ vàng sáng đến trong suốt, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu màu vàng sậm, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tăng cường uống thêm nước. Đừng đợi cho đến lúc bạn thấy khát mới uống cái gì đó. Vì vào lúc bạn thấy khát, thì bạn đã mất đi ít nhất 1% lượng nước trong cơ thể.

Những điều bạn nên biết thêm.

Stress trong quá trình mang thai.

Stress là một triêu chứng thương thấy trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ. Cơ thể bạn đang thay đổi , banjvaf chồng bạn sắp trở thành những ông bố, bà mẹ và bạn cảm thấy khổng ổn lắm. Bạn cũng có thể cảm thấy stress do công việc hoặc áp lực từ các trách nhiệm khác. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi. Stress chẳn có lợi cho bất kỳ ai, nhât là đối với phụ nữ mang thai.

Ngay lúc nay, có khá nhiều cách có thể giúp bạn giảm stress trong cuộc sống. Hãy thử những cách đó và hãy khuyến khích chồng bạn thử cùng bạn nếu anh ấy cũng cảm thây stress.

Đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngay, thiếu ngủ có thể khiến bạn bị stress.

Hãy nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày, đọc sách hoặc nghe nhạc trong những lúc yên tĩnh.

Tập thể dục cũng giúp bạn loại bỏ stress. Đi bộ hoặc đến các phòng tập thể dục. Hãy tập thế dục theo một video riêng dành cho phụ nữ mang thai. Tập những động tác vận động thẻ chất nhưng không quá mất nhiều công sức để giảm stress. Hãy khuyến khích chồng bạn cùng tập với bạn.

Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng. Nạp đủ năng lượng mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh tình trạng stress.

Hãy làm những việc mà bạn thích, và làm gì đó cho chính bạn.

Luôn luôn giữ vè mặt tươi tỉnh. Đôi khi, chỉ cần thay đổi cách nghĩ của bạn về điều gì đó, đưa ra những quyết định tích cực hơn sẽ có những tác động tốt đến bạn. Hãy tươi cười, thay vì cứ cau có, giân dữ cũng phần nào giúp bạn giảm được stress.

Nếu hương thơm cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, hãy đốt những cây nến thơm, hoặc mua hoa thơm cũng sẽ giúp bạn thư giãn.

Đừng bao giờ để mình đơn độc trong cuộc chiến chống stress. Hãy chia sẽ những lo lắng của bạn với chồng bạn hoặc với một nhóm phụ nữ mang thai khác.

Viêm ruột thừa.

Viêm ruột thừa có thể gặp phải bất kỳ thời điểm nào, thậm chí cả trong quá trình mang thai. Việc mang thai có thể khiến cho công tác chuẩn đoán viêm ruột thừa trở nên khó khăn hơn do viêm ruột thừa cũng có một số triệu chứng gần giống các biểu hiện điển hình ở phụ nữ mang thai như buồn nôn và nôn. Việc chuẩn đoán cũng khó khăn do tử cung ngày càng lớn, ruột thừa di chuyển theo hướng lên trên và ra ngoài, vì thế các vùng bị đau cũng ở những vị trí khác so với tình trạng bình thường. Xem minh họa trang sau.

Phương pháp điều trị viêm ruột thừa là phẫu thuật ngay lập tức. Đây có thể là một ca phẫu thuật chủ yếu ở bụng và cần phải rạch một vết khoảng 3 đến 4 inches, đồng thời cần phải nằm viện một vài ngày. Việc soi ổ bụng, với các vết rạch nhỏ hơn cũng có thể được áp dụng trong một số trường hợp, tuy nhiên soi ổ bụng sẽ khó thực hiện ở phụ nữ mang thai do tử cung lớn.

Biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi một đoạn ruột thừa nào đó bị viêm nhiễm và thoat vị. Hầu hết các nhà vật lý học tin rằng, tốt hơn hết là phẫu tuật cắt bỏ đoạn ruột thừa (chă bị viêm nhiễm) trước khi nó bị viêm và thoát vị gây hại cho toàn bộ khoang bụng. Cũng có thể sử dụng thuốc khác sinh hỗ trợ, một số loại thuốc khác sinh vẫn rất an toàn sử dụng trong thời kỳ mang thai.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
sieu am 3d be co not echo sang o that trai co sao ko bs?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
e tuan hai tu la may thang ah tinh the nao biet tuan thai
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
6 thang do ban .cu 4tuan la tih 1 thag
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý