Các bước tổ chức lễ thành hôn

seminoon seminoon @seminoon

Các bước tổ chức lễ thành hôn

19/04/2015 01:26 PM
7,776

Đa số các đám cưới theo truyền thống của Việt Nam sẽ được tổ chức dựa trên các trình tự như sau trong ngày rước dâu.




CÁC TRÌNH TỰ TRONG LỄ CƯỚI

I – TẠI NHÀ TRAI: TRƯỚC KHI ĐI RƯỚC DÂU
  1. Cha mẹ hoặc bậc trưởng thượng chuẩn bị, kiểm tra, sắp xếp lại các mâm quả - sính lễ. Sau đó, đậy nắp các mâm quả, phủ khăn vải đỏ.

  2. Chú Rể thắp nhang báo cáo ông bà tổ tiên xin phép được xuất gia đi rước dâu về nhà.

  • Cha Mẹ hoặc bậc trưởng thượng lần lượt trao quả cho các nam thanh niên, và trao hoa cầm tay cho chú rể.
II – TẠI NHÀ GÁI: KHI ĐOÀN NHÀ TRAI VỪA ĐẾN TRƯỚC CỔNG
  1. Nhà trai sắp xếp thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề đội ngũ trước khi vào nhà gái.

  2. Ông đại diện nhà trai và người bưng khay trầu rượu đi phía trước để xin phép ông đại diện nhà gái được nhập gia. Được sự đồng ý, hai ông đại diện uống rượu và bắt tay nhau.

  3. Đoàn nhà trai xếp hàng di chuyển đến trước cổng nhà gái, chờ tiến hành nghi thức trao mâm quả.

  4. Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các cô gái đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.

III – TẠI NHÀ GÁI: KHI ĐOÀN NHÀ TRAI ĐÃ VÀO NHÀ
  1. Hai gia đình ổn định chỗ ngồi. Nhà gái mời nhà trai dùng trà và bánh kẹo.

  2. Hai ông đại diện làm công việc giới thiệu thành viên gia đình, chủ yếu là các bậc cao niên.

  3. Ông đại diện nhà trai xin phép nhà gái để trình mâm quả - sính lễ và ý nghĩa của sính lễ nếu có.

  4. Ông đại diện nhà trai xin phép cho mời cô dâu ra mắt hai họ. Nhà gái đưa quả về sau nhà và chia quả để chuẩn bị “lại quả” cho nhà trai.

  5. Mẹ hoặc Dì sẽ dẫn Cô dâu từ nhà trong đi ra. Cô dâu ra mắt, cúi chào hai họ. Chú rể tiến đến đỡ cô dâu và trao hoa cầm tay.

  6. Cô dâu – chú rể đứng giữa trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của hai gia đình. Đồng thời, Mẹ chồng hoặc bậc nữ trưởng thượng nhà gái trao nữ trang cho Cô dâu: dây chuyền, bông tai…

  7. Cô dâu – chú rể thắp nhang trên bàn thờ, cúi lạy tổ tiên. Nhiều gia đình trước đó có thể sẽ làm nghi thức lên đèn.

  8. Sau đó, Cô dâu – chú rể mời trà Cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Trong lúc này, gia đình nhà gái sẽ trao quà cho hai vợ chồng.

  9. Hai gia đình ăn bánh, uống một vài tuần trà, chờ đến giờ xuất giá. Ông đại diện nhà trai xin phép được đón dâu và rót rượu mời ông đại diện nhà gái. Hai ông đại diện bắt tay nhau.

  10. Tiến hành nghi thức “lại quả”. Hai gia đình xuất phát. Trước đó nhà trai phải chuẩn bị xe cho gia đình nhà gái theo số lượng người đưa dâu.

IV – TẠI NHÀ TRAI: KHI RƯỚC DÂU VỀ
    1. Mẹ chồng (hoặc bậc nữ trưởng thượng) dắt tay Cô Dâu từ ngoài xe hoa vào trong nhà.
    2. Hai gia đình ổn định chỗ ngồi. Nhà trai phục vụ trà – bánh mời nhà gái.
    3. Tiến hành làm Lễ Gia Tiên, Cô dâu – chú rể thắp nhang cúi lạy tổ tiên.
    4. Cô dâu – chú rể mời trà rượu Cha Mẹ và các bậc trưởng thượng. Nhà trai trao quà cho Cô dâu – chú rể.
    5. Ông đại diện thông báo hoàn thành Lễ Rước Dâu. Nhà trai có thể mời nhà gái ăn tiệc trưa hoặc hai gia đình cùng dùng trà - bánh và nói chuyện để thắt chặt tình thông gia.


V.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG HÔN LỄ

Ngày cưới là thời điểm quan trọng nhất vì mọi cố gắng, chuẩn bị của cô dâu chú rể đều sẽ được thể hiện trong ngày thành hôn. Để chương trình diễn ra suôn sẻ nhất, đôi uyên ương nên có kịch bản viết sẵn trước ngày cưới, in ra giấy, rồi gửi cho những người đảm nhận các vị trí quan trọng ở đám cưới. Kịch bản sẽ tuân theo trình tự thời gian để lên chương trình cụ thể cho 3 phần: trước giờ cử hành hôn lễ, hôn lễ và tiệc sau hôn lễ.

1. Trước giờ cử hành hôn lễ

Thời gian này bắt đầu từ là thời điểm mời khách ghi trên thiệp cưới đến khi cô dâu chú rể làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể sẽ có khoảng 30 phút – 1 tiếng để đón khách hoặc kéo dài tùy vào số lượng khách và thời gian dự định làm lễ. Tuy nhiên không nên kéo dài thời gian đợi quá lâu, khiến nhiều người phải chờ, dễ dẫn đến cảm giác khó chịu cho khách mời. Trong khi chờ đợi, cô dâu chú rể nên có các hoạt động cho khách thư giãn, giải trí trước giờ hôn lễ.

- Kịch bản cho thời điểm đón khách có thể là:

+ Sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Cô dâu chú rể nên nhờ 2 – 3 người thân xếp chỗ, để những người khách quen biết ngồi cùng nhau, giúp họ có thể chuyện trò với bạn bè trong khi chờ đợi cô dâu chú rể.

+ Chiếu slide ảnh cưới, hoặc bộ phim ngắn về cô dâu chú rể cho khách mời xem trong khi chờ tới giờ cử hành hôn lễ.

+ Nếu có thể, cô dâu chú rể tổ chức một bữa tiệc cocktail nhẹ để khách thưởng thức đồ uống và một số món hoa quả trước khi bắt đầu tiệc.

2. Cử hành hôn lễ

Phần hôn lễ sẽ là nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới. Phần này có thể diễn ra trong khoảng 15 phút đến 1 tiếng, tùy thuộc cô dâu chú rể. Tuy nhiên, lễ thành hôn nên diễn ra khoảng 30 phút là hợp lý, thời gian này sẽ không quá ngắn, không quá dài và tiện cho các vị khách chú ý theo dõi nghi thức.

- Tùy theo sở thích và phong cách tổ chức, cô dâu chú rể sẽ có phần thể hiện kịch bản thích hợp, nhưng các nghi lễ quan trọng nhất trong lễ thành hôn bao gồm:

+ Giới thiệu cô dâu chú rể

+ Giới thiệu gia đình hai bên

+ Giới thiệu sơ lược quá trình tình yêu của hai người

+ Các nghi thức cưới như trao nhẫn, cắt bánh, rót rược, uống rượu giao bôi, mời rượu cha mẹ, quan khách

+ Cảm ơn các vị khách đã tới chung vui và mời nhập tiệc.

3. Tiệc sau hôn lễ

Trong buổi tiệc, cô dâu chú rể nên dành thời gian cho khách mời thưởng thức đồ ăn. Trong khoảng thời gian từ khi phục vụ món khai vị đến 30 phút sau đó, cô dâu chú rể không nên tổ chức các trò chơi hay tiết mục ca nhạc vì các vị khách sẽ không chú ý, thậm chí còn tạo sự khó chịu.

- Sau 30 phút nhập tiệc, đôi uyên ương có thể đưa ra các trò chơi đơn giản cho những vị khách trẻ tuổi.

- Nếu chuẩn bị tiết mục khiêu vũ, bạn nên bắt đầu sau khi khách mời đã dùng xong tiệc, thời điểm khoảng 1 tiếng kể từ giờ tiệc đãi khách sẽ là thích hợp để bật nhạc và các điệu nhảy bắt đầu.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Đối phó stresss khi cưới với tâm lý thoải mái

p

     
Trước đám cưới, đa số cô dâu chú rể phải đương đầu với những lo lắng, stress vì trong quá trình chuẩn bị thường đem đến nhiều phiền phức, phát sinh. Thay vì lảng tráng stress, các đôi uyên ương nên suy nghĩ thoáng, giữ tâm lý thoải mái để sáng suốt quyết định các vấn đề liên quan đến đám cưới. Theo trang Huffington, tâm lý ổn định, vui vẻ chính là yếu tố quan trọng nhất giữ cho quá trình chuẩn bị cưới được suôn sẻ.

1. Không nên yêu cầu quá hoàn hảo

Hầu hết các cô dâu đều mong muốn một đám cưới không có bất cứ sai sót nào, phải lung linh, hoành tráng. Nhưng trong thực tế, khi đám cưới diễn ra chắc chắn sẽ xảy ra những chi tiết không vừa ý bạn, lúc này, điều quan trọng không phải là lo lắng, cuống quýt muốn sửa chữa mà cô dâu chú rể cần bình tĩnh xem xét vấn đề. Nếu không ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan hay chương trình đám cưới, cô dâu chú rể nên bỏ qua hoặc coi như không có vấn đề gì, như vậy vừa làm bạn cảm thấy thoải mái, vừa không phải mất nhiều gian để chữa cháy.

2. Chia sẻ với người thân, bạn bè các công việc cần thiết

Áp lực lớn nhất của cô dâu chú rể là ôm đồm quá nhiều việc, dẫn đến tâm lý rối ren, không biết sắp xếp công việc. Để giảm stress, cô dâu hãy cùng chia sẻ những tâm sự, hoặc việc làm cụ thể với người thân bạn bè. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn chỉ đơn độc một mình mà còn có những người thân thiết sẵn sàng giúp đỡ bạn trong đám cưới. Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng nên đồng lòng quyết định mọi việc, để tránh bất đồng và hiệu quả công việc được cao nhất.
 

p


3. Thỉnh thoảng tự cho mình nghỉ ngơi

Sau khi phải chạy đôn đáo với với các công việc cho ngày cưới, cô dâu chú rể nên dành thời gian riêng ở bên nhau hoặc nghỉ ngơi ở những nơi thoải mái nhất. Vào cuối tuần, đôi uyên ương nên bỏ qua hết các kế hoạch chuẩn bị cho hôn lễ. Hai người cần có những buổi hẹn hò riêng, giống như khi còn yêu nhau, để cùng chia sẻ những phút giây lãng mạn, cùng đi xem phim, đi spa, mua sắm hay ăn tối trong ánh nến lung linh. Những việc làm đó sẽ khiến tình cảm của đôi uyên ương thêm bền chặt và tâm lý hai người cũng thoải mái hơn.

4. Không bi quan trong mọi việc

Ngay khi tổ chức cưới, có thể cô dâu chú rể đã có thể gặp phải khó khăn, nhưng thay vì than vãn khắp nơi hay quá mức lo lắng, bạn nên tìm tới đúng người, xin lời tư vấn thích hợp nhất. Đặc biệt, cô dâu không nên than thở với những người không quá gần gũi như đồng nghiệp, bạn bè xã giao... Việc kêu ca không làm tình hình tốt hơn mà chỉ làm mọi chuyện thêm rối. Tuy nhiên, cũng không nên nghe lời khuyên của quá nhiều người, vì không phải ai cũng đúng đắn khi đưa ra các giải pháp. Cô dâu chú rể chỉ nên tin tưởng những người thân thiết nhất và cũng cần suy nghĩ thấu đáo.
 

p


5. Từ chối trả lời các câu hỏi không thiện cảm

Với những câu hỏi về tài chính, tiền bạc hay thời gian chuẩn bị, các cô dâu chú rể không nhất thiết phải trả lời. Không ai muốn công bố chi tiết số tiền mình bỏ ra trong đám cưới hay chi phí cho các dịch vụ liên quan, vì đôi khi nhiều người xung quanh sẽ cảm thấy ghen tị khi biết nhiều về đám cưới của bạn. Đôi uyên ương nên tìm một câu trả lời thích hợp nhất cho mọi câu hỏi đó là "Tạm ổn", "Chi phí trung bình thôi", "Mọi việc không quá khó khăn"... Đó là cách tránh các vấn đề stress không cần thiết và giữ vững tinh thần cho bạn.
 

11-626518-1374481782_600x0.jpg

    
Dù đám cưới chỉ có một lần trong đời, nhưng nhiều đôi uyên ương đã kết hôn luôn dành lời khuyên cho các cặp đôi sắp cưới rằng, nên tiết kiệm và chi đúng những gì cần thiết, không nên "vung tay quá trán". Sau tiệc cưới xa hoa, cô dâu chú rể sẽ phải bước vào cuộc sống hôn nhân với những món nợ hoặc những mối lo về chuyện chi tiêu có thể ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.Vì vậy, các đôi uyên ương nên cân nhắc kỹ lưỡng và nên hướng tới một đám cưới nhỏ gọn, vừa đủ. Để tổ chức được một đám cưới hợp lý, bạn nên suy xét tới nhiều vấn đề. Có không ít phần việc trong đám cưới mà bạn có thể tiết kiệm, để làm giảm chi phí đám cưới.

Các việc có thể tiết kiệm khi chuẩn bị đám cưới

1. Phong cách tổ chức đơn giản

Muốn đám cưới tiết kiệm, bạn nên thường xuyên nhớ rằng phải mời ít khách bởi số lượng khách chính là điều quyết định đến chi phí đám cưới của bạn. Bạn hãy bỏ qua những mối quan hệ xã giao, không thân thiết mà chỉ nên mời bạn bè thân thiết. Một con số khách mời hợp lý cho đám cưới tiết kiệm là dưới 300 người.

2. Thời gian lễ cưới

Tại miền Nam, nhiều gia đình thống nhất gộp ngày ăn hỏi và ngày cưới vào một ngày, đây là một cách hay, vừa giảm bớt phiền hà, mệt mỏi lại vừa giảm chi tiêu. Khi đó bạn sẽ không mất tiền hai lần để chi cho những dịch vụ như trang trí nhà cửa, cỗ cưới hay trang điểm, làm tóc, thuê xe...
 

1-131624-1374481782_600x0.jpg


3. Chụp ảnh

Kinh nghiệm cho thấy hầu hết các đôi uyên ương đều không "ngó ngàng" nhiều tới bộ ảnh cưới và ảnh trong ngày đãi tiệc sau khi hôn lễ kết thúc. Vậy nên nếu muốn tiết kiệm, bạn không cần quá tốn kém hay cầu kỳ để chi cho các hoạt động này. Hiện nay, số lượng người biết sử dụng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp cũng không ít nên tốt nhất bạn cần tận dụng tối đa những mối quan hệ bạn bè để giúp bạn trong việc chụp ảnh. Hai bạn có thể chụp khoảng vài chục tấm ảnh ngoài trời theo phong cách tự nhiên thay vì đi tới các điểm du lịch nổi tiếng để chụp hàng trăm tấm ảnh với chi phí vài chục triệu.

4. Váy cưới

Bạn có thể chỉ chọn thuê một chiếc váy cưới duy nhất, nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể thuê một chiếc váy dạ hội dáng dài sang trọng để mặc khi đi chào khách tại tiệc. Ngoài ra, có một cách bạn nên tham khảo đó là mượn váy cưới của bạn bè, bởi khi đi thuê nghĩa là bạn cũng mặc lại váy của người khác nên việc đi mượn cũng sẽ không khác nhiều với đi thuê, nhưng lại tiết kiệm được số tiền thuê váy không nhỏ. Hiện giá thuê váy cưới ít nhất từ 1 triệu đồng trở lên.
 

12-575767-1374481782_600x0.jpg

5. Xe và hoa cưới

Hiện nay có nhiều loại xe như Deawoo, Kia, Fiat hay Toyota vẫn đẹp và sang trọng, trong khi giá cả thuê của những loại này dao động từ 1 đến 3 triệu đồng, phải chăng hơn những loại xe hạng sang như Lexus, Mercedes... có giá thuê từ 5 triệu đồng trở lên.

Hoa cưới cũng là một trong số những dịch vụ tốn kém của đám cưới, vì vậy bạn nên chọn mẫu xe hoa đơn giản, không chọn những loại hoa nhập khẩu hay hoa trái mùa vì giá sẽ cao hơn nhiều những loại hoa bình thường như hoa hồng, lan...

6. Nhẫn cưới

Với giá vàng tăng giảm như hiện nay thì việc mua nhẫn cưới sớm nhất có thể là gợi ý tốt cho các đôi uyên ương. Các cô dâu có thể đi chọn và mua nhẫn trước 6 tháng, thậm chí 1 năm trước ngày cưới. Không nên lo lắng đến việc nhẫn mua sớm sẽ không vừa tay vì tất cả các cửa hàng nữ trang đều nhận nới rộng nhẫn miễn phí nếu cô dâu chú rể đeo chật.

Cô dâu chú rể nên chọn những chiếc nhẫn có chất liệu vàng hạng trung bình như vàng 14K, 18K màu trắng hoặc màu vàng. Ngoài ra, nhẫn cũng không cần thiết phải đính nhiều loại đá quý đắt tiền mà có thể gắn pha lê thay thế. Các hạt đính trên nhẫn cũng nên cân xứng với bản nhẫn, với những nhẫn có bản nhỏ thì nên chọn các hạt nhỏ, hạt to sẽ làm nhẫn bị lu mờ, đồng thời gây tốn kém không cần thiết.


Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2
Những điều cần biết sau khi kết hôn
Cuộc sống sau kết hôn
Tâm lý đàn ông sau khi kết hôn


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
thanhphan nhan su di don dau la nhung ai
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý