Thai 28 tuần tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thai 28 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
3,564

Kích thước con bạn cỡ nào?

Lúc này, bào thai đã nặng gần 1,1 kg. Chiều dài tính từ đỉnh đầu đến chóp mông là gần 25 cm. Tổng chiều dài từ đầu đến chân khoảng 35 cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung lúc này cách xa hẳn rốn. Có lúc, khoảng cách này thay đổi từ từ như trong hầu hết thời gian, khoảng cách này thay đổi với tốc độ chóng mặt.

Tử cung ở trên rốn khoảng 8 cm. So với khớp dính, đỉnh tử cung cách khớp dính khoảng 28cm. Thời điểm này, trọng lượng của bạn tăng khoảng từ 7,7 đến 10,8 cm.

Con bạn sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Lúc này, bề mặt não bào thai nhẵn. Vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mặt não bắt đầu xuất hiện các rãnh nhăn và các vết lõm điển hình. Lượng mô não cũng tăng lên. Lông mày và lông mi của bào thai cũng xuất hiện. Tóc bào thai mọc dài ra, cơ thể bào thai trỏ nên căng phồng và tròn hơn. Bào thai trông bắt đầu béo hơn một chút do lớp mỡ dưới da dày lên. Trước thời điểm này, bào thai trông rất mỏng và gầy.

Bào thai giai đoạn nay đã nặng gần 1,1kg. Đây là sự phát triển đáng ngạc nhiên so với chỉ cách đây 11 tuần, khi ây schir nặng có 100g ở tuần thai thứ 17. Chỉ trong 4 tuần từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28, trọng lượng của bào thai đã tăng lên gấp đôi. Bào thai đang phát triển một cách chóng mặt.

Những thay đổi trong bạn.

Nhau thai.

Nhau thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển và sự sống của bào thai. Minh họa trang sau cho thấy bào thai dính với dây rốn – từ đó dính với nhau thai qua dây rốn.

Hai tần tế bào là màng ối và màng đệm đều tham gia vào sự phát triển của nhau thai và bọc ối. Sự phát triển và chức năng của các tầng tế bào này phức tạp, nhưng chúng không được miêu tả trong cuốn sách này. Tuy nhiên, màng ối là tầng bao quanh nước ối giúp bào thai bông bềnh, di chuyển trong đó.

Nhau tahi bắt đầu sản sinh ra các tế bào thuộc lá nuôi. Các tế bào này lớn lên từ các thành mạch máu của người mẹ và thiết lập mối quan hệ với máu của người mẹ mà không pha trộn máu của người mẹ với máu của bào thai (tuần hoàn máu của bào thai đọc lập với tuần hoàn máu của người mẹ). Các tế bào này lớn lên trong các mạch máu nhưng không tạo ra mối liên hệ về mạch nào giữa các mạch máu. Nhưng trong nnhau thai, dòng máu của bào thai lại gần với dòng máu của người mẹ.

Dọc theo cuốn sách này, chúng ta đã theo dõi quá trình tăng trọng lượng của bào thai. Nhau thai cũng phát triển nhanh đáng kinh ngạc. Sau 10 tuần thai nghén, nhau thai nặng khoảng 20g. Mười tuần sau đó, ở tuần thai nghén thứ 20, nó đã nặng gần 170 g. Trong 10 tuần tiếp theo, nó đã tăng đến 430g. Khi hoàn chỉnh (khoảng 40 tuần), nó có thể nặng tới gần 650g.

Các mạch máu của bào thai và nhau thai đang phát triển sớm bắt đầu liên hệ với nhau vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3. Khoảng tuần thai nghén thứ 3, phần nhô ra (lông tơ) từ nhau thai trở nhên dính chặt với tầng dưới tử cung. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai. Khoảng trống xung quanh nó bắt đầu thông với các mạch máu của người mẹ. Các lông tơ này hấp thụ các chất dinh dưỡng và ô-xy từ máu của người mẹ, cahcs chất này được vận chuyển đến bào thai qua các mạch máu ở dây rốn. Các chất thải từ bào thai được chuyển qua các động mạch dây rốn tới các khoảng trống từ đó chuyển sang máu của người mẹ. Bằng cách này, bào thai sẽ loại bỏ được các chất thải.

Nhau thai làm nhiệm vụ gì? Nhau thai làm nhiệ vụ vận chuyển ô-xy tới bào thai và các-bon-níc từ bào thai đi. Nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và bài tiết các chất thải từ bào thai. Ngoài những chức năng này, nhau thai có vai trò hoóc môn quan trọng. Nó sản sinh ra các kích thích tố sinh dục màng đệm (đề cập ở tuần thứ 5).

Trong vòng 10 ngày sau khi thụ thai, hoóc môn này xuất hiện trong máu của người mẹ với một hàm lượng có thể đo được. Bằng cách kiểm tra hoóc môn sinh dục màng đệm sẽ xác định được một phụ nữ có thai hay không. Nhau thai cũng bắt đầu sản xuất ra các hoóc môn sinh dục nam và nữ vào tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ.

Nhau thai có hình dạng như thế nào? Khi hoàn chỉnh, một nhau thai thường phẳng và nhẵn, trông gần giống như một cái bánh hình tròn hoặc hình ô-van. Nó có đường kính khoảng 15-20 cm, chỗ dày nhất là khoảng 2-3 cm.

Trung bình, trọng lượng của nhau thai là từ 500 đến 650g.

Các nhau thai có kích thước và hình dạng rất khác nhau. Khi người mẹ bị nhiễm bệnh giang mai hoặc đứa trẻ bị mắc bệnh nguyên hồng cầu (còn gọi là cảm ững Rh) thì nhau thai sẽ to quá mức bình thường. Nhiều trường hợp không tìm ra được nguyên nhân dẫn tới nhau thai có kích thước thước to bất thường. Ở các trường hợp mang thai bình thường, nhau thai thường nhỏ nhưng cũng có khi sự khống chế sinh trưởng bên trong tử cung cũng khiến nhau thai có kích thước nhỏ.

Phần nhau thai dính với thành tử cung rắn chắc và xốp trong khi phần dính gần nhất với bào thai trong bọc ối lại nhẵn. Nó được bao bọc bởi màng ối và màng đệm. Nhau thai có màu đỏ hoặc hơi nâu đỏ. Gần đến kỳ sinh nở, nhau thai có thể có có những mảng màu trắng, đó là những phần tích canxi.

Những trường hợp mang thai sinh đôi, sinh ba thường có nhiều hơn 1 nhau thai hoặc cosmootj nhau thai nhưng nhiêu dây rốn sinh ra từ nó. Thường ở thai sinh đôi so 2 bọc ối với 2 dây rốn chạy đến các bào thai từ một nhau thai.

Dây rốn, bộ phận nối nhau thai đến bào thai chứa 2 động mạch và 2 tĩnh mạch dây rốn giúp vận chuyển máu đến và đi từ bào thai. Dây rốn dài khoảng 55cm và thường có màu trắng.

Một phụ nữ có vấn đề về nhau thai trong thời kỳ mang thai. Các vấn đề đó có thể là rách nhau (xem tuần 33), nhau thai ra trước khi sinh (xem tuần 35), hoặc vấn đề rất nghiêm trọng khác là hiện tượng sót nhau sau khi sinh.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bào thai.

Đối mặt với bệnh hen ở phụ nữ mang thai.

Hen là loại bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là sự nhạy cảm ngày càng tăng với các kích thích của phế quản và khí quản. Biểu hiện của bệnh là khó thở, nhịp thỏ ngắn và gấp, ho và thở khò khè (tiếng ồn gần giống tiếng huýt gió hoặc tiếng xì xì tạo ra khi luồng khí chuyển động qua một đường dẫn hẹp).

Bệnh hen phát sinh và khỏi kèm theo các triệu chứng cấp tính ngầy càng xấu đi xuất hiện rải rác giữa các giai đoạn không bộc lộ triệu chứng. Khoảng 2% dân số Mỹ và Canada mắc chứng bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh cũng tương tự ở các nước khác trên thế giới.

Bệnh hen có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng co khoảng 50% trường hợp hen xảy ra ở độ tuổi dưới 10, 33% ở độ tuổi khoảng 40. Việc mang thai không khiến các triệu chứng hen khó đoán hoặc dai dẳng hơn. Một số phụ nữ mang thai, một số khác lại thấy các các triệu chứng này khi mang thai và không mang thai đều như nhau.

Số ít phụ nữ phát hiện hen trầm trọng hơn khi mang thai.

Bệnh hen trong thời gian mang thai. Bệnh hen có thể nghiêm trọng không kiểm soát nổi khi mang thai. Nó cũng là một trong những nhân tố dẫn đến cao huyết áp ở phụ nữ mang thai gây ra đẻ non, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh hoặc thai nhi nhở hơn bình thường. Các phương pháp điều trị hen đang được áp dụng hiện nay được xem là an toàn. Nghiên cứu cho thấy sử dụng lọ thuốc ngửi mũi gây ảnh hưởng đến bào thai hơn vì nó ít tác động tới máu của người mẹ hơn,

Điều trị bệnh hen.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh hen khi mang thai vẫn sinh đẻ an toàn. Nếu trước đó, khi chưa mang thai, phụ nữ bị hen nặng thi cũng dẽ mắc hen nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai.

Trong suốt thời gian mang thai, hàm lượng tiêu thụ ô-xy tăng khoảng 25%. Đó là lý do vì sao việc điều trị hen trong thời kỳ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng – nó sẽ giúp cung cấp đủ ô-xy cho bào thai sinh trưởng và phát triển. Kế hoạch điều trị hen bạn đã áp dụng trước khi mang thai có thể tiếp tục phât huy tác dụng. Kế hoạch này bao gồm các phương pháp điều trị hen trước và trong thời kỳ mang thai.

Các phương pháp điều trị hen như thuốc giãn phế quản terbualine và các loại thuốc xte-roi như hydrocortisone và methyprednisolone đều có thể sử dụng trong thời gian mang thai. Aminophyline (thuốc làm giãn cơ trơn và kích thích hô hấp) hoặc thuốc giãn phế quản theophyline cũng có thể được sử dụng để điều trị. Một số thuốc khác như metaproterenol và albuterol cũng được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị hen nặng, bác sĩ sắc tố kê cho bạn loại thuốc xịt (ngửi) chống viêm đường hô hấp như Natri cromolyn hoặc các lại thuốc ngửi mũi như beclomethasone. Hãy trao đổi tình trạng bệnh với bác sĩ của bạn trong những lần khám thai.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn có thể phân vân không biết mình nên ăn gì, và không nên ăn gì trong giai đoạn mang thai này. Nhìn vao biểu đồ dưới đây, rất có thể bạn sẽ có được câu trả lời:

Tôi nên ăn loại thức ăn nào?

Các loại nên ăn

Các loại rau quả, trái cây có màu xanh thẫm hoặc vàng đậm.

Các loại rau quả, trái cây chứa vitamin C ( cà chua, giống cam quýt.)

Các loại rau quả, trái cây khác.

Bánh mì và ngũ cốc nguyên chất.

Các sản phẩm từ sữa trong đó có sữa.

Các nguồn cung cấp protêin (thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, cá).

Đậu, lạc và các loại hạt khô.

Số lần/ bữa ăn trên một ngày

1

2

2

4

4

2

2

Các loại nên hạn chế ăn

Cà phê in: 200g

Chất béo: hạn chế hàm lượng ăn vào.

Đường: hạn chế hàm lượng ăn vào.

Thức ăn nên tránh

Bất cứ thứ gì chứa cồn.

Gia vị thức ăn (nếu có thể).

Những điều bạn nên biết thêm.

Các bước xét nghiệm phụ.

Tuần thai nghén thứ 28 là thời điểm các bác sĩ bắt đầu tiến hành xét nghiệm hoặc làm lại một số xét nghiệm máu nhất định, trong đó, có thể bao gồm cả xét nghiêm hàm lượng glu-cô trong máu để chẩn đoán tiểu đường.

Vào giai đoạng này của thai kỳ, nếu bạn bị thiếu yếu tố Rh, có thể bạn phải tiêm RhGAM. Việc tiêm RhGAM sẽ giúp bạn tránh bị cảm ứng Rh trong trường hợp máu bạn bị pha trộn với máu của thai nhi. RhGAM sẽ bảo vệ bạn chống lại tình trạng cảm ứng cho tới lúc bạn sinh con.

Bào thai nằm ở tư thế nào?

Thông thường, giai đoạn này là lúc bạn phải đến bác sĩ để kiểm tra xem thai nhi đang nằm ở tư thế nào. Liệu đầu thai sẽ ra trước? Hay mông sẽ ra trước (đẻ ngược)? Thai nhi có bị nằm nghiêng hay không?

Lúc này, thật khó, nếu không muốn nói là không thể chỉ nhìn hoặc sờ bên ngoài bụng bà mẹ mà đoán biết được thai nhi đang nằm ở tư thế nào. Liệu đầu, mông hay bàn chân nó sẽ ra trước nhỉ? Tư thế nằm của thai nhi thay đổi qua từng giai đoạn của thai kỳ.

Cũng sẽ không gây đau nếu thò tay vào ổ bụng bà mẹ để kiểm tra xem đầu và các bộ phận khác của thai nhi nằm ở đâu. Trong 3 đến tuần tiếp theo đó, đầu thai nhi sẽ cứng hơn khi đó sẽ dễ dàng hơn cho bác sĩ xác định tư thế của bào thai.

Liệu sinh đẻ tại nhà có an toàn không?

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiêu phụ nữ muốn sinh đẻ tại nhà, một phần là do phụ nữ càm thấy sinh đẻ tại nhà “tự nhiên hơn”. Một nhân tố khác dẫn tới quyết định sinh con tại nhà có thể là do chi phí đỡ đẻ và hộ ính tại bệnh viện và các trung tâm phụ sản cao, nhất là khi bạn không được bảo hiểm y tế đầy đủ. Thực tế bạn có thể đã nghe được kinh nghiệm từ những người bạn hoặc người quen rằng họ đã sinh đẻ tại nhà và mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng liệu có thực sự an toàn?

Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào của bác sĩ, câu trử lời nhận được cho câu hỏi này dứt khoát là “không”. Nghiên cứu cho thấy sinh đẻ tại nhà vô cùng mạo hiểm. Một số cuộc nghiên cứu đã kết luận, trẻ sơ sinh được sinh đẻ tại nhà có nguy cơ tử vong hoặc mắc vô số các biến chứng nguy hiểm cao gâp đôi. Sinh đẻ tại nhà cũnggây nhiều nguy hiểm tới bà mẹ. Nếu sinh con tại nhà, phụ nữ sinh đẻ lần đầu có nguy cơ mắc các biến chứng trầm trọng sau khi sinh cao gấp 3 lần bình thương. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng khác cũng tăng nếu phụ nữ bị tiểu đường thai nghén, cao huyết áp, hoặc mang thai sinh đôi hoặc nhiều hơn.

Trường đào tạo về sản khoa và phụ khoa Mỹ đã khẳng đinh chắc chắn rằng sinh đẻ tại nhà gây nguy hiểm cho cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều mà chúng ta không thể chối cãi. Mặc dù không thể khuyên các bạn nên sinh đẻ tại nhà, nhưng bạn cũng có thể xét đến một số cách sinh đẻ tự nhiên. Hãy trao đổi điều này với bác sĩ của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn phải làm gì để có thể sinh đẻ một cách tự nhiên nhất mà vẫn đảm bảo an toàn như khi sinh con tại bệnh viện hay các trung tâm phụ sản được trang bị cơ sở vật chất tốt.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
toi muon bo co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
adidaphat,toi mong la ban chi dua thoi,con ban tam nay da hieu het duoc roi day,ban vui ,ban buon,ban nghi gi con ban cung deu biet het qua tam giao voi me,neu chang may bi sinh non luc nay be da hoan toan co the song khoe manh,ban lo long nao muon tu huy hoai di giot mau cua ban sao???Nhu the la ...giet nguoi day ban ah,neu nhu ban k co dieu kien nuoi hay bat ki li do gi cung dung lam nhu the....hay co gang sinh be ra di,neu k nuoi duoc hay k muon nuoi hay mang be cho vao chua hay cho ai do....ban dung nen tao nghiep chuong cho ban than minh ban nhe!!!!
toi ko hieu ban sn gi ma co y dinh bo di khi dua be da 28tuan tuoi,neu ko muon de thi ngay tu dau khi moi pat hien minh co thai luc do moi chi la cuc mau ban bo thi ko noi lam gi,dang nay be da sap chao doi,dung that qua nhan tam,toi cung la pn va dang mang bau tuan 28,toi ko the chap nhan 1nguoi pn nhu ban,
28 tuần rồi, sắp sinh làm sao bỏ được, rất nguy hiểm và tội nghiệp nữa. Bạn có nhẫn tâm quá không vậy
tôi mang thai ở tuần thứ 28, không hiểu sao dạo này tôi cứ thấy mình bị đau ở đỉnh bụng và thốc ra phía sau lưng. xin hãy giúp tôi với như vậy co nguy hiểm cho thai nhi không vậy?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Một số nguyên nhân đau bụng khi mang thai, bạn tham khảo topic này xem thế nào nè: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=327713&Pk_iCatId=7
tôi mang thai ơ tuân 28, hay bi đau bung đi ngoài.,xin cho hoi có anh hương gi không a?xin cam ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Em đi siêu âm được 28 tuần bác sỹ bảo con Trai Em chưa thấy phát triển tinh hoàn, bác sỹ bảo là hơi muộn. và khuyên nên đi bộ nhiều trong 2 tuần kế tiếp và sau 3 tuần đi kiểm tra lại. Liệu việc chưa phát triển tinh hoàn đến thời điểm này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé sau này không? Xin bác sỹ cho Em lời khuyên và chế độ dinh dưỡng phù hợp
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Xin trả lời giúp tôi
toi dang bi ri oi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
em mang thai duoc 28 tuan moi thu deu binh thuong nhung chân và vùng mông em hay đau nhức cảm giác rất đau đi lại ngồi xuống khó khăn có bị ảnh hưởng gì không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
ban cu binh thuong di ha.cung k co chuyen j dau ban dung suy nghj nhju.chi la dang gian xuong chau de ban co the sinh no de dang hon thoi.
E mag thaj 28 tuan hay bj dau bung duoj. Ljeu co sao k a. Gjup e voj
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Em mang thaj tuan 28 nhung hay ra khj hu muj hoj co bj lam sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
E dk 28tuan ma thai nhi dk 1100gam z co be k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E muon hoi thai em duoc 28tuan sao e hay dau bung va dau chan o duoi vay co sao kg e kham bs tra loi la e kg sao nhung e thay cang ngay no cang dau nhieu vay co anh huong ji cho con em kg xin cho e bit y kien
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý