Thực phẩm chống sảy thai tốt nhất cho bà bầu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm chống sảy thai tốt nhất cho bà bầu

19/04/2015 01:27 PM
1,722

Những món ăn dược thiện dưới đây mang đậm tính tự nhiên, dễ dùng, an toàn và có hiệu quả cao trong giữ lại thai cho các sản phụ thường xuyên bị sẩy thai. Dưới đây là các thực phẩm chống sảy thai cho bà bầu.


Ăn gì để không sẩy thai

Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai và cũng có nhiều cách can thiệp của y học để điều trị. Ở đây chỉ xin đề cập đến những trường hợp bị sẩy thai tự nhiên liên tục từ ba lần trở lên và được gọi là sẩy thai thường xuyên (ba lần liên tiếp trước tuần thứ 20 hoặc cân nặng của thai chưa tới 1/2 kg). Với trường hợp này, can thiệp sớm bằng những bài thuốc của y học cổ truyền sẽ giúp sản phụ giảm được nguy cơ xấu cho thai và xác suất giữ lại thai thành công sẽ rất lớn. Xin giới thiệu đến các chị em một số món ăn dược thiện đã được ghi nhận hiệu quả trong quá trình điều trị, phòng ngừa sẩy thai. Tuỳ hoàn cảnh và khẩu vị từng người, các chị em có thể lựa chọn cho riêng mình những món thích hợp nhất.

Ăn gì để không sẩy thai - 1

– Canh hạt sen: hạt sen 60g, tô cảnh 10g, trần bì 6g. Hạt sen bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi, đổ nước đun chín sơ rồi cho tô cảnh, trần bì vào, đun tiếp đến khi hạt sen chín kỹ. Ăn mỗi ngày từ 1 – 2 lần, trong suốt thời kỳ mang thai ba tháng đầu.

– Canh trứng gà ngải cứu: lá ngải cứu 50g, trứng gà hai quả, đường trắng một ít. Cho lượng nước vừa đủ ăn vào lá ngải để nấu canh. Sau đó đập hai quả trứng gà bỏ vào đun chín, cho tiếp đường trắng vào khuấy tan. Hàng ngày uống trước khi đi ngủ. Uống suốt thời kỳ mang thai ở ba tháng đầu.

– Canh gà mái, cá mực: gà mái một con 500 – 700g, cá mực một con vừa, gạo nếp 90 – 150g. Làm thịt gà rửa sạch, cùng cá mực cho vào hầm nhừ. Lấy nước canh đặc rồi cho gạo nếp vào nấu nhừ. Ăn thường xuyên với lượng không hạn chế, cho đến khi quá thời gian thường sẩy thai thì ngừng ăn.

– Cháo đẳng sâm: đẳng sâm 5 – 10g, đỗ trọng 6 – 12g, gạo nếp 100g. Cho đẳng sâm và đỗ trọng vào túi vải buộc miệng, cho vào nồi cùng gạo nếp nấu nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần, ăn trong thời kỳ mang thai ở ba tháng đầu.

– Cháo gạo nếp hạt sen: gạo nếp 150g, hạt sen 250g. Hạt sen ngâm bóc bỏ vỏ, bỏ tim, cho vào nồi, nấu chín, đánh nhuyễn, cho nếp đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia làm ba lần để ăn trong ngày, dùng liên tục trong năm ngày.

– Gà tần cá ngựa: gà trống 1kg, cá ngựa hai con, nấm hương, muối, rượu trắng, hành, gừng tươi mỗi thứ một ít. Gà rửa sạch, chặt miếng, cá ngựa rửa sạch bằng nước ấm, cho tất cả vào nồi cùng với nấm và gia vị, nấu nhừ, chia ăn vài lần trong ngày.

– Dùng nước vỏ bắp: lấy một lượng vỏ bắp vừa đủ. Hàng ngày sắc lấy nước uống liên tục cho tới cận số ngày sẩy thai lần trước thì tăng lượng vỏ bắp lên gấp đôi và cứ như vậy uống tới khi đẻ mới thôi.

Giai đoạn đầu của thai kỳ nếu phát hiện chứng đau bụng dưới, mỏi lưng kèm theo âm đạo chảy một ít máu, là tình trạng sẩy thai được báo trước. Sẩy thai được báo trước thông thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ. Những thai phụ có nguy cơ này nên tránh dùng những thức ăn có tính nóng. Nên ăn những thức ăn thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu như thịt, cá tươi, trứng, rau và trái cây tươi. Tránh ăn thức ăn có chất cay, kích thích hoặc gây lạnh. Đặc biệt lưu ý tránh một số vị thuốc như: xuyên khung, đương quy, đan sâm, đào nhân, hồng hoa, tam lăng, nga truật… dễ làm tổn thương thai nhi.



Điểm mặt thực phẩm dễ gây sảy thai


Khi bầu bí mẹ bầu phải luôn thận trọng với những thực phẩm mà mình ăn uống hằng ngày. Sau đây là một vài thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ bầu cần chú ý và tránh sử dụng.

1. Cua

Cua không những là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung nguồn canxi dồi dào cho cơ thể giúp xương và răng chắc khỏe mà còn rất được nhiều mẹ bầu ưa thích khi chuẩn bị bước vào những ngày nắng nóng của mùa hè. 

Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý dù có "bồ kết" cua đến mấy cũng nên hạn chế tối đa ăn cua trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhé. Bởi vì ăn cua dễ làm cho tử cung thu co, gây chảy máu âm đạo, thậm chí gây ra sảy thai ở mẹ bầu đấy.

Ngoài ra, hàm lượng cholestrerol trong cua cũng rất cao, mẹ nào mắc chứng huyết áp cao, tiền sản giật khi bầu bí thì không nên ăn cua nhé.

2. Ba ba

Mẹ bầu đã biết về những nguy hại nếu ăn ba ba khi đang mang thai chưa? Mặc dù ba ba có tác dụng bổ thận, nhưng ba ba lại có vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, vì vậy có nguy hại nhất định cho mẹ bầu khi mang thai, đặc biệt khả năng gây sảy thai của chân ba ba mạnh hơn nhiều so với thịt ba ba đấy.

3. Dứa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

Điểm mặt thực phẩm dễ gây sảy thai - 1

3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu không nên ăn dứa. (Hình minh họa)

4. Hạt Ý dĩ ( bo bo)

Hạt ý dĩ hàm chứa rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều hạt ý dĩ có thể bổ sung kịp thời thể lực bị tiêu hao do nhiệt độ cao trong những ngày nắng nóng và có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đối với phụ nữ, uống một lượng ý dĩ thích hợp sẽ giúp cho làn da sáng bóng, trơn mượt, giảm nếp nhăn, tẩy trừ tàn nhang, vết sạm.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, ăn hạt ý dĩ lại chưa hẳn đã tốt. Hạt ý dĩ có thể gây kích thích cơ tử cung nhẹ nhàng và tạo các co tử cung. Nếu các mẹ ăn nhiều hạt ý dĩ trong quá trình mang thai rất có thể sẽ có nguy cơ gây ra sảy thai.

5. Rau sam

Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ chăm, dễ kiếm, vừa là thảo dược lại vừa là thực phẩm chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sẩy thai.

6. Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

7. Đồ uống có chứa caffeine

Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) sẽ có nguy cơ bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.

8. Quả nhãn

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

Điểm mặt thực phẩm dễ gây sảy thai - 2

Nhãn gây nóng trong không tốt cho mẹ bầu. (Hình minh họa)

9. Sữa chưa tiệt trùng

Sữa chưa tiệt trùng tức là sữa tươi, chưa qua nhà máy xử lý. Tuy ngoài thị trường không bày bán nhiều nhưng không phải là không có. Trong sữa chưa qua xử lý này có chứa vi khuẩn listeria có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai cho mẹ bầu. 

10. Đu đủ xanh

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.

Tuy nhiên, đu đủ thật chín lại rất tốt cho mẹ bầu. Chính vì vậy, đừng đánh đồng đu đủ xanh với đu đủ chín mà kiêng cả hai các mẹ nhé.

11. Nha đam

Nha đam được ví như một loại "thần dược" với sắc đẹp phụ nữ, có thể giúp chị em chăm sóc mọi loại da, chống nếp nhăn và giúp giảm cân.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên uống nước ép nha đam, bởi nếu uống sẽ dẫn đến xuất huyết vùng chậu, thậm chí còn gây ra sẩy thai.

12. Lúa mạch

Lúa mạch là một loại ngũ cốc thường được chế biến thành nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên lúa mạch có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung và do đó có khả năng gây sẩy thai cho mẹ bầu.

13. Gan động vật

Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho mẹ bầu vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.

14. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Điều quan trọng là để tránh vitamin A trong thời kỳ mang thai bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu, thiệt hại cho phôi thai. Thực phẩm có chứa lượng lớn vitamin A (như gan...) thai phụ nên hạn chế ăn nhé.

15. Thịt chế biến sẵn

Loại thịt chế biến sẵn bao gồm xúc xích, pate, thực phẩm nhồi thịt,… là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.

Nếu mẹ bầu nào thèm loại thực phẩm này thì cũng có thể ăn với một lượng nhỏ, các mẹ cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất nhé.

Điểm mặt thực phẩm dễ gây sảy thai - 3
Mẹ bầu không nên ăn đồ còn sống hay chưa chín kỹ. (Hình minh họa)

16. Thịt tái hoặc nấu chưa chín

Ký sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín, và có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu mẹ bầu ở trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Các mẹ nên chú ý nấu chín thịt và các món ăn cũng chế biến kỹ để tiêu diệt bất kỳ loại ký sinh trùng nào ẩn náu nhé.

17. Trứng tái, sống

Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến mẹ bầu và thai nhi gặp rắc rối. Salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.

Để được an toàn nhất, các mẹ nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise… Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

18. Phomat

Phomat là thực phẩm thực sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kỳ bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa một số loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Các mẹ chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng thôi nhé
 

Điểm mặt' thói quen dễ gây sảy thai

Đối với nhiều phụ nữ “có thai đã khó, giữ thai lại càng khó hơn”.

Quả thật trong suốt quá trình thai kỳ bên cạnh nhiều lý do gây sảy thai do tử cung của mẹ không bình thường, do vấn đề nhiễm sắc thể... thì một số thói quen, sinh hoạt hàng ngày nếu được chú ý cũng làm tăng nguy cơ gây sảy thai.

1. Sử dụng thuốc

Trong quá trình mang thai nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc. Nguyên nhân là do trong thành phần một số thuốc có những dược liệu có liên quan làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Khi biết mình có thai, trong trường hợp bạn đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để bác sĩ có thể xem xét và điều chỉnh, hay thế những thuốc có thể gây tác động xấu lên thai nhi. Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viêm bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khoẻ cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.

2. Thói quen ăn thực phẩm sống

Nếu thịt, cá chưa được làm chín (như phở bò tái, gỏi cá, món sushi...) thì cũng không nên ăn cho dù đó là món ăn khoái khẩu của bạn trước đây vì các loại thực phẩm chưa được làm chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli, listeria, campylobactor, salmonella gây nguy cơ sảy thai, sinh non, thai lưu. Cần đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm đã được nấu chín, chế biến kỹ để loại trừ các vi khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra sữa tươi nếu chưa được qua khâu tiệt trùng thì không nên uống vì có thể trong sữa có chứa khuẩn listeria có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

'Điểm mặt' thói quen dễ gây sảy thai - 1
Hãy nói không với thuốc lá, đặc biệt là khi đang mang thai. (ảnh minh họa)

3. Hút thuốc, sử dụng rượu, bia

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên quan giữa hút thuốc, sử dụng rượu bia khi mang thai dẫn đến nguy cơ sẩy thai, sinh non, bé nhẹ cân.... Trong quá trình mang thai, tuyệt đối không nên hút thuốc (ngay cả trường hợp hút thuốc thụ động cũng có hại cho thai nhi), không nên uống quá nhiều rượu bia, cà phê. Bạn nên nhớ rằng tất cả những gì bạn ăn, uống đều đi qua nhau thai đến bào thai, con bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng nên hãy suy nghĩ kỹ để chọn cho bản thân những thức uống, thực phẩm tốt cho em bé trong bụng.

4. Xoa bụng khi mang thai

Với nhiều bà mẹ, xoa bụng như một hành động giao tiếp, thể hiện tình cảm trìu mến với con nên lúc nào cũng xoa, còn nhiều bà mẹ thì lo ngại quá trình rạn da khi mang thai nên sử dụng các loại kem dưỡng da xoa, massage kỹ để kem thấm sâu hơn, bảo vệ da hiệu quả hơn mà không biết rằng điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung bị co lại. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể xoa bụng, bạn có thể xoa bụng nhưng nên lưu ý rằng xoa nhẹ, không xiết mạnh, không nên xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây đã từng bị động thai, sảy thai... thì không nên xoa, vỗ bụng.

5.  Vận động thể lực mạnh

Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng đi bộ nhiều sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn nhưng thực tế là nếu đi bộ quá nhiều thì có thể gây áp lực cho vùng chậu và bụng, có thể gây sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở. Do đó bạn có thể bắt đầu tập luyện nhưng tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không quá gắng sức. Nếu đã quen dần thì có thể tăng dần dần cường độ. Không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

6. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là hoàn toàn có thể, nó chỉ trở thành nguy cơ cao gây sảy thai đối với một số phụ nữ từng bị sảy thai, động thai trước đây thì không nên quan hệ để tránh các cơn co thắt tử cung, va chạm vùng bụng trong 3 tháng đầu mang thai để thai nhi ổn định. Sau đó bạn có thể gặp bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn chi tiết hơn cho những tháng về sau có thể quan hệ được hay không. Còn đối với những phụ nữ có sức khoẻ bình thường thì có thể quan hệ, tuy nhiên động tác phải nhẹ nhàng, khi có bất cứ biểu hiện nào khác thì phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ.



Tham khảo thêm bốn chiêu thần kỳ chữa sẩy thai quen dạ

Đúng là cuộc sống hiện đại, để đón một đứa con chào đời thật không dễ dàng gì. Ngày xưa, các cụ cứ đẻ sòn sòn mấy đứa liền mà chẳng có hề hấn gì, vậy mà bây giờ, không hiểu do môi trường hiện đại, ô nhiễm, khói bụi hay do thực phẩm hóa chất tẩm độc mà càng có nhiều người khó có con, hoặc có lại bị sảy thai.

Vợ chồng mình lập gia đình cũng vào lứa tuổi mà người ta bảo đẹp nhất, thuận lợi nhất để sinh nở. Khi ấy mình tròn 24 tuổi, còn anh xã nhà mình thì 28 tuổi. Cuộc sống không gọi là giàu có nhưng cũng có thể coi là đầy đủ, khi vợ chồng mình không phải lo lắng nhiều về kinh tế. Bố mẹ hai bên nội ngoại đều ủng hộ hết lòng, hỗ trợ tận tình để hai đứa yên tâm mà sinh ngay cho các cụ một đứa cháu. Mọi thứ đều mỉm cười với vợ chồng mình. Tuy nhiên chỉ có điều làm mình phiền lòng, đấy là 6 tháng, rồi 1 năm mình ‘”thả cửa” tự do, thế mà vẫn “bặt vô âm tím”. Đến năm thứ 2, vợ chồng mình mới đậu thai.

Mình cố gắng tẩm bổ rất nhiều, ăn uống đủ chất, kiêng khem rất kỹ vì nghĩ rằng vốn đã khó khăn về đường con cái nên càng phải cẩn thận hơn các mẹ bầu khác. Thế nhưng đúng là cuộc đời sao biết được chữ ngờ. Trong một lần đi làm, mình bị động thai, ra máu ở âm đạo, bụng đau quặn. Mình sợ quá tức tốc đến bệnh viện khám. Sau khi siêu âm xong, bác sỹ  bảo mình bị sảy thai. Nghe tin đó, mình thực sự không đứng vững bởi mình đang rất mong chờ đứa con này chào đời và đó là niềm hy vọng của hai vợ chồng và cả đại gia đình đã từ lâu. Tinh thần mình hoảng loạn lắm, cố trấn tĩnh để không bị suy sụp.

4 chiêu 'thần kì' chữa sảy thai quen dạ


Sau sự cố đó, trớ trêu thay tất cả những lần có bầu sau đều không giữ được, mình bị sẩy thai tới 3 lần, có lần chỉ 5 tuần, có lần 3 tháng là sảy. Hai vợ chồng đã đi khám được bác sỹ chuẩn đoán là sảy thai quen dạ do vấn đề về nội tiết tố kém. Mặc dù mình rất giữ gìn, không lao động nặng, uống thuốc giữ thai để tăng cường nội tiết đã thực hiện theo chỉ dẫn của bác sỹ nhưng đến lần mang thai thứ 3 cũng chỉ được 3 tháng lại ra máu và 1 tuần sau thì bị sảy.

Đôi lúc mình cảm thấy mệt mỏi và gần như tuyệt vọng. Chồng mình là con trai một nên bắt buộc mình phải có em bé. Mình cũng đau lòng, buồn tủi và khóc suốt vì mong con lắm. Thời gian đó, trong nhà mình, không khí rất nặng nề, lòng mình lúc nào cũng nặng trĩu còn chồng mất ăn mất ngủ.

Lo sợ nếu cứ đà này thì cuộc sống gia đình lâm vào bế tắc, chồng mình đã sắp xếp một chuyến đi chơi xa ở nhà anh Kiên - bạn thân thời địa học của ông xã nhà dưới Tam Đảo, Vĩnh Phúc để tạo tâm lý thoải mái, cân bằng cho mình. Về đó chơi, vợ chồng mình như "chết đuối vớ được cọc" khi không những lấy lại tinh thần mà còn được anh mách nước cho những bài thuốc quý, gia truyền lâu đời ở quê hương anh chữa chứng sảy thai quen dạ bằng cuống bí đỏ, ăn ngải cứu, hạt sen... Anh hướng dẫn vợ chồng mình rất tận tình và còn bảo mình yên tâm vì rất nhiều trường hợp ở quê anh đều chữa khỏi.

Mình run run cảm động ghi nhớ tất cả cách hay anh bày rồi về nhà thực hiện ngay từ khi biết tin đậu thai. Không uổng công, 1 năm sau, cô công chúa nhỏ của gia đình cũng chào đời trong niềm vui, giọt nước mắt hạnh phúc. Đến bây giờ Họa My nhà mình đã tròn hai tuổi rồi. Thầm cảm ơn anh Kiên, mình thường chia sẻ bài thuốc đó với những chị em bị sảy thai quen dạ.

4 chiêu 'thần kì' chữa sảy thai quen dạ
1.     Ngải cứu – trứng gà

* Chuẩn bị: Lá ngải cứu 12g + 2 quả trứng gà

* Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu cho vào nồi đất để lửa to cho sôi sau đó đun nhỏ lửa, khi trứng chin bóc bỏ vỏ trứng để ăn. Sau khi có thai trong tháng thứ nhất, cứ 10 ngày, mẹ bầu ăn một lần. Từ tháng thứ 4 trở đi, cứ mỗi tháng ăn một lần cho đến khi sinh.

2.     Cuống bí đỏ

* Chuẩn bị: Cuống bí đỏ mua ngoài chợ

* Thực hiện: Cuống quả bí đỏ đem hơ nóng rồi nghiền thành bột. Từ 2 tháng trở đi mỗi tháng uống 1 lần, mỗi lần uống lượng bột tương đương với 1 cuống, có thể uống với nước cơm.
3.     Cháo hạt sen + rễ cây gai

* Chuẩn bị: Hạt sen 30g + gạo nếp 30g + rễ cây gai 30g (loại cây gai trồng để lấy sợi)

* Thực hiện: Hạt sen đã bỏ tâm, gạo nếp, rễ cây gai đem vo rửa sạch nấu thành cháo để ăn, trong thời gian mang thai mỗi tháng ăn một lần.

4 chiêu 'thần kì' chữa sảy thai quen dạ - 3
Cháo hạt sen + rễ cây gai an thai cực tốt. (ảnh minh họa)

4.     Cháo đẳng sâm – đỗ trọng

* Chuẩn bị: Đẳng sâm 30g + đỗ trọng 30g + gạo nếp 100g. (Đẳng sâm, đỗ trọng có thể mua ở các cửa hàng thốc Đông y)

* Thực hiện: Đem đẳng sâm, đỗ trọng gói trong túi vải xô sạch. Sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải và gạo nếp đã vo sạch nấu chín nhừ thành cháo ăn trong ngày.

4 món ăn đơn giản từ cuống bí đỏ, hạt sen, ngải cứu, cây gai có tác dụng an thai, chữa sảy thai quen dạ. Mình ăn uống đều đặn, đặc biệt là uống nước cuống bí đỏ thì thấy hiệu quả bất ngờ. Các mẹ bầu bị sảy thai quen dạ như mình ngày trước hãy thử tham khảo nhé!


Sau khi bị sẩy thai nên làm gì
Dấu hiệu sảy thai tự nhiên
Dinh dưỡng sau khi bị sảy thai
Phụ nữ sau khi sảy thai nên kiêng gì
Các trường hợp sảy thai


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý