Thực phẩm chống say nắng trong mùa hè

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm chống say nắng trong mùa hè

19/04/2015 01:27 PM
132
Dưới đây xin giới thiệu những món ăn mà có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị say nắng hiệu quả.


Thực phẩm giúp chống say nắng ngày hè

Xoài xanh

Xoài được coi là ‘thuốc” phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. Cách làm là bạn có thể ăn xoài xanh hoặc cho vào món salad hay ngâm xoài xanh với chút muối và bột ớt, để khoảng 30 phút sau thì ăn sẽ chống say nắng rất hiệu nghiệm.

Sữa

Lần sau, nếu cơ thể bạn đổ mồ hôi, căng cơ, buồn nôn, đau đầu, sạm nắng thì hãy uống sữa hoặc ăn sữa chua. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ hỏa” và đẩy lùi say nắng.

Nước dừa

Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.

Mướp đắng

Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.

Thực phẩm giúp chống say nắng ngày hè - 1
Rất nhiều loại quả có công dụng chống say nắng ngày hè. (Ảnh minh họa)

Củ hành

Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh (sulphur) nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt mà có thể dẫn đến say nắng.

Nước chanh

Chanh là nước uống tuyệt vời của mùa hè. Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Bạn có thể loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả do nóng như thiêu. Uống nước chanh sẽ cải thiện tình trạng trên đáng kể. Ngoài ra nó còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.

Dưa hấu

Dưa hấu không chỉ giúp giải độc và làm dịu cơn khát, nó còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tiểu tiện. Do vậy, bạn nên tăng cường ăn dưa hấu vào mùa hè. Hơn nữa, dưa hấu có chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C… đều tốt cho chống say nắng.

Đậu xanh

Vào mùa hè, khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh (đỗ xanh linh nhừ cho đường). Điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng.

Dưa chuột

Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng, dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt và thúc đẩy tiểu tiện. Do vậy mà ăn dưa vào mùa hè được xem như lựa chọn hữu ích. Hơn nữa, dưa chuột thúc đẩy bài tiết nước và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể...

Bí ngô

Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta-carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Sau khi đi vào cơ thể, beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A- chất cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của các mô da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt.

Uống nhiều nước

Nước có vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức...

 

Say nắng, say nóng - Xử trí thế nào?


Đợt nắng nóng vừa qua ở miền Bắc và miền Trung, nắng nóng với nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ, trong đó một số nơi có nhiệt độ trên 40oC như Hà Nội, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An...

Ngày 17/5, một người dân ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bị tử vong do say nắng. Để giúp bạn đọc biết cách phòng tránh nguy cơ do nắng nóng, báo Sức khỏe&Đời sống xin giới thiệu bài viết sau đây:

Say nắng xảy ra do nhiễm nắng lâu

Say nắng thường xảy ra khi cơ thể bị phơi nhiễm quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Say nắng là một thể của say nóng, là bệnh do tăng thân nhiệt. Say nóng là một phản ứng viêm toàn thể khi thân nhiệt trên 40,6oC, làm biến đổi tri giác và sự rối loạn các chức năng s���ng. Say nóng thường xảy ra trong những đợt nắng nóng hoặc ở nơi có nhiệt độ cao như trong hầm lò, lò nung gạch, đám cháy... Đối tượng dễ bị say nóng là: người già, những người lao động, luyện tập với cường độ cao, ở ngoài trời nắng lâu. Sở dĩ người cao tuổi dễ bị say nắng do đã mắc nhiều bệnh, mất cơ chế điều hòa nhiệt độ hoặc đang sử dụng nhiều loại thuốc...

Người trẻ phải làm việc ngoài trời nắng như nông dân lao động nông nghiệp, người làm việc ở lò gạch, lò vôi, lò luyện thép. Người mắc các bệnh: tim mạch, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường, phụ nữ có thai, tiêu chảy mất nước, uống rượu, vẩy nến, chàm, bỏng, cường tuyến giáp... Những người đang dùng các loại thuốc: kháng cholinergiques, cocaine, amphetamines, phenothiazine...

Say nắng, say nóng - Xử trí thế nào? 1
Thao tác hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

Dấu hiệu say nắng, say nóng

Say nắng chỉ xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng. Một người bị say nắng thường có biểu hiện: sốt cao trên 39,8oC, lúc đầu thở sâu, mạch nhanh, sau đó là thở nông và mạch yếu, đồng tử giãn, lú lẫn, mê sảng, co giật, ngất. Say nắng thường thấy da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy.

Say nóng: da bệnh nhân bị lạnh và ẩm ướt (do gắng sức, da thường ẩm), tái mét, vã mồ hôi; miệng khô, yếu sức, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, bị chuột rút (vọp bẻ); mạch nhanh và yếu; loạn nhịp tim, hạ huyết áp; hội chứng suy hô hấp cấp ở người lớn; rối loạn thần kinh trung ương: động kinh và hôn mê; suy gan và thận, rối loạn đông máu...

Khi gặp một người say nóng, cần chú ý phân biệt với các bệnh: ngộ độc thuốc, hội chứng thần kinh ác tính của các thuốc hướng thần, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương...

Dấu hiệu trẻ em bị say nắng: trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ; cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt có thể lên đến 40-41oC; nhịp thở nhanh nông; mạch yếu, khó bắt hoặc không bắt được. Nếu trẻ say nắng nặng, trẻ có biểu hiện: cơn co giật, hôn mê.

Cấp cứu người say nắng, say nóng

Khi gặp một người bị say nắng hay say nóng, cần nhanh chóng thực hiện việc sơ cấp cứu như sau: làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách đưa ngay vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát, đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân lên cao. Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc...

Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho nạn nhân, nhất là ở cổ, nách, háng. Nếu nạn nhân bị ngừng tim (bắt mạch quay không thấy, sờ không thấy tim đập), cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt.

Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 90-100 lần/1 phút. Nếu chỉ có 1 người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Khi có 2 người cấp cứu thì 1 người thổi ngạt, 1 người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim nạn nhân đập trở lại và thở được. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện nếu nạn nhân không uống được nước, bị nôn liên tục, sốt tăng liên tục, đau ngực, khó thở, đau bụng, bất tỉnh.

Điều trị

Truyền dịch để bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân. Tiếp tục hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng các phương pháp: cho uống nước mát, đặt những bọc nước đá trên những vùng có mạch máu lớn, nông đi qua như ở cổ, hõm nách, hõm bẹn... Chú ý khi làm lạnh ngoài da có thể gây run lạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân ổn định có thể ngâm toàn thân hoặc từng phần cơ thể vào nước lạnh thường có hiệu quả tốt.

Nhưng lưu ý rằng: đối với những bệnh nhân ở trong tình trạng nặng thì không dùng phương pháp ngâm người vào nước lạnh. Ở cơ sở y tế có điều kiện thì sử dụng các kỹ thuật làm lạnh hiện đại như: kỹ thuật hạ thân nhiệt điều trị sau khi ngừng tim; dùng nước lạnh rửa dạ dày, rửa xoang phúc mạc, xoang phế mạc hay bàng quang. Có thể dùng dịch lạnh truyền tĩnh mạch, cathéter làm lạnh trong mạch máu... Nên nhớ rằng: không có một loại thuốc đặc hiệu nào làm giảm thân nhiệt trong say nóng và say nắng.        


3 điều cấm kỵ khi bị say nắng

Khi hè đến, thờitiết oi bức, cơ thể chúng ta phải tự điều tiết để thích nghi với điều kiện môitrường.

Thế nhưng khi sự thích ứng của cơ thể chưa đápứng kịp thời sẽ khiến cơ thể bị say nắng. Khi bị say nắng cơ thể thường xuấthiện các triệu chứng sốt, vã mồ hôi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nếu bịnặng có thể ngất xỉu.

Dưới đây là những điều cấm kỵ saukhi bị say nắng.

1.Uống quá nhiều nước

Những người bị cảm nắng nên dùngphương pháp uống ít nước và chia làm nhiều lần. Mỗi lần chỉ nên uống không quá300ml nước.

Tuyệt đối không nên uống nước quánhiều bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, làm loãng dịch dạdày và khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

Theo đó, nước và muối trong cơthể sẽ bị mất đi, những trường hợp bị nặng còn dẫn đến chứng nhiệt chuột rút.

2. Ănquá nhiều trái cây lạnh

Những người thường xuyên bị saynắng thường có vấn đề về dạ dày. Nếu ăn quá nhiều trái cây lạnh, những thực phẩmtính lạnh sau khi bị say nắng khiến dạ dày hoạt động yếu đi, những người bị nặngcòn dẫn đến trướng bụng, tiêu chảy.

3. Ănthức ăn nhiều mỡ

Sau khi say nắng tuyệt đối khôngnên ăn thức ăn nhiều mỡ để thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong mùahè.

Nếu ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, gánhnặng của dạ dày sẽ bị tăng lên gấp bội khiến lượng máu lớn dồn vào đườngtiêu hóa trong khi máu trong não bị giảm nhiều. Khi đó, cơ thể sẽ cảm thấymệt mỏi, gây chứng khó tiêu.



Cách chữa say nắng hiệu quả
Chữa trị bệnh say nắng mùa hè cực nhanh
Chữa say nắng cảm nắng nhanh hết say bằng những mẹo nhỏ
Mẹo trị rôm sảy cho bé


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý