Thai 37 tuần tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thai 37 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
2,983

Thai nhi lớn cỡ nào?

Vào thời điểm này, thai nhi có thể đạt khoảng 2,95kg chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông khoảng 35cm, chiều dài toàn thân khoảng 47cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Tử cung có thể vẫn giữ nguyên kích thước so với 1 hoặc 2 tuần trước đó. Khoảng cách từ khớp dính đến đỉnh tử cung là tuần trước đó. Khoảng cách từ khớp dính đến đỉnh tử cung là khoảng 37 cm, khoảng cách từ đỉnh tử cung đến rốn là khoảng 16- 17 cm, trọng lượng bạn có thể tăng từ 11,3 đến 15,9 kg.

Mách nhỏ các ông bố.

Hãy để vợ bạn biết làm thế nào để liên lạc được với bạn trong trường hợp bạn đi làm hoặc không có mặt ở nhà. Bạn có thể không hiểu được cô ấy lo lắng như thế nào về việc này khi cô ấy cần bạn. Hãy luôn mang theo điện thoại di động hoặc máy nhắn tin. Điều này sẽ làm cô ấy yên tâm.

Thai nhi sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Đầu thai nhi co nằm quay xuống phía hõm xương chậu?

Thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và phát triển trong ba tuần cuối của quá trình mang thai. Như chúng ta đã thảo luận ở tuần 36, khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương chậu. Tuy nhiên có tớ 3% các trường hợp mang thai mà phần chân hoặc phần mông của thai nhi xuống hõm xương chậu trước. Hiện tượng này gọi là thai ngược (chúng ta sẽ bàn trong tuần thứ 38).

Những thay đổi trong bạn.

Khám thăm dò khoang chậu cuối thai kỳ.

Ở thời điểm này của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành khám thăm dò xương chậu. Việc thăm dò này nhằm mục đích đánh giá quá trình mang thai của bạn. Một việc rất quan trọng được làm trước tiên là bác sĩ sẽ quan sát xem nước ối có bị rỉ ra hay không. Nếu bạn nghĩ mình đã rò rỉ nước ối, hãy nói vói bác sĩ ngay.

Bác sĩ sũng sẽ khám thăm dò cổ tử cung trong khi tiến hành khám xương chậu. Trong suốt quá tình đau đẻ và rặn đẻ, cổ tử cung thường ơ trạng thái mềm và giãn mỏng, hiện tượng này gọi là mỏng hóa và bác sĩ cũng đánh giá độ mềm, độ mỏng và độ chắc của cổ tử cung.

Trước khi đau đẻ, cổ tử cung dày và độ mỏng hóa là 0%. Khi mới bắt đầu đau đẻ, cổ tử cung trở nên mỏng dần, khi cổ tử cung giãn mỏng một nửa so với độ dày ban đầu thì nó được mỏng hóa khoảng 50%. Ngay trước khi sinh, hiện tượng mỏng hóa đạt 100% và lúc đó cổ tử cung đạt mức mỏng nhất.

Độ mở của cổ tử cung cũng rất quan trọng và thường được đo bằng cm. Cổ tử cung mở tối đa là được khoảng 10 cm và đó là độ mở cần thiết khi sinh. Trước khi cơn đau đẻ bắt đầu, cổ tử cung có thể đóng hoặc mở rất ít – chỉ khoảng 1cm. Đau đẻ là sự co thắt, giãn nở của dạ con kết hợp với mở cổ tử cung để đứa trẻ có thể chui lọt và thoát ra khỏi dạ con.

Các bác sĩ cũng sẽ thăm dò xem liệu đầu hay chân hoặc mông của thai nhi sẽ ra trước, đồng thời kiểm tra hình dạng của xương chậu.

Tiếp đó, sẽ được xác đinh được độ xuống của thai. Độ xuống của thai biểu thị mức độ bộ phận của thai ra trước đã tiến đến đâu của đường sinh (đường âm đạo). Nếu con số này là- 2 độ thì nghĩa là đầu thai trong tử cung ở + 2. 0 độ là điểm đánh dấu trong xương chậu, nơi bắt đầu của đường âm đạo.

Đường sinh được hiểu như một ống nhỏ, nó bắt đầu từ đai chậu, qua bộ phận xương chậu, và ra đến ngoài âm đạo. Thai nhi sẽ đi từ tử cung và ra ngoài theo đường sinh này. Có trường hợp cổ tử cung mở trong lúc đau đẻ và rặn đẻ mà thai nhi không di chuyển xuống khoang chậu. Khi đó, cần phải mổ đẻ và thai không vừa đai chậu.

Thông tin bác sĩ thu thập được sau khi khám. Sau khi đã khám và quan sát, bác sĩ sẽ đưa ra nhận xét về trường hợp của bạn bằng những thuật ngữ chuyên môn, ví dụ như bạn có thể thấy tình trạng của bạn được miêu tả là: 2cm, 50%, và – 2 độ. Điều đó có thể được giải thích là : âm đạo mở 2 cm, mỏng phân nửa và đầu thai cao hơn điêm tiêu chuẩn là 2 độ.

Bạn hãy cố gắng học cách nhớ những thông tin này vì nó rất hữu ích khi bạn nhập viện và sẽ được khám ở đây. Bạn cũng có thể cho các bác sĩ hoặc nhân viên y tế bệnh viện biết độ mở và độ mỏng của cổ tử cung của bạn trong lần khám gần nhất để các bác sĩ xác định xem con số này đã thay đổi hay chưa.

Các hoạt động của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển thai nhi?

Mổ đẻ.

Hầu hết các phụ nữ đều chuẩn bị cho việc đẻ thường nhưng luôn tồn tại nguy cơ phải mổ đẻ. Bằng phương pháp mổ đẻ đứa trẻ được đưa ra ngoài bằng cách rạch một vết ở thành bụng và tử cung của người mẹ. Hình minh họa trong trang sau cho thấy một trường hợp mổ đẻ.

Lý do phải mổ đẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phải mổ đẻ. Nguyên nhân chủ yếu nhất đó là lần đẻ trước bà mẹ cũng dùng phương pháp mổ đẻ. Tuy nhiên có nhiều phụ nữ vẫn đẻ thường mặc dù lần đẻ trước là mổ đẻ. Trường hợp này gọi là đẻ thường sau mổ đẻ. Xem phần thảo luận ở các trang sau, trao đổi với bác sĩ nếu bạn đã từng mổ đẻ và hãy tin tưởng rằng bạn vẫn có thể đẻ thường trong trường hợp sau.

Mổ đẻ rất cân thiết nếu thai nhi quá lơn so với kích thước đường sinh, tình trạng này gọi là sự mất cân sứng giữa đâu thai và xương chậu. Sự mất cân xứng này có thể được phát hiện trong thai kỳ mang thai, nhưng thông thường phải rặn đẻ thử để xác định trước khi khẳng định chắc chắn. Cac bác sĩ có thể phải tiến hành mổ đẻ nếu siêu âm xác định thai quá lớn – khoảng 4kg hoặc nặng hơn, khó có thể cho đẻ bình thường qua đường âm đạo.

Tình trạng suy nhược của thai nhi cũng là một nguyên nhân dẫn tới phải mổ đẻ. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị để theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai dưới áp lực của đau đẻ và rặn đẻ trong suốt quá trình đau đẻ. Nếu nhịp tim thai cho thấy thai không thể chịu đựng được áp lực co thắt tử cung, thì việc tiến hành mổ đẻ là cần thiết để đảm bảo tính mạng.

Trong trường hợp dây rốn bị chèn, rất có thể phải sử dụng phương pháp mổ đẻ. Dây rốn có thể ra trước đầu thai nhi hoặc một phần dâu rốn bị đầu thai nhi chèn lên. Tình trạng này rất nguy hiểm vì khi dây rốn bị chèn, nó sẽ không thể cung cấp máu cho thai nhi.

Biện pháp mổ đẻ rất cần thiết đối với những trường hợp thai ngược, có nghĩa là thay vì đầu thì chân hoặc mông của thai nhi tiến vào đường sinh trước. Việc đẻ thân của thai nhi ra trước đầu và vai sẽ gây tổn hại đến đầu hoặc cổ thai nhi, nhất là những trường hợp sinh con lần đầu.

Tình trạng thoát vị nhau thai hoặc nhau thai trước cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc phải mổ đẻ. Nếu nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh (thoát vị nhau), thai nhi sẽ không nhận đướcẹ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Dấu hiệ báo tình trạn này là chảy máu âm đạo nghiêm trọng. Nếu nhau thai bao lấy cổ tử cung (nhau thai trước) thì thai nhi không thể được chào đời bằng bất kỳ con đường nào khác ngoài mổ đẻ.

Tỷ lệ mổ đẻ gia tăng. Năm 1970, chỉ có rất ít các ca đẻ phải mổ. Đến nay các ca đẻ phải mổ ngày càng tăng. Tại Mỹ, con số này đã lên đến 20% trong tổng số các ca đẻ. Ở một số khu vực khác thì con số này thậm chí còn lớn hơn. Ở Canada, tỷ lệ này là 18%. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ trên một phần là do sự theo dõi thai trong quá trình đau đẻ ngày càng chặt chẽ và các bước tiến hành mổ đẻ ngày càng an toàn hơn. Một nguyên nhân nữa mổ đẻ có thể giúp các ca đẻ thai lớn thành công, với những trường hợp thai quá cớ, mổ đẻ có lẽ là cách duy nhất. Các nhà nghiên cứu kich thước và trọng lượng thai nhi có xu hướng ngày càng lớn là do các bà mẹ mang thai có chế độ ăn uống tốt hơn, không hút thuốc trong thời gian mang thai và lúc sinh tuổi mang thai ngày càng tăng. Thêm một nguyên nhân nữa là một số bà mẹ trẻ (nhất là ở các nước châu Á) chọn ngày tốt để đẻ nên chấp nhận mổ đẻ.

Mổ đẻ được tiến hành như thế nào? Thông thường, khi tiến hành mổ đẻ, sản phụ vẫn tỉnh. Bác sĩ gây mê sẽ dùng phương pháp gây mê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống cho bạn (các phương pháp gây mê này sẽ được bàn đến trong phần Tuần 39). Nếu bạn vẫn tỉnh trong quá trình mổ đẻ, bạn có thể nhìn thấy con mình ngay khi nó chào đời.

Với việc mổ đẻ này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường từ thành bụng sau vào tới tử cung, sau đó cắt thành tử cung. Tiếp đến, bác sĩ sẽ cắt bọc ối chứa thai nhi rồi cắt tiếp nhau thai. Đứa trẻ sẽ được đưa ra ngoài qua vết rạch này. Tiếp đó, lấy nhau thai ra ngoài rồi khâu các tầng tử cung lại bằng một loại chỉ tiêu.Cac phần còn lại của bụng cũng được khâu bằng chỉ tự tiêu.

Hầu hết các ca mổ đẻ hiện nay được thực hiện theo kiểu rạch ngang gần cổ tử cung, nghĩa là vết rạch ở phía dưới thấp của tử cung.

Trước đây, mổ đẻ truyền thống thường được tiến hành bằng việc rạch một đường ở giữa tử cung để đưa thai nhi ra ngoài nhưng ở vị trí đó, vết mổ đẻ sẽ chậm liền hơn so với rạch phía dưới tử cung. Nguyên nhân là do vết rạch giữa tử cung ăn vào phần cơ, do đó có thể bị bục ra khi tử cung co thắt. Điều này dẫn tới chảy máu nghiêm trọng và làm tổn thương đến thai nhi. Nếu bạn đã từng mổ đẻ theo phương pháp truyền thống, thì tất cả những lần sinh con sau, bạn buộc phải mổ đẻ.

Một kiểu mổ đẻ khác là rạch hình chữ T. Vết rạch chạy dọc từ dưới lên trên tử cung theo hình chữ T ngược. Vết mổ dọc này cho bác sĩ nhiều khoảng trốn để đưa thai nhi ra ngoài. Nhưng nếu bạn chọn cách mổ này một lần thì tất cả những lần sinh con sau bạn đều phải đẻ mổ theo cách này. Vết mổ kiểu này cũng dễ bị bục hơn so với bất kỳ kiểu nào khác.

Ưu và nhược điểm của phương pháp mổ đẻ. Mổ đẻ có nhiều ưu điểm. Ưu điểm lớn nhất là giúp trẻ được chào đời một cách khỏe mạnh. Trong trường hợp thai nhi quá to so với khung xương chậu, phương pháp duy nhất để đẻ an toàn là mổ đẻ. Thông thường, phụ nữ phải đau đẻ trước khi bác sĩ có thể xác định thai nhi có vừa khung chậu hay không. Gần như không thể đoán trước được điều này.

Nhược điểm của mổ đẻ chính là những rủi ro do phẫu thuật như nhiễm trùng, xuất huyết hoặc bị sốc do mất nhiều máu hoặc hình thành máu cục hoặc gây tổn thương đến các cơ quan khác như bàng quang và trực tràng.

Ở hầu hết các bệnh viện, bác sĩ khoa sản sẽ tiến hành mổ đẻ. Tuy nhiên, ở một bệnh viên, bác sĩ khoa sản sẽ tiến hành mổ đẻ. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện hoặc trung tâm phụ sản nhỏ thì bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ gia đình có thể làm việc này.

Bạn có cần phải mổ đẻ? Sẽ rất tốt nếu bạn biết trước mình sẽ phải mổ đẻ. Nhờ đó, bạn sẽ không phải trải qua quá trình đau đẻ. Nhưng thật không may là bạn vẫn phải đợi cho tới lúc đau đẻ trước khi mổ đẻ vì hai lý do sau: bạn không thể biết trước liệu thai nhi có đủ khỏe để chống chịu lại những cơn đau đẻ hay không. Thứ 2 là bạn cũng không thể biết chính xác thai nhi có quá cỡ so với đường sinh hay không.

Một phụ nữ cảm thấy nếu họ phải đẻ mổ thì việc sinh đẻ sẽ mất ý nghĩa. Họ nghĩ một cách sai lầm rằng họ không phải trải qua quá trình sinh đẻ hoàn thiện. Điều này không đúng. Nếu bạn mổ đẻ, đừng nghĩ tiêu cực như vậy vì mổ đẻ chẳng hề làm mắt đi điều gì ở bạn.

Hãy nhớ rằng để sinh được một đứa con, bạn phải mất tới hơn 9 tháng, và ngay cả khi mổ đẻ, bạn cũng đã hoàn thành xuất sắc thiên chức thiêng liêng của mình.

Thời gian sau mổ đẻ. Sau khi mổ đẻ, bạn vẫn có thể bế hoặc thậm chí cho con bú. Bạn có thể phải dùng thuốc giảm đau cho vết mổ. Hiện nay có một hệ thống bơm (tiêm) thuốc giảm đau mà không gây tác dụng phụ cho con bạn. Hệ thống này có tên là ON – Q, nó sẽ bơm thuốc giảm đau cục bộ vào khu vực vết mổ giúp giảm đau. Hệ thống này chỉ tiêm thuốc giảm đau vào khu vực vết mổ mà không truyền vào toàn bộ cơ thể. Vì thế, thuốc giảm đau hầu như không truyền sangtrẻ qua đường sữa mẹ. Hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này ở những lần khám trước khi sinh.

Có thể bạn sẽ phải nằm viện lâu hơn khoảng 2 ngày so với khi đẻ thường. Trước đây, bác sĩ thường yêu cầu bạn tránh ăn các thức ăn cứng trong vòng 2 ngày sau khi mổ. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng thời gian này có thể rút ngắn từ vài ngày đến vài giờ sau khi mổ. Tại sao lại vậy? nguyên nhân là do trước đây, mổ đẻ thường phải sử dụng phương pháp gây mê toàn bộ. Do đó, sản phụ không được ăn sau khi gây mê toàn bộ. Hiện nay, mổ đẻ thường chỉ gây mê cục bộ tại những vùng liên quan nên những quy tắc về ăn uống như vậy được xóa bỏ.

Thời gian phục hồi tại nhà sau khi mổ đẻ thường là dài hơn đẻ thường, thường thì thời gian này kéo dài khoảng 4 đến 6 tuần.

Đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ.

Bạn có nên cố gắng đẻ thường sau khi đã từng đẻ mổ ( biện pháp này gọi tắt là VBAC). VBAC đã trở nên ngày càng phổ biến hơn. Nói môt cách chuyên môn thì phương pháp sinh đẻ không quan trọng bằng sự an toàn của bạn và con bạn.

Trước khi bạn và bác sĩ đưa ra quyết định cuối cùng về phương pháp đẻ, bạn hãy cân nhắc kỹ những ưu và nhược điểm của cả hai hình thức đẻ thường và đẻ mổ. Có những trường hợp bạn không được phép lựa chọn. Ở một số trường hợp khác, bạn và bác sĩ có thể để đau đẻ diễn ra một lúc rồi mới quyết định xem bạn có thể đẻ thường được hay không.

Một số phụ nữ thường yêu cầu được mổ đẻ ngay ở những lần tiếp theo vì họ không muốn lại phải chịu đựng đau đớn do những cơn đau đẻ rồi cuối cùng vẫn phải mổ đẻ.

Nếu bạn đã từng mổ đẻ nhưng muốn đẻ thường, bạn vẫn phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường trong trường hợp mắc bệnh đái tháo đường hoặc một số bệnh khác. Bạn hãy chia sẻ những thắc mắc của mình với bác sĩ.

Những ưu điểm và những rủi ro của VBAC. Ưu điểm của đẻ thường sau khi mổ đẻ là hạn chế được những rủi ro do phẫu thuật. Thời gian phục hồi đối với đẻ thường cũng ngắn hơn nhiều so với mổ đẻ.

Nếu cơ thể có kích thước nhỏ nhưng thai nhi lại to, bạn vẫn cần phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường. Tương tự, cũng phải mổ đẻ lại nếu bạn mang thai sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn vì đẻ thường sẽ gần như không thể thực hiện được bởi nó gây hiểm cho các thai nhi. Trường hợp bị huyết áp cao hoặc đái tháo đường cũng buộc phải mổ đẻ lại.

Ở những lầm đau đẻ và sinh con sau khi mổ đẻ, các vết mổ cũ bên trong có nguy cơ bị giãn và bục ra – tình trạng này gọi là rách dạ con và thường gây hậu quả nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy giả thuyết này đặc biệt đúng với những trường hợp sử dụng hoóc môn kích thích làm chín cổ tử cung (làm mỏng và mở dần cổ tử cung ). Một cuộc nghiên cứu đã kết luận, nếu sử dụng hoóc môn cục bộ làm chín cổ tử cung, thì nguy cơ rách dạ con tăng lên gấp 15 lần. Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc sử dụng phương pháp kích thích đẻ làm cổ tử cung co thắt quá mạnh, và tử cung đã từng bị phẫu thuật không thể chịu đựng được áp lực co thắt mạnh đó. Nếu dùng một loại hoóc môn tĩnh mạch như oxytocin để kích thích đẻ thì nguy cơ rách dạ con cũng tăng gấp 5 lần.

Trong trường hợp này, các bác sĩ thường khuyến khích sản phụ mổ đẻ lại để tránh tình trạng rách dạ con. Tuy nhiên, vếu quá trình mang thai và đau đẻ được theo dõi chặt chẽ, sản phụ vẫn có thể đẻ thường qua đường âm đạo.

Những phụ nữ mang thai 9 tháng và đã từng mổ đẻ trong lần sinh trước cũng có nguy cơ bị rách dạ con. Trong trường hợp này, nguy cơ rách dạ con trong quá trình mổ đẻ tăng gấp 3 lần. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng này có thể xảy ra do phải mất 6 đến 9 thán vết mổ tử cung mới có khả năng liền sẹo, tử cung không còn đủ khỏe để chống chịu với áp lực co thắt khi đau đẻ và đẻ thường qua đường âm đạo. Đẻ thường sau khi mổ đẻ an toàn nhất là sau mổ đẻ ít nhất 18 tháng, bạn mới lại đẻ đứa con tiếp theo.

Nếu bạn muốn cố gắng đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ, hãy trao đổi trước vấn đề này với bác sĩ để lên kế hoạch trước. Trong quá trình đau đẻ, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn bằng các thiết bị theo dõi thai nhi. Bạn có thể phải dùng đến thiết bị bơm hút khi mổ đẻ nếu cần.

Hãy cân nhắc những ưu điểm và rủi ro khi quyết định đẻ thường sau khi đã từng mổ đẻ. Thảo luận kỹ những ưu nhược điểm này với bác sĩ và chồng bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đừng e ngại phải hỏi bác sĩ quan điểm về cơ hội thành công của đẻ thường sau khi mổ đẻ vì bác sĩ biết mọi điều về tính trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn và chồng bạn được mời đến một bữa tiệc lớn. Bạn từng rất lo lắng về chế độ dinh dưỡng khi mang thai nhưng lúc này, bạn không còn mang thai nữa, con bạn đã chào đời. Vậy bạn có thể để mặc bản thân ăn bất cứ thứ gì bạn muốn? Hay bạn vấn duy trì thói quen ăn uống trươc đây? Chúng tôi cho rằng bạn vẫn có thể ăn tiệc ngon lành và an toàn.Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có những bữa tiệc tuyệt vời.

Hãy ăn các thức ăn tươi và nóng sốt được mang ra ngay từ đầu bữa tiệc. Vì sau đó, thức ăn có thể không được để lạnh hoặc hâm đủ nóng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Vì thế, hãy ăn ngay khi thức ăn vừa được mang ra hoặc ngay khi nó được nấu lại.

Trước khi đến bữa tiệc, bạn hãy ăn lót dạ một chút gì đó hoặc uống một cốc to nước để giảm bớt sự thèm ăn. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tránh các loại thức ăn có hàm lượng chất béo và kalo cao nếu bạn không muốn ăn.

Tránh uống rượu. Thay vào đó, hãy uống các loại nước hoa quả pha nước gừng hoặc sô đa chanh nhẹ. Nếu bữa tiệc tổ chức trong kỳ nghỉ co món rượu nóng đánh trứng, bạn có thể uống một ly nếu nó đã được tiệt trùng và loại bỏ cồn.

Các loại rau quả tươi tốt và an toàn như Brie, Camembert và phê – ta vì chúng thường chứa các vi khuẩn gây bệnh Listeria.

Hãy tránh xa các bàn ăn nếu bạn không cưỡng lại được sự thèm các loại bánh kẹo. Tôt hơn là bạn nên ngồi thư giãn (không ăn uống) và trò chuyện với bạn bè.

Những điều bạn nên biết.

Bạn có phải thụt rửa ruột hay không?

Khi đến phòng đẻ bạn có phải thụt rửa ruột? Thụt rửa ruột là quá trình bơm nước vào trực tràng nhằm rửa sạch ruột già.

Hầu hết các bệnh viện áp dụng việc thụt rửa ruột khi bắt đầu đau đẻ nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, việc thụt rửa ruột khi mới đau đẻ có những tác dụng nhất định. Chắc chắn bạn không muốn sớm phải đi đại tiện ngay sau khi đứa bé chào đời vì đại tiện sẽ làm bạn thật sự khó chịu ở vết rách tầng sinh môn. Việc thụt rửa ruột trước khi đau đẻ có thể giúp tránh tình trạng này.

Mách nhỏ tuần 37.

Trước khi đi đẻ, hãy chuẩn bị các túi đồ đạc cần thiết, điền sẵn vào các giấy tờ bảo hiểm và chuận bị sẵn những thứ quan trọng khác.

Việc thụt rửa ruột trước khi đau đẻ cũng giúp cho quá trình sinh đẻ an toàn. Vì khi đầu thai nhi chui qua đường sinh, nó cũng kéo theo tất cả mọi thứ từ trực tràng, việc thụt rửa ruột trước sẽ làm giảm sự ô nhiễm từ phân người mẹ sang thai nhi trong quá trình đau đẻ và vàolúc đẻ. Điều này cũng giúp phòng ngừa các viêm nhiễm khác có thể xảy ra.

Hỏi bác sĩ xem việc thụt rửa ruột chỉ mang tính thủ tục hay có tác dụng thực tế. Đề nghị bác sĩ giải đáp thắc mắc của bạn về những tác dụng cụ thể của việc thụt rửa ruột và lý do phải thụt rửa ruột. Không phải tất cả các bác sĩ hay tất cả mọi bệnh viện đều yêu cầu phải thụt rửa ruột.

Thế nào là đau đẻ lưng?

Một số phụ nữ bị đau đẻ vùng lưng. Đau đẻ vùng lưng xảy ra khi đứa trẻ chui qua đường sinh sản nhưng ở tư thế nhìn thẳng lên trên (mặt hướng thẳng về phía trước bụng người mẹ ). Tình trạng này khiến sản phụ bị đau lưng dưới.

Các cơ quan tham gia vào quá trình đau đẻ có thể làm việc dể dàng hơn nếu thai nhi nằm ở tư thế nhìn hướng xuống đất (quay mặt về phía sau lưng người mẹ) nhờ đó, đầu thai nhi có khả năng tự nhích sâu xuống ống sinh sản trong quá trình người mẹ đau đẻ và rặn đẻ. Nếu đầu đứa trẻ không thể tự nhích phần nào xuống phía dưới, cằm nó sẽ hướng thẳng lên ngực. Trường hợp này sẽ gây đau lưng dưới trong quá trình đau đẻ.

Tình trạng này cũng làm kéo dài thêm thời gian đau đẻ. Có thể bác sĩ sẽ phải xoay ngược đứa trẻ lại để nó quay mặt về phía sau, nhìn xuống đất thay vì cứ nhìn thẳng lên trên.

Ở nhiều thời điểm, rất khó để biết chính xác vị trí của từng bộ phận khác nhau của thai nhi. Dựa vào cảm giác về những cử động cảu thai nhi, bạn có thể biết được phần nào. Hãy nhờ bác sĩ vẽ ra trên bụng bạn tư thế nằm của thai nhi. Một số bác sĩ dùng bút đánh dấu vẽ minh họa tư thế nằm của thai nhi lên bụng của sản phụ. Bạn có thể lưu lại hình vẽ đó để chỉ cho chồng bạn thấy con mình đang nằm ở tư thế nào khi bạn đến viện đẻ.

Bác sỹ sẽ dùng pho – xép hay dụng cụ hút chân không?

Trong những năm gần đây, việc dùng pho – xép (1 dụng cụ hợp khó đẻ) trong sinh đẻ đã bị hạn chế do hai nguyên nhân. Thứ nhất, là ngày nay người ta thường áp dụng phương pháp mổ đẻ cho những trường hợp thai nằm ở vị trí cao trên xương chậu. Nếu khó đẻ tự nhiên, áp dụng mổ đẻ an toàn hơn nhiều so với dùng pho – xép.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc giảm dùng pho – xép trong sinh đẻ là do sử dụng dụng cụ hút chân không thay thế. Có hai loại dụng cụ hút chân không. Một loại có hình dạng một cái cốc nhựa vừa đầu thai nhi và hut đầu thai nhi ra. Loại thứ 2 là một chiếc cốc kim loại cũng được làm vừa đầu thai nhi. Bác sĩ có thể dùng các cốc hút chân không này để hút đầu và thân thai nhi ra trong quá trình sinh nở.

Mục tiêu của tất cả các ca sinh nở là sinh với mức độ an toàn nhất có thể. Nếu phải mất nhiều sức kéo khi sử dụng pho – xép để kéo đầu thai nhi ra, tốt hơn là hãy mổ đẻ.

Nếu việc sử dụng pho – xép hoặc dụng cụ hút chân không khiến bạn lo ngại điều gì, hãy trao đổi với bác sĩ. Tạo mối liên hệ chặt chẽ với bác sĩ có ý nghĩa quan trọng với bạn, nhờ đó bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn và giải đáp những thắc mắc, lo ngại trước và trong quá trình đau đẻ và sinh nở.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em sinh lan dau phai mo do tu cung ko mo. lan nay em mang thai duoc 35 tuan roh.e muon hoi bs la e co phai mo lai ko.co phuong phap gi giup tu cung mo rong hon ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thai 37tuan nang 2468g co be qua khong
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
mình dc 37 tuần thai nặng 2558g bs nói là thai bé
mình 34 tuần con dc 2500g rồi.thế là thai bé rồi
con trai toi 2 thang ruoi co bieu hien giong nhu bi benh tim :moi be khong duoc hong ,be hay bi sac nuoc bot ,tay chan be lanh ,hay giat minh ....xin hoi con toi co phai bi benh tim khong
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
thua bac sy ,con chau nay duoc 2 thang ruoi,chau co bieu hien giong nguoi bi benh tim:vanh moi co mau tim ,tay chan lanh ,hay bi sac sua ...vay chau co phai bi benh tim khong a.xin bac sy cho chau biet som cau tra loi ,xin cam on bac sy nhieu !
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
thai 37 ma bung em rat be khong biet em be trong bung co nho khonhoi 33 tuan em di siu am em be moi dc 22.35gr thoi,dkl 83.cgxd.62.dgb.306
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
.het tuan 37.em di siu am em be nang 2.689gr,xin hoi bs can nang cua em be nhu vay thi co nho khong a.em xin cam on bs
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Hom e di siêu am bsj bao e be 37t.nang gan 3ki .lan trc ngay du sinh cua e la 25.9 lan nay bsi bao 10.9 zay ngay nao la dung e mang thai lan dau nen k hieu biet nhiu lam
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý