Thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày

19/04/2015 01:29 PM
538
Sự tích tụ axit trong dạ dày của bạn có thể gây ra một cảm giác nóng rát khó chịu. Có thể giảm axit trong dạ dày chỉ bằng những thực phẩm đơn giản, chúng ta cùng tham khảo nhé!


Thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày


Khó tiêu đôi khi xảy ra, và axit cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và thực quản của bạn. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, bao gồm cả viêm loét. Sự tích tụ acid dạ dày có thể xảy ra vì nhi���u lý do, bao gồm cả chế độ ăn uống, di truyền và tính axit tự nhiên của cơ thể. Trường hợp acid dạ dày quá nhiều có thể xảy trong cả hai trường hợp mãn tính và cô lập. Dù vấn đề axit dạ dày có do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được vấn đề này.
Sữa
Làm giảm axit dạ dày với những thực phẩm tại nhà

Hầu hết các thuốc kháng acid sử dụng canxi là một trong các thành phần chính của họ. Canxi là một khoáng chất kiềm có tác dụng trung hòa acid khi tiếp xúc. Sữa là một thức uống có tính kiềm có chứa một lượng lớn canxi, uống sữa được cho là một trong những biện pháp khắc phục vấn đề axit dạ dày tốt nhất.  Uống một ly sữa khi cần thiết để làm dịu dạ dày của bạn và dập tắt axit trong dạ dày của bạn. Uống sữa cũng có thể ảnh hưởng đến pH tổng thể của cơ thể và có thể chống lại bất kỳ axit tồn tại bên ngoài các bức tường của dạ dày của bạn.
Trà hoa cúc
Theo RevolutionHealth.com những loại trà thảo dược được coi là một trong các loại trà tốt nhất để sử dụng trong cuộc chiến chống lại acid dạ dày. Trà thảo dược có tác dụng làm dịu axit trong dạ dày và hạn chế tiết axit dạ dày. Cách tốt nhất để uống các loại trà thảo dược là nhâm nhi từng chút một, sau khi trà âm ấm. Không nên uống trà quá nóng vì điều này có thể kích hoạt sản xuất axit dạ dày nhiều hơn.
Trà hoa cúc giảm axit dạ dày
Trà hoa cúc giảm axit dạ dày
Kẹo gừng
Gừng được biết đến như một thảo dược có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Kẹo gừng được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp làm giảm axit trong dạ dày, giảm đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Táo
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong táo, thậm chí là giấm táo có khả năng làm giảm axit trong dạ dày. Mặc dù táo có tính axit tuy nhiên táo có chứa axit và các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa acid dạ dày bên trong cơ thể của bạn. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ để tránh thuốc trừ sâu và các hóa chất khác vì nó có thể làm trầm trọng thêm acid dạ dày.
Hạnh nhân
Làm giảm axit dạ dày với những thực phẩm tại nhà
Hạnh nhân giảm axit dạ dày
Báo cáo RevolutionHealth.com cho rằng hạnh nhân được xem là một trong những phương pháp tốt nhất để điều trị acid dạ dày trong cơ thể của bạn. Khi có hiện tượng nóng rát dạ dày do nguyên nhân lượng axit trong dạ dày tăng cao thì có thể nhai một chút hạnh nhân sẽ làm dịu dạ dày, dập tắt sự tích tụ axit trong dạ dày.

Lối sống lành mạnh tránh trào ngược axit dạ dày-thực quản


Chỉ cần một số thay đổi nhỏ về lối sống cũng có thể giúp bạn tránh bị trào ngược axit dạ dày-thực quản.

loi-song-lanh-manh-tranh-trao-nguoc-axit-da-day-thuc-quan


Giảm cân.


Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày-thực quản. Một nghiên cứu gồm hơn 10.000 phụ nữ cho thấy ngay cả một mức tăng tương đối nhỏ về chỉ số khối cơ thể cũng có thể làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).


Ăn uống hợp lý.


Ăn thức ăn không phù hợp có thể khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày-thực quản trầm trọng thêm hoặc làm tăng môi trường axit của dạ dày hay làm yếu đi cơ vòng thực quản dưới, một van hoạt động như một rào cản giữa dạ dày và thực quản. Đồ ăn béo đứng đầu danh sách thủ phạm gây trào ngược axit dạ dày-thực quản, cùng với sô-cô-la và nước ép trái cây.


BS. Amar Deshpande, Phó giáo sư y khoa tại Trường Y thuộc Đại học Miami cho biết mọi người có thể phản ứng khác nhau với cùng loại thực phẩm. Bí quyết là tìm ra những loại thực phẩm gây khó chịu cho bạn nhất và tránh xa chúng.


Cắt giảm đồ uống có cồn.


Rượu có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Tăng acid làm tăng khả năng trào ngược axit dạ dày-thực quản. Rượu cũng chứa rất nhiều hóa chất khác có thể khó chuyển hóa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tốt nhất là tránh xa rượu nếu bạn dễ bị trào ngược axit dạ dày-thực quản.


Tránh chất caffein


Giống như hút thuốc lá, caffein làm tăng tiết axit trong dạ dày và mở cơ thắt thực quản dưới. Vì vậy hãy loại bỏ cà phê ra khỏi thực đơn nếu bạn bị trào ngược axit dạ dày-thực quản .


Hãy hít thở sâu.


Kỹ thuật thở đúng cách cũng như các loại thực phẩm hợp lý giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược axit dạ dày-thực quản. Trong một nghiên cứu thí điểm trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, các nhà nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 19 bệnh nhân bị trào ngược acid để thực hành kỹ thuật thở sâu bằng bụng và so sánh với nhóm chứng. Kết quả cho thấy những người trong nhóm thở sâu có chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm tính axit trong dạ dày.


Tập thể dục đúng cách.


Mặc dù tập thể dục là rất quan trọng để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh nhưng một số bài tập thể dục có thể khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày-thực quản trầm trọng thêm. Ví dụ, cử tạ và nằm ngửa đẩy tạ, có thể tạo thêm áp lực ở vùng bụng khiến các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản.


Ăn thành các bữa nhỏ.


Tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm khiến dạ dày giải phóng gastrin, một loại hormon kích thích tiết axit ở dạ dày. Vì vậy ăn thành nhiều bữa trong ngày có thể là một cách nhanh chóng để chữa hoặc ít nhất làm giảm tình trạng trào ngược axit dạ dày-thực quản.

 

Tham khảo thêm 13 thực phẩm cực kỳ tốt cho dạ dày của bạn


Chuối, thực phẩm thô, táo, bánh mì nướng, canh, soup và trà thảo mộc... là lựa chọn hàng đầu cho dạ dày


1. Chuối 

Vì sao nói chuối có tác dụng tốt cho dạ dày? Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

2. Thực phẩm thô

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. 

3. Táo


Đúng vậy, táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

4. Bánh mì nướng

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.

5. Canh/Soup

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

6. Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

Trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng.

7. Nước dừa


Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

8. Gừng

Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

9. Cây thì là

Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

10. Sữa chua

Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

11. Cây bạc hà

Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. 

12. Lá nguyệt quế

Được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu, căng thẳng và lo lắng. Chúng cũng giúp cải thiện tiêu hóa và giải độc hệ tiêu hóa.

13. Cỏ cà ri

Lá và hạt cỏ cà ri hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và giúp khắc phục chứng đầy hơi. Bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm và ăn chúng vào sáng hôm sau để giúp giảm các rối loạn tiêu hóa.


Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu quả
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Món ăn cho người bị đau dạ dày


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý