các loại bánh dân dã ngon không cưỡng nổi

seminoon seminoon @seminoon

các loại bánh dân dã ngon không cưỡng nổi

19/04/2015 01:29 PM
724

Bánh tro, bánh nậm, bánh bột lọc hay bánh đúc... đều gợi nhớ tới một thời tuổi thơ của nhiều người, chỉ nghĩ tới thôi cùng đủ thèm rồi.




1. Là lạ với bánh củ sắn và đỗ xanh mát lành

 

Lớp bánh bên ngoài của bánh củ sắn hơi dai, pha lẫn nhân bên trong là đỗ xanh bùi bùi, dùng kèm với muối vừng, nhâm nhi với ly trà nóng rất ngon và thú vị.

Lớp bánh bên ngoài của bánh củ sắn hơi dai, pha lẫn nhân bên trong là đỗ xanh bùi bùi, dùng kèm với muối vừng, nhâm nhi với ly trà nóng rất ngon và thú vị.

Nguyên liệu:

- 1 củ sắn vừa ăn (củ khoai mỳ)
- 1/4 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
- 2 thìa canh bột gạo nếp
- 2 thìa canh đường cát trắng
- Một thìa nhỏ muối
- Hành khô, muối, đường
- Lá chuối, vừng rang chín và dừa bào vụn.

2. Bánh ú tro đậm đà hương quê
 

Món bánh có vị dẻo thơm của nếp hòa quyện với đỗ xanh bùi và mùi thơm đặc trưng của nước tro.

Món bánh có vị dẻo thơm của nếp hòa quyện với đỗ xanh bùi và mùi thơm đặc trưng của nước tro.

Nguyên liệu: làm được khoảng từ 20-22 cái bánh như trong hình

- 500g gạo nếp
- 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
- Đường, muối, nước tro
- Lá tre bạn có thể dùng lá của cây tre bương hay còn gọi là lồ ồ, loại tre này lóng dài, ống lớn, lá to
- Dây lạt để buộc hoặc dây thừng sợi nhỏ dùng trong thực phẩm.
 

3. Bánh vừng nứt rán giòn
 

Là một món ăn vặt khá yêu thích của người miền Nam, bánh vừng nứt có nguyên liệu đơn giản, giòn tan, thơm mùi vừng và chế biến nhanh so với những loại bánh khác.

Là một món ăn vặt khá yêu thích của người miền Nam, bánh vừng nứt có nguyên liệu đơn giản, giòn tan, thơm mùi vừng và chế biến nhanh so với những loại bánh khác.

Nguyên liệu: làm được 15 chiếc bánh

- 1 quả trứng gà, 50 ml nước lọc, 100g đường cát trắng, 20ml dầu ăn hoặc bơ hơ chảy
- 250g bột mỳ dai hoặc bột mỳ thường, 1 thìa nhỏ bột nở, một thìa nhỏ muối, 1 thìa canh sữa bột
- Vừng trắng, dầu chiên.

4. Bánh phu thê ấm tình nghĩa

Nguyên liệu: cho khoảng 15 cái bánh nhỏ

- Phần bột bánh: 200g bột năng, 1/2 bát con đường cát trắng, 1 bó lá nếp, 370ml nước lọc, 1/4 bát con dừa bào sợi mỏng, 1 thìa canh dầu ăn
- Phần đỗ xanh: 1/2 bát con đỗ xanh đã sát vỏ, 3 thìa canh đường cát trắng, 1 ống va ni
- Lá nếp để lót bánh hoặc dùng lá dừa
- Khuôn tròn hay khuôn chữ nhật nhỏ.
 

5. Bánh bột lọc nhân đỗ xanh
 

Bánh bột lọc là một món ăn đặc sản của đất miền Trung, ngoài nhân truyền thống là tôm, thịt, còn có nhân đỗ xanh ăn cũng không kém phần ngon so với nhân tôm thịt. Bên ngoài bánh bột lọc ăn dai dai, bên trong nhân đỗ xanh ăn bùi bùi, dùng kèm với xì dầu và ớt quả. Bạn có thể dùng làm món mặn hay chay đều ngon.

Bánh bột lọc là một món ăn đặc sản của đất miền Trung, ngoài nhân truyền thống là tôm, thịt, còn có nhân đỗ xanh ăn cũng không kém phần ngon so với nhân tôm thịt. Bên ngoài bánh bột lọc ăn dai dai, bên trong nhân đỗ xanh ăn bùi bùi, dùng kèm với xì dầu và ớt quả. Bạn có thể dùng làm món mặn hay chay đều ngon.

Nguyên liệu:

- 2 bát con bột năng khô hoặc bột sắn lọc khô
- 1 thìa canh bột gạo khô
- 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ
- Muối, hạt nêm, hành khô, hành lá và ớt quả
- Xì dầu (nước tương).
 

6. Bánh đúc thịt dân dã ngon miệng
 

Bánh đúc mềm, mịn mượt, bưng bát bánh đúc lên là cảm nhận được mùi thơm của hương gạo, vị nồng nàn của hành phi với vị đậm đà thịt nạc băm xào với mộc nhĩ.

Bánh đúc mềm, mịn mượt, bưng bát bánh đúc lên là cảm nhận được mùi thơm của hương gạo, vị nồng nàn của hành phi với vị đậm đà thịt nạc băm xào với mộc nhĩ.

Nguyên liệu:

- 200g bột gạo
- 20g bột năng
- 800ml nước lọc
- 1 miếng vôi tôi nhỏ, bạn có thể mua tại các quầy gia vị bán đồ khô
- 1 thìa nhỏ dầu ăn
- 1/2 thìa nhỏ muối
- Phần nhân: 1/2 bát con thịt nạc xay, vài tai mộc nhĩ,1 - 2 nấm hương, muối, hạt tiêu, hạt nêm
- Phần nước mắm: đường, nước mắm, dấm, nước lọc
- Hành khô, hành lá, rau mùi.
 

7. Bánh nậm, ăn chục cái vẫn không ngấy
 

Bánh nậm là một loại bánh đặc trưng của đất Cố đô, cùng với bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ram, bánh ít.

Bánh nậm là một loại bánh đặc trưng của đất Cố đô, cùng với bánh bèo, bánh bột lọc, bánh ram, bánh ít.

Nguyên liệu:

- 1 bát con bột gạo khô (150g)
- 2 bát con nước lọc (500ml)
- 3 thìa nhỏ dầu ăn
- 1 thìa nhỏ muối
- Nước mắm, ớt trái
- 300g tôm, dầu điều tạo màu, hạt nêm, nước mắm, hành lá và hành hương
- Lá chuối.


8. Bánh hành đơn giản vẫn ngon
 

Món bánh giòn, có vị dai nhẹ, không ngấy làm từ nguyên liệu quen thuộc và cách chế biến đơn giản là một trải nghiệm mới cho những ai thích món bánh rán.

Món bánh giòn, có vị dai nhẹ, không ngấy làm từ nguyên liệu quen thuộc và cách chế biến đơn giản là một trải nghiệm mới cho những ai thích món bánh rán.

Nguyên liệu:

- 200g bột mỳ
- 1 bó hành lá
- Muối, hạt nêm
- Xì dầu, ớt quả.
 

9. Dẻo thơm bánh khoai lang tím
 

Bánh khoai lang tím với màu đẹp mắt, ngọt bùi, vị thơm của khoai, bột gạo và bột nếp. Khi rảnh rang bạn hãy vào bếp đãi người thân món bánh hấp dẫn này nhé.

Bánh khoai lang tím với màu đẹp mắt, ngọt bùi, vị thơm của khoai, bột gạo và bột nếp. Khi rảnh rang bạn hãy vào bếp đãi người thân món bánh hấp dẫn này nhé.

Nguyên liệu:

- 2-3 củ khoai lang tím
- 80g bột gạo tẻ
- 30g bột gạo nếp
- 40g đường
- 2 thìa súp sữa đặc
- Muối.
 

10. Bánh bèo đĩa đất Cố Đô
 

Từng chiếc bánh bèo tròn và trắng, bên trên phủ lớp tôm chấy và bì lợn chiên giòn, chan ít nước mắm cay cay, chắc hẳn ai ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi.

Từng chiếc bánh bèo tròn và trắng, bên trên phủ lớp tôm chấy và bì lợn chiên giòn, chan ít nước mắm cay cay, chắc hẳn ai ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi.

Nguyên liệu:

- 1 bát con bột gạo tẻ
- 1 thìa canh bột năng (nếu muốn ăn bột dai nhiều bạn tăng lượng bột năng và giảm lượng bột gạo)
- 1 thìa nhỏ muối
- 1 bát con nước lọc (dùng bát đong bột gạo đong nước)
- 1 và 1/2 bát con nước sôi nóng già
- 300g tôm tươi
- Nước mắm, đường, ớt quả, tiêu và muối
- Hành lá, hành khô, dầu ăn, khuôn đổ bánh bèo (bạn có thể mua tại các siêu thị)
- Bì lợn chiên giòn hoặc bánh mỳ chiên ăn kèm.
 

11. Bánh khoai mỡ vừa giòn vừa thơm bùi
 

Không cần phải đi đâu xa, ngay tại nhà, bạn có thể chiêu đãi người thân món bánh khoai mỡ có vỏ giòn rụm, bên trong bùi bùi, màu tím đẹp mắt, thơm ngon.

Không cần phải đi đâu xa, ngay tại nhà, bạn có thể chiêu đãi người thân món bánh khoai mỡ có vỏ giòn rụm, bên trong bùi bùi, màu tím đẹp mắt, thơm ngon.

Nguyên liệu:

- 150g khoai mỡ (hay còn gọi là khoai tía)
- 30ml nước lọc hay sữa tươi
- 40g đường cát trắng
- 60g bột năng
- 50g bột gạo nếp
- Nửa thìa nhỏ muối.


12. Bánh chuối hấp ai cũng mê
 

Món bánh chuối hấp với vị thơm đặc trưng từ chuối, thêm phần bột dai dừa sợi thơm. Nguyên liệu rất dễ kiếm, bạn có thể tự tay làm món bánh hấp dẫn này để chiêu đãi cả nhà.

Món bánh chuối hấp với vị thơm đặc trưng từ chuối, thêm phần bột dai dừa sợi thơm. Nguyên liệu rất dễ kiếm, bạn có thể tự tay làm món bánh hấp dẫn này để chiêu đãi cả nhà.

Nguyên liệu:

- 5-6 quả chuối sứ
- 1 thìa canh dừa non bào sợi
- 80g đường
- 150g bột năng
- 250 ml nước lọc
- Khuôn nhôm có đường kính 15 cm, hoặc có thể dùng bát sứ để hấp bánh chuối.
 

13. Bánh củ sắn nướng
 

Từng miếng bánh củ sắn được nướng vàng, thơm ngát, có vị bùi bùi của sắn và đỗ xanh, thoang thoảng mùi thơm của dừa.

Từng miếng bánh củ sắn được nướng vàng, thơm ngát, có vị bùi bùi của sắn và đỗ xanh, thoang thoảng mùi thơm của dừa.

Nguyên liệu:

- 2 củ sắn khoảng 400g
- 1/4 bát con đỗ xanh đã sát vỏ
- 1 thìa canh sữa đặc
- 1/4 bát con đường trắng
- 50ml nước cốt dừa
- 2 thìa canh bột năng
- Dừa bào vụn hay bào mịn.

5 loại bánh dân dã của người miền Bắc

Cập nhật: 31/10/2012
5 loại bánh dân dã của người miền Bắc

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
1. Bánh tẻ Phú Nhi
Ai đã từng về Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) hẳn sẽ được thưởng thức món bánh trắng ngần, thơm ngậy mang đậm nét ẩm thực xứ Đoài. Đây là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với câu chuyện tình của chàng Phú và nàng Nhi.


banh phu nhi
Nguyên liệu làm bánh là những thứ gần gũi với cuộc sống người nông dân như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành… và lá dong, lá chuối để gói bánh. Để bánh trắng, thơm ngon người làng chọn thứ gạo ngon chứ không phải gạo thường.
banh phu nhi
Mỗi ngày, hộ gia đình nhà chị Vân (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây) bán gần 2.000 cái bánh tẻ cho những vị khách phương xa muốn mua về làm món quà thành cổ hoặc làm món ăn chính trong các đám cỗ bàn ở cả khu vực Sơn Tây.
banh phu nhi
Bánh ăn ngon nhất là khi vừa mới vớt ra. Bóc vỏ lá xanh, chiếc bánh trắng ngần hiển hiện, mùi thơm nhân thịt tỏa ra như chào mời thực khách. Bánh ăn nóng chấm với nước mắn ngon, thêm chút tiêu thì càng ngon hơn.
2. Bánh tro
Cũng như những món bánh khác, cũng là một món ăn rất dân dã, mộc mạc, rất dễ làm và rất ngon. Đây là một thức quà từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực dân dã mà độc đáo ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức ( Hà Nội).
banh tro
Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Bánh tro mang một nét rất riêng là bánh chỉ được các bà các chị làm trong dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, giống như khi nói đến bánh chưng, bánh dầy người ta lại nghĩ ngay đến Tết Nguyên Đán.
banh tro
Theo Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, bởi vậy mà nó thích hợp trong Tết Đoan Ngọ khi người dân thường ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...).
3. Bánh đúc
Từ xưa, ông bà ta đã coi bánh đúc là một thứ quà dân dã, thường có mặt trong các buổi chợ phiên, làm no bụng của bao người đi chợ. Lâu dần, món quà quê ấy đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người.
banh duc
Bánh đúc mềm chắc, trắng mịn, đôi chỗ điểm xuyết thêm vài hạt lạc hồng chấm với tương bần vàng sánh, ngòn ngọt dậy lên hương vị rất riêng! Quan trọng nhất trong việc làm bánh ngon đó là cách chọn loại gạo, vì như thế bánh đúc mới ngon, mới giòn được!
banh duc
Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào. Cùng với bánh cuốn Thanh Trì, hình ảnh trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc lạc đây” đã trở nên quen thuộc trên mỗi nẻo đường, ngõ phố Hà Nội.
4. Bánh gai.
Thứ bánh gai nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Xưa kia bánh gai Tứ Trụ được dùng làm lễ vật tiến vua. Ngày nay thì đã được làm rộng rãi bán trên thị trường.
banh gai
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Lá gai khô sau khi làm sạch phải đem luộc chín, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi giã thật nhuyễn. Đem bột lá gai giã nhỏ trộn đều với bột gạo nếp và mật mía, tạo thành một thứ bột dẻo mịn có màu nâu đen, sáng bóng…
banh gai
Thưởng thức từng miếng bánh thơm ngon, bùi ngọt của gai, của mật, thấy hương thơm ngây ngất, quyến rũ... thứ hương vị đặc sắc đó khắc sâu mãi trong tâm trí. Vừa dân dã vừa thanh đạm cao quý. Bảo sao đến cả các bậc vua chúa cũng không thể chối từ.
5. Bánh khúc
Bánh khúc có ở nhiều miền quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi miền lại có vị đặc trưng riêng. Ở thành phố cũng không phải khó kiếm. Người Hà Nội vẫn quen dùng bánh khúc Ngoại Hoàng (Hà Tây cũ) hay tìm đến bánh khúc Cầu Gỗ vừa thưởng thức bánh, vừa uống trà nóng trong cái se lạnh của phố phường.
banh khuc
Để có món bánh khúc thơm cần phải có rau khúc tươi ngon. Rau khúc sẽ được giã nhuyễn để trộn với bột nếp làm vỏ bánh. Tiếp đến là đỗ xanh để làm nhân bánh, đỗ xanh cũng cần phải chọn loại đỗ tốt nhất, khi giã phải đạt đến độ nhuyễn, mịn mà bánh khúc cần có. Bánh thường, bánh này thường được làm vào mùa rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch.
banh khuc




Những loại bánh dân gian của Việt Nam trong ngày Tết
Chữa sâu răng dân gian hiệu quả
Bánh chuối bọc nếp nướng:
Cách làm bánh đúc nóng dân dã
Cách làm bánh đúc lá dứa đặc sản miền Tây Nam Bộ

Cách làm bánh gai ngon


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý