Các loại bánh 3 miền thơm ngon, nổi tiếng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các loại bánh 3 miền thơm ngon, nổi tiếng

19/04/2015 01:30 PM
1,203

Không hẳn cứ ai ham mê quà vặt mới nhớ đến những món bánh đặc trưng 3 miền. Đó còn là nỗi day dứt của những người con xa quê mỗi khi khắc khoải hương quê nhà.






Thưởng thức bánh ngon 3 miền



MIỀN BẮC:

Bánh khẩu sli - Cao Bằng

Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch đỏ, lớp trên là lạc màu nâu bóng mượt , lớp dưới là bỏng gạo mịn màng. Qua nhiều công đoạn chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, dẻo quẹo lại có vị bùi ngọt khiến cho nhiều du khách ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó.
 

Bánh đậu xanh - Hải Dương

Bánh đậu xanh Hải Dương dường như không mấy xa lạ với nhiều người bởi tính phổ biến rộng rãi của loại đặc sản này. Bánh đậu xanh Hải Dương ăn có vị ngọt thanh, vừa bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo và thơm thoang thoảng mùi hương hoa bưởi, đậu xanh.
 

Bánh gio, bánh tro - Bắc Giang

Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
 

Bánh cáy - Thái Bình

Bánh cáy Thái Bình hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa...
 

Bánh cốm - Hà Nội

Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi và cũng là đặc sản của du khách mua về làm quà khi đến Hà Nội.
 

Bánh gai - Nam Định


Từ xưa, Nam Ðịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai, lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.

MIỀN TRUNG

Trong không khí mát mẻ của mùa thu, với những cơn mưa bất chợt vào buổi chiều se lạnh, được thưởng thức những loại bánh nóng hổi, giòn tan như bánh xèo, bánh đúc, bánh chuối hấp... thật sự hấp dẫn.
 

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 1
Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn đặc trưng của miền Trung và Nam bộ. Để có được chiếc bánh xèo giòn tan thì khâu pha bột là rất quan trọng. Với cách làm bánh xèo này, bạn nên cho thêm chút bia khi pha bột để bánh giòn lâu hơn và lúc pha bột xong bạn nên để bột ngấm đủ nước, thi thoảng khuấy đều để bột không bị lắng xuống dưới.
 

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 2

Bánh xèo miền Trung tuy không có mầu vàng tươi của bột nghệ nhưng vẫn rất hấp dẫn bởi màu trắng đục của bột gạo, với những con tôm đỏ tươi bên trong thật hấp dẫn. Không chỉ thơm ngon, nóng hổi, bánh xèo miền Trung còn chinh phục người ăn bởi sự phong phú của nước chấm. Ngoài chén nước chấm chua ngọt như cách ăn của người miền Nam, còn có chén nước chấm mắm nêm được pha đậm đà, vừa ăn hay chén nước chấm pha với đậu phụng thơm ngon và có vị hơi béo. Chiếc bánh nhỏ, nóng hổi và giòn rụm, các loại rau ăn kèm phong phú như rau cải, xà lách, diếp cá, tía tô, húng thơm, húng quế... làm cho bạn cảm thấy ấm áp hơn trong thời tiết se lạnh của ngày mưa.
 

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 3

Bánh xèo Nam Bộ thường được gọi là bánh xèo chảo vì được đổ trong những chiếc chảo lớn. Bánh được tráng một lớp mỏng, giòn chứ không dày như bánh xèo miền Trung. Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng kêu "xèo" khi vừa cho bột vào nên phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn, chờ dầu sôi mới đổ bánh. Khi bánh chín gấp đôi lại, đặt bánh lên cái đĩa có lót lá chuối để khỏi dính. Bánh ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ xanh, rau thơm các loại và nước chấm chua ngọt.

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 4
Bánh đúc

Bánh đúc là món ăn nhà quê gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người. Trong những ngày mưa hay những buổi chiều trở gió, ăn chén bánh đúc cũng làm ta thấy đủ no. Miếng bánh mềm dẻo trong miệng, cảm nhận hương vị thân quen của bột gạo ngon, vị đậm gần gũi của thịt, vị mặn, chua, cay của gia vị. Bánh mềm, nhân thơm và nước mắm ngon, tất cả hòa quyện thật nhuần nhuyễn, một vị ngon khó tả... và điều quan trọng là bạn không cảm thấy ngán.

 

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 5
Bánh chuối hấp

Bánh chuối không chỉ hấp dẫn bởi hương thơm lôi cuốn từ những trái chuối chín, từ sắc vàng sánh mật mà sự hòa quyện giữa vị ngọt của chuối với vị ngậy bùi của cốt dừa chính là yếu tố khiến bạn không thể cưỡng lại. Hãy cứ thử một lần vào bếp chế biến món bánh này, bạn sẽ đem lại sự thú vị cho mọi người.
 

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 6
Bánh bèo chén

Từng chén bánh bèo hấp dẫn với màu trắng của bột gạo, màu vàng rộm của tôm cháy ăn kèm với chén nước mắm ngọt cay xé lưỡi đúng chất Huế. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Muốn chiếc bánh bèo dẻo, mềm và thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Gạo vo sạch, ngâm nước trong nhiều giờ trước khi đem xay. Gạo sau khi xay thành bột mịn, người thợ pha vào một ít nước lọc để bột lỏng nhưng vẫn giữ được độ dẻo nhất định. Bột được chế vào từng chén và đem hấp chín.
 


Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 7
 

MỀN NAM
:


Bánh khọt Vũng Tàu

Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, cũng được làm từ bột gạo, nhưng khác ở chỗ có nhiều loại nhân và chỉ đổ với nhân tôm. Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh. Khi bánh vừa chín, gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm cháy, mỡ hành. Cách ăn bánh khọt gần giống với cách ăn bánh xèo của người miền Nam, lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm... gắp một cái bánh khọt lên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm.

Thưởng thức bánh ngon 3 miền mùa thu 8


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Ăn ngon với các loại gỏi cuốn 3 miền



Gỏi cuốn tôm thịt bì (miền Nam)

Nguyên liệu:

200g tôm sú

100g thịt ba rọi

50g bì lợn, 50g bì thịt

20g thính xay

100g bún tươi, 50g rau thơm hoặc rau quế, 50g xà lách ta, 50g hẹ lá

8 chiếc bánh tráng (loại có đường kính 20cm)

Một thìa cà phê tương ớt, tỏi bằm, sả bằm, 4 thìa nước mắm, 2,5 thìa đường, 6 thìa nước dừa, 1,5 thìa giấm. Nếu muốn làm nước sốt thì chuẩn bị thêm 2,5 thìa chè đậu trắng, 4 thìa gan lợn xay.





Cách làm:


Tôm và thịt làm sạch đem luộc với nước dừa xiêm cho đến khi chín vớt ra để nguội. Sau đó thịt xắt thành lát mỏng, tôm chẻ đôi theo chiều dọc sống lưng.

Trộn bì thính: Cho hỗn hợp bì lợn, bì thịt cắt sợi nhuyễn, tỏi bằm, thính xay vào trộn đều.

Cuốn gỏi: Lấy bánh tráng nhúng sơ vào nước cho dẻo rồi trải từng tấm lên dĩa. Sau đó cho tôm, thịt, bún, xà lách, hẹ lá và rau thơm vào cuốn lại với chiều dài và kích thước vừa ăn. Món này dùng với nước mắm.

Cách pha nước mắm: Nước mắm, đường, nước dừa, giấm cho vào chảo nấu tan rồi nhắc xuống để nguội. Sau đó cho thêm ớt, tỏi bằm (có thể cho thêm đồ chua).

Hoặc thay nước mắm bằng nước sốt. Cách làm như sau: cho tương ớt, ớt bằm, tỏi, sả, nước cốt dừa, chè đậu trắng, gan lợn xay vào chảo nấu sôi lên sền sệt là được

Cuốn lỗ tai lợn

Nguyên liệu:

200g lỗ tai lợn

100g bún tươi

50g rau thơm hoặc rau quế, 50g xà lách ta, 50g hẹ lá

8 chiếc bánh tráng (loại có đường kính 20cm), 2 thìa canh mắm nêm, (mắm cá cơm hoặc cua)

Một thìa thơm (dứa) bằm, 2 thìa cà phê đường, 1/6 thìa bột ngọt, 1/2 thìa nước mắm, 1,5 thìa canh nước dừa xiêm.





Cách làm:


Lỗ tai lợn làm sạch, luộc chín để nguội rồi thái mỏng. Sau đó dùng bánh tráng dẻo cuốn lại chung với rau thơm, xà lách, hẹ... Món này ăn với mắm nêm.

Pha nước chấm: Mắm nêm, thơm (dứa) bằm, đường, bột ngọt, nước mắm, nước dừa xiêm. Cho hỗn hợp này vào chén, khuấy đều, rắc ớt bằm lên rồi nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.


Cuốn tôm chua thịt phay (Huế)


Nguyên liệu:

5 miếng bánh ướt

50g tôm chua (làm sẵn)

100g rau muống bào, 50g rau thơm cắt nhuyễn, 40g củ khoai lang, 100g thịt nách lợn, các loại gia vị hành tỏi, sả, ớt, tương hột xay nhuyễn mỗi thứ một ít.





Cách làm:


Thịt nách lợn luộc thái lát mỏng. Khoai lang cắt sợi và luộc chín. Trải bánh ướt lên dĩa, cho rau muống, rau thơm, khoai lang vào cuốn lại. Cắt cuốn thành từng khoanh tròn vừa đủ ăn. Cuối cùng sắp thịt và tôm chua lên bề mặt khoanh cuốn.

Pha nước chấm: sả, tỏi bằm, hành tím, ớt bằm, thịt và gan lợn xay nhuyễn cho vào chảo nấu chín. Sau đó thêm tương hột xay nhuyễn vào, nấu sôi lên rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Cuốn thịt nướng Huế

Nguyên liệu:

200g thịt lợn

200g rau thơm các loại, 50g xà lách, 5 miếng bánh ướt, gia vị sả, ớt mỗi thứ một ít.





Cách làm:


Thịt cắt lát vừa ăn ướp với gia vị, sả ớt rồi đem nướng trên lửa hồng. Dùng bánh ướt cuốn tất cả các thành phần này lại kích thước vừa miệng ăn. Món này dùng chung nước chấm với gỏi cuốn tôm thịt phay

Cuốn nem nướng Nha Trang

Nguyên liệu:

100g thịt lợn nạc dăm

50g tôm, thịt mỡ vai lợn

100g rau thơm các loại, 100g khế, 50g chuối xanh, 8 chiếc bánh tráng, 100g tương hột, 100g gân và thịt xay, 20g sả bằm, 20g hành tím, 50g chè đậu trắng, 4 muỗng nước cốt dừa,màu gạch tôm, 30g mè (vừng) rang, 30g đậu phộng.






Cách làm:


Dùng bánh tráng cuốn từng con tôm lại rồi chiên đến khi vàng, giòn. Thịt nạc dăm, tôm, mỡ vai lợn sắt mỏng, ướp gia vị rồi đem xay nhuyễn. Sau đó quết hỗn hợp này thành chạo (chả) bọc que tre và nướng cho chín. Khế, chuối xanh sắt lát mỏng. Cuối cùng, dùng bánh tráng dẻo cuốn tất cả các thành phần trên lại.

Pha nước chấm: Tương hột, gân và thịt xay, sả bằm, hành tím, chè đậu trắng, nước cốt dừa, màu gạch tôm, mè rang, đậu phộng cho vào chảo nấu sôi lên rồi nêm nếm cho vừa ăn.

Món này còn có thể dùng với nước sốt. Cách pha như sau: 100g ớt sừng đỏ bỏ hạt, 50g đường cát vàng, 30g tỏi bằm, 2 muỗng mỡ nước bắc lên bếp nấu cho đến khi hỗn hợp sền sệt là được.



Cách làm bánh đúc lá dứa đặc sản miền Tây Nam Bộ
Công thức làm bánh đa nem cho món nem của miền Bắc
Những món bánh truyền thống miền Bắc
Cách làm bò bông loại bánh đặc sản của miền Nam cực hấp dẫn
Hướng dẫn làm bánh bò bông ngon đúng chất miền Nam
Cách làm bánh xèo thơm phưng phức



(ST)

Bánh tráng xoài - Nha Trang Bánh tráng xoài là một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm và một số địa phương lân cận của tỉnh Khánh Hòa. Bánh được làm chủ yếu từ trái xoài chín và mạch nha. Bánh tráng xoài còn có tên gọi là bánh xoài Nha Trang bởi phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở thành phố Nha Trang. Bánh khô mè - Cẩm Lệ, Quảng Nam Bánh khô mè giòn xốp ngọt ngào, giản dị mà thấm đẫm khúc tâm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng. Bánh da lợn - Hội An Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới. Bánh ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa.

Bài viết: http://news.zing.vn/Diem-danh-14-loai-banh-dac-san-cac-mien-dat-nuoc-Viet-Nam-post314280.html

Nguồn Zing News
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý