Các loại trà Anh quốc thương thức cùng bánh ngọt thú vị vô cùng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các loại trà Anh quốc thương thức cùng bánh ngọt thú vị vô cùng

19/04/2015 01:31 PM
2,073

Tại Việt Nam, dòng  trà đen của AHMAD  hiện có 3 loại: “English Breakfast Tea” - Trà “Buổi sáng Anh Quốc”,  “ English Tea No.1”-  Trà “ No.1 Anh Quốc”, và “Earl Grey Tea”– Trà “Bá Tước Anh Quốc”. 




MỘT SỐ LOẠI TRÀ ANH

 

Trà “ No.1 Anh Quốc” và Trà “Bá Tước Anh Quốc” là hai loại trà được ướp hương vị Bergamot đặc biệt - loại quả chỉ có ở miền Địa Trung Hải, đã tạo ra loại trà đen có hương thơm sang trọng, hấp dẫn khiến bạn không thể nào quên.
 

Dòng trà đen này của  AHMAD  được sản xuất dưới 2 dạng: trà nhúng và trà pha ấm, dành cho những người thực sự “ sành điệu” thưởng thức mỗi khi muốn thư giãn hay tiếp khách quý.

Người Anh uống trà vào lúc nào ?

Người Anh uống trà ít nhất 6 lần trong một ngày, mỗi lần một loại trà với cách thưởng thức khác nhau, phù hợp với  mỗi thời điểm trong ngày. Trà ở Anh đã trở thành thứ “không thể thiếu”, đến mức người Anh nói đùa rằng: “Nước Anh có thể thiếu Nữ Hoàng, nhưng không thể thiếu trà được!

Đã hơn một trăm năm nay, người Anh bắt đầu buổi sáng bằng cốc “English Breakfast Tea” thứ nhất ngay từ khi còn nằm trên giường ngủ - nhằm chống lại cái khí hậu ẩm ướt buổi sáng vốn đã nổi tiếng khắp thế giới của nước Anh. Trà “Buổi sáng Anh Quốc”, là tổng hợp các loại búp trà nhỏ từ Ấn Độ, Ceylon và Kenya.

Sau khi đã “chỉnh trang” xong, người ta sang phòng ăn để điểm tâm. Bữa sáng của người Anh thường có cháo yến mạch, cá hoặc trứng với thịt lợn xông khói. Hiển nhiên, thứ “ không thể thiếu” được mà phải có - đó là cốc “English Breakfast Tea” thứ  2, nhưng lúc này để làm giảm lượng cafein trong trà, người ta thường cho thêm vào trà một chút sữa hoặc một lát chanh nhỏ.

Từ thời Nữ hoàng Victoria trị vì, cứ sau một bữa ăn nhẹ người Anh thường kết thúc bằng một tách trà nóng hổi. Lúc này người ta có thể thưởng các loại trà tuỳ theo khẩu vị ưa thích, thường đặc, nhưng thơm và nhẹ hơn “Trà Buổi sáng”. Vì thế “ English Tea No 1” - trà “Số 1 Anh Quốc ” là rất phù hợp. Đây là hỗn hợp trà Ceylon và Kenya được bổ sung một lượng nhỏ tinh dầu quả Bergamot (là loại quả chỉ có ở miền Địa Trung Hải, có tác dụng thư giãn rất tốt), sự kết hợp hài hoà giữa hương vị trà và Bergamot này đã khiến “ English Tea No 1” trở thành loại trà thích hợp cho mọi thời gian trong ngày.

Bữa tối của người Anh thường rất muộn. Vì vậy, để khỏi đói, người ta thường hay nghỉ giữa giờ làm việc để uống trà và ăn nhẹ, gọi là “Tea breaks”. Ở một số văn phòng, công sở các “Tea breaks” này diễn ra gần như mỗi giờ một lần. Truyền thống này mạnh đến nỗi, các “Sếp” không dám yêu cầu không được nghỉ giữa giờ để uống trà như vậy, vì sợ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên.

Nổi tiếng nhất trong các “Tea breaks” này là “Five-o-clock”, do Công nương xứ Bedford là Anna đưa ra từ năm 1840. Đến thế kỷ thứ 20, truyền thống này diễn ra chậm hơn so với trước 1 giờ đồng hồ. Loại trà dùng cho “ Five-o-clock” này thường là “Afternoon Tea”- trà “Sau buổi trưa”, đặc trưng bởi vị trà hảo hạng và hương Bergamot nhẹ.

Trà sau bữa tối (khoảng 19-20h) thường được gọi là “High tea”, “High” ở đây không có nghĩa là nhiều trà, mà là nhiều đồ ăn. Thích hợp nhất cho thời điểm này là trà “Earl Grey Tea” - trà  “Bá tước Anh Quốc”, mang tên vị Thủ tướng Anh Quốc đã nghĩ ra công thức của loại trà mang đậm tính chất Anh này. Trà “Bá tước Grey” là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa các loại trà đen hảo hạng và hương Bergamot đặc trưng đã tạo ra loại trà có hương vị đặc biệt. Hương trà và hương Bergamot hòa quyện đã làm cho không gian quanh nơi uống trà có mùi thơm trầm lắng, sâu đậm khó quên.

  
 Trà Earl Grey - Trà "Bá Tước Anh Quốc"

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Đi lùng về lịch sử của giờ uống trà


Trước khi trà được du nhập, người Anh thường ngày có 2 bữa ăn chính, bữa sáng và bữa tối. Vào bữa sáng, người ta thường uống bia hoặc rượu, bánh mì và thịt bò. Vào giữa thế kỷ 18, bữa tối của các tầng lớp trung lưu và thượng lưu được chuyển từ buổi chiều sang buổi tối, và bữa ăn này luôn có nhiều món và rất cầu kỳ.

Vào năm 1600, nữ hoàng Elizabeth đệ nhất đã mở rộng con đường trao đổi hàng hóa ở nước Anh, nhưng do vấp phải một số vấn đề về chính trị, phải đến cuối những năm 70 của thế kỷ 17 thì trà mới được nhập khẩu một cách chính thức ở nước này.

Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 1
 

Đến năm 1663, trong một bài thơ dâng tặng cho nữ hoàng Catherine nhân ngày sinh nhật bà, nhà thơ và chính trị gia Edmund Waller đã đưa trà vào như một thức uống thời thượng. Trong thế kỷ 18, trà đã xuất hiện ở trên 500 tiệm cà phê ở Anh. Việc uống trà càng trở nên phổ biến hơn khi nữ hoàng Anne chọn thức uống này thay vì bia hay rượu.

Trà còn len lỏi xuất hiện trong các bữa ăn bình dân của các gia đình thuộc tầng lớp lao động cùng với các món ăn như bánh mì, bơ, dưa chuột và phô mai. Các thức ăn như bánh sandwich tí hon, bánh nướng và các loại đồ ngọt chỉ xuất hiện kèm với trà trong các buổi "high tea" của các nhà quý tộc Anh quốc.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 2
 

Theo các truyền thuyết, Anna Maria Stanhope, một trong số những người hầu cận của nữ hoàng Victoria và là bá tước của Belford, đã được ghi nhận là người sáng chế ra giờ uống trà buổi chiều ở Anh.

Bà còn mời cả một số bạn bè quý tộc tham dự buổi uống trà vào lúc 5 giờ chiều với các món bánh gatô nhỏ, bánh mì bơ, các loại đồ ngọt khác nhau. Thói quen này đã trở nên quen thuộc đến mức khi đến London, bà vẫn tiếp tục gửi thư mời những người bạn tham dự các buổi uống trà. Những bữa tiệc trà từ đó đã trở nên phổ biến trong giới thượng lưu.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 3
 

Các món bánh gắn liền với bữa tiệc trà


Bánh nướng scones

Bánh nướng scones là một loại bánh ngọt ăn liền có xuất xứ từ Scotland. Bánh này thường được làm từ bột mì, bột lúa mạch, yến mạch và bột nở được rắc bên trên. Bánh thường được nướng trong các khay nướng bánh lớn và được phủ một lớp dầu bóng bên trên. Loại bánh nướng này là một món ăn cơ bản trong những bữa tiệc uống trà.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 4
 

Tên gọi của chiếc bánh nướng này có sự thay đổi ở các vùng miền khác nhau của Vương quốc Anh. Ở một số nơi, chiếc bánh này được gọi là "scon" thay vì "scone". Một số người lại cho rằng tên chiếc bánh này được đặt dựa theo vùng Scone của nước Scotland.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 5
 

Ở Anh, bánh scones có thể có vị hơi ngọt hoặc mặn. Người ta thường thêm vào bánh các loại nho khô, nho Hy Lạp, phô mai hoặc quả chà là. Ở Scotland, người ta còn có bánh griddle scone được chế biến bằng cách rán lên thay vì nướng. Cách chế biến này cũng khá thông dụng ở New Zealand, và trở thành một phần trong nền ẩm thực nước này.

Bánh sandwich tí hon

Vào giờ uống trà ở Anh, người ta thường ăn một loại sandwich có tên là "finger sandwich". Đây là những chiếc bánh sandwich hình chữ nhật, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với bánh sandwich thường. Hình dạng của bánh finger sandwich có thể thay đổi tùy theo ý thích, nhưng chúng luôn phải nhỏ nhắn, dễ cầm trên tay và phải được ăn hết trong 2 lần cắn.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 6
 

Theo truyền thống, bánh mì được sử dụng thường là bánh mì trắng, được cắt mỏng và quết bơ vào bên trong. Vỏ bánh phải được cắt bỏ đi sau khi bánh đã được chuẩn bị xong. Nhân bánh thường là những thức ăn khá nhẹ và được cắt mỏng như thịt hun khói với mù tạt, cá hồi, xúc xích, cà ri gà hoặc salad trứng.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 7
 

Bánh Battenberg


Bánh Battenberg là một loại bánh có hình dạng như một chiếc ô cửa sổ nhiều màu sắc và được bọc một lớp bánh hạnh nhân ở ngoài. Bánh này được sáng chế bởi những đầu bếp Hoàng gia Anh vào năm 1884 để chúc mừng đám cưới của nữ hoàng Victoria với hoàng tử Louis của Battenberg.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 8
 

Những đầu bếp Hoàng gia Anh đến với phong cách nướng bánh của Đức vào thời của nữ hoàng Victoria. Cách nướng bánh này thường kết hợp các màu sắc rực rỡ và việc sử dụng bột hạnh nhân trong khâu nướng bánh. Trong Thế chiến thứ nhất, để chống đối lại Đức, hoàng tử Louis đã Anh hóa họ của ngài, từ Battenberg thành Mountbatten; tuy nhiên, chiếc bánh mang tên ngài vẫn giữ nguyên tên gọi gốc của mình.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 9
 

Bánh bông lan trái cây


Bánh bông lan trái cây, đúng theo tên gọi của nó là một loại bánh có nhân được trộn với các loại trái cây cắt nhỏ hoặc trái cây khô. Ở Anh, người ta còn trang trí thêm cho chiếc bánh này bằng kem.

Công thức xưa nhất của chiếc bánh này có xuất phát từ Rome, khi đó, người ta trộn hạt đào, hạt thông và nho khô vào bột lúa mạch. Đến thời Trung đại, mật ong, các loại gia vị và trái cây bắt đầu được thêm vào công thức.


Nét văn hóa trong bữa tiệc trà xứ sương mù 10
 

Bánh bông lan trái cây là một món ăn phổ biến ở rất nhiều nước phương Tây nhờ công thức đơn giản và hương vị đa dạng của nó. Tuy nhiên, ở Anh, một chiếc bánh bông lan trái cây đúng chuẩn của những bữa tiệc trà phải là một chiếc bánh được bọc bánh hạnh nhân và trang trí bằng kem ở ngoài.

Một loại bánh trái cây khá nổi tiếng ở Anh đó là bánh Dundee, bánh này được trang trí với hạt hạnh nhân và có tên gọi được đặt theo vùng Dundee của Scotland.

Tiệc trà ở Anh có lẽ đã trở thành một nét văn hóa vừa cổ điển vừa sang trọng của xứ sở sương mù. Xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, từ các tiểu thuyết người lớn đến các truyện thần thoại trẻ em, bữa tiệc trà thanh lịch đã in đậm dấu ấn của nó vào tâm trí của những người đam mê du lịch và nền văn hóa dày dạn của đất nước này.

Những loại trà quý đắt nhất thế giới

Trà là loại thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Người ta nhúng lá của các cây họ trà có tên Camellia Sinensis vào nước sôi hoặc nước ấm để uống. Trà có vị đắng, chát hoặc thanh mát. Cũng có vô số cách thưởng trà khác nhau. Ngày nay, trà được trộn với thảo dược để tăng các lợi ích sức khỏe của loại thức uống này.

Phần nhiều các nghiên cứu về lợi ích của trà đối với sức khỏe đều nói đến trà xanh. Việc này khiến nhiều người hiểu nhầm rằng các loại trà khác như trà trắng, trà đen hay trà Ô long chỉ là thứ vô thưởng vô phạt, uống cho vui. Thực tế, tất cả các loại trà đều chứa chất có lợi cho sức khỏe, trà khác loài sẽ có hàm lượng các chất cao thấp khác nhau.

Thế giới có 3 quốc gia có khả năng sản xuất những loại trà hảo hạng nhất: Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka. Mỗi vùng khác nhau có được loại trà với mùi và vị đặc trưng.

Dưới đây là những loại trà đắt đỏ nhưng nổi tiếng khắp thế giới:

Trà đen Darjeeling, Ấn Độ


g
Ảnh: BornRich
 

Trà Darjeeling có nguồn gốc từ vùng trà Himalaya, Ấn Độ. Trà Darjeeling nổi tiếng khắp thế giới vì mùi vị và màu sắc đặc trưng. Vùng trà Darjeeling nằm dưới chân núi phía Đông dãy Himalayas. Chính độ cao so với mặt nước biển (1500 mét đến 2500 mét) của vùng núi Himalayas và một số yếu tố thổ nhưỡng khác khiến trà Darjeeling có loại vị độc nhất.

Công ty Makaibari là đơn vị nổi tiếng cung cấp loại trà này với sản phẩm Silver Tips. Trà Darjeeling được bán với giá 400 USD/kg.

Trà Thiết Quan Âm, Trung Quốc

g
Ảnh: BornRich
 

Nằm trong nhóm Thập danh đại trà Trung Hoa, trà Thiết Quan Âm (Tie Guan Yin) là một dạng trà Ô long quý hiếm ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Nói trà Ô long có nghĩa màu trà pha trộn giữa xanh và đen.

Một trong những điểm đặc biệt của loại trà đắt đỏ này là nó có thể pha được 7 lần trước khi hết sạch mùi vị.


Trà Đại Hồng Bào

rf
Ảnh: BornRich


Trà Đại Hồng Bào (Da-Hong Pao) là một loại trà Ô long có xuất xứ từ núi Vũ Di, Phúc Kiến, Trung Quốc.

Tương truyền, vào cuối đời Minh, một vị thái y đã dùng búp non hái từ những cây trà mọc trên núi Vũ Di chữa khỏi bệnh cho thái hậu. Để thưởng công, hoàng đế nhà Minh bèn ban tặng mỗi cây trà quý một chiếc áo bào đỏ để bọc bên ngoài trong những ngày giá lạnh. Loại trà này vì thế có tên là Đại Hồng Bào.

Trải qua gần 400 năm đến nay, số trà quý năm xưa chỉ còn lại 6 cây. Mỗi năm, từ 6 cây trà này, người ta chỉ thu được chừng 1kg búp. Từ năm 2006, chính quyền địa phương quyết định hạn chế khai thác búp của những cây trà Đại Hồng Bào cổ, nên hiện nay, những người mê trà dù có chấp nhận đổi cả gia sản cũng khó có cơ hội sở hữu loại trà quý này. 20gr Đại Hồng Bào cuối cùng do tỉnh Phúc Kiến tặng Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc cuối tháng 10 năm 2011 vì thế được coi là vô giá.

Trà Đại Hồng Bào được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt và được coi như báu vật quốc gia tại Trung Quốc. Loại trà này không được bán phổ biến và có giá 1,25 triệu USD/kg (tương đương hơn 26 tỉ đồng).




Món ăn truyền thống của Anh cực độc đáo
Cách pha trà đạo phong cách Nhật bản
Cách ăn uống của người Anh
Kinh nghiệm du lịch Anh
Cách pha các loại trà ngon


(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý