Ung thư miệng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ung thư miệng

18/04/2015 10:40 AM
218

Nguyên nhân gây ung thư là gì?

Các nhà khoa học tại bệnh viện và các trung tâm y tế trên toàn quốc đang nghiên cứu về bệnh lý này để biết thêm về các nguyên nhân gây nên ung thư và cách phòng ngừa. Điều đã biết chắc là không ai bị nhiễm ung thư từ người khác: ung thư không lây. Hai nguyên nhân gây ung thư được biết đến là rượu và thuốc lá.

Dùng thuốc lá, hút thuốc lá, hút xì gà hay ống điếu, nhai thuốc là, hay hít thuốc lá chiếm 80 – 90% nguyên nhân gây ung thư miệng. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng người hút xì gà và dùng tẩu (ống điếu) có nguy cơ bị bệnh tương đương với người hút thuốc lá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc không khói cũng có một nguy cơ đặc biệt hình thành ung thư miệng. Đối với người sử dụng thuốc lá lâu ngày, nguy cơ ung thư càng cao hơn nữa khiến cho việc hít hay nhai thuốc lá ở người trẻ trở nên vấn đề quan tâm đặc biệt.

Người bỏ hút thuốc, thậm chí sau nhiều năm sử dụng cũng có thể giảm nguy cơ ung thư miệng xuống rất nhiều. Các nhóm tư vấn đặc biệt hay các nhóm tự giúp (đồng đằng) giúp những người đang cố gắng bỏ thuốc cách hiệu quả. Một số bệnh viện có các nhóm dành cho người muốn bỏ thuốc. Hơn nữa, dịch vụ thông tin Ung Thư và Hội Ung thư Hoa Kỳ có thông tin về các nhóm này tại các địa phương để giúp đỡ người bỏ thuốc lá.

Uống rượu lâu ngày hay / và nặng cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ngay cả đối với người không hút thuốc. Tuy vậy, người vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ mắc ung thư miệng cao đặc biệt. Các nhà khoa học tin rằng các chất này làm tăng tác dụng các hại của nhau lên.

Ung thư môi có thể do bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có thể tránh được nguy cơ này nhờ sử dụng thuốc thoa hay dầu thoa chứa chất chống nắng. Đội nón rộng vành cũng giúp chặn những tia sáng mặt trời gây hại. Những người hút tẩu có nguy cơ đặc biệt ung thư môi.

Vài nghiên cứu chứng minh rằng nhiều người bị ung thư miệng có tiền sử bệnh là bạch sản, là một mảng trắng bên trong miệng. Nguyên nhân của bệnh bạch sản chưa được biết rõ, nhưng có lẽ có liên quan đến hút thuốc và uống rượu nhiều. Hiện tượng này xuất hiện khi một vùng bị kích thích như lợi và nếp miệng của những người không dùng thuốc lá kiểu không hút thuốc (nhai,hít…) và môi dưới ở những người hút tẩu.

Một tình trạng khác là hồng sản, xuất hiện mảng màu đỏ ở miệng. Hồng sản thường xuất hiện nhất ở người từ 60 – 70 tuổi. Chẩn đoán và điều trị hồng sản và bạch sản sớm rất quan trọng vì những mảng này có thể hình thành ung thư.

Những người biết mình có nguy cơ bị ung thư miệng cao nên trao đổi về mối quan tâm này với bác sĩ hay nha sĩ, những người có khả năng gợi ý các phương cách giảm nguy cơ và sẽ lên kế hoạch phù hợp để khám bệnh.

Các triệu chứng của ung thư miệng là gì?

Ung thư miệng thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi nhưng có thể bị ở bất kỳ lứa tuổi nào. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo cần quan tâm:

Vết thương nơi miệng mãi không lành.

Khối u hay vùng dày lên nơi má.

Mảng đỏ hay trắng ở lợi, lưỡi hay bờ miệng.

Đau hay cảm giác chạm được vật gì trong miệng.

Nhai hay nuốt khó.

Khó di chuyển hàm hay lưỡi

Lưỡi hay vùng khác của miệng tê, hoặc sưng

Hàm gây răng giả không vừa hay không còn thich hợp.

Bất kỳ triệu chứng nào ở trên cũng có thể do ung thư hay các nguyên nhân ít nghiêm trọng khác gây nên. Dừng đợi cho đế khi đau. Đau thường không phải là triệu chứng sớm của ung thư miệng. Điều quan trọng là cần đi khám ở nha sĩ hay bác sĩ nếu những triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần.

Chẩn đoán ung thư miệng như thế nào?

Nếu tìm thấy một vùng bất thường trong khoang miệng thì sinh thiết là cách duy nhất để biết đó có phải là ung thư hay không. Bình thường, bệnh nhân được chuyển đến một phẫu thuật riêng về miệng hay về tai mũi họng để cắt một phần hay cả khối u hoặc vùng bất thường có thể nhìn thấy được. Nhà mô học sẽ xem xét mẩu mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Hầu hết các ung thư miệng là carcinoma tế bào dẹt. Các tế bào dẹt lót bên trong khoang miệng.

Nếu nhà mô học tìm thấy tế bào ung thư, bác sĩ điều trị cần phải biết giai đoạn, độ lan rộng của khối u để có kế hoạch điều trị tốt nhất. Các xét nghiệm và khám tìm giai đoạn sẽ giúp bác sĩ tìm biết ung thư có lan rộng không và phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng.

Định giai đoạn nói chung gồm các xét nghiệm X quang răng và X- quang đầu, ngực. Bác sĩ có thể cần bệnh nhân chụp CT hay CAT. Chụp CT (cắt lớp điện toán) là dùng một loạt tia X được đặt bên nhau nhờ một máy vi tính để có hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong cơ thể. Siêu âm cũng là cách để cho ra hình ảnh của các vùng trong cơ thể.

Một sóng có tần số cao (siêu âm) mà người không nghe được đến đập vào mô hay tạng cơ thể và bị dội lại, dạng những phản âm của sóng tạo nên hình ảnh được tạo thành nhờ một đầu từ liên kết với một máy vi tính. Dạng phản âm do sóng tạo ra hình ảnh gọi là hình ảnh siêu âm.

Đôi khi bác sĩ yêu cầu chụp MRI (chụp cộng hưởng từ nhân), tạo ra hình ảnh nhờ từ trường liên kết với máy tính. Bác sĩ cũng sờ thấy những hạch ở cổ và khám những chỗ sưng hay các thay đổi khác. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng toàn diện trước khi bắt đầu điều trị.

Điều trị ung thư miệng như thế nào?

Điều trị ung thư miệng tùy thuộc vào một số yếu tố, trong đó có vị trí, kích thước, loại, độ lan rộng của khối u và giai đoạn của bệnh. Tuổi tác của bệnh nhân và tổng trạng cũng cần được quan tâm đến. Điều trị ung thư miệng gồm phẫu thuật, xạ trị và trong hầu hết các trường hợp là kết hợp là kết hợp cả hai. Vài bệnh nhân được hóa trị bằng các thuốc chống ung thư.

Ở hầu hết bệnh nhân, điều quan trọng là khám răng toàn bộ trước khi bắt đầu điều trị. Do điều trị ung thư có thể làm miệng nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng hơn, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân làm những răng cần thiết khi bắt đầu điều trị.

Đa số bệnh nhân ung thư muốn biết tất cả về bệnh tật của mình và các lựa chọn điều trị để đóng một phần chủ động trong quyết định chăm sóc y khoa và nha khoa. Bác sĩ là người trả lời những câu hỏi này tốt nhất. Hơn nữa, bệnh nhân có thể chuyện trò với bác sĩ để tham gia vào các nghiên cứu biện pháp điều trị mới.

Những nghiên cứu này được gọi là các thử nghiệm lâm sàng được thiết kế để cải thiện việc điều trị ung thư.

Nhiều bệnh nhân thấy việc đưa ra danh sách các vấn đề trước khi đi khám bệnh là có lợi. Viết ra những ghi chú có thể làm dễ nhớ hơn những gì bác sĩ nói. Vài bệnh nhân cũng nhận thấy khi thành viên gia đình hay bạn bè cùng tham gia thảo luận, ghi chú hay chỉ lắng nghe cũng có ích.

Có nhiều điều cần phải biết về ung thư và cách điều trị. Bệnh nhân không cần hỏi tất cả câu hỏi hay hiểu tất cả các câu trả lời ngay lập tức. Sẽ có nhiều cơ hội để hỏi bác sĩ giải thích những điều không rõ ràng và yêu cầu nhiều thông tin hơn.

Các phương pháp điều trị

Bệnh nhân ung thư miệng có thể được nhóm các chuyên gia điều trị. Nhóm y khoa này có một phẫu thuật viên miệng, một phẫu thuật viên tai mũi họng, một nhà ung thư học y khoa, một nhà ung thư học chuyên về tia xạ, một chuyên gia phục hình nha, một bác sĩ nha tổng quát, một phẫu thuật viên thẩm mỹ, một bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, một nhân viên công tác xã hội, một y tá, và một chuyên gia ngôn ngữ trị liệu.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u trong miệng là điều trị thường được tiến hành ở bệnh nhân ung thư miệng. Nếu có bằng chứng khối ung thư lan rộng thì phẫu thuật viên có thể nạo bỏ hạch vùng cổ. Nếu ung thư lan đến cơ và các mô khác vùng cổ thì có thể cần phẫu thuật rộng hơn.

Xạ trị là cách điều trị sử dụng các tia có năng lượng cao để làm phá hủy các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Cũng như phẫu thuật, xạ trị là điều trị tại chỗ, nó chỉ tác động đến những tế bào trong vùng được điều trị mà thôi. Năng lượng có thể được phát ra từ một máy lớn còn gọi là xạ ngoài. Năng lượng này cũng có thể phát ra từ những chất có phóng xạ hoạt động được đặt trực tiếp ngay tại hay gần khối u được gọi là xạ trong. Xạ trị đôi khi được sử dụng thay thế phẫu thuật cho những trường hợp u nhỏ trong miệng. Bệnh nhân bị khối u lớn có thể cần phối hợp phẫu thuật và xạ trị.

Xạ trị có thể tiến hành trước hay sau khi mổ. Trước mổ, tia xạ có thể làm giảm kích thước khối u để có thể cắt bỏ được. Tia xạ sau khi mổ được dùng để phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại.

Đối với xạ trị ngoài, bệnh nhân vào viện hay phòng khám một ngày để điều trị. Thường thì điều trị sẽ tiến hành 5 ngày trong 1 tuần, liên tục trong 5 đến 6 tuần. Lịch điều trị này giúp bảo vệ những mô lành nhờ chia nhỏ tổng liều tia xạ.

Xạ trị ghép (cấy) được đặt trong những “hạt” bé xíu có chứa các chất phóng xạ hoạt động trực tiếp vào trong khối u hay mô lân cận. Thông thường, chất cấy được đặt vào cơ thể trong vài ngày và bệnh nhân nhập viện trong một phòng riêng. Cần hạn chế thời gian y tá và nhân viên chăm sóc cũng như người đến thăm tiếp xúc với bệnh nhân. Mô cấy được lấy ra trước khi bệnh nhân về nhà.

Hóa trị là cách sử dụng thuốc để diệt các tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các thuốc có hiệu quả hay phối hợp thuốc để điều trị ung thư miệng. Có những khám phá hóa trị kết hợp với các dạng điều trị ung thư khác giúp phá hủy khối u và ngăn bệnh lan rộng.

Các phản ứng phụ của điều trị ung thư miệng là gì?

Rất khó hạn chế các phản ứng phụ của điều trị để chỉ cắt hay diệt tế bào ung thư mà thôi. Do các tế bào và mô lành cũng có thể bị tổn thương nên việc điều trị có những phản ứng không mong đợi.

Các phản ứng phụ của điều trị ung thư rất khác nhau. Chúng tùy thuộc chính vào loại điều trị, độ lan rộng của điều trị và vùng được điều trị. Hơn nữa, mỗi người lại có một đáp ứng khác nhau. Một số phản ứng phụ chỉ tạm thời nhưng một số khác lại là vĩnh viễn. Nhiều cố gắng lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân để phản ứng phụ ít xảy ra nhất. Bệnh nhân cũng được theo dõi rất cẩn thận để có thể phát hiện bất cứ vấn đề nào xảy đến khi đang điều trị.

Phẫu thuật cắt bỏ một khối u nhỏ ở miệng thường không gây nên những vấn đề về lâu dài.Tuy vậy đối với một khối u lớn, phẫu thuật viên có thể cần cắt bỏ một phần khẩu cái, lưỡi, hay hàm. Phẫu thuật loại này có thể làm thay đổi khả năng nhai nuốt hay trò chuyện của bệnh nhân. Vẻ ngoài của bệnh nhân cũng có thể bị thay đổi.

Sau khi mổ, mặt bệnh nhân có thể bị sưng phồng, thường sẽ hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên nạo cắt hạch sẽ làm chậm dòng lưu thông của bạch huyết làm bạch huyết đọng lại trong mô nên sưng sẽ lâu hết hơn.

Trước khi tiến hành xạ trị, bệnh nhân cần khám nha khoa vì nha sĩ quen với những thay đổi mà xạ trị gây nên ở miệng. Xạ trị có thể làm đau miệng.

Xạ trị cũng gây nên những thay đổi trong nước bọt và làm giảm lượng nước bọt khiến khó nhai nuốt. Vì nước bọt bình thường bảo vệ răng nên khô miệng làm tăng sâu răng. Nhóm chăm sóc y tế sẽ khuyên cách sử dụng loại bàn chải đánh răng và nước súc miệng đặc biệt. Nha sĩ thường gợi ý một chương trình đặc biệt có chứa fluoride nhằm giữ răng khỏe. Để giảm khô miệng, nhóm chăm sóc y tế sẽ khuyên sử dụng nước bọt nhân tạo và các cách khác để giữ miệng ẩm. Khô miệng do xạ trị sẽ hết ở một số bệnh nhân, nhưng cũng có thể còn lại lâu dài.

Sụt cân là vấn đề nghiêm trọng ở bệnh nhân điều trị ung thư miệng do đau miệng làm ăn uống khó. Trong nhiều trường hợp chia thức ăn thức uống ra từng lượng nhỏ sẽ có lợi. Nhiều bệnh nhân lấy ăn vài bữa ăn nhỏ và nhẹ trong ngày sẽ đỡ hơn là cố ăn ba bữa ăn lớn.

Thông thường thức ăn mềm, nhạt chan với nước sốt, nước thịt làm mềm sẽ dễ ăn hơn. Canh, súp sệt, bánh putding và sữa trứng khuấy là những thức ăn bổ dưỡng và dễ nuốt. Chuẩn bị thức ăn xay trong máy sinh tố cũng có lợi. Bác sĩ cũng sẽ khuyên dùng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn lỏng đặc biệt dành cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhai. Uống nhiều nước giúp miệng ẩm và cũng giúp dễ ăn hơn.

Một số bệnh nhân có thể mang răng giả trong khi xạ tr. Tuy nhiên một số khác không thể mang răng giả nhiều năm sau khi điều trị do có sự thay đổi trong khi trị liệu nên hàm răng giả không còn mang vừa nữa. Sau khi điều trị xong, bệnh nhân có thể sẽ điều chỉnh để hàm răng giả khớp vào hay thay bộ răng giả.

Xạ trị cũng gây đau trong miệng và làm nứt, bong môi. Chúng thường lành trong những tuần đầu sau khi hoàn tất điều trị. Thường thì chăm sóc miệng tốt có thể giúp bớt đau trong những trường hợp này. Răng giả cũng không nên mang cho đến khi đau đã lành.

Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân có thể mệt mỏi, đặc biệt trong những tuần muộn sau điều trị. Nghỉ ngơi là điều quan trọng, nhưng các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố giữ các hoạt động tích cực một cách hợp lý. Bệnh nhân nên thực hiện những hoạt động hợp với mức năng lượng của cơ thể. Xạ trị thường gây nên đỏ da, khô da, sờ ấn đau và ngứa da nơi vùng điều trị.

Đến cuối kỳ điều trị, da trở nên ẩm và “đẫm nước”. Có thể xuất hiện những vùng da sạm hay “màu đồng” ở nơi bị xạ trị. Vùng này cần để trống ngoài không khí càng nhiều càng tốt nhưng cũng cần bảo vệ khỏi tia mặt trời.

Tại thời điểm này giữ da lành lặn là điều quan trọng, nhưng người bệnh không nên sử dụng bất kỳ thứ thuốc bôi hay kem nào mà không được bác sĩ kiểm tra. Nam giới có thể rụng hết hay một phần râu tóc, nhưng râu ở vùng mặt vẫn thương mọc lại sau khi điều trị xong. Thường thì nam giới cạo râu bằng dao điện trong khi điều trị để tránh cắt phải làm nhiễm trùng. Hầu hết các tác dụng của xạ trị trên da chỉ là tạm thời. Các vùng này sẽ lành khi hoàn tất điều trị.

Phản ứng phụ của hóa trị tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Nói chung, các thuốc kháng ung thư tác dụng lên những tế bào phân chia nhanh như các tế bào máu chống lại sự nhiễm trùng, những tế bào lót trong niêm mạc miệng và ống tiêu hóa, và các tế bào nang lông. Kết quả là bệnh nhân sẽ bị các phản ứng phụ như sức đề kháng với nhiễm trùng kém, ăn mất ngon, nôn buồn nôn, đau miệng. Bệnh nhân cũng có thể bị thiếu năng lượng và rụng tóc.

Các tác dụng phụ của điều trị ung thư từng người khác nhau và thậm chí ở một người cũng khác nhau ở các lần trị liệu. Các bác sĩ, y tá, và các chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích các phản ứng phụ của điều trị ung thư và gợi ý các cách đối diện với chúng.

Phục hồi sau điều trị ung thư miệng là gì?

Hồi phục là phần rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân ung thư miệng. Mục tiêu của hồi phục tùy thuộc vào độ lan rộng của khối u và điều trị ở bệnh nhân. Nhóm chăm sóc y tế sẽ cố gắng để giúp bệnh nhân quay về các hoạt động bình thường càng sớm càng tốt. Phục hồi gồm có tư vấn về chế độ ăn, phẫu thuật, phục hình răng, ngôn ngữ trị liệu và các dịch vụ khác.

Đôi khi bệnh nhân cần tái cấu trúc và phẫu thuật thẩm mỹ để xây dựng lại các cấu trúc xương và mô trong miệng. Nếu không thể làm được thì chuyên gia phục hình răng có thể làm răng và/ hoặc một phần mặt giả. Bệnh nhân có thể cần huấn luyện đặc biệt để sử dụng các bộ phận này.

Ngôn ngữ trị liệu bắt đầu càng sớm càng tốt cho bệnh nhân có vấn đề về tiếng nói sau khi điều trị. Bình thường chuyên gia ngôn ngữ sẽ khám bệnh nhân trong bệnh viện để có kế hoạch điều trị và dạy các bài tập ngôn ngữ. Ngôn ngữ trị liệu thường được tiếp tục sau khi bệnh nhân đã về nhà.

Những gì sẽ đến sau khi điều trị ung thư miệng?

Khám định kỳ là điều rất quan trọng đối với người điều trị ung thư. Bác sĩ và nha sĩ sẽ khám bệnh nhân kỹ lưỡng để kiểm tra quá trình lành bệnh và tìm các dấu hiệu ung thư tái phát. Bệnh nhân khô miệng do xạ trị cần được khám răng ba lần trong năm.

Bệnh nhân cần khám ở bác sĩ dinh dưỡng nếu sụt cân hay tiếp tục có các vấn đề về ăn uống. Hầu hết các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân ung thư miệng ngưng hút thuốc và uống rượu để giảm nguy cơ bị loại ung thư mới.

Sống chung vơi một bệnh nặng chẳng dễ dàng chút nào. Bệnh nhân và những người quan tâm đến người bệnh phải đối diện với nhiều vấn đề và thách thức. Những người này sẽ có đủ sức để đối phó với những khó khăn này khi có những nguồn thông tin hữu ích và các dịch vụ hỗ trợ. Một số tập sách trong đó có quyển Nắm lấy thời gian: Hỗ trợ người bệnh ung thư và những người quan tâm đến, hiện có tại Dịch vụ thông tin ung thư.

Bệnh nhân ung thư cũng lo lắng về nghề nghiệp, công việc, quan tâm đến gia đình, quản lý công việc thường ngày. Xét nghiệm, điều trị, nằm viện, và chi phí điều trị là những nỗi lo thường gặp.

Các bác sĩ, y tá, và các thành viên trong nhóm chăm sóc y tế sẽ trấn an những nỗi sợ và làm giảm nhẹ những rối rắm của bệnh nhân về điều trị, công việc, và hoạt động thường ngày. Cũng vậy, gặp gỡ với các y tá, nhân viên xã hội, nhà tư vấn hay các chức sắc tôn giáo cũng giúp bệnh nhân chia sẻ những cảm giác hay trao đổi về các bận tâm về tương lai, các mối liên hệ cá nhân.

Bạn bè và họ hàng, đặc biệt những người có những kinh nghiệm cá nhân về bệnh ung thư có thể rất khích lệ cho bệnh nhân. Hơn nữa, bệnh nhân khi trao đổi về mối bận tâm với người từng đối diện với vấn đề tương tự sẽ rất có ích.

Các bệnh nhân ung thư thường đến với nhau trong nhóm hỗ trợ, nơi đó họ có thể chia sẻ những điều họ học biết về ung thư và cách điều trị, các đối phó với bệnh này.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mỗi bệnh nhân là một thế giới khác biệt. Điều trị và cách xử trí với bệnh nhân có hiệu quả ở người này lại không đúng với người kia, ngay khi cả hai bị cùng một loại ung thư. Trao đổi lời khuyên của bạn bè và các thành viên trong gia đình với bác sĩ là điều nên làm.

Thường thì nhân viên xã hội tại bệnh viện hay phòng khám có thể gợi ý về các nhóm có thể giúp đỡ để tái hồi phục, hỗ trợ tình cảm, giúp đỡ về tài chính, di chuyển và chăm sóc tại nhà. Hội ung thư Hoa Kỳ là một trong những nhóm như vậy. Tổ chức phi lợi nhuận này có nhiều dịch vụ cho bệnh nhân và gia đình người bệnh. Các văn phòng địa phương của Hội Ung thư Hoa Kỳ được liệt kê trong những trang trắng của danh bạ điện thoại.

Thông tin về những chương trình và dịch vụ khác có sẵn tại Dịch Vụ Thông Tin Ung Thư. Số điện thoại miễn phí hoàn toàn là 1- 800-4-CANCER.

Tương lai của bệnh nhân ung thư miệng ra sao?

Bệnh nhân và gia đình của họ tự nhiên sẽ quan tâm về tương lai sống còn. Đôi khi họ sử dụng những thống kê để cố tìm ra khi nào bệnh nhân sẽ được chữa khỏi hay sẽ còn sống bao lâu.

Tuy nhiên, điều quan trọng nên nhớ rằng những thống kê trung bình dựa trên số lượng lớn bệnh nhân. Các số liệu này không thể dùng để tiên đoán những gì sẽ xảy ra đến cho một bệnh nhân cụ thể vì không có hai bệnh nhân ung thư nào giống nhau. Bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân biết về bệnh sử của người bệnh và là người tốt nhất để trao đổi về tiên lượng (dự hậu) của người bệnh.

Người bệnh cần tự do hỏi bác sĩ về cơ hội hồi phục, nhưng ngay cả bác sĩ cũng không chắc chắn được những gì sẽ xảy đến. Khi bác sĩ trao đổi về khả năng sống sót của ung thư, họ có thể sử dụng thuật ngữ thuyên giảm thay vì chữa khỏi. Thậm chí nhiều bệnh nhân ung thư miệng phục hồi hoàn toàn, các bác sĩ cũng sử dụng từ này do ung thư miệng có thể tái phát.

Các nguồn thông tin cho bệnh nhân ung thư miệng

Thông tin về ung thư miệng có từ nhiều nguồn, trong đó một số được liệt kê bên dưới. Bạn có thể tìm những thông tin thêm tại thư viện địa phương, nhà sách, hay nhóm hỗ trợ nơi cộng đồng bạn sống.

Dịch Vụ Thông Tin Ung Thư (CIS) 1-800-4- CANCER

Dịch Vụ Thông Tin Ung Thư (CIS) là một chương trình của Viện Ung Thư Quốc Gia, có dịch vụ điện thoại phủ khắp nước dành cho bệnh nhân ung thư, gia đình và bạn bè của họ, có thể trả lời bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, gởi các tập sách về ung thư.

Các nhân viên này cũng cung cấp những nguồn thông tin và dịch vụ tại địa phương. Số điện thoại miễn phí là 1-800-4-CANCER (1-800-422-6237) kết nối người gọi với văn phòng phục vụ tại địa phương người gọi đến.

Tóm lược về ung thư miệng

Ung thư miệng do thuốc là (hút và nhai) và uống rượu gây nên.

Vết thương trong miệng mãi không lành có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng.

Sinh thiết là cách duy nhất để biết vùng bất thường trong khoang miệng có phải là ung thư hay không.

Điều trị ung thư miệng tùy thuộc vị trí, kích thước, loại và độ lan rộng của khối u cũng như tuổi tác và sức khỏe của bệnh nhân.

Điều trị ung thư miệng thường bằng phẫu thuật cắt bỏ u trong miệng.

Làm sao ngăn ngừa được chứng loét miệng?

BBC Health 12/2 đã giới thiệu những phương pháp giúp kháng chứng lở loét miệng của các nhà khoa học tại Viện Gallop (Mỹ). Theo đó, bạn nên vệ sinh răng ngay sau bữa ăn, 6 tháng một lần đi khám nha sĩ và có chế độ ăn hợp lý.

Một chế độ ăn hợp lý bao gồm đầy đủ các thành phần sau: vitamin C, sữa và khoai tây, chất sắt từ thịt nạc đỏ như thịt bò, thịt heo và các loại rau có lá màu xanh sậm như rau dền, rau muống, kẽm từ các loại hải sản đặc biệt là các loại hến sò.

Với đủ thành phần các loại khoáng chất trên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại những bệnh nhiễm trùng miệng. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn quá nóng như tiêu, ớt và đặc biệt là không để bị stress vì đó cũng là tác nhân gây chứng lở miệng.

Bạn có thể giảm triệu chứng lở miệng bằng cách thường xuyên uống các loại trà giải nhiệt như trà cúc, trà khổ qua và ăn nhiều cam thảo vốn có tác dụng loại bỏ axit glycyrrhizic lở miệng.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ung thu luoi thoi ki thu nhat dieu tri co het ko
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Bệnh càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Vì vậy, nếu mới phát hiện chị hãy nhanh chóng điều trị tại bệnh viện chuyên khoa nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý