Các giống chó nguy hiểm nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các giống chó nguy hiểm nhất

19/04/2015 01:32 PM
494

Theo thống kê tại ABC 2 News năm 2011, dựa trên nghiên cứu của đại học Pennsylvania, các loại chó sau đây được liệt vào những loại chó dữ nhất:



CÁC LOẠI CHÓ NGUY HIỂM 


Chow Chow
 


Akita
 


Giant Schnauzer
 


Papillon
 


Dachshund (Chó xúc xích)
 


Jack Russell Terrier
 


Llasa Apso
 


Bull Mastiff
 


Miniature Pinscher (Phốc hươu)
 


German Shepherd (Bẹc giê)
 


Rottweiler
 


Dalmatian (Chó đốm)
 

Pitbull
 

Những thống kê này được dựa trên những tiêu chí sau:
- Độ hung dữ đối với chủ
- Độ hung dữ với người lạ
- Độ hung dữ với những con chó khác
- Sự cạnh tranh với những con chó khác

Các bạn có ngạc nhiên không, khi những con chó với vẻ ngoài nhỏ nhắn dễ thương như chó xù, chó phốc, chó xúc xích lại được liệt vào 15 loại chó hung hãn nhất? Vậy thì điều gì khiến chúng trở nên như thế?


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Môi trường sống và chủ khiến chó trở nên dữ dằn


Trong bản thống kê trên, những loại chó lai tạp giống (không phải thuần chủng) đã không được tính. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng: Mặc dù đúng là có những giống chó có đặc tính bảo vệ mạnh mẽ hơn, hoặc thậm chí hung hăng hơn, nhưng không phải tất cả các con chó trong mỗi loại đều có tính khí hay độ hung dữ như nhau. Thay vì đó, hãy nhìn vào từng hoàn cảnh để cẩn thận hơn. Trên thực tế, chó bị rơi vào những hoàn cảnh sau đây sẽ dữ tợn hơn:

Đó là con chó đã từng:
- Bị đối xử tệ hại
- Bị xích
- Bị mặc kệ
- Bị bỏ rơi
- Bị chán
- Bị ức chế
- Bị phối giống một cách tệ hại
- Bị dọa nạt, hoặc bị sợ
- Không được huấn luyện
- Nhát
- Cảm giác không an toàn
- Bị đau đớn
- Bị bệnh
- Ít được giao lưu/tiếp xúc với người hoặc chó
- Chó mẹ mới có con

Những nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng những con chó trong hoàn cảnh nguy hiểm sẽ trở nên đáng sợ hơn. Nhưng, cũng như con người, tất cả các con chó đều có tính cách khác nhau, và phải được đối xử phù hợp cho từng con. Họ nói rằng: Nếu như được đối xử một các yêu thương và quý trọng, gần như con chó nào cũng có thể trở thành một người bạn trung thành và đầy tình yêu thương.

Theo như thống kê trên, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, quan niệm “chó to mới dữ”, “giống chó này thì dữ, giống này thì không”, v.v.. là hoàn toàn sai lầm. Tất cả các con chó đều có thể trở nên hung dữ hay hiền hòa, tùy vào hoàn cảnh, môi trường, và người nuôi. Những con chó có vẻ hiền lành dễ thương như Dachshund hay Chihuahua cũng có thể trở nên vô cùng dữ tợn, và ngược lại, những con chó với vẻ to lớn cộc cằn như Rottweiler hay Pittbull lại có thể trở nên vô cùng dịu dàng và ngoan ngoãn.

Ngoài ra, tại Dogs bite, theo thống kê dựa trên Denver County về các vụ chó cắn, họ nhận thấy rằng:
- Số chó đực hơn số chó cái tới 6.2 lần.
- Số chó chưa được thiến nhiều hơn số chó đã được thiến 2.6 lần.
- Số chó bị xích nhiều hơn số chó không bị xích 2.8 lần

Nguyên nhân có thể dễ dàng được lí giải:
- Trong tự nhiên, chó đực là chó đầu đàn, chúng thường hay tranh giành lãnh thổ, chó cái, và do vậy bản năng đấu tranh cao hơn.
- Chó đã bị thiến ít bị thu hút bởi con cái hơn, do vậy chúng có thể vẫn sẽ chiến đấu để bảo vệ đàn và tranh giành lãnh thổ, nhưng những cuộc chiến phân thắng bại để chiếm chó cái thấp hẳn đi.
- Những con chó bị xích lâu ngày không được vận động trở nên ức chế, do vậy chúng trở nên cục tính và giải phóng năng lượng qua những trận sủa, đánh nhau. Những con chó được xích dắt đi dạo nhưng người dắt không có kinh nghiệm và tinh thần vững sẽ dẫn khiến chó rơi vào trạng thái lo lắng, phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để bảo vệ bầy đàn.

 Thế giới qua đôi mắt của chó

Mình xin nhấn mạnh lại một lần:

- Chó là một loài động vật hoàn toàn khác với người. Do vậy, đừng “người hóa” con chó của bạn.
- Chúng không hành động và suy nghĩ như người. Nên đừng “thất vọng” khi nó không làm theo ý bạn.
- Chúng cần những điều khác với người cần. Bạn cần phải biết chúng cần gì, chứ đừng “nghĩ” là chúng cần, rồi đối với chúng như đối với người.
- Chúng giao tiếp khác với cách của người. Nếu bạn không hiểu một người nói tiếng Lào, đừng cho rằng con chó của bạn hiểu bạn nói gì và muốn nó làm gì.

Nhưng chó là một loài động vật thông minh. Nếu được dạy dỗ hết lòng, yêu thương đúng cách, chúng sẽ trở thành những người bạn hết mực yêu thương và trung thành.

Hãy quên đi tất cả những gì bạn biết về con người, đừng áp dụng cách của người vào chó. Khi bạn muốn giao tiếp với chúng, muốn chúng hiểu mình, trước hết bạn phải hiểu chúng đã. Khi bạn đứng trước mặt một con chó, hãy nhìn thế giới theo cách của chúng.

4a. Bản năng của loài chó

Trong khi con người dùng quá nhiều ngôn từ mà quên đi điều quan trọng nhất là ngôn ngữ cơ thể, thì đối với chó, đây là cách giao tiếp duy nhất của chúng, và chúng hiểu rõ hơn bất kì ai. Chúng có thể không biết điều bạn nghĩ, nhưng chúng có thể biết rõ rằng, bạn đang cảm thấy gì thông qua tiếng động, ngôn ngữ cơ thể, mùi, và nguồn năng lượng bạn đang phát ra.

Bản năng đầu tiên: Một con chó sẽ lấn át kẻ yếu hơn (dominant), và phục tùng kẻ mạnh  hơn (submissive). Điều đó nằm trong bản năng, tiềm thức của chúng, ngay từ khi mới sinh ra. 

Đối với chó, sức mạnh tinh thần cao hơn rất nhiều so với sức mạnh về thể chất. Kẻ mạnh, kẻ yếu khônh chỉ là ai nặng cân hơn, ai to hơn, mà quan trọng hơn ai có thể luôn bình tĩnh, quyết đoán, tâm lý mạnh mẽ, ai lo lắng, sợ sệt, nhút nhát.

Một con chó có thể biết rằng kẻ đứng trước mặt mạnh hơn hay yếu hơn nó, ngay cả khi nó chưa hề chạm vào kẻ kia. Trong thế giới hoang dã, chó cùng bầy không bao giờ đánh nhau. Chúng chỉ đánh những kẻ tranh giành lãnh thổ. Trong bầy đàn, chúng tự phân chia cấp bậc mà không cần ẩu đả. Chính con người đã tạo nên những con chó hung dữ ngày nay.

Bản năng thứ hai: Luôn đặt sự sinh tồn của bầy đàn cao hơn tất cả các thứ khác.

Trong tự nhiên, một con chó mẹ sẽ bỏ lại một con chó con ốm yếu, là bởi nó biết từ trong bản năng rằng, con chó con ốm yếu đó sẽ làm chậm bước của đàn, có thể gây nguy hiểm tính mạng cho nhiều con khác. Và một con chó yếu sẽ có nhiều khả năng sinh ra nhiều con chó yếu hơn. Đây là quy trình chọn lọc của tự nhiên.

Vì vậy, nếu một ngày, con chó hiền lành nhút nhát của bạn bỗng trở nên hung dữ, gầm gừ trước mặt người hoặc một con vật khác, xin hãy dừng lại một giây suy nghĩ. Đó là bởi bản năng bảo vệ đàn của nó còn cao hơn tất cả những nỗi sợ hãi của nó gộp lại. Nó cảm nhận rất rõ rằng bạn đang đang lo lắng, hoặc rằng kẻ đối diện kia có ý không tốt. Nó biết rằng, bầy đàn của nó đang lâm nạn, và nó phải cứng cỏi lên. Khi nó làm vậy mà không được sửa, hay không có ai khác đứng ra “bảo vệ gia đình”, thì sẽ dần trở thành thói quen.

.

Bản năng thứ ba: Trong gia đình/bầy đàn luôn luôn có thứ tự cấp bậc. Con đầu đàn và những con mạnh hơn có nhiệm vụ bảo vệ bầy và những con yếu hơn. 

Trong khi chúng không có nhiều cấp bậc rườm rà, nhưng giữa hai con chó với nhau, chúng luôn có thể nhanh chóng nhận biết rằng kẻ kia mạnh hơn hay yếu hơn mình, và do đó mau chóng biết rằng thứ hạng của nó ở đâu. Và thứ hạng này có thể thay đổi liên tục trong mỗi trường hợp khác nhau.

Tuy nhiên con người lại không biết cách hiểu ngôn ngữ của loài chó, và không biết rằng bản thân họ đang đứng ở đâu qua đôi mắt của chúng.

Ví dụ, một con chó leo lên ngồi trên lòng bạn, bạn sẽ cho rằng nó rất yêu mình, nó thật dễ thương, nó đang làm nũng. Trong thế giới của chó, khi một con chó đè lên con chó khác, nó đang tỏ rõ cho kẻ kia thấy rằng nó đang lấn át kẻ kia, nó là kẻ mạnh hơn. Nhưng một con chó nằm lên lòng bạn khi được gọi tới, chúng đang phục tùng mệnh lệnh của kẻ mạnh hơn.

Trừ những trường hợp có những con chó sinh ra để trở thành đầu đàn, hầu hết thời gian những con chó khác sẽ không bao giờ đòi hỏi vị trí này. Nhưng khi chúng cảm thấy rằng gia đình đang thiếu kẻ chỉ huy, chúng sẽ theo bản năng mà tiếp nhận vị trí này.

Khác với nhiều người nghĩ, “đầu đàn” của chó phải là chó, nhưng nếu bạn từng xem các show của The Dog Whisperer, thì kẻ lãnh đạo có thể là bất cứ ai, từ con người, đứa trẻ con, con mèo, con vẹt, v.v… miễn là một kẻ có ý chí vững chắc, quyết đoán, luôn bình tĩnh, và luôn chứng tỏ rằng mình xứng đáng để đứng trên trong mọi trường hợp. 

.

4b. Công thức để có một con chó hoàn hảo

Con người cần rất nhiều thứ để trở nên cân bằng và hoàn hảo, nhưng đối với một con chó, chúng chỉ cần 3 thứ theo thứ tự sau:

Luyện tập – Kỷ luật – Yêu thương (Exercise - Discipline – Affection)

Vì sao luyện tập lại là quan trọng nhất? Hãy tưởng tượng nếu bạn bị nhốt trong nhà cả ngày, không chìa khóa, không internet, không điện thoại, không được làm gì, bạn sẽ phát điên như thế nào. Một con chó khi không được luyện tập đầy đủ, chúng sẽ giải phóng năng lượng bằng cách cắn phá, và tính tình cũng trở nên cục cằn hơn.

Như đã nói ở trên, một con chó luôn cần được biết rằng trong gia đình có những người đứng ra làm thủ lĩnh, nếu như không cho chúng biết điều đó qua kỷ luật, chúng sẽ phải bất đắc dĩ trở thành thủ lĩnh để bảo vệ sự an toàn cho bầy.

Khi chúng đã vào khuôn phép và kỉ luật, lúc đó là lúc bạn có thể cho chúng sự yêu thương, những lời trìu mến, những cái ôm hôn, vuốt ve, để cho chúng biết rằng chúng đang làm đúng, và cần phát huy.

Trở thành thủ lĩnh tốt để giảm nguy cơ chó dữ

Cesar Millan đã huấn luyện rất nhiều trường hợp những con chó được cho là đang trong tình trạng báo động. Ông khẳng định rằng, nhiều người đổ lỗi cho chó dữ là do giống, nhưng trên thực tế, tất cả các loại chó đều có thể phá hoại. Điều khác biệt duy nhất giữa một con Chihuahua dữ và một con Pitbull dữ là giống chó to hơn thì thiệt hại theo tỉ lệ cũng lớn hơn. Điều quan trọng là phải nhận thức được sức mạnh của những loại chó lớn. Chúng có sức mạnh đáng sợ, và nếu như chúng bị rối loạn tâm trí (unbalanced) thì có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Cách sử xự tồi tệ của chó và những vấn đề về chúng không thể lường trước được. Điều tồi tệ xảy ra khi những loại chó to khỏe (hoặc lai tạp từ các giống đó) sống với những người mà chỉ thích giống chó chứ không hiểu và không đáp ứng được phần “thú” trong con chó. Nhiều người xét chó dựa vào ngoại hình hoặc mức độ phổ biến của giống chó trước khi nghĩ rằng liệu con chó đó có phù hợp với cách sống của họ không. Đây là nguyên nhân của các thảm họa.

Để kiểm soát một giống chó to khỏe, bạn cần phải ở vị trí thủ lĩnh (pack leader), và thiết lập các quy định, ranh giới, và giới hạn (rules, boundaries and limitations).

Vậy thì Quy tắc, Ranh giới, và giới hạn là gì?

Một ví dụ dễ hiểu thế này:
- Bạn nuôi một con chó trong nhà. Quy định là nó không được nhảy lên trên giường khi bạn chưa cho phép. Vậy lúc đó, Ranh giới là cái mép giường hoặc chân giường của bạn. Nếu nó được nhảy lên giường, Giới hạn là nó không được nằm đè lên bạn.

Hoặc một ví dụ khi ở ngoài đường:
- Bạn dắt một con chó đi dạo. Quy định là nó phải đi bên cạnh bạn. Ranh giới xa nhất nó có thể đi là độ dài của xích. Và Giới hạn là nếu nó có tuột xích, nó không được đi khỏi tầm mắt bạn.

Phần này thuộc về phần Kỷ luật trong công thức Luyện tập – Kỷ luật – Yêu thương như đã nói ở trên.

Luôn bình tĩnh và cứng cỏi để giảm nguy cơ bị tấn công

Như đã nói ở trên, một con chó có thể không hiểu bạn nghĩ gì, nhưng chúng có thể nhanh chóng nhận ra bạn đang cảm thấy gì thông qua ngôn ngữ cơ thể và năng lượng bạn phát ra.

Hầu hết thời gian, chó sẽ chạy đi ngửi khắp nơi, các con vật, con người, v.v… đơn giản vì đó là cách chúng cảm nhận thế giới, cũng giống như con người nhìn mọi vật. Nhưng nếu bạn phát ra tín hiệu gây hấn, hay lo lắng, chính bạn đang biến mình thành mục tiêu của sự tấn công.

Khi bạn đến với chúng với tâm lý lo lắng, sợ hãi, bạn đang phát ra tín hiệu giống như “con mồi” trong thế giới tự nhiên. Những con chó mạnh sẽ nhanh chóng phát tín hiệu rằng “ngươi đang đến địa phận của ta, và ta không hài lòng với điều đó”, bằng những cú lườm từ xa, những tiếng gầm gừ, tiếng sủa, v.v… Nhưng bạn đã bỏ qua những dấu hiệu đó, lúc đó, chúng buộc lòng phải  tấn công bởi bạn đã không nghe những tín hiệu răn đe từ trước.

Khi bạn đến với chúng với tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ, bạn đang phát tín hiệu rằng “tôi không hề có ý định xấu”. Chúng sẽ vì vậy mà không tấn công bạn, và chạy tới để ngửi kẻ lạ mặt. Nếu lúc này, bạn hoảng hốt khi thấy một con chó chạy lại mình, bạn đã một lần nữa biến mình thành mục tiêu bị đánh. Còn lúc đó nếu bạn vui vẻ đón nhận, khi  ngửi xong, chúng sẽ quay đi, một cách chúng chào đón bạn vào gia đình của chúng.

Tuy nhiên, một thủ lĩnh thực sự có thể bước vào giữa một bầy chó và khiến chúng im lặng. Mỗi bước đi đều phát ra tín hiệu rằng “ta đi tới đâu thì đó là lãnh địa của ta”. Nếu bạn từng thấy một con chó thủ lĩnh, bạn sẽ thấy rằng chúng luôn ngẩng cao đầu, ngực ưỡn về phía trước, tai vểnh cao, đuôi giơ cao, bước đi chắc nịch. Chúng không hề sợ các cuộc đánh nhau, nhưng bù lại chúng có thể làm đối phương chùn bước chì bằng một cú gầm gừ, liếc mắt. Những con chó khác khi lại gần thủ lĩnh luôn hạ thấp đầu, tai và đuôi hạ thấp, càng lại gần càng đi chậm lại, và luôn giữ một khoảng cách nhất định trừ khi được phép lại gần. Đó là một con vật vô cùng bình tĩnh, tự tin, và biết khả năng của nó. Những con chó này là những con vật sinh ra để làm thủ lĩnh, rất cứng cỏi và cứng đầu, cần một người cực kì mãnh mẽ để có thể khống chế tinh thần của chúng. Đối với những con chó như vậy, bạn phải luôn tỏ ra bình tĩnh và mạnh mẽ, cùng lúc đó phải cho chúng thấy được sự nể trọng.

Những điều nên nhớ:

Để tiếp cận một con chó lạ mà giảm thiểu khả năng bị tấn công các bạn cần ghi nhớ những điều sau:
- Không bao giờ được chạm vào chúng trước. Hãy để chúng ngửi bạn.
- Không được nhìn thẳng vào mắt chúng, trừ khi bạn tin rằng mình sẽ không nhìn đi chỗ khác trước. Nếu bạn phá vỡ ánh nhìn trước, chúng coi đó là một tín  hiệu của sự yếu đuối.
- Không bao giờ được cúi lên trên đầu chúng. Đây được nhận biết là dấu hiệu của sự tấn công.
- Không bao giờ giơ tay lên vuốt trên trán chúng. Nếu một con chó nhận thấy bạn yếu hơn, cử chỉ này được coi là “phạm thượng” và chúng sẽ phản ứng lại. Chỉ nên vuốt nhẹ ở má hoặc dưới cằm hoặc lưng.
- Không hôn lên mặt chúng. Đây được coi là dấu hiệu của sự tấn công.

Hãy để chúng Ngửi bạn đầu tiên, rồi hẵng Nhìn, cuối cùng mới là Nghe.

Đối với chó nhà mình, khi ra đường:

- Luôn luôn xích, trừ khi bạn tin tưởng 100% con chó của bạn sẽ không đi quá bạn 2 mét trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tránh khả năng chúng bị bắt trộm, chạy đi mất, hay tấn công người khác.
- Rọ mõm những con chó có khả năng tấn công cao.
- Không nên đưa chó tới nơi đông người trừ khi nó đã được huấn luyện đầy đủ.
- Cho chó luyện tập đầy đủ, học cách đi với xích, luôn đi sau chủ để tránh trường hợp bị kéo lê, không kìm hãm được những con chó quá to khỏe.
- Phòng tránh những cuộc ẩu đả bằng cách học cách nhìn ngôn ngữ cơ thể của chó, bởi tránh bao giờ cũng dễ hơn là tìm cách ngăn lại khi chúng đã hăng máu.
- Hiểu rõ tính khí những con chó của mình trước khi cho người lạ lại gần chúng.
- Không bao giờ để chó ra khỏi cửa một mình.





Xử lý khi bị chó cắn
Các bệnh thường gặp ở chó
Phương pháp nuôi chó Phú Quốc
Kinh nghiệm nuôi chó sơ sinh
Kinh nghiệm nuôi chó pitbull-
Phương pháp nuôi chó husky


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý