Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư

18/04/2015 10:40 AM
388
Ăn nhiều cà, dưa muối có dễ bị ung thư?

Dưa muối, cà muối là những món ăn cổ truyền của nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay. Trong bữa cơm của người dân Việt Nam nếu có thêm đĩa dưa hoặc cà muối thì cảm thấy hấp dẫn hơn.

Đặc biệt là trong những ngày lễ, tết thường có nhiều món ăn có nhiều chất béo, chất đạm thì hầu như bao giờ cũng có đĩa dưa muối, hành muối. Dưa chua có tác dụng kích thích tiêu hóa nhờ có men lactic, ăn ngon miệng hơn, tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên nếu ai đó có thói quen ăn dưa muối còn cay, đặc biệt là dưa khú thì hãy cảnh giác.

Bình thường trong rau cải hàm lượng nitrit chỉ ở dạng vết nhưng khi muối dưa thì hàm lượng nitrit lại tăng lên trong vài ngày đầu do quá trình vi sinh khứ nitrat có trong rau thành nitrit, nhưng nitrit giảm dần và mất hẳn khi dưa chua đã vàng.

Khi dưa bị khú thì hàm lượng nitrit tăng cao. Khi nitrit vào cơ thể sẽ có tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá,…đặc biệt là mắm tôm sẽ tạo thành hợp chất nitrozamin (có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm).

Điều kỳ diệu của chất xơ

Một chế độ dinh dưỡng ít chất béo và giàu sợi xơ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do chất xơ trong ruột được chuyển hóa thành các axit béo trung hòa có tính năng chống ung thư.

Trước đấy, người ta tin rằng chất xơ chỉ có tác dụng phòng ngừa táo bón và bình ổn huyết áp. Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ Viện Ung thư Mỹ và Đại học Arizona khẳng định sức mạnh của chất xơ còn mạnh hơn nhiều: nó còn khống chế bệnh ung thư ruột kết ở bất cứ giai đoạn nào. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau củ và các chế phẩm từ lúa mỳ. Theo giáo sư Barnett Kramer, thành viên nhóm nghiên cứu, sơi xơ tự nhiên trong thực phẩm có thể kìm hãm sự phát triển các túi nang bất thường trên thành ruột.

Nhóm của Kramer đã theo dõi một số bệnh nhân có ít nhất một khối u polyp – dạng tiền khởi của ung thư, và những người đang phải đối mặt với nguy cơ phát triển khối u mới. Hầu hết số bệnh nhân này còn dễ bị ung thư bắt đầu từ những khối polyp. Sau khi một số người được chỉ định một chế độ ăn giàu chất xơ và ít béo, số khác vẫn ăn những khẩu phần ăn là ẩn số. Nếu mọi việc được sáng tỏ, phát hiện trên có thể sẽ rất hữu ích cho những phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến hóoc môn steroid sinh sản như ung thư buồng trứng hoặc vô sinh.

Ăn nhiều cà rốt và rau sống có thể chống ung thư

Theo một nghiên cứu gần đay ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh un, trực tràng và ung thư vú. Rau sống cũng đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư này.

Qua một số khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy, những người ăn rau sống khoảng 12 lần mỗi tuần đã giảm được 26% nguy cơ un, 16% nguy cơ ung thư trực tràng và 15% nguy cơ ung thư vú so với những người chỉ ăn 3 – 4 lần/tuần.

Việc thường xuyên phải ăn trái cây cũng giúp ngăn ngừa ung thư. Táo, lê và quả kiwi làm giảm ít nhất 5% nguy cơ mắc các loại ung thư nói trên. Còn quả có múi, mận, mơ, đào, dưa, nho, dâu và quả anh đào có khả năng chống lại bệnh ung thư trực tràng.

Hành, củ gừng ngừa ung thư đường ruột

Ung thư đương ruột là căn bệnh phổ biến song cũng dễ phòng tránh. Các nhà khoa học vừa cho hay, một chế độ dinh dưỡng “xanh” gồm các loại rau quả tươi – đặc biệt là táo, cần tây, súp lơ xanh và hành – sẽ giúp bảo vệ tổ chức tiều hóa hiệu quả.

Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chỉ riêng năm 2000, trong khoảng 10 triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có tới 2,3 triệu bị tổn thương ở các bộ phận tiêu hóa, họng, thực quản và dạ dày. Người ta nhận thấy chúng không hoàn toàn do biến đổi gene gây nên, và có thể được cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biều mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Thêm vào đó, lớp biểu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.

“Ung thư ruột kết và trực tràng là những dạng tổn thưowng tổ chức tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới” – giáo sư Ian Johnson, Giám đốc Trung tâm sức khỏe dạ dày, ruột của viện cho biết – “Chúng có thể coi là “căn bệnh của nhà giàu” vì phần lớn ca bệnh tập trung ở các quốc gia phát triển. Khoảng 80% nguyên nhân gây bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng”.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không sinh cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đườg ruột như butyrate có thể giúp phòng chống ung thư đường ruột.

Các enzyme COX – 2, nhóm men giúp tế bào lõi tiếp tục phát triển, có thể bị chất quercetin thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà ức chế. Những chất bổ trợ enzyme giải độc được tìm thấy trong cây mùi tây, actisô, húng quế và cần tây … giúp liên kết hiệu quả các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh,bắp cải. Những men này có khả năng tiêu diệt các tế bào biểu mô bị tổn thương gene.

Tóm lại, chế độ ăn dinh dưỡng là một công cụ hữu hiệu, có thể can thiệp vào nhiều giai đoạn phát triển ung thư. Lời khuyên đáng tin cậy ở đây là ăn 5 bữa hoa quả mỗi ngày và kiểm soát trọng lượng hợp lý

Đậu nành - vũ khí chống ung thư tử cung

Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, sự góp mặt của thực phẩm từ đậu nành càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư tử cung càng thấp. Một nghiên cứu của Trung Quốc trên 1.700 phụ nữ cho thấy, bệnh phát triển mạnh ở những người ăn ít đậu nành nhất.

Trong 1.700 phụ nữ ở độ tuổi 30 – 69 tham gia nghiên cứu của Viện Ung thư Thượng Hải, một nửa được chẩn đoán là bị ung thư tử cung, số còn lại hoàn toàn khỏe mạnh. Sau 5 năm tìm hiều về mức tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành của số người này, các chuyên gia nhận thấy nhóm bị bệnh ăn ít đậu nành hơn người bình thường. Điều này có thể giải thích vì sao tỷ lệ mắc ung thư tử cung ở các nước phương Tây luôn cao hơn so với phương Đông.

Theo giáo sư Xiao Ou Shu, trưởng nhóm nghiên cứu, đậu nành có được tác dụng trên là nhờ isoglavone – nhóm hóa chất bắt nguồn từ thực vật có khả năng “bắt chước” hoóc môn estrogen trong cơ thể. Trong khi loại hoóc môn này đóng vai trò chi phối hoạt động của tử cung, Isoflavone từ lâu còn nổi tiếng về tác dụng phòng tránh các bệnh tim mạch, ung thư vú và một số loại ung thư khác.

Chiết xuất chống ung thư từ nhân sâm

Một nhóm nhà nghiên cứu Hàn Quốc vừa phát triển được một chất chống ung thư cực mạnh từ nhân sâm mà họ tin là sẽ không gây tác dụng phụ.

Sau hơn mười năm nghiên cứu, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nhân sâm thuộc công ty Iihwa đã thành công trong việc chiết xuất nhân tạo chất “IH – 901”, chất chuyển hóa thường được sinh ra trong ruột non khi một người tiêu thụ nhân sâm. Thí nghiệm trên loài vật, “IH – 901” nhân tạo chứng tỏ công lực hùng hậu trong việc giết chết tế bào ung thư cũng như ngăn không cho chúng lan qua các bộ phận khác của cơ thể.

Các cuộc thí nghiệm cũng cho thấy thuốc mới mạnh tương đương nhiều thuốc hiện có trên thị trường nhưng không gây các tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc và suy giảm chức năng sinh sản.

Theo giám đốc Sung Jong – Hwan của viện, phát hiện này là kết quả của việc tập trung vào nghiên cứu chất saponin, một thành phần dược học trong nhân sâm có hiệu lực chống ung thư, mặc dù khả năng hấp thu và chuyển hóa chất này không giống nhau ở từng người. IH – 901 vừa nhận được bằng sáng chế của Mỹ và Canada và công ty Iihwa đang nhắm đến sản xuất loại thuốc này đại trà. Dự kiến, thuốc mới IH – 901 sẽ có mặt rộng rãi trên thị trường thuốc chống ung thư trong 3- 4 năm nữa.

Theo Korea Times, giới khoa học vừa tìm thấy trong nhân sâm Hàn Quốc nhiều loại saponin hơn cả.

Canxi chống ung thư đường ruột

Các nhà khoa học Mỹ vừa cho hay, canxi có thể ngăn ngừa sự hình thành polyp (u tuyến) trong đường ruột. Việc bổ sung mỗi ngày trên 1.000 mg vi chất này sẽ giúp khống chế hiệu quả những polyp ác tính dễ phát triển thành ung thư.

Căn bệnh ung thư kết tràng và trực tràng phần lớn bắt đầu từ các polyp ác tính. Việc cắt bỏ càng sớm những polyp này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật can thiệp đôi khi không phải là giải pháp tối ưu với một số bệnh nhân.

Trong một cuộc nghiên cứu trên gần 1.000 người, giáo sư Jonh A.Baron và cộng sự đến từ Trường Y Dartmouth nhận thấy, canxi có thể là một liệu pháp tiềm năng. Nhóm đã ngẫu nhiên cho một số người uống bổ sung 1.2000 mg canxi mỗi ngày, số còn lại dùng giả dược, và tiến hành soi kết tràng cho họ từ trong vòng 1 – 4 năm. Kết quả cho thấy, so với nhóm dùng giả dược, những người được bổ sung canxi có ít polyp thuộc tất cả các thể loại hơn. Đặc biệt, tác dụng của canxi biểu hiện rõ nhất trên các polyp ác tính gây ung thư kết tràng. Nguy cơ phát triển thành ung thư của những u tuyến này giảm tới 35 – 45%.

Cách thức canxi kiểm soát polyp ác tính vẫn còn là điều bí ẩn, song theo Baron, có thể vi tố này đã hạn chế tối đa tác dụng tiêu cực và khả năng kích hoạt ung thư của các axit mật và những chất béo có trong đường ruột. Nghiên cứu sẽ tiếp tục được mở rộng, trong khi đó các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên bổ sung canxi vì nhiều mục tiêu bảo vệ sức khỏe khác nhau. Trong đó, người trên 50 tuổi cần 1.200 mg mỗi ngày, và người từ 19 đến 50 tuổi cần ít hơn 200 mg.

Rượu, thuốc lá, chất béo... là nguy cơ hàng đầu

Rượu, thuốc lá đã được biết từ lâu có mỗi liên hệ với người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào có đủ sức thuyết phục. Nghiên cứu gần đây của Viện Ung thư Sloan – Kettering (New York – Mỹ) trên 1.143 người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày và 695 người bình thường khỏe mạnh trong khoản năm 1993 - 1995 ở Mỹ cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thói quen sống và nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.

Nhóm người bệnh ung thư thực quản đoạn 2/3 trên, mô bệnh học là carciôma tế bào gai bao gồm:

Những người có thói quen uống rượu nhiều có nguy cơ ung thư 72%; nguy cơ là 90% nếu bệnh nhân uống nhiều rượu kèm hút thuốc lá và ăn ít rau xanh, trái cây. Nhóm người bệnh ung thư thực quản đoạn 1/3 dưới, mô bệnh học là carcinoma tuyến:

- Đối tượng thừa cân, mập phì có nguy cơ 41%; hút thuốc lá; 40% nếu có thêm thói quen ăn ít rau xanh, trái cây và có hội chứng trào ngược dạ dày.

Ở nhóm người bệnh ung thư dạ dày vùng tâm vị, những người hút thuốc lá chiếm 45%, hút thuốc và dư thừa cân chiếm 55%.

Nhóm người bệnh ung thư dạ dày ở các vị trí khác có yếu tố nguy cơ do ăn thức ăn hong khói, chứa nhiều nitrite là 41%.

Sự gia tăng số người mắc bệnh ung thư thực quản, dạ dày ở các nước phương Tây trong thời gian qua có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen ăn uống như: hút thuốc, uống rượu nhiều, ăn nhiều thịt mỡ, ít rau xanh, trái cây và cả những người béo phì. Để phòng bệnh và giảm nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày, cần vận động và phổ biến giáo dục mọi người cần chú ý khắc phục thói quen sống có hại kể trên.

Những tác hại của việc ăn mặn

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia Nhật trên 40.000 người cho thấy, những ai thường xuyên ăn mặn đã cơ nguy cơ bị ung thư bao tử cao gấp 2 lần so với những người khác.

Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y tế Mỹ công bố ngày 16/2 lại cho thấy, ăn mặn còn làm tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Nghiên cứu còn cho thấy, hầu như những trường hợp mắc bệnh là thuộc những người tiêu thụ tới hơn 4.000mg muối/ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối được xem là an toàn cho mọi người là khoảng 1.500 mg/ngày.

Chế độ ăn chống ung thư tốt nhất thế giới

Trong việc tìm kiếm các phương pháp giảm nguy cơ ung thư, bạn đừng bỏ qua một điều hiển nhiên là: Cải thiện chế độ ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những cây có mùi thơm như cây hương thảo, tỏi và ngò tây có đặc tính chống ung thư mạnh.

Thức ăn có một đội ngũ hùng hậu những chất ôxy hóa và những chất hóa học có nguồn gốc từ thực vật giúp chống lại quá trình tế bào trong cơ thể có thể dẫn đến ung thư”. BS Steven Jonas, giáo sư khoa Y học dự phòng của Đại học New York – Stony Brook đã khẳng định điều này. “Nhưng chế độ ăn hiện đại chủ yếu là thịt và thức ăn nhanh không có được nhiều chất bảo vệ chống lại ung thư”.

Jonas phát biểu: “Các nghiên cứu đã gợi ý chúng ta có thể có được ích lợi từ việc du nhập những thói quen ăn uống tốt từ những đất nước có tỷ lệ thấp hơn các bệnh liên quan tới dinh dưỡng như ung thư”. Ông đưa ra các đề nghị sau.

Thêm mùi vị

Các nghiên cứu cho thấy các thực vật có mùi thơm, như cây hương thảo, tỏi và rau mùi tây có vai trò nhiều hơn là chỉ thêm mùi thơm cho thức ăn. “Những thực vật này chứa các chất chống oxy hóa có đặc tính chống ung thư rất mạnh”. Jonas khẳng định. Ở các nước thuộc Địa Trung Hải, tỷ lệ của tất cả các dạng ung thư gần như ít hơn 50% ở Mỹ.

Đặc biệt, rau mùi tây được sử dụng với số lượng lớn trong các món rau trộn và các loại nước chấm của vùng Địa Trung Hải. Jonas nói: “Nó được đóng gói với vitamin C và beeta carotene, các chất này đều giúp giảm nguy cơ ung thư vú”.

“Người ta tin rằng cây hương thảo và tỏi tăng cường các kho enzyme giải độc giúp bẻ gãy các chất hóa học gây ung thư mà cơ thể tiếp xúc, như ở những người hít phải khói thuốc lá của người khác”.

Người Địa Trung Hải sử dụng rộng rãi dầu ooliu cũng góp phần vào việc cải thiện sức khỏe.

Hãy lựa chọn các loại hạt

Lúa mạch đen thô và bánh mỳ lúa mạch của người Scan-di-na-vi giống như bánh mì ống của người Pháp và cơm gạo trắng của người châu Á.

Đó là một du nhập có giá trị truyền thống. Có rất nhiều bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy những người tiêu thụ 3 phần hay hơn các loại thực phẩm nguyên hạt mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, các rối loạn tiêu hóa và có thể là một vài dạng ung thư.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy các chất xơ có thể không phải là chất chống un như người ta đã từng nghĩ. Nhưng nói chung, tiêu thụ mỗi ngày khoảng 20 đến 35 gram chất sợi thì rất tốt theo khuyến cáo của Viện Ung Thư Quốc Gia. Để làm được như vậy, hãy ăn nhiều trái cây và rau quả hơn (nguyên cả vỏ nếu có thể) và gia tăng sử dụng các loại đậu và bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt.

Biếng ăn có thể ngừa ung thư vú

Phụ nữ trẻ mắc chứng biếng ăn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú thấp hơn người bình thường 50%, các nhà khoa học Mỹ và Thụy Điển tuyên bố. Điều này chứng tỏ lượng calorie hấp thu vào những giai đoạn phát triển quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bệnh.

Người ta từng khuyến cáo phụ nữ và những cô gái trẻ không nên tự bỏ đói bản thân, vì chán ăn là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard (Mỹ) và Viện Karolinska (Thụy Điển) cho rằng, biếng ăn có thể không thực sự gây hại cho phụ nữ. Họ đã tiến hành theo dõi trên 7.000 phụ nữ Thụy Điển dưới 40 tuổi, từng nhập viện vì chứng biếng ăn trước tuổi 20 từ năm 1965 đến 1998.

Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, nhóm chỉ phát hiện ra 7 người phát triển ung thư vú, trong khi có tới 15 trường hợp mắc bệnh ở nhóm phụ nữ bình thường cùng số lượng. Mức độ chênh lệch tương đương 53%. Điều này chứng tỏ trong 1.000 phụ nữ biếng ăn sẽ có 1 người phát triển bệnh ung thư vú, so với 2 người trong nhóm bình thường.

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách lý giải hiện tượng trên. Song giả định ban đầu đang tập trung vào sự khác biệt về lượng oestrogen- loại hoóc môn thúc đẩy sự phát triển bệnh ung thư vú.

Theo tiến sĩ Karin Michels, trưởng nhóm nghiên cứu, chính sự hạn chế hấp thu calorie vào những giai đoạn phát triển quan trọng đã làm giảm lượng oestrogen và những một số hoóc môn khác kích thích sự phát triển của khối ung thư. Đặc biệt, những cô gái lười ăn thường tắt kinh rất sớm, làm giảm đáng kể lượng oestrogen. Ngoài ra, sự hạn chế caloric vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành còn khống chế quá trình phân bào của các tế bào vú, giảm nguy cơ đột biến gây ung thư.

Phát hiện trên đã nhận được sự ủng hộ của một số nghiên cứu trên động vật trước đó, cho thấy sự hạn chế hấp thu carolie có thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư và kéo dài tuổi thọ.

Phối hợp thức ăn để chống ung thư

Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới đây, nếu biết phối hợp một số loại thức ăn có tác dụng chống ung thư sẽ tăng tác dụng lên nhiều lần so với khi ăn riêng rẽ. Thức ăn có chứa selen khi phối hợp với thức ăn có chứa sulforaphane tác dụng chống ung thư tăng mười ba lần so với ăn riêng rẽ.

Các loại thức ăn có chứa selen: Ngũ cốc nguyên hạt (chưa xát cám); đậu (quả và hạt); các loại quả hạt (lạc nhân, đào, mơ, mận), táo, hạt hướng dương, củ cải, nấm ăn các loại; các loại thủy sản (cá, tôm, ốc, tép v.v…); thịt, trứng, gan (thịt trắng như gà vịt nhiều selen hơn thịt đỏ).

Các loại thức ăn có chứa sulforaphane: Cải bắp, xúp lơ xanh, cải xoong v.v…Dưa cải bắp là thức ăn tốt vì có chứa sulforaphane và acidlactic.

Có nhiều cách phối hợp, như: Nấu chung với nhau trong một món ăn. Trong một bữa có nhiều món chứa selen và sulforaphane được ăn vào. Thức ăn có sulforaphane, món tráng miệng có selen (táo, mận, đào).

Cùng lượng thức ăn và chi phí như nhau, do biết kết hợp giữa thực phẩm giàu selen và thực phẩm giàu sulforaphane mà tác dụng phòng, chống ung thư tăng gấp hàng chục lần. Việc đó có thực hiện được không? Đó là điều mà cả gia đình đều trông vào người nội trợ.

Nên uống bao nhiêu tách cà phê mỗi ngày

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy, uống từ 2 -3 tách cà phe/ ngày không hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, dùng một lượng cà phê (khoảng 100 – 150 ml cà phê loãng/ ngày) có thể giúp ngừa nguy cơ hen suyễn, giảm 25% ung thư ruột kết, 45% bệnh sỏi mật, 80% xơ gan và gần 90% bệnh Parkinson.

Trong khi đó, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Dinh dưỡng Anh khuyến cáo mọi người nên dùng nhiều loại nước khác nhau trong ngày như sữa, nước hoa quả…để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất các loại khoáng chất khác nhau.

Ăn rau cải có thể chống ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm ra những bằng chứng cho thấy những rau như bắp cải và cải búp có thể chống lại ung thư ruột kết. Và chỉ cần ăn 2 – 3 bữa rau mỗi tuần là bạn có thể bảo vệ mình trước bệnh ung thư ruột kết.

Những rau thuộc họ cải: Cây mù tạc, bông cải xanh, cải bắp, Horseradish, súp lơ, búp cải, củ cải Thụy Điển, xúp cải và Wassabi…

“Đấy hoàn toàn không phải là một phương thuốc kỳ diệu, hợp chất AITC có trong rau cải có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư”, Giáo sư Ian Jonhson, phụ trách nghiên cứu cho biết.

AITC là sản phẩm của quá trình phá vỡ hợp chất sinigrin trong các loại rau họ cải, nó xuất hiện khi băm nhuyễn, nhai, nấu chín, chế biến và tiêu hóa rau cải. Ngoài khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư như ruột kết, AITC còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u, các chuyên gia cho biết.

Kết quả nghiên cứu được tuyên bố đúng vào thời điểm Quỹ Ung thư Thế giới (WCRF) thông báo kế hoạch triển khai một nghiên cứu quy mô nhất từ trước tới nay về chế độ dinh dưỡng và căn bệnh ung thư. Trong đó, các nhà khoa học trên thế giới sẽ tiến hành hơn 10.000 công trình liên quan, để xây dựng một hướng dẫn cụ thể và tin cậy nhất về một thực đơn có thể bảo vệ chúng ta trước bệnh ung thư (dự kiến sẽ được công bố vào năm 2006).

Trong đó, ĐH Leeds và Bristol (Anh) sẽ chịu trách nhiệm đối chiếu thông tin về các loại ung thư tuyến tụy, dạ dày, bàng quang, tuyến tiền liệt và thận; ĐH bang Pennsylvania, Mỹ sẽ tìm hiểu về ung thư miệng và cổ; ĐH Johns Hopkins ung thư phổi và họng trên; các chuyên gia ở trường Katrwowngfermanente đảm nhận về ung thư tử cung; các nhà khoa học Hà Lan đối chứng với ung thư ruột kết, trực tràng, gan và túi mật; Viện nghiên cứu Ung thư Italy sẽ tìm hiều ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung.

“Công trình nghiên cứu tổng hợp này sẽ làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm từ trước đến nay về ung thư vì nhiều người tin rằng ung thư là do “vận rủi”, hoặc do “gene”, Giáo sư Martin Wiseman, giám đốc dự án và cố vấn khoa học – y tế của WCRF, cho biết.

Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

Loại trái cây chua như cam, quýt, chanh, nho…có khả năng trung hòa các chất gây ung thư. Một công trình nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy, nguy cơ ung thư tụy ở những người ăn trái cây chua hằng ngày thấp hơn 30 – 50% so với người bình thường.

Qua nhiều năm theo dõi bệnh nhân ung thư các loại, Viện ung thư Quốc gia Mỹ nhận thấy, khoảng 1/3 loại có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh. Vì vậy, với một chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể làm giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư. Phần lớn các loại rau quả có chất chống ôxy hóa, giúp tiêu diệt gốc ôxy tự do trong tế bào – một trong các yếu tố dẫn đễn ung thư. Những người ăn chay, gồm rau quả là chính, ít mắc ung thư hơn những người ăn ít rau quả.

Một trong những chất chống ôxy hóa điển hình là beta-caroten, có nhiều trong cà rốt, củ cải đỏ, khoai lang, rau dền, dưa hấu…Theo kết quả thực nghiệm ở Viện đại học Haward (Mỹ), beta-caroten của rau quả trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Sắc tố lycopen trong cà chua, dưa hấu cũng là chất chống ôxy hóa.

Tỏi, hành, ớt cay cũng chứa nhiều chất chống ung thư. Đặc biệt, chất ajoen, sulfur trong tỏi kích thích hoạt động của đại thực bào và tế bào lymphô T – 2 yếu tố của hệ miễn dịch, giúp phá hủy tế bào ung thư. Các loại đậu, nhất là đậu nành, có ít nhất 5 loại hóa chất ngăn chặn được sự phát triển tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, nhờ có chất tương tự oestrogen.

Trên cơ sở các nghiên cứu, Hội chống ung thư Mỹ có những lời khuyên dưới đây để giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ung thư :

- Ăn nhiều rau và quả tươi: Chú ý rau quả ăn hàng ngày phải tươi và càng đậm màu càng tốt (màu xanh của rau, màu đỏ của cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt cay…). Ăn rau quả tươi hoặc luộc sơ qua, không nên xào rán. Rau đậu luộc, hấp chín sẽ bị giảm đáng kể vitamin và các chất cần thiết.

- Ăn cơm, mì, bánh mì, và các loại ngũ cốc khác: Cơm nên nấu từ loại gạo chưa xay giã sạch cám, gọi là gạo lứt. Bánh mỳ làm từ hạt lúa mỳ chưa rây, bánh mỳ đen càng tốt.

- Ăn thịt, cá nạc là chính. Giảm hẳn việc ăn mỡ động vật hoặc xào rán thức ăn bằng mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật, nhưng cũng hạn chế càng ít càng tốt.

- Dùng ít thức ăn ướp mặn: Các thức ăn được giữ lâu bằng cách xông khói, ướp muối, ngâm giấm đều không tốt cho cơ thể, cả với tế bào và hệ tuần hoàn.

- Bớt uống rượu: Đồ uống hằng ngày tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

- Kiểm soát cân nặng của bản thân: Ăn uống điều độ; tránh ăn quá mức hay lạm dụng tiệc tùng. Bớt ăn thực phẩm béo, nhiều đường, hạn chế các loại nước ngọt, xiro, kẹo, bánh kem…Vài ba tháng một lần tự kiểm tra cân nặng để biết điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thân thể.

Tóm lại, những cuộc nghiên cứu trên đều ủng hộ việc sử dụng gừng rộng rãi để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm rõ vấn đề này.

Chế độ ăn uống tốt giúp chống ung thư đường ruột

Một thực đơn ăn uống tốt với nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp cơ thể bảo vệ hiệu quả các quan tiêu hóa, chống lại bệnh ung thư ruột.

Thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất cứ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể. Thành ruột là “cơ quan phòng thủ” đầu tiên trong ruột, nhưng đây cũng là nơi chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Lớp biểu mô lại thường được tái tạo lại bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia.

Nhưng điều này lại kích thích sự phát triển của các (sinh vật đơn bào dạng ống), có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.

Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho thấy các chất xơ, axit folic và chất béo không tạo cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đường ruột như butyrate có thể giúp chống lại ung thư đường ruột.

Enzyme COX – 2 (giúp tế bào lõi tiếp tục phát triển) có thể bị chất quercetin (thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà) ức chế. Một số hóa chất khác được tìm thấy ở cây ngò tây, cây atiso, cây húng quế và cần tây cũng rất hiệu quả trong việc liên kết các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh, bắp cải, tăng hoạt động của enzymes giải độc.

Trà dược cho bệnh nhân ung thư

Rất nhiều người bị ung thư sau khi điều trị (phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị) được khuyên dùng thêm thuốc y học cổ truyền. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của thuốc Đông y, trong đó có các loại trà dược, đối với bệnh ung thư trong giai đoạn này.

Một số loại trà dược mà bệnh nhân ung thư sau điều trị có thể tham khảo:

- Hoàng kỳ, kê huyết đằng mỗi thứ 300 g, phá cố chi, thỏ ty tử, đương quy, kỳ tử mỗi thứ 200 g, trần bì 150 g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn,đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, tối đa có thể dùng 60 g mỗi ngày.

Công dụng: Ích khí bổ huyết, dưỡng tinh, dùng cho người bị ung thư đã tiến hành phẫu thuật hoặc hóa xạ trị, sức đề kháng và thể chất suy nhược. Loại trà dược này đã được chứng minh là có tác dụng nâng cao năng lực miễn dịch, giảm phản ứng phụ của hóa chất và tia xạ, bảo vệ và cải thiện công năng tủy xương, góp phần tăng cường hiệu quả trị liệu và kéo dài cuộc sống. Những người đang bị cảm cúm không được dùng.

- Sinh hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 250g, phá cổ chỉ 300g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Nâng cao sức miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Những người có hội chứng âm hư (môi khô miệng khát, hay sốt nóng về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ) không nên dùng.

- Sinh hoàng kỳ 100g, nữ trinh tử, linh chi, đương quy, đan sâm, sơn thù mỗi thứ 60g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, dùng cho những người bị ung thư đã tiến hành hóa xạ trị, công năng tạo huyết của tủy xương bị ức chế, số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi thấp. Bài thuốc có công dụng ích khí dưỡng huyết và nâng cao chính khí (sức đề kháng, sức miễn dịch).

- Nữ trinh tử, kỳ tử, thái tử sâm mỗi thứ 100g, kê huyết đẳng 150g. Các vị thuốc sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 45g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Dùng cho người bị bệnh ung thư đã hoặc đang dùng hóa xạ trị, phòng chống tình trạng suy tủy, giảm số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại vi. Những người bị đi lỏng mãn tính do tỳ hư không nên dùng loại trà dược này.

Sữa giúp giảm nguy cơ ung thư ruột

Gia tăng uống sữa và calcium có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết, theo các nhà nghiên cứu Mỹ.

Các nhà nghiên cứu Eunyoung Cho tại Bệnh viện Phụ nữ Birgham và Đại học Y khoa Harvard ở Boston đã xem xét các dữ liệu của 10 cuộc nghiên cứu từ 5 nước bao gồm 534.536 người, trong đó 4.992 người được chẩn đoán mắc chứng ung thư ruột kết. Họ nhận thấy có mối liên quan giữa việc tiêu thụ các sản phẩm sữa, uống calcium và nguy cơ ung thư ruột kết.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều loại thực phẩm chứa calcium, tuy nhiên chỉ có việc uống sữa có liên quan đến trình trạng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, nhất là các chứng ung thư ruột kết ngoại biên và trực tràng.

Theo kết quả cuộc nghiên cứu, những người uống khoảng 226 gam sữa/ ngày giảm được 12% nguy cơ ung thư ruột kết so với những người tiêu thụ ít hơn con số này, khoảng 70 gam/ngày.

Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị ung thư vú cao

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy những phụ nữ thường xuyên hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những phụ nữ không hút thuốc hoặc đã cai thuôc.

Peggy Reynolds và cộng sự tại Văn phòng dịch vụ y tế ở Canifornia đã nghiên cứu 16.544 phụ nữ trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2000. Trong đó có 2.005 trường hợp được chẩn đoán là bị ung thư vú.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị ung thư vú cao, khoảng 30% so với những người không hút. Trong đó, những trường hợp bắt đầu hút trước tuổi 20, những người hút ít nhất 5 năm trước lần sinh nở đầu tiên và những người hút nhiều nhất là có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữa.

Những phụ nữ đã từng hút thì có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Và hút thuốc thụ động cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Ung thư vú là một trong 3 nguyên nhân phổ biến gây ra tử vong vì ung thư ở Mỹ, sau ung thư phổi và ruột. Căn bệnh này đã giết chết 40.000 phụ nữ vào năm 2003.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị đa u tuỷ xương.?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý