Các loại tính cách của con người

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các loại tính cách của con người

19/04/2015 01:33 PM
12,638

Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần nên biết một số kiểu tính cách của từng con người để nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả đối với từng người thuộc các nhóm tính cách này.



 

Một số nhóm tính cách của con người

Nghiên cứu của Tiến sĩ William Marston (Mỹ) cho rằng đặc tính hành vi của con người có thể chia ra làm 4 nhóm tính cách. Nhóm thứ nhất là nhóm “thống trị” (Dominance) tạm gọi là nhóm “lửa”. Nhóm thứ hai là nhóm “ảnh hưởng” (Influence) tạm gọi là nhóm “khí”. Nhóm thứ ba là nhóm “kiên định” tạm gọi là nhóm “nước”. Nhóm thứ tư là nhóm “tuân thủ” tạm gọi là nhóm “đất”.

Trong 4 nhóm tính cách cơ bản của con người ở trên, không có nhóm tính cách nào tốt hơn hay xấu hơn nhóm tính cách kia. Tuy nhiên tùy theo tính chất công việc, chúng ta nên lựa chọn người có tính cách phù hợp nhất để làm việc thích hợp.

Một con người có thể có cả 4 nhóm tính cách nhưng nhóm tính cách mạnh sẽ tác động đến cách họ thể hiện, sự phản ứng cũng như sự giao tiếp với mọi người và thế giới chung quanh.

Từng nhóm tính cách khác nhau đều có những điểm mạnh và những điểm yếu. Vì vậy các nhóm tính cách có thể bổ sung cho nhau.

Nếu biết phương pháp làm việc với những người có tính cách khác nhau sẽ là một lợi thế và mang lại hiệu quả giao tiếp, phối hợp làm việc được tốt hơn.

Để mối quan hệ làm việc có hiệu quả, chúng ta cần hiểu và điều chỉnh cách làm việc sao cho phù hợp với từng tính cách riêng của con người mà chúng ta cùng phối hợp để làm việc.

- Nhóm người có tính cách “thống trị”, gọi là nhóm “lửa”

Nhóm người này có xu hướng thống trị với các đặc điểm như sức mạnh, có khả năng suy đoán, quyết đoán, khởi sự, kiên quyết, cạnh tranh, thẳng tính, gây áp lực...

- Nhóm người có tính cách “ảnh hưởng”, gọi là nhóm “khí”

Nhóm người này có xu hướng thuyết phục, bán ý tưởng với các đặc điểm như có khả năng thuyết phục, thân thiện, có khả năng nói, có khả năng giao tiếp tốt, thái độ tích cực, có nhiều mối quan hệ xã hội...

- Nhóm người có tính cách “kiên định”, gọi là nhóm “nước”

Nhóm người này có xu hướng muốn giúp đỡ người khác, thích ổn định với các đặc điểm như thận trọng, hòa nhã, tốt bụng, bền bỉ, kiên nhẫn, tự kiểm soát, kiên định, nhất quán...

- Nhóm người có tính cách “tuân thủ”, gọi là nhóm “đất”

Nhóm người này có xu hướng thích sự hoàn hảo, chuẩn mực, không thích phiền hà với các đặc điểm như cẩn thận, tuân thủ mệnh lệnh, hệ thống, tỷ mỉ, chính xác, lôgic...

Phương pháp giao tiếp, làm việc hiệu quả với người ở từng nhóm tính cách

- Nhóm tính cách “thống trị” hay “lửa”

Nhóm người này chiếm khoảng 15% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là nói thẳng, đưa ra các sự lựa chọn, để họ được thắng, không cần xây dựng quan hệ, không ra lệnh, giao tiếp nhanh, ngắn, gọn. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như nên ngồi đối diện, để họ có khoảng cách thoải mái, không nên chạm vào người họ, không nên áp đặt họ.

- Nhóm tính cách “ảnh hưởng” hay “khí”

Nhóm người này chiếm khoảng 30% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là tình cảm, thân mật, quan tâm đến cá nhân họ, nói chuyện vui vẻ, cho họ nói, ca ngợi và công nhận họ, không được coi thường họ, nên nói về con người và gia đình họ. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như có thể ngồi gần, có thể chạm tay, vỗ vai; không nên ngồi quá xa, không nên tranh lời với họ.

- Nhóm tính cách “kiên định” hay “nước”

Nhóm người này chiếm khoảng 40% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là trình bày chậm, xây dựng mối quan hệ, hướng tới con người và gia đình, đưa đủ thông tin cần thiết, nói có lôgic, lắng nghe, không áp đặt, không làm việc hoặc nói nhanh quá. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như có thể ngồi gần họ, có thể chạm tay, vỗ vai; nên tỏ ra lắng nghe, không nên ngồi quá xa họ.

- Nhóm tính cách “tuân thủ” hay “đất”

Nhóm người này chiếm khoảng 15% dân số trên thế giới. Cách làm việc với họ là đưa ra đủ số liệu, bằng chứng; kiên trì, từ từ; dùng giấy tờ, thông tin chi tiết; cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt, có lôgic, không nói về cá nhân, không thúc ép. Sử dụng ngôn ngữ không lời đối với họ như nên ngồi đối diện, để họ có khoảng cách thoải mái, cần thận trọng lời nói; không nên chạm vào người họ.

Khuyến nghị

Để nâng cao khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả trong công tác cũng như trong tập huấn, đào tạo đối với các đối tượng cùng phối hợp thực hiện; chúng ta cần hiểu biết về các nhóm tính cách đặc thù của từng con người nhằm phát huy kỹ năng tiếp xúc và phương pháp làm việc. Nếu khả năng giao tiếp tốt, chúng ta sẽ làm việc có chất lượng và hiệu quả với từng con người cụ thể của từng nhóm tính cách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu được đặt ra.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Tính cách

Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách.

Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó.

Thường thì tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu. Tốt và xấu là theo quan niệm của đa số người dân. Tuy nhiên đối với những tính cách mà số người cho là xấu bằng số người cho là tốt hay không ai cho tốt xấu gì cả thì chúng ta nên xem xét lại trong từng trường hợp cụ thể hoặc gắn cho nó quan niệm trung lập.

Tính tốt

Người tốt thường có nhiều tính tốt và có đầy đủ các tính tốt chủ yếu. Tính tốt giúp cho những người xung quanh ta cảm thấy dễ chịu, hài lòng, nhiều khi mến phục và yêu quý ta. Những người có quá nhiều tính tốt thường dễ bị lợi dụng và đôi khi bị cho là ngu. Sau đây là một vài tính tốt quan trọng trong thời đại ngày nay:

  • Khiêm tốn
  • Vị tha, khoan dung
  • Kiên nhẫn, chịu khó
  • Hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát

Tính xấu

Tính xấu là tính trái ngược với tính tốt. Có bao nhiêu tính tốt thì có bấy nhiêu tính xấu. Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét và lên án. Cũng có vài tính xấu không gây ảnh hưởng đến ai, nên không hoàn toàn bị chê trách. Mọi tính xấu trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỉ... Sau đây là vài tính xấu thịnh hành ngày nay:

Ích kỉ: đừng nhầm lẫn từ này với nghĩa keo kiệt, người ích kỉ chỉ muốn mọi thứ đều diễn ra có lợi cho mình và không quan tâm xem người khác có lợi hay hại. Tính xấu này là động cơ chủ yếu để phát triển những tính xấu khác. Ví dụ như những người hay giận giỗi hoặc giận dai, họ chỉ nghĩ là những người xung quanh đáng ghét và phải bị mình giận, trong khi không nghĩ rằng những người bị giận đang gặp phiền toái vì hành động ngu xuẩn đó, trong trường hợp này người giận nên học tính vị tha.
Khoe khoang, ba hoa:
Vụ lợi, thích lợi dụng
Gian trá, lừa lọc
Nhẫn tâm, ác độc
Vô duyên, lố bịch, nhảm nhí
Đua đòi

Học tính tốt bỏ tính xấu, hai thứ sẽ bổ sung cho nhau vào tâm hồn con người, khiến nó thanh khiết, tươi đẹp và hoàn hảo hơn.

Tính trung lập và tính vừa xấu vừa tốt

Tính vừa xấu vừa tốt ví dụ như kiên định (hay bảo thủ), đôi lúc ta cần giữ vững lập trường, đôi lúc cũng phải biết thay đổi nếu thấy mình chưa đúng. Thẳng thắn, nhiều khi có những điều cần phải bộc trực mà nói, nhưng nhiều khi không thể thẳng mặt mà nhận xét được. Hiền lành, trong những trường hợp bình thường thì đúng là nên nhu mì, hiền diệu, nhưng khi gặp kẻ dữ dằn, ghê gớm thì nên cứng rắn lên để tránh bị lợi dụng hay ăn hiếp.

Tính trung lập ví dụ như trầm lặng, người mang tính này chả gây rắc rối gì, mà cũng chẳng bị ai gây rắc rối cho, không xấu mà cũng không tốt.

4 kiểu tính cách của nhân viên công sở



Trang


Trang Business Insider cho biết, trong cuốn “Personality Style At Work” tác giả Kate Ward cho rằng, các cá nhân đều có “những tính cách cụ thể, ổn định có vai trò định hướng cho hành vi của họ”.

Hiểu được nhân viên của mình thuộc kiểu tính cách nào, các nhà quản lý sẽ biết rõ có thể kỳ vọng điều gì ở họ và tương tác với họ thế nào cho hợp lý. Tác giả Kate đã chỉ ra 4 dạng tính cách của nhân viên văn phòng:

Nhân viên bộc trực

Nhân viên có dạng tính cách này thường có một bàn làm việc với rất nhiều giấy tờ, cho dù những giấy tờ đó có thể được sắp xếp có tổ chức thành từng chồng khác nhau. Họ thường thích học hỏi độc lập và có xu hướng thiên về hành động. Vì vậy, những người mang tính cách này có thể tỏ ra thiếu kiên nhẫn hoặc buồn chán trong các sắp đặt theo nhóm.

Nhân viên có tính cách thẳng thắn thường sử dụng những ngôn từ như “anh phải” hoặc “anh nên”. Họ cũng thích nói to, nói nhanh và đưa ra quan điểm của họ như thể đó là sự thật. Ngoài ra, những người này cũng có kỹ năng lắng nghe kém, nên khi các sếp cần hướng dẫn họ một việc gì đó, nên nói trực tiếp, thẳng vào vấn đề. Những nhân viên mang kiểu tính cách này thường cảm thấy bản thân họ phải vội và có xu hướng đưa ra quyết định một cách chóng vánh.

Nhân viên hăng hái

Một nhân viên hăng hái thường có một bàn làm việc bừa bộn, với đủ kiểu giấy tờ, tạp chí, hóa đơn, sách… Những nhân viên có tính cách này thích học hỏi theo nhóm và thích được người khác chỉ bảo. Họ cũng thích giam gia vào các hội nghị, hội thảo. Nếu sếp để ý thấy một nhân viên không muốn hoàn thành một chương trình tự học trên mạng, thì đó là một bằng chứng cho thấy nhân viên này có tính cách hăng hái.

Những người có dạng tính cách này có xu hướng “nói quá” vấn đề và nói nhiều. Họ rất giỏi trong việc bắt đầu các dự án mới, nhưng cần khuyến khích nhiều hơn để hoàn thiện những dự án đã có.

Nhân viên thận trọng

Những nhân viên có tính cách này sở hữu một bàn làm việc khá lộn xộn, nhưng họ biết rõ thứ nào ở vị trí nào. Họ cũng có thể có những bức ảnh phong cảnh đẹp, ảnh chụp chung, và các vật dụng cá nhân khác trưng ở vị trí nổi bật. Người thận trọng thích học hỏi theo nhóm, nhất là những hoạt động xây dựng nhóm, và họ không thích nói về những dự án mới vừa được nảy ra ý tưởng.

Dấu hiệu nhận biết một nhân viên thận trọng là nhân viên đó muốn được trấn an và khích lệ khi được phân công một dự án mới. Người có tính cách này thường nói chậm rãi, nhẹ nhàng và đôi khi ngại đưa ra ý kiến riêng. Họ thường lắng nghe kỹ trước khi nói và thích có những cuộc trao đổi nhỏ.

Nhân viên có hệ thống

Người mang tính cách này thường có một bàn làm việc gọn gàng, không có giấy tờ để bừa bãi, trừ những tài liệu mà họ đang làm việc. Họ cũng dọn dẹp bàn làm việc hàng ngày và chỉ sắp xếp những tài liệu liên quan tới công việc được họ để lên bàn.

Nhân viên có tính hệ thống thường thích suy nghĩ độc lập, có thể ngại tham gia vào các lớp học, nhưng rất hợp với những công việc có đòi hỏi cao về thời hạn hoàn thành. Họ cũng thường sử dụng ngôn ngữ chính xác và thích chia sẻ các sự thật và dữ liệu thay vì ý kiến riêng. Họ không thích những cuộc trao đổi nhỏ và thường thích những cuộc đối thoại có trọng tâm.


Tính cách nữ cung Ma Kết
Tính cách cung Bạch Dương
Tính cách nhóm máu A
Tính cách nữ cung Thiên Bình
Tính cách người tuổi Mão qua các năm
Trắc nghiệm tính cách
Tính cách cung Thần Nông


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý