Bí quyết giúp bạn bán hàng giỏi

seminoon seminoon @seminoon

Bí quyết giúp bạn bán hàng giỏi

19/04/2015 01:35 PM
157

Trở thành một người bán hàng giỏi không phải là kết quả của sự may mắn tình cờ. Chúng ta cùng tham khảo bí quyết giúp bạn bán hàng giỏi nhé!
 

Bí quyết giúp bạn bán hàng giỏi



1. Giới thiệu bản thân sau đó là im lặng và lắng nghe

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có thể nắm rõ và phản ánh lại cảm xúc của khách hàng cũng như nội dung cuộc trò chuyện với họ.

Kỹ năng bán hàng không chỉ là vấn đề về liên kết kinh doanh mà đối tượng chính cần quan tâm hơn cả là khách hàng. "Nghi thức tìm hiểu" là nhân tố quyết định đến sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ xem giá trị của nó có đủ để họ đầu tư hay không. Cách duy nhất để có thể tìm ra sở thích và nhu cầu của khách hàng là chú ý lắng nghe. Nếu cứ chăm chăm nghĩ về kế hoạch xúc tiến tiếp theo thì bạn sẽ không thể tập trung vào những gì khách đang nói. Tốt hơn hết bạn nên nghĩ đến việc nhắc lại lời khách hàng bằng ngôn ngữ của mình, như vậy bạn sẽ bắt buộc phải lắng nghe thật chăm chú những gì họ nói.

2. Tại sao lời chào hàng lại quan trọng với từng cá nhân khách hàng?

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn tập trung vào những khía cạnh cụ thể có liên quan đến khách khi đưa ra lời chào hàng.

Khi những đại diện bán hàng mới bắt đầu học về công ty, sản phẩm hay dịch vụ mà công ty đó cung cấp, họ thường có khuynh hướng mở đầu cuộc hội thoại bằng cách đưa ra những thông tin đầy đủ và chính xác giống như một hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, điều này lại không hoàn toàn phù hợp. Đừng nghĩ rằng khách hàng quan tâm đến cách thức, thời gian bạn thực hiện một việc nào đó; cũng đừng tưởng rằng những gì bạn nói có thể khiến bạn trở thành độc nhất. Khách hàng đã đủ mệt mỏi với một cuộc sống gồm những ưu tiên, giới hạn và trách nhiệm của bản thân. Do đó, khi tiếp xúc với họ, đừng lãng phí thời gian với một tràng giới thiệu mà hãy tập trung đưa ra những khía cạnh quan trọng mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể đáp ứng nhu cầu và đem lại lợi ích cho khách đồng thời hạn chế nói đến những vấn đề không cần thiết. Tất nhiên, bạn chỉ có thể làm được điều này khi chịu khó lắng nghe khách hàng.

3. Yêu cầu xác nhận sau đó giải thích chi tiết

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có khả năng lôi cuốn và thu hút khách hàng trong suốt quá trình giải thích những chi tiết có liên quan trong lời chào hàng.

Khi đã có được đơn đặt hàng của khách có nghĩa là bạn đã đi đúng đường. Hãy yêu cầu xác nhận của khách hàng về những khía cạnh trọng tâm bởi khi đưa ra đơn đặt hàng, khách dường như mới chỉ đưa ra "yêu cầu ban đầu" và rất có nhiều khả năng họ sẽ thay đổi những phần trọng tâm. Do đó đây chính là cơ hội tìm hiểu xem khách có mối quan tâm hay lo lắng nào khác nữa không. Lắng nghe thật chăm chú rồi trình bày lại chủ đề và phần trọng tâm bằng những câu ngắn gọn sau đó nhắc lại những nội dung quan trọng. Tiếp theo, hãy giải thích về các chi tiết trong lời chào hàng, lưu ý phải đưa ra những chi tiết khách quan tâm.

4. Sự tin cậy- hãy cho khách hàng thấy lý do tại sao họ nên tin tưởng bạn

Một chuyên gia bán hàng thành công là người có được lòng tin của từng khách hàng bằng những cam kết và hành động.

Nếu mục tiêu đưa ra là phải chào hàng sao cho những yêu cầu của khách được thỏa mãn thì phương pháp thích hợp hơn cả là đưa ra những lý do thuyết phục khiến khách tin tưởng ở mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng những thông tin chi tiết về sản phẩm, báo cáo về chính sách và những nghiên cứu dựa trên điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về dịch vụ, những bài báo hoặc tài liệu tham khảo độc lập. Phương thức chứng minh sự tin cậy có thể được tiến hành khác nhau phụ thuộc vào từng nghành nghề và thị trường cụ thể. Trong trường hợp không có tài liệu hay lịch sử thực tế để tham khảo, bạn có thể tạo tín nhiệm bằng cách đưa ra và giữ đúng lời hứa. Một lời hứa có thể đơn giản chỉ là sự cam kết thực hiện đúng thời gian (đưa ra một mốc thời gian cụ thể). Thậm chí nếu khách hàng là một người được giới thiệu đến và sự tin tưởng là điều chắc chắn thì cũng đừng bao giờ coi đó là hiển nhiên bởi đó chính là kết quả của nỗ lực tạo tin cậy trước đó!

5. Bán hàng và chế độ hậu mãi

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn biết cách thức và quá trình "đào tạo" khách hàng.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin về giá cả, bạn cũng nên đưa ra chi tiết về những việc cần làm để hoàn thành giao dịch kèm theo đó là chế độ hậu mãi sau bán hàng. Nhất thiết phải quy định thật chi tiết nếu khách hàng cần thực hiện một số thủ tục trước, trong và sau bán hàng. Trong một số trường hợp có sử dụng đến giấy đăng kí, giấy phép hoặc hợp đồng liên quan thì bạn phải chắc chắn xóa bỏ được sự mập mờ hay nghi ngờ bằng cách đưa ra những dẫn chứng đáng tin cậy. Khách hàng cũng cần được cung cấp những thông tin đầy đủ về các yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ hoặc yêu cầu gia hạn. Ví dụ: Sẽ là sự thất vọng không thể chấp nhận được khi một khách hàng đang háo hức mở nắp hộp một chiếc máy in mới mua nhưng sau đó lại phát hiện ra thiếu giây cáp nối với máy tính và điều hiển nhiên là phải quay lại cửa hàng để lấy nó. Lời khuyên đưa ra là luôn tạo cho khách cảm giác thỏa mãn và tự tin bằng cách giải thích từ từ từng bước một rồi lần lượt đưa ra hứa hẹn về sản phẩm.

6. Lên kế hoạch cho các bước tiếp theo

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn đưa ra cho khách hàng một kế hoạch làm việc chắc chắn trong những cuộc đối thoại liên tục với họ.

Trong rất nhiều trường hợp, "chu trình mua bán" có thể gồm một vài bước khác nhau chứ không đơn giản chỉ là mua và bán. Nếu cảm thấy cần thiết phải thương lượng thì lúc đó bạn nên sắp xếp các cuộc gặp gỡ với khách để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Còn nếu cảm thấy đăng kí và sắp đặt là điều kiện cần thiết sau bán hàng thì hãy bắt đầu thảo luận bằng việc cung cấp kế hoạch làm việc cho khách. Với những hợp đồng mua bán và đầu tư quan trọng, bạn có thể cần cho khách hàng xem xét ngân sách hoặc tình trạng tài chính, trong trường hợp đó, thích hợp hơn cả là sắp xếp kế hoạch cho từng giai đoạn để cung cấp những gì khách cần ở trên.

7. Chào hàng đúng mức

Một chuyên gia bán hàng thành công là người luôn biết cách dừng chào hàng đúng lúc theo từng giai đoạn.

Đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ là người yêu cầu thông tin về bán hàng. Chính bạn mới là người làm việc đó: nắm thông tin về bán hàng để quyết định xem khi nào cần phải dừng chào hàng và khi nào thì nên bắt đầu tiến hành giao dịch. Một số nhân viên bán hàng do quá nhiệt tình với sản phẩm nên họ tiếp tục quảng cáo và xúc tiến bán hàng một thời gian dài sau khi khách đã quyết định mua hàng nên đã thực sự làm mất một khách hàng. Do đó lời khuyên đưa ra là không nên tiếp tục rót nước khi ly đã đầy.

Chúc bạn thành công !
 

Những phương pháp giúp bạn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

 

Một nhà bán hàng chuyên nghiệp đầu tiên phải hiểu biết và có kiến thức bao quát về triết lý của một công việc khó khăn. Những nhân viên kinh doanh thành công là người có thu nhập cao, giành chiến thắng một cách huyền thoại, và nhận các phần thưởng được công ty ban tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.

http://acro.vn/Upload/tin-tuc/Ky-nang-ban-hang/10-bi-quyet-bien-ban-thanh-nhan-vien-kinh-doanh-kiem-tien-gioi-nhat.jpg

Một cá nhân mới bước vào nghề bán hàng phải tạo cho mình mối quan hệ gắn bó với khách hàng bằng cách coi mình như một khách hàng. Một người bán hàng chuyên nghiệp cần tự hào về điều anh ta đang làm khi thuyết trình với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Có một số việc liên quan mật thiết với một và nhiều người bán hàng hàng ngày, một tân binh hay một người kỳ cựu cũng đều như thế. Một chiến dịch bán hàng sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền hơn là cách bán sản phẩm và dịch vụ thông thường.

Những nhà kinh doanh giành chiến thắng thường hiểu biết rất rõ về các đối thủ của mình. Thường thường đàn ông hay phụ nữ đều có thể trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, đó là người có bí quyết thuyết phục khách hàng và có thể tham gia chuyến đi chơi golf với khách hàng trong suốt cả tuần hay một số cách chuyên nghiệp khách nhằm mục đích thuyết phục khách hàng. Họ thường khát khao được tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng và vươn tới mức chuẩn để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp.

Dưới đây tôi sẽ tiết lộ cho bận biết 10 chiến lược mà tôi đã đúc rút sau hơn 17 năm lăn lộn trong thương trường để giúp một nhân viên kinh doanh mới trở thành  một nhân viên chuyên nghiệp nhất.

Bạn hãy đọc và suy ngẫm, đừng chỉ đọc 1 lần rồi sẽ quên:

1. Hãy là một người có tầm nhìn rộng và có khả năng. Nếu bạn không đọc 9 chiến lược còn lại, không bao giờ bạn trở thành người có tầm nhìn rộng và thực sự có năng lực tốt.

PM: Bạn không có kiến thức thì bạn sẽ không bao giờ có thể nói chuyện với những khách hàng ở một vị thế cao hơn bạn, hiểu biết nhiều hơn bạn, và luôn có hàng tá câu hỏi hóc búa sẵn sàng "chém" bạn bất cứ lúc nào.

2. Hãy tham gia các khóa học khi bạn có thể tại công ty của bạn, khóa đào tạo về sản sản và ngành kinh doanh của bạn. Xây dựng cho mình sự tự tin của bản thân, tự tin về sản phẩm và tự tin về uy tín công ty trước các buổi thuyết trình với khách hàng.

3. Hãy nghiên cứu kinh nghiệm thành công của những nhân viên bán hàng tài ba ở công ty bạn và hỏi họ một số câu về giải thích về thành công của họ, tập hợp điểm mạnh và điểm yếu của người thành công để rút kinh nghiệm cho mình nhằm xây dựng kỹ năng kinh doanh cá nhân là một cách làm thông minh.

4. Hãy can đảm và nghiền ngẫm triết lý nổi tiếng và động lực bán hàng của thầy giáo dạy về bộ môn kinh doanh nổi tiếng Zig Ziglar: “Nhân viên bán hàng rụt rẻ là đứa trẻ gầy nhom.”

PM: Lẽ dĩ nhiên đâu ai muốn mua một sản phẩm của một người ăn nói lấp lửng, khách hàng mới hỏi được vài câu đã luống cuống, toát hết mồ hôi.

5. Chuẩn bị nhiều hơn những thứ bạn nghĩ bạn cần trước mỗi cuộc gọi cho khách hàng. Chuẩn bị sẽ làm bạn luôn tự tin, luôn trong tư thế sẵn sàng. Bạn tự tin sẽ khiến khách hàng của bạn tin tưởng hơn vào những gì bạn nói, những gì bạn cung cấp cho họ.

6. Sau mỗi cuộc gọi hay cuối mỗi ngày, hãy cân nhắc phân tích mỗi cuộc gọi khách hàng với người quản lý của bạn, một người có nhiều kinh nghiệm hay một đồng nghiệp đồng hành với bạn. Hãy chắc chắn bạn suy tính tất cả điều tốt và xấu trong các cuộc gọi với tính khách quan như nhau.

7. Thu âm giọng bạn thuyết trình và nghe lại nó. Làm đi làm lại cho tới khi bạn cảm thấy hài lòng về mình. Bạn hãy đặt vị trí mình là một người nghe khó tính và tỷ mỉ. Bạn mời đồng nghiệp hay một nhà chuyên môn nghe, sự phản hồi khách quan của họ sẽ giúp bạn có buổi thuyết trình thành công.

8. Tránh để treo giờ trong các buổi thuyết trình với khách hàng của bạn. Nếu có thành viên nào thiếu khả năng thuyết trình thì cần thay thế vì một sơ suất nhỏ cũng khiến nhóm của bạn gặp thất bại.

9. Nghe chương trình giảng về bán hàng trên xe của bạn hay bằng chiếc iPod. Bạn có thể học nhiều từ các cuộc gọi và trong chính công việc của mình. Chỉ có những nhân viên kinh doanh tài năng mới luôn coi việc học kỹ năng là một biển kiến thức mênh mông và luôn muốn khám phá trau dồi.

10. Luôn luôn hăng hái. Tham gia một trò chơi bán hàng và luôn cố gắng trở thành người chiến thắng. Đó cũng là cách bạn rèn luyện kỹ năng và tự tin của mình. Điều quan trọng nữa là hãy luôn hướng về phía trước, và nụ cười trong cuộc sống đặc biệt nghề kinh doanh là vũ khí rất lợi hại.


5 suy nghĩ giúp bạn trở thành một người bán hàng giỏi

Bạn có bỏ cuộc sau vài cuộc điện thoại bán hàng đầu tiên? Bạn mong muốn tạo ra một ngành kinh doanh mới sau mỗi sự kiện networking? Đây chính là lúc tạo nên một sự biến chuyển về tư duy để tận dụng mọi cơ hội đạt được mục đích của mình
bí quyết bán hàng, thành công, giải quyết sự từ chối của khách hàng
Liệu suy nghĩ sợ nghe câu “không, cảm ơn” quá nhiều lần có làm bạn nản lòng? Đặt được các sản phẩm và dịch vụ của bạn vào tay các khách hàng tương lai là một thử thách không nhỏ nhưng khi chúng ta thêm vào đó nỗi sợ bị từ chối thì thách thức càng thêm to lớn. Nhưng nếu bạn không thấy từ "không" là ngôn từ kỳ diệu có thể giúp bạn tiến gần hơn tới việc bán được hàng mà lại còn cản trở công việc của bạn thì sao?
Điều này hoàn toàn có thể. Hãy bắt đầu bằng việc hiểu lý do tại sao ban đầu chúng ta lại coi sự từ chối là mang tính chất cá nhân.
Nếu bạn đại diện cho một sản phẩm, có thể chính bạn đã sử dụng nó và tin tưởng nó bằng cả trái tim. Và  những người phát minh như bạn đã tốn bao nhiêu máu,mồ  hôi và nước mắt, chưa kể tiền bạc cho việc phát triển sản phẩm! Với những người cung cấp dịch vụ thì thật là nản khi nghĩ đến việc bị từ chối vì kiến thức và tài năng của bạn cũng phản ánh một phần con người bạn, khiến bạn cảm thấy nó mang tính cá nhân. Tất cả các kịch bản này khiến việc bạn coi công việc kinh doanh của mình là cái tôi cá nhân mở rộng của bạn. Nghe câu trả lời “không” trong trường hợp này cũng giống như một sự từ chối mang tính cá nhân.
Nhưng để hiện thực hóa giấc mơ thành công của bạn, thì việc tách rời bản thân khỏi sản phẩm hay dịch vụ của mình là cực kỳ cần thiết. Một sự chuyển đổi đơn giản trong tư duy sẽ cho bạn sự can đảm và cam kết để bước một cách táo bạo vào thế giới bán hàng và chuyển sản phẩm và dịch vụ của bạn vào cuộc sống của nhiều khách hàng vốn đang chờ đợi chúng! Hãy bắt đầu bằng cách thực hiện các cách thay đổi suy nghĩ đơn giản sau và bạn sẽ trở thành một cỗ máy bán hàng thực sự!
Không phải chỉ có bán hàng
Đôi lúc chúng ta tự tạo áp lực với suy nghĩ rằng các cuộc gọi ngẫu nhiên cho khách hàng tiềm năng  phải đạt được kết quả là bán được hàng. Hãy nhớ mục đích của cuộc gọi ngẫu nhiên: tất nhiên là sau cùng sẽ vẫn là mối quan hệ, nhưng trong hầu hết các trường hợp, mục đích vẫn là đạt được những kết quả sau:  
•    Được phép thêm người đó vào cơ sở dữ liệu của bạn để có thể cập nhật định kỳ.
•    Kê hoạch liên hệ với họ vào một ngày sau đó, lúc họ có thể vẫn đang cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
•    Một lời đề nghị được loại hoàn toàn họ khỏi danh sách.
Nghe có vẻ đơn giản phải không? Hiểu rõ mục đích sẽ giúp bạn chấp nhận thực tế là không phải ai cũng là ứng viên hoàn hảo. Những người muốn bạn loại tên họ ra khỏi danh sách không nói rằng họ không thích bạn hoặc sản phẩm của bạn, chỉ đơn giản là lúc này chưa thích hợp với họ.
Không mang tính cá nhân
Hãy nhớ rằng bạn đang nói chuyện với một con người có cảm xúc, tâm trạng và các mối quan tâm giống như bạn. Nếu bạn thấy ai đó thô lỗ hoặc khó chịu, thì hãy coi như việc đó không liên quan đến bạn. Rất có thể tâm trạng của người đó đang bị ảnh hưởng bởi nhiều tình huống khác nhau. Hãy để họ yên và tiếp tục với công việc trong ngày của bạn.
Tôi đã thành công
Chúng ta thường đánh giá thành công dựa trên kết quả cuối cùng. Hãy coi cuộc gọi hay cuộc gặp đầu tiên là sự thành công. Bạn đã đạt được một bước tiến lớn! Và bạn càng làm nhiều thì sẽ càng có nhiều cơ hội để thành công. Hãy làm mình trở nên phấn chấn hơn bằng cách hình dung ra một kết quả tốt đẹp với tất cả mọi người. Đôi khi một câu trả lời “không” lại là một câu trả lời hoàn hảo vì lúc đó chưa phải thời điểm thích hợp. Tốt nhất là nên biết điều đó ngay từ đầu để bạn không bị vướng vào một việc bi đát ngay từ đầu. Dù bạn có nhận được câu trả lời như thế nào từ khách hàng tiềm năng, hãy chào mừng một thực tế là bạn đã thực sự liên hệ và đó là một bước giúp bạn tới gần hơn với khách hàng lý tưởng của bạn.  
Hãy chú ý tới các con số  
Hãy cố gắng loại bỏ cảm xúc bằng cách quy các cuộc điện thoại và gặp gỡ của bạn thành các số liệu. Nếu bạn thực hiện 25 cuộc điện thoại thì đó là dấu hiệu tốt bởi bạn sẽ tìm ra một người muốn tìm hiểu thêm thông tin. Nếu bạn tham gia một cách hiệu quả 4 hoặc 5 sự kiện tạo dựng các mối quan hệ một tháng thay vì mỗi năm, bạn sẽ tạo dựng được nhiều mối quan hệ hơn  và tăng cường sự nhận diện thương hiệu của mình. Ai cũng sợ nghe câu trả lời ‘không” nhưng không phải ai cũng muốn tiếp tục thử để nhận tiếp câu trả lời đó. Nó giống như nỗ lực đạt được 100 thay vì dừng lại ở con số 20 thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Hãy để các con số ở đó và yêu lấy câu trả lời “không” vì nó có nghĩa là bạn đang tiến gần hơn tới câu trả lời “có”!
Tôi không đơn độc
Bạn có biết rằng có đến 44% nhân viên bán hàng từ bỏ sau câu trả lời “không” đầu tiên? Hãy xem xét con số 40% khách hàng tương lai vốn tỏ ra rắn đã từ chối ít nhất một lần trước khi mua hàng, đó là một số liệu buồn. Không phải chỉ mình bạn sợ hãi và nản chí nhưng nếu bạn có thể hăng hái lên và kiên trì thì bạn sẽ thành công! Các con số là minh chứng rõ ràng nhất!
Dù bạn có gắn kết về mặt cảm xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến thế nào thì nó cũng chỉ có thể tốt nếu bạn nỗ lực thúc đẩy nó. Hãy trân trọng những người làm việc chăm chỉ và tận tâm trong công ty bạn bằng cách đặt ra quyết tâm tương tự với các nỗ lực bán hàng của bạn. Bạn có thể làm được!





Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Cách bán hàng hiệu quả đạt doanh thu cao
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng
Những kĩ năng cần có của nhân viên bán hàng
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý