Mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu nghiệm

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu nghiệm

19/04/2015 01:35 PM
274

Mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản, hiệu nghiệm. Những cách đơn giản loại bỏ phiền phức từ bệnh trĩ và hiểu biết cần thiết khi bị trĩ



Định nghĩa bệnh trĩ theo đông y (dân gian)

Bệnh Trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom, bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi cầu đôi khi phân cọ sát vào tĩnh làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Định nghĩa bệnh trĩ theo thuyết cơ học bệnh

Các búi trĩ tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các sợi chun đàn hồi. Lúc đầu các sợi này chắc nhưng từ tuổi 20 do hiện tượng thoái hóa kéo chúng nhẽo dần và chùn ra cộng thêm tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng (táo bón, viêm đại tràng, ruột bị kích thích) dẫn đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quan sẽ dãn ra căng phồng lên tạo thành búi trĩ.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
 

triệu chứng nguyên nhân cách điều trị chữa khỏi bệnh trĩ nội ngoại
 



Phân loại bệnh trĩ

Theo Y học hiện đại bệnh trĩ chia làm 3 loại:

- Bệnh trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại đa phần là do phải rặn nhiều khi đại tiện, đại tiện phân khô… Gây nứt các tĩnh mạch viền hậu môn, máu thấm vào trong mô liên kết, gây tụ máu, phát bệnh đột ngột dẫn tới đau dữ dội.

+ Đặc điểm của bệnh trĩ ngoại:

- Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược

- Bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng

- Có các dây thần kinh cảm giác

- Triệu chứng : đau kèm theo xuất hiện mẩu da thừa

- Bệnh trĩ nội: Do tĩnh mạch trên trực tràng và nhánh của nó không có van tĩnh mạch, khi máu tĩnh mạch chảy từ dưới lên trên thông qua trực tràng chảy về tim, do tư thế đứng thẳng ở người, dưới tác dụng của lực hút trái đất làm dòng chảy này bị chảy ngược xuống, rất dễ làm cho phần hậu môn trực tràng bị tụ máu, sự tích tụ lâu ngày sẽ làm cho hậu môn trực tràng bị căng lên dẫn tới mắc bệnh trĩ.

+ Đặc điểm của bệnh trĩ nội:

- Búi trĩ xuất phát ở bên trên đường lược

- Bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn

- Không có các dây thần kinh cảm giác

- Triệu chứng: chảy máu, sa trĩ dễ dẫn đến nghẹt gây viêm da quanh hậu môn.

- Tuỳ theo mức độ trĩ nội được phân thành bốn mức
 

Cấp độ bệnh trĩ

Độ 1: Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là chảy máu.

Độ 2: Khi đi cầu xuất hiện Búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên

Độ 3: Khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài dùng tay đẩy lên cũng không co lên được dễ dẫn đến bị thắt nghẹt gây hoại tử.

- Bệnh trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
 

phân loại bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi bệnh trĩ

- Rối loạn tiêu hóa.

- Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.

- Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.

- Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.

- Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.

- Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..

- Yếu tố di truyền.

-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

- Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

- Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may vv…

- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…
 

triệu chứng của bệnh trĩ



Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ



Sau hơn 2 tuần áp dụng cách này thì tôi khỏi hẳn bệnh trĩ. Quả như phép màu nhiệm, không để đâu hết niềm vui, tôi viết bài chia sẻ cùng mọi người…

Tôi là người quê gốc Thái Bình nhưng thân gái dặm trường, tôi bén duyên và lấy chồng mãi tận trong Đắc Lăk. Xa quê, xa nhà, tôi đơn độc giữa xứ người. May mà chồng tôi hiền lành, thương vợ thương con nên cuộc sống cũng bớt buồn tủi.

Không có nghề nghiệp gì, tôi mở một cửa hàng tạp hóa trước cửa nhà, vừa là kiếm thêm thu nhập, vừa tạo công ăn việc làm cho mình, cho những tháng ngày trôi qua bớt nặng nề.

Thời gian mở cửa hàng đó cũng là lúc tôi mang thai đứa con đầu lòng. Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ, do lúc này, chân con đạp mạnh vào bụng mẹ (bác sĩ nói vậy).

Hơn nữa, vì bán hàng 1 mình, chồng tôi đi rẫy, nên cả ngày chẳng mấy khi tôi dám đi vệ sinh cả. Có khi phải nhịn đến tối chồng về mới dám đi vệ sinh cho đỡ sợ mất hàng. Thành ra, sinh con xong, tôi mắc luôn bệnh trĩ.

Nghe theo lời hàng xóm, tôi cắt thuốc đông y của bà lang gần nhà, nhưng uống hoài vẫn không khỏi. Lúc này mẹ chồng tôi mới biết chuyện, bà bảo bà có bài chữa dân gian vô cùng hiệu quả.
 

ki
 
Nhờ các loại cây thuốc dân gian trong vườn, tôi chữa bệnh trĩ hiệu quả. Ảnh minh họa

Không cần uống, cách mẹ mách tôi là dùng nước lá xông. Lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt, mỗi thứ 1 năm, thái nhỏ cùng với 1 củ nghệ. Đun hỗn hợp nước lá này lên cho sôi, rồi đổ thêm vào 1 bát nước bồ kết đặc. Tiếp đó, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.

Sau đó đổ nước ra bô để xông. Xông khoảng 15 phút thì nước nguội bớt, lúc này có thể ngồi trực tiếp xuống nước khoảng 15 phút nữa. Rồi dậy, đi nằm nghỉ.

Cách này xưa kia mẹ học được và cũng đã chữa khỏi bệnh trĩ cho bà, mẹ khuyên tôi nên cố gắng áp dụng thường xuyên, khoảng 1 tuần đổ ra là chắc chắn khỏi.

Nghe lời mẹ, buổi tối tôi tranh thủ dành 30 phút trước khi ngủ để xông, quả thực hiệu quả bất ngờ. Tôi bị trĩ ngoại, vậy mà vẫn thấy mỗi ngày phần trĩ lại được kéo dần lên.

Ngoài 2 tuần thì tôi khỏi hẳn. Đỡ đi bao nhiêu đau đớn, và nhất là không cần phải mổ để cắt bỏ trĩ, tôi thấy mình may mắn vô cùng.

Bài thuốc dân gian này, xin chia sẻ cùng mọi người nhé!
 

  • Hoàng Mỹ Dung (Tiền Hải, Thái Bình)
Mẹo chữa bệnh trĩ của mẹ bầu

Mời các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

T ở công ty tôi cưới đã lâu mà vẫn chưa thấy có em bé. Đã 3 năm có lẻ với thuốc tây, ta đủ cả nhưng vẫn không khả quan vì có thể T bị bệnh trĩ. Đấy là T tâm sự với tôi vậy nhưng bác sĩ bảo bệnh trĩ không ảnh hưởng gì tới việc mang thai trong khi kiểm tra, theo dõi thấy sức khỏe của hai vợ chồng rất tốt. Cuối cùng, T bảo với tôi mặc cho ông trời định đoạt. Ấy thế mà mới đây T đến nói nhỏ với tôi là em bị chậm kinh mất một tuần rồi không biết có phải…

Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt phấn khởi với những giọt nước mắt hạnh phúc khi em cầm que thử thai hiện rõ hai vạch màu hồng đưa cho tôi xem. Chẳng biết nói thế nào với niềm vui của em, T bấm ngay điện thoại gọi cho chồng mà nước mắt vẫn rơi. Tôi đứng bên cạnh mà còn thấy vui lây… Lần đầu có thai, T cẩn thận lắm, luôn kiêng khem lỹ lưỡng, giữ gìn thai nhi như một báu vật mà ông trời ban tặng. Nhưng khổ nỗi bệnh trĩ càng tái phát vì em bị táo bón khi bổ sung sắt, canxi nên suốt mấy tháng đầu em luôn thấy khổ sở. Em sợ hãi, than phiền với tôi khi mà sáng sáng phải mất hàng giờ ngồi nhà vệ sinh và nhìn thấy máu chảy. Em còn nói, lần đầu tiên thấy máu em đã bật khóc vì nghĩ cái thai đã bị hỏng.
 

Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu Tý - 1

Trĩ là căn bệnh phổ biến khi mang thai. (Ảnh minh họa)
 

Tôi cũng đã chia sẻ với em rất nhiều bằng một chút kinh nghiệm được tích lũy khi đang mang thai. Khác với táo bón nên bệnh trĩ có vẻ khó chữa trị hơn vì ngoài việc bổ sung các dưỡng chất, ăn hoa quả có tính chất mát còn phải luyện tập như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới phần xương chậu, cần tránh việc ngồi quá lâu một chỗ vì việc ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ đặc biệt với bệnh trị ngoại của em. Ngoài ra, với những người mắc bệnh trĩ cần phải giữ vệ sinh phần hậu môn luôn sạch sẽ, khô thoáng. Điều này rất quan trọng để tránh bị vi khuẩn xâm nhập…

Nhưng rồi có một lần tôi vô tình đọc được trên một tờ báo có bài chữa trĩ bằng kinh nghiệm dân gian như thế này “lấy một ít lá diếp cá đem giã hoặc xay lấy nước uống vì lá diếp cá vừa có tính mát vừa có chất xơ nên rất tốt cho người bị trĩ. Còn một ít đem đun lấy nước pha với một chút nước muối loãng rồi hàng ngày kiên trì ngồi ngâm hoặc xông khoảng 5-10 phút. Làm đều đặn hàng ngày sẽ khỏi”. Tôi cũng chỉ nói bâng quơ với T, ấy thế mà chẳng hiểu sao T về âm thầm làm hàng ngày. T cũng cẩn thận không dám uống nhiều sinh tố bằng lá diếp cá chỉ khoảng 3 lần một tuần nhưng còn việc xông lá thì ngày nào T cũng làm vào sáng sớm trước khi đi làm và lúc đi ngủ. Mặc dù bụng ngày một lớn dần, khó khăn cho việc ngồi xổm nhưng T vẫn làm.
 

Mẹo nhỏ chữa bệnh trĩ của mẹ bầu Tý - 2

Có lá diếp cá, bà bầu chẳng còn lo bị trĩ. (Ảnh minh họa)

Sau khi thấy ổn T mới kể với tôi và tỏ ra vui mừng vì quá trình đi vệ sinh không còn hiện tượng chảy máu, cũng không còn thấy búi trĩ to dài vướng víu nữa. Tôi nghĩ có thể vì T mong có con, mong được làm mẹ nên T đã làm tất cả để mong cái thai phát triển ổn định. Lòng kiên trì, tính bền bỉ đã giúp T vượt qua bệnh trĩ một cách dễ dàng chỉ với kinh nghiệm dân gian đơn giản, dễ làm mà hiệu quả. T còn bảo với tôi không chỉ uống, xông lá diếp cá, em còn áp dụng triệt để những điều tôi chia sẻ như chịu khó vận động nhẹ nhàng, tránh ăn đồ ăn có tính nóng ăn đồ mát, nhiều chất xơ, tạo thói quen đại tiện vào một giờ nhất định, vào các buổi sáng sớm, sau khi ngủ dậy. Sáng sớm em luôn có bài tập thể dục đơn giản như đứng hai chân hình chữ V, kiễng chân nhón gót, ép mông vì cho cơ nâng hậu môn để phòng trĩ đỡ sa giãn. Suốt những tháng cuối mang thai em luôn đều đặn với bài tập thể dục và xông lá diếp cá thế đấy.

T đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhìn em mang cái bụng kềnh càng đến khó nhọc nhưng trên mặt em luôn rạng ngời niềm vui của người phụ nữ lần đầu tiên sắp làm mẹ khiến tôi cũng vui lây.

Kinh nghiệm chia sẻ của mẹ bầu Tý

(St)

Bệnh trĩ và giải pháp điều trị tận gốc
Bệnh trĩ khi mang thai - nguyên nhân và cách điều trị
Thức ăn cho người bị bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý