Mẹo chữa bệnh chóng mặt hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Mẹo chữa bệnh chóng mặt hiệu quả

19/04/2015 01:36 PM
286
Chóng mặt là một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình, gây nên ảo giác khó chịu xuất phát từ sự thay đổi hệ thống thăng bằng của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể có thể áp dụng các biện pháp sau đây.



Mẹo trị chóng mặt hiệu quả
 

 
 

Ảnh minh họa: internet

1. Vận động nhẹ nhàng. Khi bị chóng mặt, bạn có thể thực hiện các động tác vận động đơn giản để cải thiện tình trạng này như xoa bóp nhẹ nhàng hai bên thái dương, vùng nhãn cầu và sau gáy tai. Tiếp đến là bạn nên xoay cổ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Hãy nghiêng đầu hết cỡ sang phải rồi sang trái, ngửa lên và cúi xuống và quay tròn đầu, tối thiểu mỗi cử động là 10 lần. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thực hiện động tác đánh tay như cúi người xuống, tay với tới chân, đánh 2 tay về phải rồi về trái hết cỡ đồng thời quay cả mặt về phía đánh tay, mỗi phía 10 lần. Đứng thẳng người, dạng chân vừa phải, hai tay giơ thẳng ngang tầm mắt, đánh 2 tay về phải rồi về trái như trên (lưu ý là phải quay cả mặt). 

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng động tác thở sâu bằng cách hít không khí qua đường mũi đến mức tối đa, hơi phình bụng, nín thở, lên gân cốt (gồng người) như lực sĩ thể hình, tự đếm từ lúc nín thở làm sao được 20 rồi 30 hoặc hơn. Khi không thể nín thở được nữa, thở mạnh ra bằng miệng và thư giãn. Mỗi lần tập cần được thở tối thiểu 5 lần, thở vào buổi sáng khi tập thể dục, nếu cần thì thở 1 lần nữa trước khi đi ngủ ở tư thế nằm, ngồi hoặc đứng đều được. Thở như vậy sẽ làm tăng bão hòa ôxy cho máu trong các động mạch, một nguyên liệu mà chỉ riêng não đã chiếm tới 15-20% ôxy của toàn cơ thể.

2.Uống nhiều nước. Triệu chứng đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt có thể bị xóa tan ngay lập tức nếu bạn uống nhiều nước lọc hay nước ép trái cây tươi. Nước sẽ tống khứ các vi trùng và độc tố có hại cho cơ thể có thể làm bạn đau yếu. Không có phương pháp nào tốt hơn để tránh đau bệnh là hãy giữ cho bên trong cơ thể của bạn luôn sạch và khỏe mạnh. Lưu ý là bạn đừng nên dùng các loại nước ngọt có ga và thức uống có cồn sẽ không có lợi cho sức khỏe.

3. Mù tạt và muối. Hãy trộn đều muối, tiêu xay, giấm và mù tạt với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó, uống hết hỗn hợp nói trên cùng với một cốc nước đầy. Cách làm này sẽ giúp cho vòng tuàn hoàn máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn và giữ cho cơ thể luôn ổn định. 

4.Chanh. Thường xuyên uống hỗn hợp gồm nước cốt chanh, ít muối, tiêu đen xay và nước lọc cũng là cách trị chóng mặt đơn giản và hiệu quả.

5. Giấm táo. Nếu bạn sẵn có mật ong và giấm táo trong nhà bếp thì dùng kết hợp 2 nguyên liệu này để trị chóng mặt cũng mang lại kết quả rất tốt.

6. Sữa chua. Sữa chua cũng là loại thực phẩm trị chóng mặt tuyệt vời. Nó càng có hiệu quả hơn khi bạn kết hợp ăn sữa chua với vỏ của một số loại trái cây.

7. Xoa bóp. Xoa bóp sẽ giúp máu trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, từ đó sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, mệt mỏi và chóng mặt một cách hiệu quả. Nếu bạn dùng tinh dầu hoa oải hương để xoa bóp cơ thể thì tác dụng trị chóng mặt càng đạt hiệu quả cao hơn.

8. Hạnh nhân và hạt bí đỏ. Hãy ngâm 3 muỗng canh bột mì, 10 – 12 hạt hạnh nhân, một ít hạt bí đỏ với nước rồi để qua đêm. Ngày sau, xay nhuyễn chúng để tạo thành dạng hỗn hợp dẻo. Tiếp đến, cho thêm một ít nụ đinh hương và sữa vào và nấu sôi. Bạn có thể cho thêm 1 ít đường cho dễ ăn. Nếu sử dụng hỗn hợp này thường xuyên trong vài ngày, các triệu chứng chóng mặt sẽ bị đẩy lùi một cách nhanh chóng.
 

Ngoài những cách trị chóng mặt nói trên, bạn cũng cần chú ý một số điều dưới đây:

-Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích. Thận trọng khi dùng các thuốc ảnh hưởng đến tiền đình.

-Chọn nghề phù hợp để tránh tai nạn khi bạn hay chóng mặt. Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, không được lái xe, trèo cao và dừng công việc ngay khi cần.

- Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân do mạch máu hay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Những người này cần quan tâm điều trị vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
 

Những cách giúp hạn chế cơn chóng mặt

1. Phòng chống các kích thích gây chóng mặt: Dùng thuốc chống nôn trước khi đi tàu xe khoảng 15 phút. Chọn chỗ ngồi phía trước sẽ êm hơn, bạn cũng dễ nhìn cảnh vật để quên đi sự khó chịu. Không ăn quá no hoặc để quá đói.

Nếu hệ thống thăng bằng dễ bị kích thích, bạn nên thận trọng khi tham gia trò chơi làm thay đổi tư thế cơ thể như: tàu lượn, vượt thác…

2. Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc tiếp xúc với chất dị ứng, những mùi lạ gây kích thích.

Thận trọng khi dùng thuốc ảnh hưởng đến tiền đình.

3. Chọn nghề phù hợp để tránh tai nạn khi bạn hay chóng mặt. Tránh chọn công việc phi công, tàu biển, diễn viên xiếc, nhảy dù… hay làm những việc nguy hiểm ở độ cao. Khi có cơn chóng mặt, bạn không được lái xe, trèo cao và dừng công việc khi cần.

4. Những bài tập giúp hệ thăng bằng thích nghi với các thay đổi về tư thế cơ thể trong không gian khoảng 80%. Nên tập xích đu, đu quay, trồng chuối.

Người bệnh mạch máu, bệnh mãn tính nên thận trọng khi tập. Massage vùng gáy giúp lưu thông máu tốt và đem lại những cải thiện đáng kể.

5. Chóng mặt nặng kéo dài có nguyên nhân do mạch máu hay gặp ở người lớn tuổi, chấn thương đầu, nhiễm trùng… Do đó, những người này cần quan tâm điều trị vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Thích nghi với bệnh bằng cách tập luyện

Phái nam thường thích những trò chơi cảm giác mạnh, thể hiện bản lĩnh đàn ông như tàu lượn siêu tốc hay đu quay 360 độ, nhảy Bungee truyền thống của dân Nam Mỹ… Nguyên nhân là do hệ tiền đình của họ được trải nghiệm nhiều hơn phái nữ.

Tại sao bạn không thể chơi những trò chơi cảm giác mạnh? Bởi vì, hệ thống giữ thăng bằng của bạn thích nghi chậm với những chuyện động làm đảo lộn tư thế người trong không gian. Hơn nữa, bạn thiếu tập luyện.

Hãy luyện tập và trải nghiệm, bạn sẽ sớm thích nghi và cảm giác sợ chóng mặt nhanh chóng mất đi.


Món ăn bài thuốc trị bệnh chóng mặt:

(Lương y Nguyễn Minh http://suckhoedoisong.vn)

Cháo tiểu mạch, long nhãn:
tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g, gạo nếp 100g. Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho các thứ còn lại vào, thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng, mỗi ngày 2-3 lần; một đợt điều trị 4-5 ngày. Công hiệu: bổ thận bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.

Cháo cá trê, đậu đen: cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, vỏ quýt khô 1 miếng, muối, hành tím, mùi, tiêu bột đủ dùng, gạo nếp 20g. Cá trê đem làm sạch, rửa hết máu. Đậu đen ngâm qua đêm cho nở; trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp vỏ trắng, rửa lại lần nữa để ráo. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cùng cá trê, trần bì, 1 thìa cà phê muối, đổ nước vừa đủ để nấu cháo, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa đến khi gạo nếp và đậu nở nhừ, nêm thêm muối, đường, hành tím đã nướng chín và bóc vỏ sạch, nấu thêm độ 10 phút nữa, cháo vừa ăn là được.
Múc cháo ra bát, cho rau mùi, tiêu, ăn nóng. Công hiệu: bồi bổ cơ thể nhất là gan và thận, chữa người bị tỳ thận suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tay chân mỏi nhừ, ù tai, tinh thần suy nhược, đàn ông bị di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
 


Canh cá chim:

cá chim 500g, gừng, hành, bột ngọt, muối, rượu vừa đủ. Mổ cá rửa sạch cho vào nồi, cho rượu, gừng, hành thái đoạn, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau chuyển đun nhỏ lửa nấu tới chín nhừ, cho bột ngọt, gia vị là được. Ăn cá uống canh. Công hiệu: bổ huyết kiện tỳ, chữa tỳ vị hư nhược, váng đầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn ít, khó tiêu.

Canh cá trắm nấu bí xanh: cá trắm 250g, bí xanh 300-500g, dầu thực vật, muối vừa đủ. Cá đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, rán cá. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với cá, đổ nước vừa đủ hầm 3-4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày. Công hiệu: bình can trừ phong, lợi tiểu thanh nhiệt, trị các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, viêm thận, thủy thũng.
 


 
Canh thịt dê:
thịt nạc dê 300g, đương quy 20g, gừng 12g. Thịt dê thái miếng vừa ăn; đương quy rửa sạch bụi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho thịt dê, đương quy, gừng vào, đặt nồi lên bếp nấu cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi để trong 2 giờ rồi nêm muối cho vừa ăn.
Múc nước canh uống nóng trước khi ăn cơm. Công hiệu: dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ trung, ích khí, làm ấm người, thích hợp với người bị dương suy, thân hư, phụ nữ cơ thể yếu sau khi sinh đẻ mất máu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, thống kinh, kinh nguyệt không đều.     


(St)

Chóng mặt nhức đầu là bệnh gì?
Tại sao bị hoa mắt chóng mặt, những thông tin cần lưu ý
Làm gì khi bị chóng mặt?
Món ăn chữa bệnh rối loạn tiền đình rất hiệu quả
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý