Chăm sóc bé

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc bé

18/04/2015 10:40 AM
340
 

Trước một em bé sơ sinh, nhiều ông bố bà mẹ lo lắng không biết phải làm sao. Em bé có tự động bú mẹ được không? Em bé cần phải ngủ bao nhiêu lâu? Em bé cần ăn bao nhiêu là vừa? Em bé không chịu ăn thì sao?

Cũng may là chăm sóc một em bé không đòi hỏi kỹ năng của một chuyên gia - chỉ cần một số kiến thức cơ bản, theo những cách suy nghĩ thông thường, và biết lắng nghe lời khuyên của những người có kinh nghiệm. Chỉ trong vài tuần, sự tự tin và kinh nghiệm của bạn sẽ gia tăng thấy rõ và bạn sẽ biết thay tã, ẵm bế, dỗ dành và cho bé bú theo cách tốt nhất. Bạn cũng sẽ thấy rằng nếu bé cần cái gì thì thường bé sẽ tìm ra được cách thông báo cho bạn ngay.

Khi con bạn lớn lên, cháu sẽ trở nên tự lập hơn. Tới tuổi lên bốn, cháu có thể sẽ tự ăn, rửa ráy, mặc quần áo được một mình và cháu có thể biết bày tỏ ý kiến về những quần áo và thức ăn cháu thích hoặc không thích. Các nhu cầu vật chất của cháu không còn làm cho bạn mất nhiều thì giờ như trước nữa. Vai trò của bạn trong việc chăm sóc hàng ngày là giữ cho cháu được khoẻ mạnh bằng cách đáp ứng nhu cầu ăn uống hàng ngày và chăm sóc cho cháu được sạch sẽ.

VẬT DỤNG TRONG PHÒNG CHO EM BÉ.

Em bé có thể ở phòng riêng hay ở cùng phòng với bố mẹ; tuy nhiên, khi bé ngủ suốt đêm, bé cần có không gian riêng của mình. Bạn sẽ chẳng cần gì tới trang biệt đặc biệt nào mà bạn có thể tuỳ cơ ứng biến với những đồ có sẵn trong nhà - chẳng hạn nhưmột bồn rửa chén cũng có thể sử dụng để tắm em bé được, và một cái khăn tắm (khăn bông lớn) có thể gấp lại dùng làm tấm lót để thay tã. Tuy nhiên nhiều ông bố bà mẹ lại thích thú trong việc đi mua sắm vật dụng cho phòng em bé.

Nếu bé là con đầu lòng của các bạn, thì nên hỏi những bạn bè có con nhỏ xem nên mua món đồ nào , và các bạn nên cân nhắc lời khuyên của họ và so với nếp sống của chính mình. Nếu có việc gì bạn không biết chắc, thì nên đi một vòng quanh các tiệm, quan sát, nghiên cứu các catalog, các cửa hàng chính trước khi quyết định mua. Nhiều khi có những thứ có thiếu, bạn cũng xoay sở được. Điều thiết yếu là phải có chỗ cho em bé nằm ngủ, chỗ để quần áo và tã lót và đồ dùng để cho bú, cho ăn.

Bạn không cần phải mua mới mọi thứ; mà hãy hỏi bạn bè và người quen xem có ai bán đồ cũ không. Một cái nôi xách tay sẽ chỉ sài vài tháng được thôi vì các em bé mau lớn lắm, nên nếu có thể được thì mượn đỡ của bạn bè hoặc mua lại một cái đã sài rồi. Trong trường hợp bạn mua lại đồ cũ, bạn hãy kiểm tra lại độ hao mòn tổng quát. Để được an toàn cho bé, bạn hãy kiểm tra lại xem mọi mặt phẳng có còn trơn tru và bị rỉ sét không. Cũng vậy, bạn nên kiểm tra xem các món đồ này có tuân theo quy định về tính an toàn không. Nên cảnh giác những đồ có sơn; những loại sơn theo kiểu xưa có thể chứa chất chì, có tính độc hại. Chớ có bao giờ mua lại những bộ yên hay ghế cũ gắn cho em bé ngồi xe hơi.

SẮP XẾP PHÒNG DÀNH CHO EM BÉ

Tốt hơn cả cho việc sắp xếp phòng cho em bé, như mua vật dụng trang trí phòng chẳng hạn, là nên tiến hành trước khi em bé ra đời; vì một khi bạn đưa bé về nhà, bạn sẽ rất bận rộn cho việc cho bú, thay tã và cũng có khả năng là bạn sẽ mệt mỏi sau cuộc sinh nở nên không còn sức lực, tâm trí để làm việc này nữa.

Cố gắng bảo đảm giữ cho căn phòng càng sạch được thì càng tốt, với những mặt phẳng dễ lau chùi. Nên chọn đồ đạc không có cạnh hay góc sắc và nên rà xem các mặt có phết lớp sơn có phải là sơn không độc và không có chì không. Bạn sẽ cần nhiều chỗ để cất giữ đồ, nhất là khu vực thay tã lót. Đó có thể là một tủ có ngăn kéo có bề mặt rộng rãi, bên trên có chỗ để kệ hoặc bạn có thể đóng một cái tủ riêng theo ý mình, cốt sao cho bề mặt đủ rộng rãi để đặt được tấm lót hay tã và cũng đủ trơn tru để dễ lau chùi.Các tấm thảm bằng bấc và cước tết là lý tưởng để lót nền vì chúng giữ ấm và lâu hao mòn.

Phòng em bé không cần phải sưởi quá ấm, nhưng phải được điều hoà cho ít thay đổi nhiệt độ. Trên dưới 180C là vừa nếu em bé có đắp chăn và một tấm khăn mỏng. Nếu nhiệt độ căn phòng cao hơn thì đắp ít chăn hơn. Nếu em bé của bạn được quấn gọn trong nôi, thì không cần đến lò sưởi suốt đêm trừ phi là thời tiết rất lạnh: một cái máy sưởi phòng có nhiệt độ là một trang bị thích hợp nhất. Cũng nên gắn thêm một công tắc có điều chỉnh độ sáng, để có thể bật đèn lên từ từ mà không làm em bé giật mình. Nếu bạn thích, ngọn đèn cứ để bật sáng mờ mờ như một cách thay thế đèn ngủ.

TRANG TRÍ PHÒNG CHO EM BÉ

Mặc dù tầm nhìn của em bé sơ sinh còn giới hạn, những màu sắc tươi vui và những đồ trang hoàng dễ thương sẽ tạo ra một môi trường xung quanh đầy thú vị và ấm cúng.

Những màu sắc tươi vui là thích hợp nhất cho phòng em bé. Vàng, xanh dương, xanh lá cây - những màu sắc thiên nhiên - sẽ xoa dịu em bé và những mảng màu sặc sỡ, lạ mắt sẽ làm cho căn phòng sống động.

Một em bé sơ sinh có tầm nhìn rất giới hạn – không quá 20 đến 25 cm, vì vậy bạn nên treo những đồ vật đong đưa trên nôi và khu vực thay tã. Màu sắc và chuyển động sẽ khiến cho em bé chú ý đến những đồ vật xung quanh.

Nên để một tấm gương không vỡ bên cạnh nôi em bé, để em bé có thể nhìn thấy gương mặt mình. Mặt người dường như mê hoặc các em bé còn rất nhỏ.

Nên chọn những loại vải và giấy dán tường dễ giặt, dễ lau chùi.

Một tấm bình phong gấp được có thể giúp che chở cho nôi bé khỏi bị nắng chói hay che chắn gió lùa.

Tấm thảm lót sàn giữ ấm và sẽ làm giảm tiếng ồn, tuy có thể khó giữ sạch; có thể thay thế bằng tấm lót sàn bằng nhựa dẻo cùng với một hai tấm “chùi chân” bám sàn không trơn trượt.

GIẤC NGỦ

Vật dụng cần thiết nhất cho em bé sơ sinh của bạn là một nôi giỏ hay một xe đẩy có gắn chiếc nôi xách tay; một số xe đẩy em bé có thể tạo thành ghế đẩy để dùng khi em bé biết ngồi vững một mình. Em bé của bạn chẳng mấy chốc sẽ không thể nằm vừa được trong nôi giỏ hay nôi xách tay nữa nên bạn chẳng nên vung tiền ra mà mua một cái nôi mắc tiền mà làm gì, trừ phi là bạn có đủ điều kiện và không phải đắn đo về chuyện tiền bạc. Khi em bé của bạn đã lớn, hết nằm vừa cái nôi, bạn sẽ cần đến một cái giường cũi với kích thước lớn. Bạn hãy chọn lấy một kiểu giường nào 4 bề có chấn song không cách nhau xa quá - một khoảng cách 6cm giữa các thanh gỗ là vừa – và có thành giường bên hông có thể hạ xuống được để bạn có thể bế em bé lên dễ dàng. Nệm giường phải vừa khít để em bé không thể nào kẹp tay, chân thậm chí cả đầu ra ngoài thành giường được.

Bạn sẽ dùng cái nôi cho tới khi nào bé đủ lớn để có thể leo trèo ra khỏi cái nôi, lúc đó thì bạn có thể sắm một cái giường – khi em bé được khoảng 2 tuổi – 2 tuổi rưỡi. Nệm giường phải là nệm mút, có lỗ thông hơi để em bé có thể thở đựơc lỡ nhưtrong khi ngủ có trở mình xoay sang nằm sấp. Nôi để đem đi du lịch cũng rất có ích khi đi đâu chơi hay khi cho em bé ra khỏi nhà ban đêm. Những kiểu nôi này có thể làm bằng vải và gấp lại được nên dễ chuyên chở. Mọi vật dụng cho giấc ngủ em bé đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn về tính an toàn.

Vì một em bé còn nhỏ chưa thể điều hoà được nhiệt độ cơ thể có hiệu quả, bạn phải sử dụng những tấm chăn bằng vải sợi và những chăn may thành túi vừa với chiếc nôi, để bạn có thể đắp thêm hay bỏ bớt đi một tấm. Khi em bé được một tuổi, thì có một chiếc mền lông là thích hợp. Bạn nên rà lại xem mọi vật liệu của giường em bé có chống lửa được không và có tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành về tính an toàn không.

Nhiệt độ thích hợp cho giấc ngủ

Những nghiên cứu về chứng đột tử ở trẻ sơ sinh đã cho thấy là các bé được ủ ấm quá trong khi ngủ có nguy cơ bị đột tử lớn hơn. Khi nhiệt độ của phòng em bé là một yếu tố quan trọng, thì số chăn đắp còn là một yếu tố quan trọng hơn nữa. Nếu nhiệt độ căn phòng là ở mức 180C, thì một tấm khăn mỏng và ba lớp mền sẽ giữ em bé ở một nhiệt độ lý tưởng. Nếu căn phòng ấm hơn thế, thì bạn cứ suy theo đó mà bớt số mền đi. Tương tự như vậy, các tấm đệm và gối có thể khiến phòng bé quá nóng. Các em bé toả nhiệt ra từ cái đầu,nên nếu đầu em bé của bạn vùi sâu vào trong gối hay đệm, em bé sẽ không thể điều tiết nhiệt được. Ngày nay, người ta không khuyến khích dùng mền lông hay túi ủ ấm vì em bé có nguy cơ bị ủ quá nóng.

THIẾT BỊ THEO DÕI Ở TRONG PHÒNG BÉ

Một thiết bị nghe gắn trong phòng em bé sẽ cho phép bạn có thể theo dõi để canh chừng em bé dù cho bạn ở phòng khách.

Hiện nay có nhiều kiểu thiết bj canh trẻ khác nhau: chạy bằng pin, bằng điện, hay pin sạc lại được.

Đèn báo hiệu sắp hết pin hay phòng em bé “ngoài vùng phủ sóng” rất có ích.

ĐI BỘ VÀ BẾ EM

Phần lớn thời gian là em bé sẽ được bạn ẵm hay đẩy trên xe, và hiện nay trên thị trường có nhiều xe đẩy hay nôi xách tay rất đa dạng. Khi lựa chọn những trang bị này, điều đáng quan tâm nhất là tính an toàn và sự tiện lợi của chúng.

Các đai đeo là phương tiện chuyên chở em bé sơ sinh được mọi người yêu thích nhất. Nó cho phép bạn chở em bé được mà vẫn rảnh hai tay. Trước khi mua bạn hãy thử đeo một cái cho em bé ngồi vào xem có vừa không và bạn nhớ kiểm tra xem cái đai có tấm đỡ đầu cho em bé không. Loại túi có đai đeo lưng (backpack) có khung đỡ để chịu được trọg lực của một em bé lớn hơn thích hợp khi bé biết ngồi vững một mình rồi.

Trong những chuyến đi xe hơi, bạn sẽ cầm một chiếc xe đẩy để em bé có thể ngồi hay nằm trong đó. Một chiếc xe trong đó em bé có thể nằm dài cả người được, phải dùng được trong ba tháng đầu, cho đến khi em bé giữ được đầu cho thẳng. Chiếc xe đẩy bạn lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào ngân quỹ và lối sống của bạn. Bạn nên cân nhắc xem bạn cất chiếc xe ở đâu và bạn sẽ có quyên đem xe lên xe buýt, xe lửa hay lên lầu không. Bất kể là bạn chọn xe đẩy nào, xe đó cũng phải có một bộ yên an toàn hay có khoen để có định cho xe ở nguyên tại chỗ.

CHỌN LỰA MỘT CHIẾC XE ĐẨY

Trong ba tháng đầu, có thể đặt em bé nằm dài được. Hiện nay có những xe đẩy em bé có thể ngồi dựa được, tuy nhiên kiểu xe đẩy gắn được mua xách tay dễ thay đổi được uyển chuyển hơn. Một số kiểu có thể chuyển thành xe để chở em bé ngồi được.

ẴM TRỞ EM BÉ THEO

Sử dụng túi đeo lưng

Bạn có thể mang em bé trong một chiếc túi có đai đeo lưng khi em bé trở nên quá nặng không mang được bằng dây đai. Bạn hãy rà xem bé có ngồi thoải mái không, có bị các lỗ xỏ chân giới hạn cử động quá không.

Sử dụng đai đeo

Em bé sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm trong đai đeo, và chiếc đai cũng giúp cho bạn được rảnh tay.

GHẾ ĐU ĐƯA

Em bé của bạn có thể được đặt ngồi để bé có thể ngó xung quanh, trong một chiếc ghế thiết kế riêng cho việc này. Khi em bé ăn đặc được rồi, bạn có thể đặt em bé ngồi trên ghế và đút cho bé ăn, tuy nhiên, bạn nên kiểm tra lại xem bé có được cột dây an toàn chắc chưa để tránh bé khỏi bị tuột và ngã ra khỏi ghế.

YÊN AN TOÀN

Em bé của bạn chưa biết sợ té (ngã), nên dù bé có ngồi bất cứ chỗ nào, bạn vẫn cứ phải cột dây để bé được an toàn.

Một bộ yên có năm điểm tựa, có dây đai quàng qua vai cũng như quanh thắt lưng và đũng quần, là kiểu an toàn nhất.

Xe đẩy em bé phải có bộ yên gắn liền hoặc có những điểm để bạn có thể gắn liền theo yên.

Ghế cao cho trẻ ngồi ăn nhiều khi cũng có gắn liền dây đai quanh đũng quần, và cũng phải có những khoen để gắn thêm môth yên an toàn, mà bạn có thể mua.

Nhiều kiểu yên đi cùng với dây có thể gắn thêm khi con bạn đến tuổi biết đi.

SỮA: MÓN ĂN LÝ TƯỞNG

Trong những tháng đầu đời, em bé sẽ có được các chất dinh dưỡng cần thiết từ bầu vú mẹ hay từ bình sữa pha.

Calori

Người ta đo năng lượng chứa trong thức ăn bằng calori. Theo trọng lượng cơ thể, trẻ sơ sinh cần calori nhiều gấp 2,5 – 3 lần so với người trưởng thành.

Protein

Cần thiết cho sự sống để xây dựng nên các tế bào và mô của cơ thể. Nhu cầu về protein của bé lớn gấp ba nhu cầu của người lớn so theo tỷ lệ trọng lượng của cơ thể.

Chất béo

Em bé cần những lượng rất ít axit béo cho quá trình tăng trưởng và bồi dưỡng.

Chất bột đường

Là nguồn calori chính yếu


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý