Công thức làm cám Chào Mào đơn giản nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Công thức làm cám Chào Mào đơn giản nhất

19/04/2015 01:37 PM
2,388

Chim bổi cho ăn những loại cám này thường ra phân rất đẹp, không ướt không khô, không cần thích nghi, rất tự nhiên, rất dễ tiêu hóa.





Cám mào đơn giản dễ làm, thử xem sao


Kể từ khi phong trào chơi chim Chào Mào ra đời cho đến nay, có không biết bao nhiêu là loại cám, là công thức khác nhau. Các thành phần trong cám cũng không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chín người mười ý rất nhiều ý kiến trái chièu về vấn đề này. Chúng ta đã sai khi cho quá nhiều thành phần và công thức cám (và tôi cũng không ngoại lệ). Bởi khi cho quá nhiều thành phần xa rời tự nhiên, thì ta đã vô tình khiến chim khó tiêu hóa, buộc chim phải thích nghi với nhiều loại đạm mới,lạ ,nếu thể trạng yếu có thể dẫn đến tử vong (hiện tượng sốc cám), điều đó đã giải thích vấn đề mà ta vẫn gọi là tập chim "Vô cám". Mỗi bài cám là mỗi lần thích nghi mệt nhọc nên việc đổi cám khi đổi chủ chuyển vùng , đồng nghĩa với việc ép chim phải thích nghi lại từ đầu, nên dẫn đến hiện tượng chim rớt lông hàng loạt, suy nhược, co ro ủ rũ vì rối loạn tiêu hóa. Gần đây có vài nghệ nhân cho biết họ chỉ nuôi chim đơn thuần bằng cám Ba Vì, Bifood hoặc Cám Trứng kết hợp ăn trái cây, mồi tươi là chim đã mượt lông căng lửa . Chắc chắn rằng khi nói đến 2 loại cám này ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đó là những loại cám cơ bản không phù hợp với chim thi hay chơi trường. Nghe đến đây tôi chợt nhớ đến bảng thành phẩn dinh dưỡng hết sức khoa học về tỉ lệ của 2 loại cám này. Chúng ta quên mất yếu tố tự nhiên và tiêu hóa. Theo tôi là cực kì quan trọng.

Công thức: protein 21%, Methionnine+ Cystine 0,85%, Lysine 2,60%, Threonine 0,80%, NaCl 0,50%, Photpho 0,80% Canxi 1,20%, Xơ 5,00%. Tổng năng lượng trao đổi là 2900Kcal/kg.

Trên đây là những thành phầnn được nghiên cứu rất chuyên nghiệp từ những Kỹ Sư Ngành Chăn Nuôi. Chim bổi cho ăn những loại cám này thường ra phân rất đẹp, không ướt không khô, không cần thích nghi, rất tự nhiên, rất dễ tiêu hóa. Mặt khác, nếu chim chơi trường với cường độ cao tốn sức thiết nghĩ với lượng dinh dưỡng rất tốt của cám Bifood là chưa đủ, nên tôi bổ sung thêm một số thành phần cơ bản được giản lược rất nhiều từ công thức Cám Chào Mào Bào Chế trước đó. Với công thức thu gọn này cho thấy kết quả rất khả quan như: lông chim óng mượt, căng lửa, thái độ rất căng khác hẳn khi dùng công thức trước.

Những thành phần bổ sung cho công thức thu gọn gồm:
100g Đậu phộng rang, được tôi thay thế bằng cám Chòe, có thành phần chính là đậu phộng nhưng đã được hút dầu sẵn, rẻ và tiện lợi.

Vì sao tội chọn đậu phộng?

Qua quá trình thử nghiệm cho thấy đây là loại đậu chim thích ăn nhất, chim non cho ăn đậu phộng lông rất mượt lớn nhanh căng lửa, Họa Mi, Than, Lửa, Sâu Đỏ cũng không ngoại lệ, đậu phộng có vẻ hơi xa rơi trong thực đơn thiên nhiên của chim Chào Mào nhưng xét thấy chim rất ưa thích và hấp thu rất tốt nên tôi quyết định giữ lại. Một loại đâu được ông cha ta đúc kết từ ngàn xưa, thật tuyệt vời cho chim cảnh.

Những loại đậu khác trong phần thực của công thức trước được tôi loại bỏ triệt để (nguyên nhân gây hiện tượng khó tiêu hoá và thích nghi với cám ở chim Chào Mào).



[​IMG]



Trong công thức lần này, phần thực tôi bổ sung thêm 100g chuối sấy để cân bằng tốt cho 100g bột Chòe trên, tác dụng của chuối nhuận trường rất tốt, chim đi phân đẹp mùi ít hôi.

Vì sao tôi chọn chuối sây mà không phải chuối tươi hay một thành phần nào khác?
Chuối, món trái cây mà chim Chào Mào thích nhất, đưa vào công thức nhằm tăng khẩu vị, tạo cảm giác tự nhiên cho chim khi hấp thu lượng cám trên.
Tôi chọn chuối sấy mà không dùng chuối tươi vì chuối sấy đã qua quá trình phơi sấy, ít bị phân hủy khi ta trộn trực tiếp vào cám mà vẫn giữ nguyên thành phần dinh dưỡng và độ khoái khẩu.



[​IMG]



Phần động vẫn giữ nguyên là trứng gà, nhưng giảm nhiều do không có đậu và các thành phần khác, tôi lấy 3 lòng đỏ, và một lòng trắng, vừa đủ ướt cám.



[​IMG]


Hình ảnh mượn từ bài viết trước.

Phần khoáng có bổ sung thêm 2 muỗng phấn hoa Cà Phê, giàu vitamin và khoảng chất, vẫn giữ nguyên số vỏ trứng ban đầu( tức 3 vỏ)



[​IMG]
[​IMG]


Mật ong vẫn giữ nguyên để giúp tao vị ngọt tăng dinh dưỡng, có tác dụng bảo quản cám được lâu.


[​IMG]


Phần cơ bản và chính yếu nhất vẫn là Bifood loại I dành riêng cho chim Chào Mào với thành phần được cân bằng tuyệt đối.


[​IMG]


Lời nói từ nhà sản xuất:


[​IMG]


Hình ảnh tổng hợp các loại nguyên liệu bổ sung :


[​IMG]
[​IMG]



Thực hiện:
Cho những nguyên liệu gồm: vỏ trứng, trứng, hạt phấn hoa, mật ong vào xay nhuyễn rồi trộn vào bột đậu phộng, chuối sấy và cám Bifood đã xay nhuyễn.


[​IMG]


Bóp xơ cho khô sản phẩm . Lưu ý bóp thật đều và mạnh tay để cám được thấm hết hỗn hợp dinh dưỡng.


[​IMG]


Khâu cuối cùng là phơi cám trên giấy carton cho khô rồi bóp nhuyễn lại thành dạng bột cho chim dễ tiêu hóa & hấp thu.


[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]


Một số lưu ý trong quá trình làm cám:

- Rút bỏ túi hút ẩm trước khi xay.
- Không để cám ẩm vào lọ.
- Vì là dạng bột nên dễ mốc, mỗi ngày ta cho lượng vừa phải giúp kích thích sự háo ăn của chim, giúp căng lửa.
- Lượt bỏ kỉ tử vì kỉ tử kích chim tiêu cực, nhiều con vì qua sung nên sinh tật cắn đuôi bu lồng, nên tôi không cho vào công thức.

Khi quyết định làm cám, trước tiên ta cần xem xét kĩ lưỡng thành phần và tác dụng, không phải tốt cho người là tốt cho chim. Không phải hễ nhiều là tốt, không phải cám là thứ tất yêu quyết định con chim, và rằng không phải những loại thực phẩm lạ mới là "Bí Kíp". Dựa vào đặc điểm sinh thái và mội trường sống của chim mà bổ sung cho phù hợp, càng tự nhiên càng tốt. Quá nhiều thành phần, liệu chim có hấp thụ được hết, và rằng quá trình thích nghi với cám là quá gian nan.

Cách 2:

Chuẩn bị:
- 1 gói cám trứng Ba Vì (loại 500g)
- 10 lòng đỏ + 01 lòng trắng trứng gà
- 100g hạt kỳ tử'
- 02 muỗng mật ong + 01 muỗng dầu ăn

Cách làm cho chào mào
- Mở gói cám Ba Vì cho vào 1 cái tô lớn
- Đánh đều lòng trắng + lòng đỏ trứng gà cho nhuyễn
- Dùng cối xay hạt kỳ tử thành bột

Đổ chung các thứ trên + dầu ăn + mật ong thành hỗn hợp rồi dùng tay vừa đảo vừa bóp cho đều, phải đảm bảo hạt cám Ba Vì vỡ ra và các thành phần khác thấm đều vào nhau.

Sử dụng lò vi sóng ở mức Medium cho hỗn hợp đó vào sấy, cứ 3 phút mở ra 1 lần để đảo dưới lên, đảm bảo bột được khô đều, không cháy. Khi ngửi thấy bột có mùi thơm, hạt Ba Vì trở nên vàng hơn bình thường và không còn cảm giác ẩm của hơi nước thì lấy ra, trải hết bột thành lớp mỏng lên giấy báo, chờ nguội rồi cho vào hộp. Với số lượng này thì 5 chú chào mào ăn hết khoảng sau 3 tuần, và chúng ta mất khoảng 30-45p để chế biến lại.


Cá Cảnh


Lưu ý: Hiện tại có nhiều loại cám trứng trên thị trường làm giả cám Ba Vì, nên khi mua chúng ta cần cẩn thận. Điểm khác biệt duy nhất hiện tại theo mình biết là tem chống hàng giả trên bao bì sản phẩm. Nên sử dụng Ba Vì do có chất khử mùi phân, nhác dọn không phải chịu trận!

Vừa rồi có 1 anh bạn phát hiện ra và đang thử nghiệm: nuôi chim bằng ... "bánh qui", mình cũng thí điểm 1 em, sẽ báo cáo kết quả cho mọi người sau vậy.

Trên đây chỉ là những chia sẻ nhằm góp 1 tay xây dựng diễn đàn phát triển, hi vọng rằng ngày càng có nhiều anh em đam mê chào mào và tâm huyết phát triển diễn đàn theo 1 chiều hướng thật sự ý nghĩa.


Âm dương & tỉ lệ, cân bằng trong bài cám Chào Mào.


Chơi chim cảnh ngày nay không còn đơn thuần là để thưởng giọng, nhiều thú chơi chim đã được nâng lên hàng nghệ thuật, cũng lắm công phu vất vả. Theo người xưa, một con chim hay phải thỏa mãn đủ 4 tiêu chí là thanh, sắc, bộ, bền, muốn đạt đủ 4 tiêu chí trên trước hết đó phải là một con chim khỏe mạnh & căng lửa, góp phần trong nhỏ vào "độ lửa" của chim cảnh, chính là sự phù hợp về thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng trong cám, ứng với đặc tính sinh thái của từng loài chim...

Chòe lửa cần nhiều đạm & vitamin, Mi lại thích chất béo và côn trùng, Sáo Nâu, Sáo Đen thích ớt cay, Chào Mào lại mê quả ngọt. Phong phú hơn cả là các công thức cám biệt hóa dành cho Chào Mào từ dạng sơ cấp như gạo rang trứng đến các dạng cám kích, cám thuốc cấp cao. "Có thực mới vực được đạo", ai chơi chim Chào Mào cũng hiểu rằng - dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ 3 sau tố chất và cách chăm sóc. Lẽ đó, mà không ít người chơi cố gắng bổ sung đủ kiểu, đủ loại "sơn hào hải vị" vào công thức, mong chim thấm cám chơi tốt, mà quên bẳng đi cái bao tử nhỏ bé đang co quắp, vặn vẹo, réo lên từng hồi vì "bội thực" của lũ Chào Mào tội nghiệp vốn ưa "chay tịnh". Có một thực trạng khá nghịch lí là các loài độc đạo ăn mặn như chòe lửa lại bị nhồi nhét quá nhiều ngũ cốc như đậu nành, đậu xanh, thậm chí là bột ngũ cốc tổng hợp dành cho trẻ em ăn dặm, trong khi đó Chào Mào là loài chuyên ăn chay lại bị thúc ép quá nhiều đạm như trứng, thịt bò, thịt chó, cào cào khô, tôm tép... Đã đến lúc ta cần nhìn lại tỉ lệ "Thực - động" để công thức cám được hợp lí và cân bằng hơn.


Chỉ với 15.000 - 20.000 VNĐ là ta có thế mua được các loại cám cơ bản bán sẵn trên thị trường, chúng cung cấp khá đầy đủ dinh dưỡng căn bản cho Chào Mào. Song khi đã chơi chuyên nghiệp nhiều nghệ nhân cũng phải lao tâm khổ tứ để thêm khắc gia giảm thành phần cám sao cho phù hợp giúp chim có lực chơi bền, thậm chí có người kiên nhẫn theo dõi màu sắc, mùi, độ đặc - lỏng của phân để đoán xem cám có hợp với chim hay không. Đáng buồn là giới cao thủ như thế không nhiều và những kinh nghiệm "xương máu" này không phải ai cũng sẵn lòng chia sẻ, người thêm đường bột, người thêm đạm, có công thức hơn chục món "Thực-động" phức tạp rối rấm, các món bí truyền được cho vào công thức một cách tùy tiện nếu người chơi thấy hợp cho người hoặc chim cảnh khác, làm nổi lên tình trạnh thừa đạm hiện nay. Thiết nghĩ, lượng cào cào cho ta chim ăn hằng ngày đã quá đủ đạm nên không cần "Cầu kì hóa" công thức cám. Đạm quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sức khỏe chim, chúng sẽ có những biểu hiện như ù lì, mệt mỏi do phải thích nghi và tiêu hóa những loại chất mới có khi lại bị thải không ra ngoài một cách hoang phí nếu không được hấp thụ...
Cái mà người chơi Chào Mào cần không phải là "con cá", Nếu đã nắm chắc trong tay chiếc chìa khóa ngàn vàng về tỉ lệ thành phần tự nhiên trong công thức cám, tất là ta đã có đủ khả năng để mở cánh cửa thành công và sáng tạo. Chơi chim là một thú vui, cũng là cách để con người học cảm nhận và hiểu hơn về thiên nhiên, dựa vào tự nhiên mà phát triển. Công thức cám không ở dạng mặc định, nên mỗi người đều có thể tự sáng tạo cho riêng mình một công thức phù hợp cho cả chim và người (bám sát khẩu phần hoang dã). Chữ "phù hợp" ở đây bao hàm nhiều yếu tố.

Thứ nhất:
- "Cám làm cho chim" nên quan trọng nhất là phải xét xem chim có hợp với cám không, có hợp khẩu vị không, khối lượng cám tiêu thụ là bao nhiêu, sự thích nghi với cám mới càng nhanh hay chậm sẽ chứng tỏa sự thành công về mặt tỉ lệ, các loại thực phẩm và sự tương quan giữa thành phần trong công thức cám. Chim thấm cám sẽ có biểu hiện như: hót nhiều, luôn sục sạo tìm đối thủ, hoặc đơn giản là tự sướng với những nhắc chẻ kinh hồn. Phân vừa đi ra phải dẻo và đóng khuôn (không bẹp ra), lâu dần thì khô lại là đạt yêu cầu (trừ trường hợp chim ăn kèm các loại trái cây có nhiều nước như cà chua, cám, hồng...)

Thứ hai:
- Tỉ lệ "Thực - động" trong cám, Chào Mào là loài khá dễ chịu trong chuyện ăn uống (nếu đúng cách), nên thay vì chuyện thêm cái nọ bớt cái kia, rất phức tạp khác nào "chuyện đẻo cày giữa chợ" ta hãy bàn đến tỉ lệ thực vật và động vật trong khẩu phần tự nhiên của Chào Mào, để từ đó tự biết cách gia giảm thành phần thực phẩm trong cám cho hợp lí. Trong thiên nhiên Chào Mào thường ăn quả dại, mật hoa, nụ non, vài loài côn trùng như cào cào, chuồn chuồn, mối... như vậy thực vật chiếm hơn 70 % khối lượng thức ăn hằng ngày, 30 % còn lại là côn trùng và khoáng, bổ sung đúng mức cân bằng hợp lí sao cho tỉ lệ gần tự nhiên sẽ rất tốt cho chim về mặt sinh thái.

Thứ ba:
- Tỉ lệ muối và khoáng chất, thứ thường bị coi nhẹ. Việc cung cấp khoáng cho Chào Mào, ta có thể sử dụng các loại khoáng tổng hợp bán sẵn trên thị trường về pha theo tỉ lệ khuyên dùng, nếu không có điều kiện dùng khoáng tổng hợp ta có thể cung cấp bằng phấn hoa, theo một số nghiên cứu gần đây, phấn hoa chính là nguồn khoáng và vitamin tuyệt vời từ tự nhiên, rất thích hợp cho Chào Mào, vì đôi lúc chúng cũng ăn phấn hoa.

- Vitamin: Phấn hoa được coi như là chất cô đặc của hầu hết các vitamin như: Vitamin C, B1, B2, B6, D, E, PP, Acid pantothemic, Acid Folic, tiền Vitamin A, Biotin chống rối loạn nội bì và viêm mí mắt.

- Các nguyên tố khoáng vi lượng: Phấn hoa đặc biệt giàu các nguyên tố vi lượng và muối khoáng: bằng phương pháp quang phổ, người ta xác định được 27 nguyên tố vi lượng trong phấn hoa là: Canxi, Magie, Kali, Đồng, Kẽm, Asin, Bạch kim, Crom, Bari, Phospho, Silic,…

- Lương NaCl trong cám cũng cần bàn đến, theo một số loại cám cơ bản được nghiên cứu thì tỉ lệ NaCl trong 500g cám chiếm 0,5 %, vì thế ta chỉ việc nhân lên cho phù hợp với tổng khối lượng các thành phần để bổ sung NaCl cho phù hợp nhất. Điều này rất quan trọng về mặt khoáng, giúp chim nhận đủ chất, khỏe mạnh, luôn lanh lợi hoạt bát và căng lửa.

Kết

Đi từ gốc, tin rằng chuyện làm cám chẳng qua chỉ còn là sở thích sáng tạo và cái thú của từng người. Ngoài việc tuân thủ và bám sát đặc tính tự nhiên của chim để bào chế cám, ta cần cân nhắc tính nhiệt - hàn, nóng - mát của các loại thực phẩm trong cám. Cái gì quá nhiều đều không tốt, cám kích sở dĩ nóng làm chim sốc khô lông lỡ lửa vì thành phần quá đa nhiệt, cân bằng tốt nhiệt hàn để sức khỏe chim luôn được ổn định và phát triển, việc này tượng tự như con người ta ăn cay - khát nước, ăn cơm với đồ nóng - phải ăn canh rau mát để giải nhiệt, đó là cơ chế bù trừ, âm dương cân bằng hết sức tự nhiên nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, đây không chỉ thiết thực cho con người mà con là giải pháp hữu hiệu cho nhiều nghệ nhân đang lao tâm khổ tứ vì chuyện công thức và thành phần trong cám chim Chào Mào.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách chọn và nuôi thuần chim chào mào
















Như các nghệ thuật nuôi dưỡng sinh vật mà mỗi cá nhân thích. Thì Chào Mào cũng nằm trong những giống chim mà khiến cho các fans mê không chi bằng, trong đó có tôi. Như diễn đàn ta đã hình thành, và fans mê Chào Mào lại được một forum riêng. Bạch Đề xin giới thiệu những cách thức căn bản nuôi chim Chào Mào. Từ việc lựa chọn chim bổi/mộc cho tới ngày thành một tay nuôi rành về giống Chào Mào này.

Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chớ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.

Giá chim dạo này giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tang thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tang thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim CM bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hổi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.

Chương 2: Kỹ thuật nuôi chim.

Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi.

Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.

Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần.
Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.
Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi:

 bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.

Chương 3: Cách chăm sóc chim Chào Mào.


Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám (tôi sẽ lấy bài cám/bột ở topic đã có viết và bàn tiếp) cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài fans dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Vấn đề bệnh tật của Chào Mào: Theo các fans thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như hủ nước uống và hủ bột để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi.
Cách trị như: ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.
Vài cách khác của các fans là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.
 
Một vấn đề cũng xin bổ sung về lồng nuôi chim CM, theo HLong thì nên nuôi CM bằng Lồng gỗ nan tre là đẹp nhất, hiện đa số lồng chúng ta nuôi chim CM là loại đáy ván, theo kinh nghiệm của HLong loại này không thích hợp với việc nuôi CM. Vì như anh Bạch Đề đã phân tích như trên, sử dụng lồng đáy ván ngoài miếng bố lót lồng, chúng ta nên lót thêm giấy báo, tạm thời là vậy, vì giấy báo là loại phổ biến, rẻ tiền và có khả năng hút ẩm, nhưng nếu không thay thường xuyên thì rất mất vệ sinh.

Tập tính của một chú CM hay thường rất hay sục sạo trong lồng, nhảy lên nhảy xuống rất nhiều và thường hay lăng xăng ở đáy lồng, thậm chí còn phá bố lồng hay cắn xé giấy báo lót lồng..., nếu việc vệ sinh không thường xuyên và đều đặn sẽ dẫn đến những bệnh tật thường gặp khi tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh nhất là phần chân và lông chim sẽ dễ bị hư đặc biệt là phần lông đuôi.

Lồng nuôi CM phù hợp nhất vẫn là lồng đáy nan, nhưng vì điều kiện còn phải giữ vệ sinh nhà cửa nên phải có tấm hứng phân chim. Nếu điều kiện nuôi mà có sân vườn thì vấn đề này không có gì là khó khăn cả, ở đây HLong chỉ xin xin đề lồng nuôi chim treo trong nhà!

Theo HLong, thì đạt yêu cầu vệ sinh như trên có thể đề cập đến hai loại lồng nuôi chủ yếu:
1. Lồng nuôi mà các Fan ở Huế hay dùng ( giống như Hoangvpb đã post hình),đây là loại lồng vuông, đáy lồng bằng nan, nhưng lại có thêm cái khay hứng phân chim có thể rút ra vào thật thuận tiện. Loại lồng này HLong rất thích vì nó đơn giản nhưng đẹp và tiện lợi. 
2. Lồng tròn hiện có loại lồng đáy hai lớp, lớp trên là nan, và lớp dưới là miếng ván hứng phân chim, phần nan thì dính liền với lồng, phần đáy có thể tháo ra để vệ sinh nhưng không tiện lợi trong việc lấy ra vào bằng lồng vuông của Huế. 
Trên đây là các vấn đề HLong xin chia sẻ thêm, có gì thiếu sót, các Fan bổ sung thêm nhé!


Chương cuối cùng: Những cách giải trí từ chim Chào Mào.

Nói đến Chào Mào thì, chúng được nuôi rất chi phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam ta, Singapore và Malai. Ở Thái họ có thi tiếng hót Chào Mào hàng tuần, cuối tới là Singapore và Malai cũng có thi. Ở Việt Nam ta thì chơi hót đấu là nhiều.


Như ngày này đi làm cả tuần do đời sống công nghiệp bận rộn. Tuy nhiên, nếu rãnh ta có thể mang vài chú chim mồi lên núi ngồi cùng bạn bè treo bẫy.
Để giải trí quên đi những ngày mệt nhọc. Thú đánh bẫy Chào Mào cũng rất chi là vui, bởi giửa chim mồi và chim rừng, ta có thể thưởng thức được những tuyệt chiêu của từng chú Chào Mào, từ đấu giọng với chim rừng cho tới cách nước chơi của con chim tức là bung cánh múa me v.v.v
hoặc cuối tuần ta vẫn có thể mang ra cho chúng hót dượt với chim bạn bè cùng tách cafe thì còn gì bằng.

Khi thưởng thức giọng chim thì các fans ở HN mê lấy giọng chuông tức là tiếng chim vang như tiếng chuông reo vang, và giọng thổ âm thanh trầm nặng. Và mỗi con một giọng, cho nên nhiều fans ưa tìm nhiều chú chim khác giọng nhau coi như là sưu tầm giọng CM vậy.
Ở Huế và Đà Nẵng các dân ghiền phần đông chú trọng tới giọng thổ nặng này được gọi là âm thanh đổ, giọng đổ bắt buộc phải đi âm thanh đầu tiên bằng câu "wẹd" nghe rất nặng. Họ mê lấy cách thức đấu đá bằng giọng, bằng cử chỉ của con chim Chào Mào, cho nên fans hay hội tụ lại một nơi nào đó để treo chim hót đấu để giái trí, và đối với fans ghiền Chào Mào, không chi bằng khi được lên núi ngồi rình bẫy chim Chào Mào.


Ở Đà Lạt nghe nói chim Cam Ly là nơi chim giọng hay vì nơi suối nước. Giọng Chào Mào hót nghe hay tiếng như suối chảy róc rách. Cho tới xuống miền Nam từ Hóc Môn cho tới Bình Dương. Các fans mê Chào Mào lại mê lấy giọng chim gốc của mình mà ngày này hầu như không còn nhiều. Cho nên việc lựa chọn chim gốc về để truyền dạy giọng cho các cậu chim con đầy công phu và nhiều bình luận về chất giọng của chim gốc nơi địa phương họ.



Cách chọn chim Chào Mào chuẩn của
Hướng dẫn làm thức ăn chào mào để chim lớn
Chữa bệnh tiêu chảy cho Chào Mào nhanh khỏi
Cách chăm sóc chào mào khi thay lông đúng cách
Cách chăm sóc chim chào mào non nhanh lớn, hót hay

 

(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý