Tập cho bé ăn bột như thế nào để bé ăn tốt hơn?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tập cho bé ăn bột như thế nào để bé ăn tốt hơn?

19/04/2015 01:39 PM
279


Tập cho bé ăn dặm cũng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết. Dưới đây là những nguyên tắc “vàng” để tập cho bé ăn bột các mẹ cần biết để chăm sóc con tốt hơn.

Nguyên tắc “vàng” cho mẹ đang tập cho bé ăn dặm

Khi trẻ được 6 tháng tuổi thì việc chỉ cho con uống sữa sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Cơ thể trẻ bị thiếu chất sẽ khiến cho quá trình tăng trưởng bị chậm lại. Nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mắc bệnh do sự thiếu hụt chất. Chính vì vậy, vấn đề tập cho bé ăn dặm để đảm bảo bổ sung đủ chất là vô cùng quan trọng.

Khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ nên đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, rau xanh, đạm, chất béo, vitamin… Các mẹ có thể nêm thêm dầu ăn vào bát bột cho bé để đảm bảo chất béo cần thiết, giúp bé tăng cân. Không nên thêm bất cứ hương liệu nào như bột ngọt, muối, nước tương hay dầu mè, đường vào đồ ăn của trẻ.

Nên cho trẻ ăn bằng muỗng nhỏ. Muỗng phải đúng kích cỡ và mềm. Ban đầu, mẹ nên cho bé ăn từng miếng nhỏ và đặt nơi đầu lưỡi, sau đó nhẹ nhàng đổ thức ăn vào, tránh việc nhét muỗng quá sâu khiến bé bị nghẹn hoặc cảm thấy buồn nôn.

Trong hai ngày đầu khi cho bé ăn dặm, chỉ nên cho con ăn từ 1 đến 2 muỗng nhỏ để bé làm quen, sau đó mới tiếp tục tăng số lượng. Mỗi một món ăn dặm của trẻ, hãy chờ từ 3 đến 5 ngày để quan sát xem trẻ có phản ứng lạ nào không. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu lạ thì ngay lập tức nên dừng lại.

Nguyên tắc “vàng” cho mẹ đang tập cho bé ăn dặm 1

Không cho trẻ ăn quá sớm

Nhiều bà mẹ vì muốn con mau lớn nên đã ép trẻ ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Trẻ sẽ mắc chứng khó tiêu và dần dần sẽ sợ ăn, biếng ăn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này rất non yếu, chưa phát triển hoàn thiện, các enzyme tiêu hóa chưa được hình thành. Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều thì sẽ làm tăng gánh nặng của chức năng tiêu hóa. Những thức ăn này không được tiêu hóa sẽ bị lên men gây đầy hơi, táo bón, chán ăn và trẻ có thể sẽ bị tiêu chảy.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá muộn

Cho con ăn dặm quá muộn cũng là một sai lầm. Có những trường hợp cha mẹ đợi đến khi trẻ được 8 đến 9 tháng mới cho con ăn dặm mà không biết rằng, trẻ đang lớn và cần tăng nhu cầu về dinh dưỡng, nặng lượng. Sữa lúc này không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất mà cơ thể cần.

Nếu lúc này không có thức ăn bổ sung, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu sức đề kháng và mắc nhiều loại bệnh như thiếu máu, còi xương. Hơn nữa, khi uống sữa quá lâu, trẻ sẽ không chịu cai sữa và mẹ lại bỏ qua mất thời điểm khiến bé có thể thử các loại thức ăn mới.

Cho con ăn dặm thừa chất

Mặc dù lúc này nhu cầu về chất trong cơ thể trẻ đã tăng lên, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, bởi vậy việc gia tăng số lượng đồ ăn dặm một cách thái quá có thể khiến trẻ mắc chứng khó tiêu hoặc béo phì.

Vì vậy, khi cho con ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho con ăn vừa đủ và nên có sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc bổ sung chất nên theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ mềm đến cứng, từ lỏng đến đặc…và tăng dần theo thời gian.
 

Mẹ khéo tay làm bột ngọt ăn dặm cho con


Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi), các loại bột ngọt kết hợp cùng các loại củ, rau xanh, hoa quả kích thích bé ngon miệng.

Từ trước tới nay, mọi người thường chia sẻ với nhau cách nấu bột mặn cho con, ít ai chia sẻ cách nấu bột ngọt bởi giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm các mẹ thường mua bột ngọt làm sẵn. Hãy thử một lần thay đổi tư duy, học cách làm bột ngọt cho bé yêu ngon miệng các mẹ nhé!

1. Bột ngọt ăn dặm với đu đủ, lê

Thành phần: 4 thìa bột ăn dặm giàu sắt (bột ăn dặm mua sẵn); 2 thìa đu đủ chín xay nhuyễn; 2 thìa quả lê xay nhuyễn; một ít sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Cách làm: Đu đủ chín gọt vỏ, bỏ hạt rồi tráng sạch bằng nước đun sôi để nguội. Sau đó, cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ, thêm ít sữa mẹ, cho vào máy, xay nhuyễn. Với đu đủ chín thì không cần dùng máy xay mà dùng thìa dẫm nhuyễn với sữa mẹ là được.

Mẹ khéo tay làm bột ngọt ăn dặm cho con 1

Với lê, nên chọn quả chín, bỏ lõi, bỏ hạt và cắt miếng cỡ trung bình. Cho lê vào nồi, thêm ít nước cho xâm xấp mặt những miếng lê, đun nhỏ lửa đến khi sôi hoặc đun đến khi lê chín mềm. Cho lê và nước luộc vào máy, xay nhuyễn.

Cuối cùng, lấy một lượng vừa ăn lê và đu đủ, trộn đều với bột và cho bé thưởng thức. Với phần lê, đu đủ còn thừa nên đông lạnh, có thể dùng được trong 2 tháng.

2. Khoai tây với carrot, ngô ngọt

Thành phần: 2 miếng carrot gọt vỏ, thái khoanh nhỏ; một phần ngô ngọt đóng hộp (hoặc ngô đông lạnh); 2 thìa sữa mẹ (hay sữa công thức); 2 miếng khoai tây gọt vỏ, bổ nhỏ.

Mẹ khéo tay làm bột ngọt ăn dặm cho con 2

Cách làm: Cho carrot vào nồi với một ít nước, đun sôi nhỏ lửa 5 phút. Thêm khoai tây, ngô ngọt, thêm ít nước nữa nếu cần và tiếp tục nấu. Khi các nguyên liệu đã chín mềm, chờ nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn. Thêm sữa mẹ (hay sữa công thức vào món ăn) trước khi cho bé ăn.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm

Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, sẽ có một số thứ mẹ cần phải chuẩn bị để phục vụ cho giai đoạn này của bé.

Chế biến thức ăn riêng cho bé cần sự tỉ mỉ và vệ sinh. Bé lại không ăn quá nhiều. Do đó các bà mẹ có thể tận dụng những đồ dùng nhà bếp hoặc mua mới những thiết bị chuyên dụng nếu có điều kiện.

Dưới đây là danh sách những đồ dùng mẹ cần phải mua:

Đồ để chế biến

1. Nồi hấp

Khi chế biến bằng cách hấp, vitamin có trong các loại rau, quả, củ sẽ không bị phân hủy.

Nếu không có điều kiện, các mẹ có thể sử dụng vỉ hấp đặt trên nồi nước sôi là được.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 1


2. Máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố hoặc bộ xử lý thực phẩm, giúp mẹ thuận lợi hơn trong quá trình tự chế biến thức ăn cho bé.

Thức ăn của bé khi bắt đầu ăn dặm cần được chế biến mềm, mịn, nhuyễn. Các loại rau quả củ cần được luộc hoặc hấp chín sau đó cho vào máy xay hoặc nghiền nhuyễn. Lưu ý đối với một số loại quả cần phải lọc qua rây để bỏ bớt chất xơ hoặc khó tiêu.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 2


Nếu mẹ nào có điều kiện thì có thể sắm máy xay sinh tố cầm tay, rất thuận tiện để chế biến thực ăn với lượng nhỏ và ít, phù hợp với bé đang ăn dặm.

3. Hộp thức ăn để tủ lạnh

Các loại hộp nhựa và có nắp với nhiều kích cỡ.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 3


Để trữ đông với số lượng ít: người mẹ có thể tận dụng các khay làm đá. Loại này sẽ giúp người chế biến dễ lấy thức ăn. Sau đó rã đông bằng lò vi sóng.

4. Túi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc khay trữ đồ ăn đông lạnh cho bé.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 4


5. Các vật dụng khác như

- Nạo vỏ: Được sử dụng đối với một số thực phẩm (quả; củ) cần bỏ vỏ.

- Các vật dụng để trộn bằng tay: Máy đánh trứng hoặc đơn giản nhất là sử dụng thìa

- Rây lọc

- Các vật dụng chế biến gia đình khác…

Đồ phục vụ cho bữa ăn của bé

1. Ghế ăn

Khi mới bắt đầu có thể cho bé sử dụng loại ghế ngả với nhiều góc khác nhau.

Khi bé đã ngồi chắc chắn có thể chọn cho bé loại ghế cao (ngồi độc lập) hoặc loại ghế kẹp giúp bé có thể ăn cùng gia đình.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 5


Ghế cao, giúp bé ngồi ngoan khi ăn. Nếu bạn luyện cho bé thói quen ngồi trên ghế ăn ngoan ngay từ đầu thì sau này, bạn có thể tránh được vất vả khi phải cho con ăn.

2. Bát và thìa

Bát: Khồng cần thiết phải quá to. Nhưng nên được làm từ nhựa dẻo, cách nhiệt và có tay cầm thuận tiện cho cả mẹ và bé sau này.

Sau này nếu muốn để bé tự xúc, bé sẽ cần có loại bát có đế dính. Đế dính này sẽ dính chặt với lớp đế dính có sẵn trên ghế ăn riêng của bé.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 6


Thìa: Chọn loại thìa nông và phù hợp với miệng bé

Có loại thìa và bát có thể đổi màu khi gặp nhiệt độ.

3. Cốc uống nước

Có thể cho bé tráng miệng với cốc và thìa hoặc loại cốc có nắp đậy và tay cầm để bé tự sử dụng.

Những vật dụng mẹ phải sắm khi con ăn dặm 7


Mẹ nên mua loại cốc mỏ vịt, có tay cầm thuận lợi để bé tự uống nước lọc (nước quả hay sữa) trong cốc.

4. Ngoài ra mẹ cần sắm cho bé yếm, khăn lau mặt và thảm nhựa lót dưới ghế để hạn chế việc lau dọn khi bé làm rơi vãi thức ăn ra ngoài.



Thực đơn cho bé ăn bột
Bà bầu ăn bột sắn dây được không?
Khi nào nên cho trẻ ăn bột dặm?
Sau khi sinh có được ăn bột sắn dây không?
Khẩu phần ăn của trẻ 5 tháng tuổi


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý