Cách ẵm và bế trẻ biết đi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách ẵm và bế trẻ biết đi

18/04/2015 10:40 AM
173
 

Bạn hãy nắm chắc cách nâng nhấc những vật nặng mà không khiến cho lưng bị quá tải.

Một khi đã có em bé, là có nhiều tình huống để cho lưng bạn chịu lực tải. Con bạn luôn luôn cần nâng nhấc, ẵm bế và xe đẩy, ghế có bánh xe, và những trang bị khác cũng cần di dời. Điều quan trọng là bạn học được cách nâng nhấc mà không bị tổn thương hay quá tải. Bạn nên giữ lưng thẳng, gấp đầu gối xuống và sử dụng các cơ bắp đùi có sức lực để thực hiện công việc nâng lên cao. Chớ bao giờ nâng nhấc vật nặng với đôi chân duỗi thẳng và lưng cong về phía trước.

CÁCH ẴM VÀ BẾ TRẺBIẾT ĐI

Đừng bao giờ từ chối nịu em bé đang ở tuổi lẫm chẫm biết đi; dù rằng cháu không còn cần ẵm bế nhiều như khi còn bú. Cháu sẽ đòi được ẵm bế như đã từng quen đượcnhư thế khi đi ra ngoài lâu rồi mỏi chân, hoặc khinói chung là đã mệt. Có khả năng là cháu sẽ quấy khi cảm thấy đau hay khó chịu, khi mọc răng hay khi không được khoẻ. Bao giờ bạn cũng cần đáp ứng các tín hiệu của cháu và đừng do dự khi phải ôm cháu để an ủi hay bày tỏ tình cảm. Con bạn sẽ tỏ rõ khi nào cháu nhậ được đủ sự trấn an và sẽ leo xuống chạy chơi. Các em bé nào nhận được tình thương và các cử chỉ nựng nịu ngay khi cháu cần đến và yêu cầu thường sẽ trở nên tự lập và tự tin hơn khi lớn lên.

Chúng ta ai cũng có lòng ham muốn những biểu lộ cảm tình về mặt thể chất. Các bậc cha mẹ vì thế đừng bao giờ chế giễu những nhu cầu được nựng nịu của con mình và bao giờ cũng nên đáp ứng lại. Trong quá trình các con tôi lớn lên, các cháu vẫn thỉnh thoảng thích được nựng nịu, đặc biệt là khi chúng mỏi mệt, bị thày rầy la ở trường, khi chúng sợ tôi bỏ đi hay vắng mặt hay đơn giản khi thấy mọi sự không cảm thấy như ý.

NHỮNG ĐỨA TRẺ “ĐEO DÍNH”

Những đứa trẻ lớn hơn thỉnh thoảng vẫn muốn ngồi vào lòngbạn. Khi trẻ cảm thấy không thoải mái trong những tình huống xa lạ, các cháu thậm chí còn có thể muốn ngồi vào lòng bạn mà ăn, đặc biệt khi có mặt người lạ và khi các cháu cảm thấy người ta đang nhìn mình. Nếu thấy tiện, bạn cứ để cho các cháu làm như vậy; bạn sẽ nhận thấy rằng chỉ cần được một vài lúc tiêng tư sẽ cho đứa trẻ lòng tin cậy để xử lý bất cứ tình huống nào.

Giờ lên giường đi ngủlà những lúc đặc biệt quan trọng để biểu lộ tình thương . Theo thiển ý của tôi, không bao giờ nên để cho một đứa trẻ đingủ mà không âu yếm vuốt ve cháu. Một cử chỉ nựng nịu sẽ đem lại cho cháu một cảm giác an toàn và làm cháu tin chắc rằng thực sự bạn quan tâm đến cháu. Nguyên tắc là khi con bạn bị đau, lo âu, bối rối hay sợ hãi thì bạn luôn luôn cần có mặt để có một vòng tay an ủi và một lời dỗ dành. Không phải đứa trẻ nào cũng cần trấn an về mặt thể chất, vậy bạn nên chuẩn bị tình thần để đem lại nguồn an ủi dưới hình thức nào mà con mình cần đến nhất.

ĐỨA TRẺ LÃNH ĐẠM

Ngay từ khi còn rất nhỏ, một số trẻ em ưỡn mình cứng đơ và khóc ré lên khi bạn ẵm chúng lên; khi lớn lên chúng thường trở thành những đứa trẻ tránh né sự dụng chạm thể chất - chẳng hạn, chúng quay người đi khi bạn tìm cách hôn chúng, và tự chung không dang tay đón mừng ai bao giờ. Những đứa trẻ như thế có thể không bao giờ thưởng thức được việc bày tỏ tình cảm theo cách ôm ấp, và cha mẹ có thể thấy khó lòng đương đầu với tình huống này vì nó có vẻ giống như chính họ bị hắt hủi. Trong trường hợp con bạn xử sự như vậy, bạn đừng cố nài nỉ ôm ấp nưngj nịu là những điều cháu không muốn một cách rõ rệt. Bạn hãy chỉ cho cháu sự âu yếu vuốt ve khi nào cháu tỏ ra là cháu muốn được âu yếm và bạn hãy tôn trọng những điều cháu mong ước.

BIỂU LỘ LÒNG ÂU YẾM

Vào độ tuổi lên ba, lên bốn, con bạn sẽ tự chủ hơn nhiều và bạn có thể cho rằng cháu ít cần tới những sự vuốt ve, âu yếm như khi còn nhỏ nữa. Có thể điều này là đúng, nhưng sẽ là một điều sai lầm nếu như bạn cho rằng bé không cần các biểu hiện tình cảm của cha mẹ nữa. Bạn cần đặc biệt quan tâm đến các bé trai, nhiều hơn khi người ta cứ cho rằng các cháu không cần phải được ôm ấp và hôn hít ngay khi còn nhỏ vì cách xử sự như vậy không được cho là thích hợp với “con trai”.

Làm mất đi thói quen bày tỏ lòng âu yếm với trẻ thì quá dễ, nên bạn hãy cố giữ lấy và duy trì thói quen này càng lâu càng tốt. Hãy ôm và vuốt ve cháu mỗi ngày khi có thể, thí dụ như đặt cháu ngồi vào lòng hay quàng vai qua cổ cháu khi bạn đọc báo, hoặc ôm ấp nựng nịu khi đặt cháu vào giường lúc đi ngủ. Tôi đặt ra cái lệ luôn nói với các con tôi mỗi ngày rằng “mẹ yêu các con”.

Những đứa trẻ lớn hơn nhiều khi trở nên ngượng ngịu khi được mẹ hôn hít hay nựng nịu trước mặt mọi người, nên bạn hãy tở ra bén nhạy về vấn đề này. Bạn hãy chọn lúc nào để riêng tư, khi đó bé có thể thích thú được hưởng sự chăm sóc, quan tâm và tình thương của mẹ.

CHIA SẺ TÌNH THƯƠNG

Phân chia đều thời gian và sự quan tâm cho các đứa con của bạn có thể là điều rất khó thực hiện. Một chị bạn tôi, có hai đứa con sinh đôi, đã chọn một cách hữu dụng để tiếp cận vấn đề này: thay vì lúc nào cũng tìmcách chia đều sự quan tâm cho mỗi đứa con, chị quyết định chỉ chăm sóc cho đứa con nào cần tới mình hơn và chị cho rằng tự nhiên mọi việc sẽ trở nên công bằng giữa hai đứa.

Chúng ta nên bắt chước chị bạn tôi; phần lớn thời gian thì bạn sẽ quan tâm đồng đều tới các con mình, còn nếu có một đứa đòi hỏi nhiều hơn, bạn cứ tự nhiên mà đápứng nhu cầu của cháu.

AN ỦI VÀ GIÚP ĐỠ

Thông thường con bạn sẽ không từ chối các cử chỉ âu yếm của cha mẹ ngay cả sau khi đã trưởng thành, cách bạn thể hiện tình thương yêu sẽ tác động đến bé và làm cho bé chóng thành người lớn hơn, bạn cần thể hiên sự âu yếm mà qua đó cháu sẽ hiểu rằng bạn cũng tôn trọng và xem cháu như một con người độc lập có suy nghĩ riêng, hơn là sự âu yếm vuốt ve đơn thuần như bạn vẫn dành cho bé khi còn nhỏ. Vậy nên bạn hãy thể hiện tình thương yêu với con bạn theo cách bé cần đến nhất để hướng dẫn bé trưởng thành cả về suy nghĩ và nhân cách.

Trẻ con ở lứa tuổi mẫu giáo vẫn cần đến các cử chỉ âu yếm của cha mẹ mỗi ngày - đặc biệt là các cử chỉ bày tỏ sự khen ngợi khi bé làm tốt một việc gì đó như mang giày đúng cách (không mang lộn chiếc) chẳng hạn. Khi trẻ khóc, an ủi và dỗ dành bé luôn là một việc cần thiết. Trẻ con ưa ngọt và tỏ vẻ ngoan hơn khi nhận được một cử chỉ âu yếm hơn là một lời trách mắng. Các cử chỉ âu yếm, dỗ dành có tác dụng trị liệu rất tốt t rong trường hợp trẻ bị té ngã, bị côn trùng chích, đốt hay bị chảy máu (ngay cả khi bị một vết cắn lớn)… Đừng bao giờ để trẻ lên giường đi ngủ khi bạn chưa dành cho cháu một vòng tay âu yếm hay nói với cháu những lời trìu mến như “Ngủ ngon nhé! Con yêu của Mẹ”

Khi con bạn lớn lên, các cử chỉ âu yếm mà bạn dành cho cháu đuợc thể hiện khác đi nhưng chúng cũng có tác động nâng đỡ, động viên tình thần cho cháu rất lớn. Một cử chỉ choàng vai, một cái vuốt tóc hay đôi khi đơn giản chỉ là một cái nắm tay…đều thể hiện được tình yêu thương của bạn và lòng tin trong cháu sẽ trỗi dậy. Con bạn luôn cần đến tình yêu thương của bạn và lòng tin trong cháu sẽ trỗi dậy. Con bạn luôn cần đến tình thương yêu và sự ủng hộ, động viên của cha mẹ - đừng bao giờ để cháu có chút mảy may ngờ vực nào là bạn không có đủ hai thứ đó dành cho cháu.



(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý