Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé mới biết đi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé mới biết đi

18/04/2015 10:40 AM
177

Chắc hẳn là em bé lẫm chẫm biết đi của bạn chủ yếu xem giờ tắm là giờ chơi, nên bạn có thể lợi dụng việc đó mà dạy cháu tự rửa ráy như một trò chơivậy. Nên cho cháu một miếng bọt biển riêng để cháu tập tắm và mới đầu là dạy cho cháu cách rửa mặt, rồi đến rửa cánh tay và cẳng chân… Cháu sẽ chưa làm được khéo đâu, nên chắc chắn là bạn sẽ phải rửa lại mặt, lại cánh tay cho cháu với một cái khăn mặt khác. Chà xà bông vào tay cháu và chỉ cho cháu cách thoa xà bông lên thân mình và cánh tay; rồi bày ra trò chơi xả nước cho hết bọt xà bông.

THÓI QUEN RỬA RÁY

Trẻ con hay đói bụng lúc thứ dậy vào buổi sáng, nên tốt nhất là để đến sau bữa điểm tâm rồi hãy rửa ráy cho cháu, lúc đó con bạn sẽ vui lòng đứng yên cho bạn rửa mặt và rửa tay, đánh răng và chải đầu. Tử khoảng 18 tháng tuổi trở đi, cháu có thể tập tự rửa tay dưới vòi nước và sau này, cháu sẽ tập tự xoa xà bông vào tay, mặc dù cháu có thể bầy bừa làm văng nước.

THÓI QUEN SẠCH SẼ

Tập cho cháu thói quen giữ vệ sinh càng sớm chừng nào thì càng tốt chừng nấy, và cách dạy tốt nhất là làm gương cho cháu noi theo. Bạn hãy rửa tay cùng với cháu, sau đó kiểm tra tay lẫn cho cháu, xem tay ai sạch hơn. Nếu cháu thấy khăn mặt quá cứng bạn hãy để cho cháu dùng miểng bọt biển sẽ mềm hơn.

Bao giờ cũng nhắc cháu rửa tay sau khi đi cầu. Bạn nên bắt đầu tập cho cháu thói quen này vào thời kỳ ngồi bôvà cứ mỗi lần đi cầu là chỉ cho cháu cách rửa tay. Cũng giống như vậy, bạn hãy kiểm tra xem cháu có rửa tay trước các bữa ăn và sau khi chơi với chó, méo hay không.

Nên khuyến khích cháu tự rửa tay lấy một mình, giúp cháu với được tới bồn rửa tay và ngồi lên được bàn cầu dễ dàng bằng cách đặt một cái bục trong nhà tắm để cháu sử dụng, và kiểm tra lại xem cháu có thực sự biết vòi nước bên nào là nước nóng, vòi bên nào là nước lạnh không.

CHĂM SÓC MÁI TÓC

Giờ đây thì chắc hẳn là đầu cháu đã mọc nhiều tóc rồi và sẽ phải gội đầu thường xuyên để giữ cho mái tócđược sạch sẽ, không bám bụi. Có một điều khó khăn là ít có trẻ con nào thích gội đầu. Bạn có thể làm cho việc gội đầu trở nên dễ dàng hơn bằng cách làm theo các lời khuyên sau đây để giảm thiểu những sự khó chịu có thể xảy ra:

Nên cắt tóc ngắn cho con bạn; tóc ngắn chải cũng dễ hơn.

Nên sử dụng loại dầu gội đầu không cay mắt và nên mua cho cháu loại mũ dùng gội đầu cho trẻ để ngăn không cho nước và bọt xà bông chảy vào mắt cháu.

Trong trường hợp con bạn thực sự không thích gội đầu, hãy thử cho cháu điều khiển phần nào việc gội đầu: chẳng hạn cho cháu chọn cách gội ngửa ra đằng sau hay cúi đầu về phía trước, hay cầm vòi sen và tự làm ướt tóc.

Bạn cũng có thể có những biện pháp để cháu chịu cho gội đầu như hứa cho chơi một trò chơi đặc biệt hay kể cho cháu nghe một câu chuyện sau mỗi lần hoàn tất được việc gội đầu, hoặc thậm chí chính bạn cũng leo luôn vào bồn tắm và cho cháu “gội đầu” cho bạn, “đền bù” lại việc bạn gội đầu cho cháu.

CHĂM SÓC RĂNG

Bạn sẽ phải chà răng cho em bé ngay từ khi răng bắt đầu xuất hiện và bạn nên tiếp tục chà răng cho cháu ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Luôn luôn đánh răng cho cháu sau bữa ăn tối để cho không còn vương vấn mẩu thức ăn nào trong miệng qua đêm. Khi con bạn lớn hơn , chắc hẳn cháu sẽ muốn tự mình cầm bàn chải đánh răng và tự đánh răng lấy một mình. Trong khi việc đó vẫn được khuyến khích, cháu sẽ chưa có khả năng làm sạch răng được một cách có hiệu quả, và bạn nên luôn luôn theo sát các nỗ lực của cháu để giúp cháu đành răng cho thật kỹ.

Khi đánh răng cho cháu nên sử dụng một cái bàn chải nhỏ lông mềm và một loại kem đánh răng có Flour. Bạn chỉ nên dùng một lượng kem đánh răng bằng hạt đỗ, vì nếu dư Flour trong thời gian răng đang phát triển sẽ khiến cho răng bị nhiễm Flour (đổi màu hay lốm đốm men răng). Hiện nay trên trị trường sẵn có những vị kem đánh răng thơm và không cay cho trẻ con có thể khuyến khích cho cháu đánh răng. Tuy nhiên, chớ có mua về một loại kem đánh răng nào mà có chứa đường, vì vậy nên rà soát các thành phần nguyên liệu trước khi mua. Hãy đặt cháu nằm nghiêng một bên lên lòng bạn, một cánh tay bạn giữ cho cháu ngồi an toàn, và nhẹ nhàng chải lên chải xuống hàm răng cháu. Nếu cháu không chịu giữ đầu yên, hãy nhẹ nhàng thử đặt một bàn tay giữ yên trán cháu.

Nếu răng được chăm sóc chu đáo, con bạn sẽ không cần phải đi chữa răng sớm. Tuy nhiên điều quan trọng là chuẩn bị tư tưởng cho cháu quen với việc đi khám nha sĩ. Bạn nên quan tâm đến việc cho cháu đi cùng với bạn khi nào bạn đi kiểm tra răng. Đa số các nha sĩ sẽ thông cảm với nhu cầu ấy và chắc hẳn là sẽ vui lòng cho con bạn ngồi lên cái ghế “kỳ diệu” và bảo cháu há miệng ra để kiểm tra răng và đếm răng.

MÓNG TAY, MÓNG CHÂN

Nếu cắt ngắn móng tay và móng chân của cháu; móng cắt ngắn sẽ vệ sinh hơn và giúp trành cho cháu khỏi tự cào xước da mình và những người khác. Móng chân dài cũng có thể khiến cho đi giày không được thoải mái. Chắc hẳn là bạn cũng nhận ra rằng cắt móng tay móng chân cháu dễ nhất là khi móng mềm sau khi tắm. Và vì móng trẻ con rất mau dài, bạn nên tạo thành một thông lệ cứ một tuần một lần lại cắt móng tay móng chân cho cháu sau khi tắm. Nên sử dụng kéo đầu tròn thiết kế cho đặc biệt an toàn đối với trẻ em, hoặc loại bấm móng tay. Bạn sẽ thấy rằng nếu bạn cho cháu ngồi vào lòng, cháu có uốn éo cũng dễ giữ cho cháu ngồi yên hơn. Cứ theo lằn viền móng tự nhiên mà cắt và đừng cắt sát vào phần thịt mềm dưới móng. Móng chân thì nên cắt thẳng ngang một đường.

CHÓ MÈO VÀ VẤN ĐỀ GIỮ VỆ SINH

Bạn có thể thấy rằng nuôi chó mèo trong nhà có thể tạo ra những nguy cơ cho sức khoẻ em bé nhất là cac bé mới lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên nếu bạn tuân theo vài nguyên tắc vệ sinh đơn giản, bạn không có lý do gì để ngại và việc đem lại sự vui thích cho con sẽ đáng công sức bạn giữ gìn vệ sinh .

Lác đa là một chứng bệnh ngoài da do lây lan từ chó, mèo và thường gặp ở trẻ em. Nếu nghi ngờ cháu bị lác đa, bạn nên cho cháu đi khám bác sĩ ngay.

Luôn luôn ngăn đừng để cháu hônhít chó mèo, đặc biệt ở vùng mũi và miệng con vật

Khuyến khích cháu rửa tay sau khi chơi với chó, mèo -đặc biệt là trước khi ăn.

Có thể tránh bọ chét và giun sán ở chó mèo một cách dễ dàng bằng cách sử dụng thuốc phòng ngừa một cách đều đặn.

Nếu chó mèo đã bị nhiễm bệnhnày (bọ chét hay giun sán), hãy chữa trị ngay cho chúng và đừng để con bạn lại gần bất cứ lúc nào cho đến khi trị dứt hẳn.

THÓI QUEN VỆ SINH Ở CON GÁI

Các bé gái phần nhiều là có tính kỹ lưỡng và bạn có thể lợi dụng bản tính này để tập cho cháu cách tự giữ vệ sinh.

Nên khuyến khích thói quen giữ vệ sinh tốt ở bé gái ngay từ khi cháu còn nhỏ, bằng cách chỉ cho cháu cách tự rửa ráy và cách làm sạch hàm răng.

Hãy để cho cháu tự chải tóc lấy, cháu sẽ thích thế hơn, và điều đó có nghĩa la cháu có thể lựa chọn kiểu tóc, các dải ruy-băng , kẹp tóc hay băng – đô riêng của mình.

Nên cho cháu có khăn mặt, đĩa xà bông và khăn tắm riêng; cháu sẽ thích thú với những món đồ riêng tư của mình.

Sau khi tắm, hãy để cháu tự thoa dầu bảo vệ da vào da của mình.

Nên dạy cho cháu cách thay và mặc đồ càng sớm càng tốt.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý