Ngủ và thức ở trẻ biết đi

seminoon seminoon @seminoon

Ngủ và thức ở trẻ biết đi

18/04/2015 10:40 AM
146
 

TRẺ BIẾT ĐI

KHI XA NHÀ

Khi đi tới nhà bạn bè hay nhà ông bà chẳng hạn, hay khi có dịp đi xa vào ngày nghỉ - trẻ thường sợ và từ chối không chịu ngủ ở giường lạ là điều bình thường. Hãy biến cái giường là thành một “sân chơi”: bỏ nhiều đồ chơ vào giường và hãy để cho con bạn uống và ăn trên giường để cháu liên kết cái giường với những điều thích thú. Cho con bạn thấy là bạn ở ngay gần bên cháu. Hãy bảo cháu gọi bạn và lúc đó, bạn hãy lên tiếng trả lời để cháu biết là bạn ở kế bên. Nếu cháu đâm ra sợ hãi và không chịu leo lên giường, bạn chớ nên chế nhạo cháu, đừng ép cháu phải lên giường, đừng để cháu một mình, và đừng khoá cửa. Như thế chỉ làm cháu sợ hơn, nên hãy phá lệ cho cháu. Hãy thử nói với cháu rằng vì cháu tỏ ra mình là người lớn và chịu nằm giường lạ, cháu được thưởng, như được nghe một câu chuyện mỗi lúc đi ngủ hoặc được ngồi 10 phút trong lòng mẹ để coi ti vi.

NGỦ VÀ THỨC Ở TRẺ BIẾT ĐI

Nhiều trẻ em cỡ hai tuổi cứ một thời gian lại thức dậy ban đêm. Nếu con bạn cũng giống như vậy, điều này có thể khiến cho bạn và bố cháu lo lắng, tuy nhiên, điều này là việc bình thường hay xảy ra, nên bạn đừng bao giờ từ chối không dành cho cháu tình thương, niềm an ủi và sự âu yếm. Có thể có những lý do hiển nhiên nhưng nhiều khi bạn chẳng thể nào thấy được nguyên do làm cho một đứa trẻ thức dậy. Có thể chỉ là nó hơi sợ bóng tối, nhưng cháu không có khả năng giải thích cho bạn có điều gì bất ổn, cũng như bạn không thể nào trấn an cháu bằng lời nói. Bạn đành phải an ủi cháu bằng những hành động. Vậy bạn hãy tỏ nhiều cử chỉ hôn hít, nựng nịu, để cho con mình biết là cháu được thương yêu.

Thói quen ngủ ngày

Khi con bạn lớn hơn lên, bạn sẽ khám phá ra là cháu không nhất thiết phải ngủ vào giấc trưa, nhưng quả thực là cháu cần nghỉ ngơi. Bạn cố đặt ra một lề thói ngủ trưa dù cho con bạn có ngủ hay không vào giờ đó, bằng cách là lúc đó cho cháu nghe nhạc hay đọc sách.Bạn có thể thấy rằng con mình chịu ngủ vào giờ nghỉ trưa, nếu bạn cho cháu ngủ trên giường mình như để đặc biệt thưởng cháu, hoặc nếu cho cháu được chút ít kỉ niệm thời gian ngủ trưa phải kéo dài bao lâu; có một cách để thực hiện điều này là cho cháu nghe nhạc ưa thích và bảo với cháu là giờ nghỉ chưa chỉ chấm dứt khi nào nghe hết băng nhạc.

NẰM VÀO GIƯỜNG

Khi con bạn có đủ sức mạnh và đã biết phối hợp tốt các động tác để leo ra khỏi giường và vào phòng bạn, là tới lúc cháu nằm được giường lớn – không phải là cái nôi nữa. Đa số trẻ con rất thích và tỏ ra phấn khởi với chiếc giường mới của mình, nhưng nếu con bạn tỏ ra bực bội, có nhiều việc bạn có thể làm giúp cháu làm quen với giường mới; đơn giản nhất là cho cháu nằm giường mới trong các giấc ngủ ban ngày cho tới khi cháu sẵn sàng ngủ ở đó ban đêm. Trong trường hợp sợ rớt xuống đất, có lẽ bạn nên gắn một lan can bảo vệ vào một hay cả hai cạnh giường.

NHỮNG GIÂY PHÚT THOẢI MÁI KHI ĐI NGỦ

Từ tuổi lên ba trở đi, con bạn có thể sử dụng những chiến thuật trì hoãn để đẩy lùi giờ đi ngủ. cách thức bạn xử lý tình huống này thực sự tuỳ thuộc vào chính bạn và cách đi ngủ của bạn đã tạo cho cháu thời gian trước đó. Trong trường hợp bạn chăm lo cho cháu và thực hiện các công việc nội trợ suốt ngày rồi, bạn sẽ cần chút thời gian riêng tư và có thể cảm thấy muốn buộc cháu đi ngủ. Mặt khác, nếu bạn đã đi làm suốt ngày, bạn lạ muốn trông thấy con, nên bạn có thể rất thông cảm với những lời biện hộ để dành được sự quan tâm của bố, mẹ.

Nếu bạn đã tạo cho bé một lịch đi ngủ đúng giờ mà con bạn bỗng dưng đi chệch ra khỏi nền nếp ấy, thì chắc hẳn điều tốt nhất cho cả bạn lẫn cháu là bạn phải kiên quyết lập lại giờ giấc đi ngủ với thái độ cương quyết và đầy tình thương. Tuy nhiên, nếu bạn đã linh động uyển chuyển về giờ giấc đi ngủ thì chắc hẳn là sẽ tạo được sự vui thích cho con cũng như sự thanh thản cho bạn, nếu bạn để cháu ở cùng bạn và làm cho cháu được thoải mái. Chỉ vài phút là cháu sẽ đi vào giấc ngủ nếu biết chắc được là mẹ ở cùng với mình trong căn phòng.

TẠO CHO GIỜ ĐI NGỦ ĐƯỢC BÌNH YÊN

Tôi nghĩ rằng những lúc đi ngủ phải là những giây phút hạnh phúc và với các con, tôi luôn luôn sẵn sàng nhân nhượng theo cách nghĩ ấy. Tôi có thể làm mọi điều để tránh cho các con mình đi ngủ trong tâm trạng khổ sở. Tôi có thể làm hết sức mình để ngăn chặn bất cứ vụ khóc lóc nào, và trong khi ban ngày tôi có thể chừng phạt một tật xấu nhỏ nhặt, thì tối đến tôi có thể bỏ qua để đảm bảo rằng con mình khi đi ngủ sẽ không còn có âm vang trong tai giọng nói tức giận của bố mẹ.

Nếu bạn có hai cháu trở lên, bạn hãy để chúng cùng hưởng những giây phút đi ngủ ở cùng một phòng ngủ. Có người ngủ cùng phòng cháu sẽ yên tâm hơn và khi nhìn thấy chị hay anh mình mặc đồ ngủ cùng lúc với mình con bạn sẽ cảm thấy giờ giấc đi ngủ là đúng và hợp lý, ngay dù cho con lớn của bạn có được phép đi ngủ trễ hơn một chút. Khi chúng chưa tới tuổi cần có góc riêng tư, thì nên để cho các con cùng ở chung một phòng với nhau.

CẢM THẤY SỢ BÓNG TỐI

Khi con bạn lớn lên, và trí tưởng tượng của cháu trở nên phong phú, thì cháu dễ tưởng tuợng ra những điều hãi hùng trong bóng tối. Cảm giác sợ bóng tối là hoàn toàn bình thường- ngay cả người lớn cũng vẫn còn có người sợ bóng tối nữa là. Bạn hãy để một ngọn đèn ngủ nhỏ ở trong phòng hay để đèn có thể điều chỉnh độ sáng ở hành lang để cháu thấy đường đi vệ sinh, hay lối sang phòng bạn nếu sợ hãi. (Trong trường hợp bạn dùng một ngọn đèn mờ, hãy đảm bảo là ngọn đèn không hắt lên tường những bóng đen “dễ sợ”). Đừng bao giờ bắt phòng ngủ của cháu phải tắt đèn hoàn toàn tối om, và đừng bao giờ chế nhạo cháu nhát sợ bóng tối; đó thực sự là một dấu hiệu con bạn đang lớn lên và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Hãy nói với cháu rằng nếu cháu có thức dậy ban đêm mà hoảng sợ, thì lúc nào cháu cũng có thể sang với bạn để được ôm ấp.

TUỔI MẪU GIÁO

DẠY TRẺ VỀ SỰ RIÊNG TƯ

Bạn có thể dạy cho con bạn quen với sự riêng tư ngay từ tuổi lên hai, nhưng tốt hơn là khi lên ba vì lúc đó cháu đã nắm được khái niệm đúng, sai rồi. Cháu sẽ biết được là cháu không được quấy rầy bạn một cách vô tư chỉ vì thích thì làm như vậy.

Dạy cho cháu biết tôn trọng góc riêng tư của bạn sẽ hay hơn là cấm không cháu vào phòng bạn, là điều không bao giờ bạn nên làm. Bạn có thể khuyến khích cháu xử sự một cách chín chắn bằng cách dành cho cháu một khoảng không gian riêng của cháu, chỉ riêng thuộc về cháu, ở đó cháu để những đồ vật riêng, và nơi đó cháu có thể tìm thấy những vật cháu ưa thích. Trẻ em đáp ứng mau với ý thức về góc riêng tư, đặc biệt nếu người ta dành cho các em một khoảng không gian cho riêng bản thân để có thể sắp xếp ngăn nắp, hãnh diện về nó, và lui tới khi muốn được yên tĩnh và chơi một mình.

Bạn có thể xác nhận ý thức góc riêng tư đó bằng cách luôn luôn chỉ rõ cho con bạn là một số đồ vật nào đó thuộc quyền sở hữu của cháu; đây là cuốn sách của con, đồ chơi của con, cái áo của con và tất cả những thứ đó đều có nơi chốn của chúng. Theo cách đó cháu sẽ quen với đồ sở hữu của mình và biết chỗ để tìm ra chúng. Vào độ tuổi lên bốn, cháu đủ chín chắn để nhận thức rằng nếu cháu có đồ của cháu, bạn cũng có những đồ riêng của mình và cũng như cháu không thích những vật sở hữu của cháu bị xáo trộn, thì bạn cũng vậy.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý