Khóc và cách dỗ dành các bé lớn hơn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khóc và cách dỗ dành các bé lớn hơn

18/04/2015 10:40 AM
165
 

Khi em bé lớn hơn lên và môi trường xung quanh cũng trở nên rắc rối hơn, các nguyên nhân khiến bé khóc cũng thay đổi: ở một em bé lớn hơn, nguyên nhân gây khóc gần như bao giờ cũng là một dạng rối loạn cảm xúc: mẹ đi vắng và thiếu tình thương của mẹ, sợ hãi, lo âu hay sợ phải xa cách cha mẹ.

BUỒN CHÁN

Em bé càng lớn lên thì thời gian bé thức – không ngủ - càng kéo dài lâu hơn và do đó càng có nhiều cơ hội để bé rơi vào những lúc tẻ ngắt. Nhiều bé khóc nhè đúng là vì buồn chán, đặc biệt là khi bé bị bỏ rơi một mình chẳng có gì để chơi đùa, chẳng có gì để nhìn ngó và chẳng có ai chơi cùng bé. Đứa con một tuổi của bạn sẽ thích ở cùng với bạn hơn bất cứ ai khác, và bé không ngớt chú ý đến việc bạn đang làm gì.

Việc cần làm

Hãy luôn luôn để lại đồ chơi trong giường cháu, đặc biệt là những tạp chí cũ nhiều màu sắc hay những cuốn sách bằng vải. Những đồ chơi di động treo trên nôi, những chiếc chuông gió kêu leng keng với màu sắc tươi tắn treo ở trên giường cháu nằm sẽ giúp cho em bé giải trí và tiêu khiển. Dù việc khóc nhè có thể làm cho bạn mệt, nhưng nếu bạn giữ em bé gần bạn tới mức tối đa, thì em bé sẽ bớt khóc vì buồn chán và cũng yên tâm hơn khi luôn nhìn thấy bạn.

SỢ XA CÁCH

Khi em bé được khoảng6 đến 8 tháng, sự xa cách với bố mẹ trở thành nguyên nhân lớn nhất gây đau đớn về tinh thần cho bé vf gân như bao giờ cũng khiến cho bé khóc. Bạn hãy thử cho em bé làm quen dần dần với tình huống xá cách bằng những khoảng thời gian ngày một lâu hơn, chẳng hạn như hai mươi phút, rồi một giờ, rồi ba giờ. Nếu bạn đi làm, bạn sẽ thấy nỗi sợ của em bé làm cho bạn bối rối, tuy nhiên giai đoạn này rồi sẽ qua đi vì em bé sẽ quen thấy bạn đi nhưng bao giờ cũng trở về. Trong thời gian bé còn sợ mẹ bỏ đi như vậy, bạn nên hết sức cẩn thận về cách bạn “tạm biệt” bé để đi làm và bảo đảm rằng bé thân thuộc với môi trường và những người xung quanh bé. Nếu em bé cảm thấy sự xa cách mẹ lần đầu tiên là rất khó chịu, chắc hẳn là bé sẽ phản ứng bằng một cơn khóc lần thứ nhì. Làm cho việc xa cách càng dễ dàng chừng nào càng tốt chừng nấy, điều này tuỳ thuộc vào bạn.

Việc cần làm

Bạn nên tỏ ra thông cảm và an ủi cháu, đừng bao giờ chế giễu những nỗi sợ của bé. Bé sẽ đáp ứng tốt hơn với những hành động hơn là những lời nói trấn an, nên nếu bạn hứa với bé là bạn trở lại, bạn nên luôn luôn giữ đúng lời. Nếu bạn nói bạn chỉ đi 5 phút thôi, thì bạn cứ rời căn phòng, làm chuyện vặt gì đó và trở lại đúng sau thời gian đó.

BẤT AN VÀ LO ÂU

Khi em bé lớn lên. Cháu sẽ ngày càng cảnh giác khi có người lạ. Những tình huống khiến cho cháu lo âu nhất làphải ở một mình nơi xa lạ với bạn hay ở với những người xa lạ.

Chừng nào mà bạn còn ở đó thì cháu còn có thể đối phó được với tình huống mới, nhưng nếu bạn bỏ cháu ở một nơi xa lạ cùng với những người lạ thì cháu sẽ hoàn toàn mất tự tin. Bạn chớ có bao giờ làm như vậy. Bất cứ nguyên nhân gây lo âu nào cũng làm cho con bạn đeo dính lấy bạn. Bé phải trông vào bạn để được an ủi. Thậm chí bé có thể bỏ ăn. Nếu bạn để ý thấy là con mình đang lo âu, bạn phải đáp ứng lại cháu ngay lập tức.

Khi con bạn tìm nguồn an ủi, cháu có thể trở nên gắn bó với một đồ vật như cái mền, hay xoay sang mút ngón tay cái để giải khuây lúc bạn không có đó. Gần như mọi đứa trẻ đều cần đến một hình tức an ủi nào đó mà chúng điều khiển được. Rất nhiều khi những đồ vật giải khuây là những thứ mà trẻ có thể mút hay vuốt ve được trong những lúc lo âu hay căng thẳng, để lặp lại ấn tượng mình được vuốt ve hay an ủi.

Việc cần làm

Điều tốt nhất nên làm là trấn an bé, vỗ về, ôm ấp, yêu thương và xoa dịu bé. Con bạn sẽ vượt qua giai đoạn lo âu, tuy nhiên không nên ép cháu đến với một người lạ nếu thực sự cháu không muốn. Bạn hãy giải thích với những người lạ là cháu còn rất nhát, và cần một chút thời gian để làm quen với họ. Sự hiện diện của bạn sẽ giúp cháu đương đầu với những tình huống và những kinh nghiệm mới, ngay dù cháu có vẻ sợ hãi và khó chịu lúc đầu. Bất kể điều gì bạn làm, luôn luôn hãy để cho em bé được lựa chọn người (hay vật) an ủi cháu, và luôn luôn cho cháu nhiều cử chỉ vuốt ve để trấn an cháu.

Điều này không có nghĩa là bạn không thể nhẹ nhàng khuyến khích con bạn tò mò và phiêu lưu. Để lớn lên với một cảm tưởng tự tin, con bạn cần được bạn tán thành, thương yêu và khen ngợi, vậy bạn hãy cho cháu những thứ đó mỗi khi cháu tỏ ra có chút tính tự lực nào.

THẤT VỌNG

Khi con bạn lớn lên, ước muốn của cháu khi thực hiện những điều cháu muốn có thể không được như ý, vượt xa khả năng thực tế, nên cháu trở nên thất vọng. Điều này đôi khi là nguyên nhân khiến trẻ khóc lóc. Khi cháu khởi sự biết bò, rồi mon men theo bàn, ghế, rồi biết đi, thời gian này gần như bậc cha mẹ nào cũng kiểm soát và hạn chế vì sợ cháu té ngã, điều này lại dẫn tới thật vọng thêm nữa, và bé sẽ khóc lóc mỗi lần bạn ngăn cấm. Khi được 18 tháng tuổi, tinh thần phiêu lưu của em bé trội hơn khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và phối hợp động tác. Có khả năng là cháu toan làm những công việc quá sức và kết quả là cháu bị thất vọng. Ngay dù bạn biết là cháu thất vọng, bạn cũng sẽ phải ngăn không cho cháu làm những việc đó, đơn giản là bảo vệ cháu.

Việc cần làm

Bạn hãy làm cho căn nhà bạn càng có tính “an toàn cho trẻ con” cao chừng nào càng tốt chừng đó: hãy lấy đi các đồ vật quý dẽ vỡ khỏi tầm với của cháu và bạn hãy gắn những tấm an toàn và bảo vệ mọi nơi trong nhà để bảo đảm là cháu không tự làm mình bị thương. Giải khuây là một mẹo tốt để chống lại cảm tưởng thất vọng, nên bạn hãy luôn luôn có món đồ chơi ưa thích nào đó để đưa cho cháu hoặc đề nghị một trò chơi mới mỗi khi cháu tỏ vẻ thất vọng vì không làm được một điều gì đó như ý.

KHÓC NHÈ LÚC ĐI NGỦ

Các em bé có khuynh hướng khóc nhè lúc đi ngủ vì chúng mệt, dễ cảm ứng và không muốn xa mẹ. Bạn có thể trấn an bé bằng cách đặt ra những thông lệ vui vẻ cho giờ đi ngủ.

Bạn hãy làm cho giờ trước khi lên giường đi ngủ thực sự thành một thời gian vui thích. Hãy bế cháu ngồi vào lòng, đọc cho cháu nghe một câu chuyện, hay một cuốn sách hoặc chơi một trò chơi yên tĩnh, hay hát cho bé nghe.

Có thể tắm cho cháu nhẹ nhàng, vui vẻ sẽ làm cho cháu dễ ngủ hoặc cho cháu uống một đồ uống gì đó ấm ấm trước khi lên giường.

Gần như chắc chắn là em bé của bạn phải có một câu chuyện ưa thích và đối với một em bé, việc lặp lại thường xuyên những điều này là hạnh phúc, vậy bạn hãy làm điều gì bé yêu cầu; điều đó làm cho cháu cảm thấy an toàn.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý