Những chuyến đi bằng xe hơi cùng trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Những chuyến đi bằng xe hơi cùng trẻ

18/04/2015 10:40 AM
141
 

Trẻ con thường rất năng động trong những chuyến đi xe hơi. Trẻ đang học và rất hãnh diện về những kỹ năng mới đạt được về thể lực như nhảy cao, nhảy xa, nhảy lò cò, leo trèo và chạy, và chúng không thich bị giới hạn trong một không gian nhỏ. Tất cả những điều đó càng thấy rõ hơn khi trời nóng bức vì con bạn sẽ đâm ra mệt mỏi, nhạy cảm và dễ khóc hơn là trong thời tiết ôn hoà. Đừng bao giờ bỏ một đứa trẻ ở môtj mình trong một chiếc xe hơi khi trời nóng, vì nhiệt độ bên trong xe có thể tăng cao hơn nhiệt độ bên ngoài, khiến cho cháu bị nóng quá và thậm chí có thể bị mất nước. Bạn nên luôn luônche cho con bạn khỏi bị nắng bằng cách đặt một tấm che chỗ cửa kính nào bị ánh nắng xuyên qua. Bạn cũng có thể nghĩ tới biện pháp gắn một chiếc dù nhỏ trên cái ghế của em bé để che bớt nắng cho bé.

Trong tình huống gò bó của một chuyến đi kéo dài, khó có thể mong là con bạn sẽ luôn xử sự ngoan ngoãn, và công việc của bạn là bảo đảm cho cháu được mát mẻ, cho cháu ăn, bú, cho uống đủ nước và tìm mọi cách dể cho cháu khuây khoả và bình thản chấp nhận các sự cố như đái dầm chẳng hạn.

VẤN ĐỀ AN TOÀN

Em bé của bạn phải đảm bảo luôn được chuyên chở an toàn trong xe hơi. Một em bé còn nhỏ cần được cho ngồi trong một chiếc ghế xoay về đằng sau, chiếc ghế có thể sử dụng ở hàng ghế trước hay ghế sau xe hơi hoặc đặt nằm trong chiếc nôi xách tay có dây ràng thích hợp trên hàng ghế sau. Nếu bạn phải đi xe với em bé ngồi trong lòng, luôn luôn nên ngồi ở hàng ghế sau. Chớ bao giờ ngồi ghế đằng trước với mộy em bé không có dây ràng, vì nếu xe thắng gấp em bé sẽ bị văng ra khỏi tay bạn và chắc chắn sẽ bị thương. Chớ bao giờ ngồi ghế đằng trước với một em bé không có dâyràng, vì nếu xe thắng gấp em bé sẽ bị văng ra khỏi tay bạn và chắc chắn cháu sẽ bị thương. Một em bé lớn hơn phải ngồi trên một chiếc ghế quay ra đằng trước. Sau bất cứ tai nạn xe nào, bạn phải thay hết các dây đai ràng vào ghế, chiếc ghế gắn vào xe của con bạn, và bộ dây neo, vì những vật dụng này đã bị kéo dãn và có thể bị hư hại rồi, cũng vì lý do đó, không bao giờ nên mua lại ghế gắn xe hơi, những bộ dây cương, hay dây neo cũ đã xài rồi cho trẻ. Không đựoc dung thứ đối với hành vi quấy phá như hét to hay đá, đạp, vì sẽ làm cho bạn rối trí trong lúc đang lái xe và thậm chí gây nguy hiểm nữa. Nếu quả thật con bạn phá phách như vậy bạn hãy đậu xe ngay vào lề, giải quyết vấn đề khúc mắc, hãy nói với con bạn là sẽ không tiếp tục đi nữa nếu cháu không xử sự đúng mức.

NHỮNG CHUYẾN ĐI DÀI HƠN

Đa số trẻ con sẽ trở nên bồn chồn nếu các cháu phải ngồi xe lâu hơn một tiếng rưỡi. Con bạn chưa có ý thức về thời gian, nên cháu sẽ hỏi bạn hoài “Mẹ ơi, bao giờ thì tới nơi” hay “sắp tới chưa vậy mẹ?”. Có thể làm cho bé bớt bồn chồn bằng cáchcứ một giờ bạn lại đậuxe lại 5 phút cho con bạn chạy quanh, khám phá và nói chung để tiêu bớt phần năng lượng dư thừa. Hãy báo trước cho cháu những lần đậu xe để cháu có thể chuẩn bị mặc áo hay đội mũ, nếu bên ngoài trời lạnh.

Cho bé bú và ăn

Khi di chuyển bằng xe hơi, nếu bé bú sữa mẹ thì khi nào bé đói là bạn cho bú thôi vì bạn chẳng phải chuẩn bị gì cả. Tuynhiên, bạn không thể cho bú khi xe đang chạy, vì em bé sẽ trong tư thế rất là không an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé bú bình, bạn hãy dùng loại bình một lần rồi bỏ, hoặc làm luôn một lúc nhiều bình sữa pha sẵn, trữ lạnh trong tủ lạnh và mang theo bằng túi giữ lạnh. Bằng không, hãy pha sữa khi nào cần đến trong một bình đã tiệt trùng, với một ít nước đun sôi đựng trong một bình thủy (phích nước). Chớ bao giờ tìm cách giữ ấm một bình sữa pha sẵn vì bạn chỉ làm cho vitrùng thêm nảy nở sinh sôi. Một khi con bạn đã cai sữa rồi (ăn dặm) bạn sẽ phải mang theo thức ăn, một cái đĩa để cho ăn, một chiếc muỗng bằng nhựa, một cái yếm dãi, một cái tách có vòi, một số đồ uống và một thứ gì em bé của bạn có thể nhấm nháp được, thí dụ như những mẩu bánh mỳ hay bánh quy. Bạn có thể cho cháu ăn trực tiếp từ lọ thức ăn nhưng nên nhớ rằng bất cứ thứ gì mà cháu không ăn hết từ một hũ thức ăn, sau đó phải bỏ đi, vì đã nhiễm nước miếng của bé và vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong đó rất mau.

Thay đồ

Ngay cả khi bạn thường dùng tã vải trong những chuyến đi xa bạn đừng nên ngại tốn kém và hãy mang theo loại tã dùng một lần rồi bỏ: loại tã này đúng là tiện lợi, thay mau và dễ dàng cho cả bạn và bé. Bạn luôn luôn có thể thay đồ cho em bé trên ghế sau xe hoặc trên ngăn để hành lý, nếu đặt em bé trên một tấm thảm lót hoặc trên một cái khăn tắm. Chỉ cần làm vệ sinh phần trên và phần dưới, khi đang di chuyển, nhưng háy nên kỹ càng trong việc làm sạch vùng quấn tã, và luôn luôn có sẵn kem thoa vùng quấn tã để tránh cho bé bị hăm tã. Nhất thiết phải có những mảnh giấy ướt để lau chùi và một thùng đựngniêm kín để đựng tã dơ.

Em bé lớn hơn

Con bạn sẽ buồn chán và đói bụng, nên bạn hãy luôn luôn có những thức ăn vặt như nho khô, cốm bắp giòn không đường, hay những mẩu phô mai trong túi nhựa và hãy mang theo nhiều đồ uống hơn mức bình thường – nhu cầu về nước uống của con bạn sẽ tăng lên gấp bội khi cháu đang di chuyển. Nho tươi không hột là món ăn rất tiện lợi vì nho làm cho cháu giải khát lại vừa làm cho cháu no bụng. Bạn sẽ cần đến đồ chơi để con bạn khuây khoả khi đi đường (tuy nhiên, có lẽ không nên đem theo sách nếu cháu bị say sóng tàu, xe), và những đồ chơi này có thể sắp xếp theo nhiều cách để được vừa an toàn vừa tiện lợi. Nên mua hay làm một tấm che đặc biệt cho chỗ tựa đầu ghế trước, có túi phía sau để có thể để đồ uống, những quà vặt để ăn, đồ chơi hoặc cột đồ chơi vào những móc mắc áo hay tay nắm để không rơi xuống ghế ngồi. Những đồ chơi có cái nam châm đặc biệt thích hợp khi đi xe hơi vì các mẩu rời không thể nào thất lạc được, và bạn có thể dán những miếng vải nhám lên một vài món đồ chơi để cho dính vào ghế xe và cứ ở nguyên một chỗ khi con bạn chơi đùa. Tôi luôn luôn thấy tốt nhất là để cho con mình chọn lấy một vài món đồ chơi cháu muốn mang theo và chịu trách nhiệm bỏ đồ chơi vào ngăn hay túi xách riêng của mình. Những băng cassette có nhạc hay chuyện kể cho trẻ con có thể cho bạn được ít nhất nửa giờ bình yên, nên bao giờ cũng có một băng sẵn để nghe. Các trò chơi như “tôi làm thán tử” luôn luôn được trẻ ưa thích, đặc biệt nếu bạn tham gia vào, và sẽ giữ các con bạn có cái để theo dõi trong một khoảng thời gian khá lâu nếu bạn làm cho cuộc chơi thú vị. Nên để dành một món ngon đặc biệt, để làm trẻ bớt căng thẳng hay dỗ cho cháu nín khóc khi cần thiết.

SAY TÀU XE

Nếu bạn đã từng bị say tàu xe rồi, hoặc có bất cứ trường hợp tiền sử bị đau nửa đầu, bị chàm eczema hay dị ứng trong dòng họ, thì chắc hẳn con bạn cũng bị say tàu xe thôi. Có một số điều bạn có thể làm để giảm bớt tình trạng say xe.

Đừng cho con bạn ăn một bữa ăn linh đình hay nhiều chất béo trước khi lên xe.

Bạn có thể cho con bạn uống một thứ thuốc chống say sóng, theo toa bác sĩ; luôn luôn nên cho uống nhất nửa giờ trước khi lên đường.

Nên bình tĩnh. Nếu bạn lo âu thì con bạn cũng trở nên lo âu theo. Chứng say tàu xe là do lo âu và náo động dẫn tới và thường dễ xảy ra hơn nhiều khi đi xa, nên bạn hãy kiên nhẫn khi đi xa.

Nên mang theo những quà ăn vặt có thể ngậm cho tan, bạn nên mang theo đủ dùng kẹo Glucose.

Giữ cho con bạn có chuyện gì chú tâm hay được khuây khoả sẽ giúp cho tránh được chứng say xe hơi, nhưng đừng nên để cháu đọc sách, vì đọc sách dễ bị say xe hơn.

Nếu bạn để ý thấy con bạn bị tái nhợt đi hay nín thinh, hãy hỏi xem cháu có cần dừng xe hay không. Bảo cháu nhắm mắt lại cho đến khi tới được một nơi an toàn để dừng xe, rồi đưa cháu ra ngoài xe, và bạn tỏ ra đồng cảm nếu cháu thực sự buồn ói. Hãy cho cháu một thời gian ngắnđể lại sức trước khi bạn tiếp tục chuyến đi.

Mang nhiều giấy vệ sinh em bé sẽ giúp bạn lau sạch con (và làm sạch xe, nếu cần), nếu như cháu ói mửa.

Sau khi cháu ói mửa, nên cho cháu uống gì đó để cho hết vị khó chịu trong miệng.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý