Hướng dẫn phá khóa nhà

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn phá khóa nhà

19/04/2015 01:44 PM
632
Cùng tham khảo những hướng dẫn phá khóa nhà, khám phá nghệ thuật mở khóa đơn giản nhé các bạn.


Khám phá nghệ thuật mở khóa

Có thể bạn đã từng xem những bộ phim về điệp viên hay các tên trộm chuyên nghiệp với khả năng mở khóa tài tình, chỉ với 2 thanh kim loại nhỏ trong vòng 10 giây cánh cửa đã bật mở như có phép màu.

Có thể bạn đã từng xem những bộ phim về điệp viên hay các tên trộm chuyên nghiệp với khả năng mở khóa tài tình, chỉ với 2 thanh kim loại nhỏ trong vòng 10 giây cánh cửa đã bật mở như có phép màu. Bạn cũng đã từng thử hí hoáy với cái ổ khóa ở nhà và không hiểu tại sao họ có thể làm được như vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lock picking, để biết rằng mở khóa cũng là cả một nghệ thuật và người mở khóa không chỉ là những tên đạo chích.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo và cách hoạt động của một ổ khóa thông thường, loại khóa được sử dụng phổ biến nhất là khóa lẫy. Cấu tạo chính của một khóa lẫy bao gồm một trục khóa hình trụ, bên trong có các lẫy nhỏ hay còn gọi là pin với độ dài ngắn khác nhau. Các pin này đi theo từng cặp có thể tách rời, gồm phần động (màu đỏ) và phần tĩnh (màu xanh, gắn liền với một lò xo nhỏ).  

Bình thường các pin tĩnh sẽ nằm ở vị trí giữa trục khóa và phần vỏ, do đó trục khóa không thể xoay được. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các cặp pin lên sao cho các pin tĩnh sẽ thoát ra khỏi trục khóa. Lúc này, ta có thể xoay trục khóa và mở khóa. Do các pin được thiết kế với độ dài ngắn khác nhau, nên mỗi ổ khóa chỉ có thể mở bằng một loại chìa duy nhất.  

Chúng ta đã nắm được cách hoạt động của loại ổ khóa đơn giản, và đó cũng chính là chìa khóa để lock picking. Trong phần tiếp theo tôi sẽ giới thiệu các bước lock picking, để các bạn hiểu rõ hơn làm thế nào mà những tên trộm có thể mở khóa cửa chỉ bằng một cái kẹp giấy. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu một khía cạnh khác của khoa học và kỹ thuật, các bạn không nên áp dụng để thể hiện tài đạo chích.
Bước 1: Chọn đồ nghề. Để lock picking, bạn cần 2 thanh kim loại nhỏ, dài và dẹt. Một thanh có phần đầu nhỏ và hơi cong (hay còn được gọi là lock pick) để đẩy các pin về đúng vị trí. Một thanh dài, dẹt với hình dạng tùy ý dùng để xoay trục khóa trong quá trình lock picking.

Bước 2: Xác định chiều xoay của trục khóa. Đối với một ổ khóa mới, đôi khi bạn không biết chiều xoay của trục khóa để mở khóa chính xác, có thể theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Do đó cần xác định rõ chiều quay của trục khóa, điều này tuy đơn giản nhưng cũng khá quan trọng. Bạn cần thử xoay trục khóa theo 2 chiều, nếu xoay theo chiều đúng trục khóa sẽ nhích một khoảng ngắn, còn nếu xoay theo chiều ngược lại trục khóa sẽ không chuyển động.

Bước 3: Giữ thanh kim loại trong trục khóa và luôn xoay theo chiều mở khóa mà bạn đã xác định ở trên. Giữ lực xoay vừa phải, vì bạn cần điều chỉnh các pin về đúng vị trí mới có thể mở khóa.

Bước 4: Đưa lock pick vào ổ khóa và xác định các pin nằm ở phía trên bên trong trục khóa. Bạn có thể thử đẩy các pin lên bằng lock pick và cảm nhận lực lò xo sẽ đưa các pin này về vị trí ban đầu. Nếu cảm nhận thấy các pin này khó đẩy lên, hãy giảm lực xoay trục khóa.

Bước 5: Xác định pin nào khó đẩy lên nhất và bắt đầu từ pin đó. Sử dụng lock pick để đẩy pin đó lên với áp lực vừa phải, trong khi vẫn xoay trục khóa bằng thanh kim loại còn lại. Mục đích của bạn là đẩy phần pin tĩnh lên khỏi trục khóa, sau đó khi bạn thả ra pin động sẽ rơi xuống. Đồng thời lực xoay trục khóa sẽ dẫn đến sự không thẳng hàng giữa lỗ pin trong trục khóa và phần vỏ, do đó pin tĩnh sẽ ở yên bên trên. Sau đó, nếu bạn thử lại bằng cách đẩy chân pin lên mà không thấy lực đẩy trở lại của lò xo tức là bạn đã thành công.

Bước 6: Tiếp tục công đoạn của bước 5 với các chân pin còn lại. Lưu ý luôn duy trì lực xoay ổ khóa để các pin tĩnh không rơi trở lại trục khóa, đồng thời điều chỉnh lực xoay nếu bạn cảm thấy các chân pin khó đẩy lên.

Bước 7: Sau khi điều chỉnh hết tất cả các pin, bạn có thể xoay ổ khóa và mở khóa. Nếu bạn xác định sai chiều xoay để mở khóa, bạn sẽ phải làm lại từ đầu, do đó việc xác định chiều mở khóa là hết sức quan trọng.

Đối với một người có kinh nghiệm thì việc lock picking bằng vài cái ghim kẹp giấy và một chiếc tuốc nơ vít dẹt là hoàn toàn có thể, tuy nhiên một bộ đồ nghề chuyên nghiệp sẽ khiến công việc trở nên dễ dàng hơn. Một bộ đồ nghề lock picking chuyên nghiệp thường gồm từ 10-20 lock pick khác nhau. Các lock pick này khác nhau về hình dạng phần đầu, để phù hợp với các loại khóa và các kỹ thuật lock picking khác nhau. 

Ngoài ra dân chuyên nghiệp còn sử dụng loại súng điện (hay còn gọi là pick gun) để thay thế cho các thanh lock pick. Một khẩu pick gun có phần đầu giống như một thanh lock pick, với khả năng rung bằng điện nó sẽ giúp bạn đẩy các pin về vị trí chính xác.

Không như nhiều người nghĩ, lock picking không mấy khi được sử dụng bởi bọn trộm cắp, đơn giản vì có nhiều cách khác để đột nhập vào một căn nhà như phá khóa hay phá vỡ kính cửa sổ thay vì ngồi loay hoay với cái ổ khóa. Chỉ trong những trường hợp đột nhập mà không để lại dấu vết như các điệp viên hay một mục đích nào đó, lock picking là một biện pháp hữu hiệu. Ngoài ra lock picking còn là kỹ thuật không thể thiếu của các thợ khóa, bởi nó cho phép họ mở khóa mà không cần phá khóa.
Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều loại khóa thông minh, khóa chống trộm từ những thiết kế đơn giản đến phức tạp khiến cho kỹ thuật lock picking không còn đất dụng võ.
Khóa wafer: sử dụng lẫy là các tấm kim loại thay vì các cặp pin như trong loại khóa thông thường. Các tấm kim loại này được đẩy xuống nhờ các lò xo vào các rãnh then, do đó trục khóa không thể xoay được. Do cầu tạo lẫy là các tấm kim loại liền, không giống với một cặp như khóa lẫy thông thường nên không thể áp dụng kỹ thuật pock picking.

Khóa hình ống: cung sử dụng các cặp pin làm lẫy khóa, tuy nhiên các pin được thiết kế nằm ngang và hướng ra ngoài xung quanh một trục hình ống. Loại chìa của khóa này cũng được thiết kế đặc biệt, sau khi tra vào khóa nó sẽ đẩy các cặp pin về phía sau sao cho các pin tĩnh thoát khỏi mặt phẳng cắt và khóa có thể mở.
Khóa thông minh: đây là loại khóa đặc biệt cho phép thay đổi chiều dài của các pin, giúp bạn có thể tạo một ổ khóa mới sau khi bị mất chìa mà không cần phải thay khóa. Cụ thể, trong số các lẫy động có một lẫy không đặc, tức là thay vì một thanh kim loại, lẫy này được làm từ nhiều đĩa kim loại xếp chồng lên nhau. Ổ khóa sẽ đi kèm với một bộ chìa có từ 6 đến 12 chìa khác nhau và được đánh số. Khi chúng ta mất chìa (vd chìa số 1) việc cần làm là tra chìa tiếp theo (chìa số 2) vào ổ khóa. Chìa này sẽ đẩy một số đĩa kim loại ra khỏi lẫy. Các đĩa kim loại thừa sẽ được thải ra ngoài qua một khoang phụ tích hợp bên trong trục khóa. Lúc này, các lẫy đạt được trạng thái cân bằng giữa phần lẫy tĩnh và lẫy động và ổ khóa có thể được mở bằng chìa số 2.

Hiện này còn nhiều loại khóa hiện đại không sử dụng chìa, nhằm tránh việc phải mang quá nhiều chìa khóa bên cạnh hay việc quên và đánh mất chìa. Các loại khóa hiện đại ngày nay chủ yếu là các loại: khóa vân tay, khóa mã số, khóa thẻ từ, khóa nhận dạng (hình ảnh, tiếng nói). Tuy nhiên các loại khóa này vẫn có thể vượt qua bởi các thiết bị chuyên nghiệp. Do đó không có loại khóa nào là đảm bảo tuyệt đối an toàn trước bọn trộm, vì vậy việc đề cao cảnh giác nên được đặt lên hàng đầu.

Cấu tạo khóa và hướng dẫn mở các loại khóa

Hướng Dẫn Mở Các Loại Ổ Khóa

Nghề mở ổ khóa cũng là một cái nghề rất nhàn lại có nhiều tiền. Hầu như các nước tây phương, nghề mở ổ khóa rất thịnh hành vì họ đã đem lại rất nhiều tiện nghi cho những người có tính hay quên trước quên sau, đi ra ngoài thì bấm khóa bỏ chìa khóa lại bên trong nhà. Khi về nhà thì hổi ôi, lục tung túi sách tìm không thấy. Cái lo lắng nhất là chùm chìa khóa có những chìa khóa liên quan khác rất quan trọng.

Còn ở VN thì như thế nào ? mở tiệm " chuyên mở ổ khóa thuê " ? có ai dám thuê không ? hay chỉ 3 bữa là đóng cửa tiệm tìm nghề khác ?
Nghe qua cái tên cửa tiệm " chuyên mở ổ khóa thuê " là thấy ớn cả óc rồi...
Còn những ai hay bỏ quên chìa khóa ở trong nhà quá lắm thì chạy qua nhà hàng xóm mượn đại cái cưa sắt cưa bỏ rồi ra chợ mua ổ khóa mới về sài là xong.

Tóm lại : Bài viết này chỉ mang tính học hỏi thêm về 1 khía cạnh khác của khoa học và kỷ thuật thôi. Các bạn không nên dùng kỷ thuật này để làm những chuyện bất chánh.


1) Cấu tạo bên trong của ổ khóa :



2) Cách mở khóa :
-  Dùng một thanh sắt dẹp để xoay trục ổ khóa, thanh sắt dẹp còn lại để đẩy các chốt về vị trí mở.




3) Tay trái để xoay trục ổ khóa, tay phải đẩy các chốt mở.



4) Nhiều loại ổ khóa cấu trúc bên trong hơi khác nhau 1 tí, vì vậy ta phải chế thêm những dụng cụ để mở các loại ổ khóa đó.

a) Các bạn có thể dùng lưỡi cưa sắt bẻ lấy 2 đầu có lỗ vừa nhìn đẹp lại tiện cho việc cột chùm.

b) Dùng máy mài sắt mài tạo hình dáng theo ý thích.



5) Đây là 1 bộ khóa đã làm xong, tương đối đã mở được 50 loại ổ khóa khác nhau.



6) Đây là bộ khóa mua ở tiệm nhìn cũng đẹp nhưng chưa đủ bộ.

7) Thay vì lâu nay chúng ta dùng thanh sắt dẹp để đẩy các chốt về mức mở. Đẩy bằng tay hơi lâu có thể là từ 3 tới 10 phút. Người ta đã chế ra 1 loại súng để đẩy liên tục các chốt mở về vị trí mở chỉ trong vòng 3 tới 10 giây.

8) Trong quá trình dùng máy mài, các bạn nên cẩn thận mang bao tay và kính bảo vệ mắt.


Đâu có gì là không thể phải không các bạn ?

“Kẻ gác cửa” và những tay mở khóa chuyên nghiệp

Thợ khóa có thể dễ dàng mở những ổ khóa được gọi là “bất khả xâm phạm” Chàng thanh niên hùng hồn tuyên bố: không ai có thể mở được chiếc khóa cổ mà anh mới gắn trên “con” SH trị giá cả trăm triệu đồng mới tậu. Người thợ khóa nhỏ nhẹ hỏi: “Mở được thì bao nhiêu?”. Đám đông hiếu kỳ vây lại coi. Mười giây sau người thợ khóa nhận được một tờ bạc polymer màu xanh. Chủ chiếc SH hậm hực lên xe lao đến đại diện hãng khóa - một cuộc “khẩu chiến” ở đâu đó sắp xảy ra...
 

“Rởm” là chủ yếu
Câu chuyện trên xảy ra tại một góc bùng binh quận 1, TP.HCM trong một ngày cuối tháng 7 vừa qua. Chiếc khóa - mà chàng thanh niên chạy SH cho rằng "giá cả triệu bạc" - thuộc một hãng khóa với những sản phẩm được quảng cáo là "bất khả xâm phạm" với các tay "đột vòm" và thợ khóa.
Trong nhiều thập kỷ trước, người ta chỉ quen với một vài loại khóa "Tàu" và một số hãng khóa nước ngoài khác. Khi đó, do mức sống chưa được như bây giờ nên chiếc khóa chưa được coi trọng. Trong khoảng mười năm trở lại đây, một số "kẻ gác cửa" mang trên mình những thương hiệu nổi tiếng từ Mỹ, Ý, Đức... đã tràn ngập Việt Nam với muôn vàn chủng loại khác nhau. Loại khóa nào cũng tự nhận là "top security" (an toàn nhất) với đủ loại giá: Loại chìa vuông, chìa bốn cạnh Solex, Capbin có giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng, một bộ Zikon của Đức loại "xịn" có giá không dưới 1 triệu đồng, loại khóa Yale (Mỹ) cũng có giá từ vài chục đến vài ba trăm nghìn... Tuy nhiên, theo một số dân buôn khóa thì hầu hết những loại đang được bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đều là khóa "rởm" xuất xứ Trung Quốc. Những loại khóa chính hãng như Solex, Capbin... có giá gấp vài ba chục lần hàng "nhái". Người Trung Quốc đã "cải cách" những sản phẩm uy tín toàn cầu này theo cách phổ thông, đơn giản, ít tốn kém nhất: Những chiếc khóa chính hãng hầu hết được cấu tạo bởi hai hàng bi (hoặc nhíp) bằng thép hoặc vật liệu siêu cứng khác và có thân khóa khó có thể cắt, phá bằng cách thông thường. Người ta đã bớt đi một vài hàng bi (nhíp) trọng yếu nhất, các thành phần còn lại đều được chế tạo bởi những chất liệu rẻ tiền, thân và càng khóa mặc dù có vẻ rất tinh xảo nhưng đều có thể bị cắt, phá dễ dàng.
Thế nhưng, đây chưa phải là những sản phẩm tồi tệ nhất vì dù sao chúng cũng còn được sản xuất ở "nước ngoài". Theo một số thợ khóa, trên thị trường còn có những loại khóa theo kiểu "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn" với chất lượng rất kém.
Nhưng “xịn” có an toàn?
Cách đây vài tháng, tại TP.HCM đã xảy ra một vụ trộm két với số tài sản bên trong trị giá hàng tỉ đồng, thủ phạm đã mang luôn cả chiếc két nặng hơn trăm ký để phá két lấy tiền sau đó. Một trong những tay thợ khóa "tầm tầm" ở quận 1 đã tuyên bố rằng những kẻ trộm này chẳng thuộc loại "tài ba" gì vì không thể mở được chiếc két này ngay tại chỗ. Nếu vào tay anh ta (trong điều kiện thoải mái một chút) thì không chiếc két nào "cố thủ" được quá 2 tiếng đồng hồ cả. Điều này có vẻ đúng với thực tế: Tại những thùng khóa ở nhiều ngã tư, ngã năm Sài Gòn, các thợ khóa gần như chẳng bó tay trước một loại khóa nào, từ khóa "rởm" cho đến các loại khóa "xịn", từ khóa chìa bình thường cho đến khóa số, khóa từ... Tất cả chỉ là "vấn đề thời gian" thôi vì mọi loại khóa đều có những kết cấu mang tính quy luật, người thợ khóa có nghề hiểu tường tận kết cấu này, có đôi tay vàng biết "nghe" và khéo léo một chút là có thể "hạ gục" bất kỳ hãng khóa có tên tuổi nào.
Chiếc khóa cổ xe SH - mà người viết bài chứng kiến đã bị mở một cách không mấy khó khăn - thuộc một hãng khóa có tên tuổi trong nước. Đây là loại khóa đắt tiền không kém các hãng khóa tên tuổi trên thế giới và được bảo hiểm hẳn hoi. Tuy nhiên, một số thợ khóa cho biết loại này có kết cấu kỹ thuật bình thường, không có gì đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác. Đến nay, một số loại được coi là khó mở là khóa cửa của một số loại xe hơi cao cấp như Lexus, Mercedes... Các xe này được lắp loại khóa bằng những chất liệu rất tốt, có tới 9 hàng nhíp đôi bằng thép bất đối xứng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu mở loại khóa như thế này thì chẳng có thợ khóa nào từ chối và công mở một lần như vậy không hề thấp chút nào, thường là từ vài trăm nghìn trở lên.
Cẩn tắc vô áy náy
Thực tế nhiều vụ án "nhập nha" hoặc trộm xe máy cho thấy các loại khóa nhà, khóa xe máy thường bị cắt phá nhiều hơn là mở. Điều này là hợp lý. Một thợ khóa tài ba có thể mở một chiếc khóa siêu an toàn tại điểm hành nghề của anh hoặc khi gia chủ mời đến. Tuy nhiên, anh ta khó có thể làm được điều này khi "tim đập, chân run" trong một ngôi nhà xa lạ với những hiểm họa không thể lường trước.
Ngôi nhà thân yêu của bạn có chiếc cổng sắt rất kiên cố với chiếc khóa Mỹ "xịn" hẳn hoi, thế nhưng những kẻ "đột vòm" có thể sẽ không quan tâm mấy đến chiếc khóa đâu. Chiếc khoen cổng cửa sắt chỉ được hàn sơ sài một mặt, qua vài mùa mưa là han gỉ và sẽ được phá dễ dàng bằng một cây sắt 30 phân. Còn nếu khó hơn thì một cây kìm cộng lực mini sẽ giải quyết được mọi chuyện. Cách đây gần mươi năm, hàng loạt chiếc "giấc mơ 2" đã được gắn thêm một chiếc khóa dưới gầm và nghe đâu người nghĩ ra loại khóa này đã đề nghị hãng Honda công nhận bản quyền. Thế nhưng đến nay thì loại khóa này hầu như đã biến mất trên thị trường vì theo một số thợ khóa, chỉ cần một nhát búa là chiếc khóa bung ngay.
Nhiều thợ khóa thừa nhận rằng họ không thể phá, mở khóa chỉ bằng một tay, và họ không thể thò một tay vào trong cửa, cổng nhà để mở khóa. Do vậy, bạn có thể yên tâm hơn nếu khóa cửa bên trong. Trong những năm 80, nhiều địa phương phía Bắc đã áp dụng cách khóa này thành công. Còn với các loại xe máy thì tùy thuộc hoàn toàn vào sự "quan tâm" của các đạo chích và sự cảnh giác của bạn. Vừa qua, trên thị trường đã xuất hiện một loại khóa có tên Smart Lock dùng để khóa đĩa xe máy một số loại xe cao cấp như SH, Dylan, @... Những người bán hàng nói rằng loại khóa này do Đài Loan sản xuất, không thể bị cắt phá, thế nhưng, với khoản tiền công chỉ mươi ngàn đồng, một thợ khóa ở ngã sáu Phù Đổng (TP.HCM) đã mở một chiếc khóa mới tinh loại này chỉ trong vài tích tắc !


Cách khóa thư mục trong win 7 đơn giản
Hướng dẫn khóa file trên máy tính
Hướng dẫn khóa máy tính khi không sử dụng
Xử lý các đồ dùng hàng ngày
Hướng dẫn phá pass trên ổ cứng laptop và Pc

(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý