Tập nói và ngôn ngữ ở trẻ biết đi

seminoon seminoon @seminoon

Tập nói và ngôn ngữ ở trẻ biết đi

18/04/2015 10:40 AM
177
 

Giờ đây, em bé của bạn luôn luôn học được những từ mới và cháu cũng khởi sự tập ghép những từ ấy lại với nhau. Cách phát âm của cháu sẽ không được rõ ràng nhưng điều này không có gì đáng lo ngại; nếu cháu sử dụng từ có ý nghĩa và biết cách ghép từ lại với nhau, đó là ngôn ngữ cháu đang phát triển. Những sai sót nhỏ về lời nói, như nói ngọng, rất thông thường ở trẻ con và thường biến mất, không cần phải chữa trị gì cả khi trẻ lớn lên. Có thể có một sự khác biệt lớn trong tốc độ trẻ con tập nói, vậy bạn chẳng nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác cùng lứa và đừng nên lo lắng nếu tiến trình phát triển của cháu không như lịch trình phát triển dưới đây. Tôi đưa ra thời điểm này đơn thuần như những mốc chỉ dẫn chung, và không có đứa trẻ nào hoàn toàn theo đúng lịch trình chung này.

18 tháng – 2 tuổi

Trong thời gian này lời nói của em bé trở nên phức tạp hơn. Chắc hẳn là cháu sẽ có một vốn từ chừng 30 tiếng trong đó có cả những từ có tính sở hữu (“của con”), hay phủ định (“chẳng”) thay vì đơn giản nói “không”. Cháu bắt đầu biết ghép từ để nói những câu đơn giản, như “bóng lăn mất”, hoặc câu nói : “Ba đâu?”, cháu hiểu rằng chuyện trò là một việc làm hai chiều và cháu dùng ngôn ngữ để đưa thông tin, xin cái gì, để nói lên cảm giác của mình và để liên hệ với người khác.

Bạn nên nhớ rằng cháu có thể hiểu được rất nhiều từ hơn là sử dụng chúng, nên bạn có thể tiếp tục giúp đỡ cháu bằng cách dạy cháu những từ mới. Hãy sử dụng những tính từ khi nào có thể được, và phối hợp tính từ với danh từ “Con trai ngoan”, “nước nóng”, “chó to”. Cũng nên giới thiệu phó từ nữa : “chạy nhanh”, “vuốt chó nhẹ”. Khi bạn sử dụng giới từ - như “trên”, “dưới”, “sau” – hãy luôn cho cháu hiểu là bạn muốn nói điều gì.

2 - 3 tuổi

Em bé lẫm chẫm biết đi giờ đây chắc hẳn có được một vốn từ 200 – 300 từ, và cháu có thể nói được một câu khá dài. Cháu thích học những từ mới. Quãng thời gian chú ý kéo dài lâu hơn và cháu sẽ lắng nghe khi bạn cắt nghĩa điều gì đó. Cháu cũng hãy còn phát âm sai và có thể nói ngọng, nhưng rồi cháu sẽ không ngừng nói lưu loát và tự tin hơn với thời gian. Cháu có thể liên kết được hai ý trong chỉ một câu “con lấy gấu ra chơi ngoài vườn”, và có thể sử dụng đại từ như “Tôi”, “con” và “mẹ” đúng chỗ.

Bạn có thể giúp đỡ trẻ tăng số vốn từ của mình bằng cách sử dụng những từ lạtrong lời nói của mình sao cho cháu có thể đoán được ý nghĩa của chúng, và nhắc lại những từ này thường xuyên để cháu có thể học được cách sử dụng chúng. Bạn hãy năng đọc sách cho cháu nghe và giảinghĩa những từ mới khi chúng xuất hiện. Cháu sẽ thích nghe đọc đi đọc lại hoài cũng những câu chuyện đó và cháu có thể hiểu được những câu chuyện kể ngày càng rắc rối hơn.

Giờ đây, cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ ngày càng mang tính xã giao hơn và cháu sẽ trò chuyện với trẻ khác nhiều hơn là với người lớn, vậy tiếp xúc với trẻcon là cách tốt nhất để giúp cháu phát triển khả năng của mình.

NÓI CHUYỆN VỚI CON BẠN

Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục nói chuyện với cháu bé lẫm chẫm mới biết đi của bạn, và tiếp tục giới thiệu những từ mới và làm cho rõ nghĩa bằng những điệu bộ và nét mặt. Tuy nhiên cũng chẳng kém phần quan trọng là việc bạn để cháu để cháu được đáp ứng lại bạn, từ đó cháu học được rằng việc trò chuyện là tác động hai chiều. Nếu cháu khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng cách chỉ cho bạn xem cái gì hay hỏi bạn điều gì đó, bạn hãy luôn luôn dành cho cháu sự chú ý của bạn. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn hoặc chỉ trả lời bằng một câu “Hay nhỉ” mà chẳng buồn nhìn cháu nữa, cháu sẽ trở nên thoái chí và thôi không thử nói chuyện với bạn nữa.

Hãy nói về tất cả mọi chuyện bạn đang làm một cách tỉ mỉ. Khi bạn đang mặc đồ cho cháu, hãy nói với cháu : “Giờ chúng ta cùng cài nút cho con nào một, hai, ba”. Hãy mô tả những vật bạn đang sử dụng: “Chúng ta hãy đặt các quả táo vào thố thuỷ tinh”; “ thế con thích ăn kẹo màu vàng hay màu đỏ nào?”

Nên sửa lỗi cho cháu khi cháu phát âmsai hay đặt câu không đúng, tuy nhiên không nên bực tức nếu cháu vẫn không sửa được, hãy cho cháu thời gian - thường khi lớn hơn cháu sẽ làm được thôi. Bạn cũng không nên nói chuyện với cháu theo kiểu phát âm ngọng nghịu của cháu - bạn phải là người thầy đầu tiên để cháu học hỏi về cách nói chuẩn xác.

NGÔN NGỮ VÀ HIỂU BIẾT

Bạn có thể quan sát cách em bé biết đi của bạn đang dần dần có được thêm khái niệm trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình. Cháu sẽ thường dùng cùng một từ để mô tả những đồ vật có dáng vẻgiống nhau, với cháu táo, cam, và đào tất cả đều là “táo”, vì chúng đều là tròn tròn và đều là trái cây; và ngựa, bò và cừu tất cả đều là “ngựa” vì chúng đều là súc vật lớn có 4 chân. Như vậy không có nghĩa là cháu không thể phân biệt được; mà chỉ là cháu không có đủ vốn từ để mô tả tất cả các súc vật đó, nên cháu sẽ sử dụng từ nào giống với chúng nhất.

Cũng vậy, các câu mà con bạn hỏi bạn có thể rất đơn giản vì lẽ cháu không thể biểu lộ được hoàn toàn những điều cháu muốn biết. Nên khi muốn nói “Cái gì vậy”, chsu có thể hỏi “Cái gì đây?”, “người ta kêu cái này là gì?”; “Cái này nó làm gì?”; “nó làm ra làm sao?” tất cả đều cùng một ý. Hãy cung cấp cho cháu những thông tin mà bạn nghĩ cháu có thể hiểu được: “Đây là bột giặt. Nó cũng như xà-bông và mẹ bỏ nó vào máygiặt để làm sạch quần áo chúng ta”.

Hãy luôn luôn cố gắng trả lời những câu hỏi cháu đang hỏi bạn.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý