Hướng dẫn huấn luyện Hamster

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn huấn luyện Hamster

19/04/2015 01:54 PM
606
Cùng tham khảo những hướng dẫn huấn luyện Hamster , cách bế, chăm sóc và làm quen với hamster nhé các bạn.


Cách huấn luyện và làm quen với Hamster

Bế hamster là 1 trong những thú vui của việc nuôi hams, nhưng nếu bạn chưa thành công trong việc huấn luyện hamster thì bạn sẽ ko có nhìu may mắn trong việc bế 1 bé hams. Hamter nhìu khi có thể cắn, nhưng điều wan trọng nên nhớ là khi hams cắn có nghĩa là chúng đang sợ và bảo vệ chúng theo cách tốt nhất mà chúng biết. Nếu bạn bình tĩnh và nhẹ nhàng trong việc bế hams, và đôi khi hối lộ hams bằng những thứ đồ ăn chúng thích có thể dẫn đến thành công trong việc huấn luyện hams.

 Cách huấn luyện và làm quen với Hamster

Những nguyên tắc cơ bản trong việc huấn luyện hams:

Để ẵm và huấn luyện hams dễ hơn, sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản để bảo đảm hams của bạn ko bị stress trước khi bạn bế bé :

- Khi bạn đem về nhà 1 bé hams mới, cho bé 1 tuần hoặc hơn để bé wen với chỗ ở mới và môi trường xung wanh trước khi bạn ẵm thường xuyên.
- Bảo đảm cho hams 1 chỗ ở tốt, đủ rộng và những thứ cần thiết khác để giảm thiểu stress.
- Đặt lồng hams của bạn ở nơi nào có người xung wanh, nhưng ko bị làm phiền bởi quá nhiều tiếng ồn, bị quấy rầy bởi những vật nuôi khác, hoặc những sự phiền nhiễu khác (nhất là vào ban ngày, khi hams ngủ).
- Đừng làm phiền hoặc cố gắng ẵm hams vào lúc bé đang ngủ. Chỉ nên ẵm hams hoặc huấn luyện khi hams đã nhận thức đc chỗ của chúng, đánh thức 1 bé hams khi bé đang ngủ chỉ làm cho bé trở nên cộc cằn và khó gần hơn.

Huấn luyện hams :
Việc huấn luyện cần có thời gian và kiên nhẫn. Đừng vội vàng và dành thời gian để hiểu bé hams của bạn và phản ứng theo những ám hiệu của bé. Điểm mấu chốt là tạo lòng tin ở bé hams, để bé có thể biết chắc là ko có gì phải sợ bạn cả. Nhớ rằng nếu bạn ép hams wá mức thì hams có thể bị stress, và điều đó sẽ làm hams khó tin bạn hơn. Phải chắc hams của bạn ko bị stress bởi bất kì bước nào sau đây trước khi bạn làm bước típ theo :

- Bước 1 : cho hams của bạn thời gian để wen với môi trường mới. Dấu hiệu để biết là bé có thể tự nhiên ăn, uống hoặc chơi đùa với sự có mặt của bạn.
- Bước 2 : dành nhiều thời gian ngồi xung wanh lồng hams của bạn và nói chuyện với bé để bé wen giọng bạn. Ko biết phải nói gì? Hãy thử đọc 1 to cuốn sách hoặc hát cho bé.
- Bước 3 : Đút cho bé 1 vài thức ăn bé thích (hạt hướng dương, nho khô hoặc 1 vài loại trái cây khô khác) bằng tay. Bắt đầu đút cho bé wa những song chắn (nếu lồng ko có nhìu song chắn thì đút bé ở ngoài cửa lồng), và khi hams chạy đến chỗ thức ăn, thử đặt tay vào trong lồng, đừng đụng vào bé mà hãy để bé tự chạy đến khám phá tay bạn.
- Bước 4 : đặt thức ăn lên tay bạn để hams phải leo lên tay để lấy thức ăn, hoặc bé sẽ đặt lên để với lấy thức ăn. Một lần nữa, đừng cố thúc đẩy, hãy để bé hams đến với bạn.
- Bước 5 : Đặt thức ăn vào giữa lòng bàn tay để hams phải leo hẳn lên tay bạn để lấy thức ăn. Khi hams đã mạnh dạn làm việc này, hãy thử cúp tay lại và ẵm bé lên. Hams của bạn có thể nhảy xuống trong những lần đầu tiên nhưng hãy cứ nhẹ nhàng và bền bỉ để sau đó bé hams có thể nhận ra đc tay bạn là an toàn.

Thời gian để huấn luyện hams khác nhau, tùy theo độ tuổi và tính cách của bé hams. Bé có thể nhanh chóng chấp nhận đc bế lên hoặc có thể mất đến cả tháng hoặc hơn.

Bế hams như thế nào:
Cách tốt nhất là bạn khum tay lại và tay kia thì để sau lưng bé đề phòng khi bé nhảy khỏi tay bạn (nhìu khi có thể bị thương). Đặc biệt là lần đầu tiên, nên giữ bé ở trong lòng bạn hoặc trên những bề mặt mềm, an toàn khi bé té hoặc nhảy xuống. Khi thấy bé thoải mái hơn thì hãy để bé bò từ tay này wa tay kia hoặc bò lên cả cánh tay. Bạn cũng có thể típ tục cho bé ăn, mặc dù lúc này bé có thể ko thích ăn khi xung wanh có nhìu thứ thú vị hơn để khám phá.

Bế 1 bé hams chưa đc huấn luyện:

Có thể sẽ có nhìu lúc bạn cần phải bế hams ngay cả khi bé chưa đc huấn luyện, nhất là khi bạn cần dọn lồng. Nếu vậy thì bạn hãy dùng 1 cái cốc (hoặc 1 ống chui = giấy bịt kín 1 đầu) đặt trước mặt bé hams, từ từ dồn bé vào trong cốc. Vài bé tò mò sẽ tự chui vào cốc ngay lập tức.

Bao tay hoặc khăn mỏng cũng có thể dùng nếu bạn phải bế 1 bé hams hay cắn và khi dùng cốc ko đc. Vấn đề là điều này có thể gây stress cho bé và bé sẽ chống lại việc bế nhiều hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng cách này thì bạn nên cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt.

Tip: nếu bạn cần dọn lồng của bé chưa đc huấn luyện, hoặc muốn cho bé hams ra khỏi lồng để exercise, hãy dùng bồn tắm sạch và khô. Bảo đảm ống dẫn nước đã đc bịt kín, và đóng cửa phòng tắm, bồn toilet (để đề phòng nếu hams của bạn là 1 bé “super jumper” nhưng thường thì bé ko ra khỏi cái bồn tắm đc). Đặt lồng hams vào trong bồn, mở cửa lồng và để hams của bạn chui ra khám phá (cách này ko áp dụng đc nếu bạn nuôi bằng hồ kiếng). Dùng thức ăn để dụ bé ra nều cần thiết. Khi bé đã ra ngoài, lấy lồng ra khỏi bồn và lau dọn, sau đó đặt lồng vô lại, mở cửa lồng, dùng thức ăn dụ bé chui vào.
Một vài ng thích ngồi vào bồn tắm với bé để bé wen sự có mặt của họ.
 

Cách chăm sóc hamster cơ bản cho người mới nuôi

Thường thì chúng ta được hỏi: "Làm thế nào để chăm sóc cho hamster ?" Đó là một câu hỏi rất khó trả lời vì có rất nhiều cách để nói và hướng dẫn. Dưới đây là một số điều cơ bản để giúp bạn bắt đầu nuôi hamster một cách tốt nhất.
1. Thức ăn cho Hamster dạng hỗn hợp luôn có sẵn ở các cửa hàng vật nuôi. Chúng thường là sự kết hợp của các loại ngũ cốc (đậu nành, lúa mì, bắp (ngô), hướng dương, kê, ba khía, kham ...) Khi mua bạn nên lựa chọn loại thức ăn trộn không có quá nhiều bắp (ngô), vì điều này không thực sự có bất kỳ lợi ích cho hamster của bạn, nó chỉ được sử dụng như chất độn tăng trọng lượng của bịch thức ăn mà thôi. Hamster cũng cần được ăn một vài loại rau xanh, khoảng 3 ngày/lần. Không giống như các động vật nhỏ khác (thỏ, bọ) việc ăn rau mỗi ngày có thể gây tiêu chảy cho hamster vì chúng chứa quá nhiều nước. Hầu hết các loại rau và hoa quả đều tốt. Dưới đây là những loại cần tránh:
    - Khoai tây tươi.
    - Đậu (Kidney bean).
    - Hoa quả, rau có vị chua, chát, đắng (cam, chanh, chanh, cà chua).
    - Thịt tươi.
    - Kẹo , socola.
Một số loại thực phẩm mà bạn không thường nghĩ tới nhưng rất tốt:

    - Pho mát, chỉ với số lượng nhỏ bẳng cái tai của hamster.
    - Sữa chua tự nhiên, tuyệt vời cho hamster bị bệnh, đặc biệt là nếu chúng đang uống thuốc kháng sinh.
    - Trứng luộc, tốt cho hamster mang thai và cũng có thể cho hamster sơ sinh.
 
2. Các ngôi nhà, đồ chơi và chuồng trại cần phải được sạch sẽ và thoải mái để có hamster khỏe mạnh. Càng lớn càng tốt. Ống chui lồng thường không tốt cho hamster, vì chúng có thông gió không tốt, ống nhỏ không phù hợp với Bear (Syria), và cũng thường là loại đắt tiền nhất. Đối với Dwarf Hamster tốt nhất là được nuôi trong một hồ kính hoặc mica, nhựa. Đối với Bear (Syria) thì nuôi trong hồ kính hay lồng cũng phải rộng. Môi trường nuôi ảnh hưởng đến kích thước phát triển cơ thể của hamster rất nhiều, quá trình thích nghi sẽ khiến hamster nhỏ con khi được nuôi trong 1 khu vực chật hẹp. Lồng phải có sàn tầng vững chắc không làm tổn thương bàn chân của hamster. Một quả bóng đồ chơi cũng là cần thiết cho 10 phút tập thể dục mỗi ngày cho hamster.
Wheel là đồ chơi thiết yếu và cần thiết nhất cho hamster. Chúng ta phải lựa chọn chính xác kích thước phù hợp cho kích thước hamster hiện tại và tương lai, để khi chạy hamster ko phải cong người, vất vả vật lộn với cái wheel quá nhỏ so với thân hình của chúng. Wheel phải vững chắc, không có những khe hở, lỗ vì chúng có thể gây chấn thương cho hamster như gãy chân.
Lót chuồng có thể dùng mùn cưa, hoặc giấy lót vệ sinh cho thỏ (rabbit litter). Mùn cưa nhuyễn, bụi không bao giờ được sử dụng vì nó sẽ làm tổn thương hệ hô hấp hamster. Cỏ rơm, chấu thóc cũng nên tránh sử dụng vì vỏ của chúng sắc có thể gây tổn thương, làm hỏng túi má của hamster.
3. Giao tiếp và chơi với hamster là một điều cần thiết phải làm. Hamster của bạn sẽ cần phải được chúng ta chơi với mỗi ngày, để giữ cho chúng cảm thấy hạnh phúc và ko bị bỏ quên.
Thường thì hamster ở cửa hàng vật nuôi ít khi được thuần hóa và bạn sẽ cần phải tiếp xúc với chúng để làm quen. Bạn nên bắt đầu làm quen với hamster sau khi chúng đã về ở nhà bạn một vài ngày. Bắt đầu bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và vuốt ve hamster của bạn nếu có thể. Bạn có thể "dụ dỗ" hamster của bạn với những món ăn dặm ngon, hay những thức ăn dạng treat như 1 ít rau, trái cây, bánh dinh dưỡng ... Hãy thử để có được 1 khoảng thời gian tiếp xúc với hamster của bạn, chúng sẽ từ từlàm quen với bàn tay của bạn, và bạn sẽ có thể tiếp xúc với một bé hamster quen thuộc. Hamster thuần dưỡng có thể mất 4 tuần hoặc hơn phụ thuộc vào bản thân bé hamster. Đa số các cửa hàng lớn ít khi tiếp xúc hay giao tiếp với những hamster mà họ bán, nên chúng thường ko được thuần hóa, còn những người nuôi tại nhà hay những shop nhỏ thì lại có xu hướng thân thiện và giao tiếp tốt với hamster mà họ nuôi, nên hamster ở đây không nhát người khi được ẵm bế.
Bạn cầm nắm hamster 1 cách chắc chắn, không để rơi hamster từ trên cao xuống, dù chỉ là 1m, nhưng cũng không quá mạnh tay với chúng. Hamster có thể không thực sự thích được "ôm ấp" và chúng sẽ thích bò trên tay bạn cũng xung quanh bạn, chúng coi đó như sự tương tác.
 
4. Chủng loại và màu sắc thường là những lý do điều kiện để chọn một hamster. Trong các cửa hàng vật nuôi, những cái tên mới lạ được tạo ra để khách hàng cảm thấy có vẻ hiếm hơn hoặc đặc biệt, mà đôi khi chẳng thể tìm thấy trong danh sách chủng loại hay màu sắc được liệt kê, như: ww domiantion spot, golden balck eyes, yellow red eyes, dalmatian, fancy, lao công công, khô đỏ tía, cao trắng ... tất cả chỉ là tên do tự cửa hàng đặt ra mà thôi.
5. Việc nuôi sinh sản hamster cần phải được cân nhắc bởi người nuôi. Đó là 1 công việc khó khăn, hamster chỉ nên được nuôi sinh sản bởi những người biết những gì họ đang làm, và không chỉ làm nó cho vui, thỏa mãn sở thích của bản thân. Hầu hết những người đang nuôi hamster ở VN ko ý thức được việc ghép đẻ hamster, họ coi đó như 1 thú vui hoặc 1 số thì mong muốn kiếm được tiền từ việc cho hamster sinh sản và bán cho người khác. Họ không hề lường đến việc ghép để đồng huyết hay sinh sản quá nhiều, vượt quá sức chăm sóc, kinh phí nuôi của họ, và những bé hamster của những người vô trách nhiệm đó sẽ kết thúc ở 1 nơi nào đó ngoài đường hay được đưa đến những cửa hàng vật nuôi để bán. Hãy suy nghĩ 1 cách cẩn thận về khả năng và mục đích của bạn khi muốn ghép đẻ. Hãy nghĩ về những câu hỏi dưới đây trước khi cho hamster sinh sản:
        Bạn sẽ làm gì với những hamster baby ?
        Bạn có thể bỏ ra chi phí là bao nhiêu để nuôi chúng ?
        Bạn sẽ làm gì khi hamster mẹ mang bầu ?
        Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ qua đời khi đang chăm con ?
        Bạn có biết tuổi hamster của bạn khi sinh sản ?
        Điều gì sẽ xảy ra nếu hamster mẹ ăn con ?
        Nếu hamster của bạn đẻ ra toàn màu xấu, bạn sẽ làm gì với chúng ?
 
Có nhiều câu hỏi nữa. Bạn phải suy nghĩ cho chính mình, cho những cuộc sống trong tay của bạn. Việc cho sinh sản không chỉ là niềm vui và trò chơi !
6. Hamster bị bệnh rất khó khắn trong việc chữa trị. Bệnh phổ biến nhất là ướt đuôi, căn bệnh tiêu chảy truyền nhiễm, thường xuất phát từ việc bị stress ở hamster còn nhỏ. Bạn không nên tiếp xúc với hamster nếu bạn bị cảm lạnh vì nó có thể dễ dàng lây bệnh cho bé. Sử dụng những loại vật liệu lót chuồng không rõ nguồn gốc và sai mục đích sử dụng (zeolit bón đìa tôm, chấu thóc, cat sand ... ) có thể gây vết thương, bệnh ngoài ra hay hô hấp cho hamster.



 

Chữa bệnh tiêu chảy cho hamster
Hướng dẫn làm chuồng nuôi hamster
Cách trị bệnh tiêu chảy ở hamster đơn giản hiệu quả
Phương pháp nuôi sâu gạo
Cách chăm sóc Nhím kiểng phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh

(St)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý