Cách cư xử trong giao lưu của trẻ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách cư xử trong giao lưu của trẻ

18/04/2015 10:40 AM
182
 

Nhiều nét trong nhân cách con bạn sẽ có một ảnh hưởng rất quan trọng lên tiến trình phát triển cũng như lên những triển vọng tương lai của cháu. Những đặc điểm giúp ích được cho cháu bao gồm: khả năng hoà đồng với người khác, tập trung được, rút được kinh nghiệm từ những sai lầm, sẵn sàng chấo nhận khó khăn, biết quan sát, chu đáo, cóóc sáng tạo, trí óc tò mò, và có quyết tâm. Những đặc điểm ít có lợi là: chậm chạp trong suy nghĩ, diễn đạt khó khăn, quá nhanh nhẩu,kém tập trung là những điều có thể xảy ra ngay với cả một đứa trẻ hết sức thông minh.

Em bé sơ sinh của bạn cần trao đổi qua lại với người xung quanh, đặc biệt là với các bạn là cha , mẹ của bé. Cháu tập chan hoà bằng cách bắt chước bạn, thoạt đầu là bằng nét mặt, rồi bằng cử chỉ và hành động, và sau cùng là bằng toàn bộ cách xử sự. Bằng cách đó, mối quan hệ giữa bố mẹ và con là bản thiết kế cho tất cả các quan hệ đến sau, nên trách nhiệm của bạn là phải ý thức hơn về cách xử sự và những đáp ứng của mình hơn bao giờ hết. Từ lúc bạn bắt đầu nói chuyện với em bé, là em bé bắt đầu phát triển thành một con người xã hội bởi lẽ cháu mong mỏi được trò chuyện với bạn

Như mọi tiến trình phát triển, sự phát riển xã giao cũng có những giai đoạn đặc thù riêng của nó. Chắc hẳ, mọi người ai cũng nghe nói về tuổi “lên hai khủng khiếp” khi đứa con mình ở vào giai đoạn bướng bỉnh không chịu vâng lời và những điều kiện bạn cấm không cho làm, thì nó làm. Đó là cách riêng của bé để khẳng định sự tự chủ của mình và dù bạn tưởng răngf sẽ tiếp tục mãi như thế này, thì đó đơn giản chỉ là một giai đoạn trong tiến trình cháu tập đối xử với người khác thôi.

TIÊN ĐOÁN NHÂN CÁCH

Sẽ thật là thuyệt vời nếu như chúng ta có thể dự đoán được nhân cách tương lai của một đứa trẻ khi bé mới chỉ là một em bé sơsinh. Tuy nhiên nhân cách và tính khí của trẻ là một phần là do di truyền, và một phần là do môi trường xung quanh tạo nên – có khả năng là do môi trường xấu hay do thiếu quan hệ an toàn và tình yêu thương, mà một đứa trẻ có thể không có cơ hội lớn để trở nên thành một người trưởng thành có nhân cách, tình cảm và dễ thương.

Vì lẽ môi trường và gia đình có ảnh hưởng sâu xa đến tính nết, nên những điều tiên đoán trong thời kỳ thơ ấu có thể sẽ không đúng. Tuy nhiên các bậc cha mẹ tinh ý có nhiều con có thể phát hiện được những khác biệt về nhân cách của bé ngay từ thuở ban đầu. Có lẽ việc tiên đoán nhân cách khó khăn như vậy cũng là một điều hay đối với trẻ, nhất là trong trường hợp để nhận con nuôi. Sẽ thật đáng tiếc và bất công nếu vì những tiên đoán này – mà bé bị từ chối không được cha mẹ nuôi chấp nhận. Những bậc cha, mẹ nuôi thường muốn biết về trí thông minh của đứa trẻ mà mình tính nuôi. Họ không nên trông mong sẽ biết được nhân cách của trẻ. Tất cả những bậc cha mẹ đều chịu nhiều rủi ro khi có con, thậm chí không biết bé có bình thường về mặt tâm thần hay không.

Đã làm cha mẹ thì phải chấp nhận may rủi. Trong trường hợp không sẵn sàng để chấp nhận may rủi, thì có lẽ tốt hơn bạn không nên nghĩ tới việc sinh con hay nhận con nuôi làm gì.

CÁ TÍNH

Cá tính của em bé sẽ dần dần trở nên ngày một rõ rệt hơn khi cháu lớn lên và có hiểu biết. Bạn nên xem trọng cá tính của em bé đà tăng trưởng và sức mạn của cháu. Việc thấu hiểu dần được nhân cách của em bé cũng như xem một cuốn phim ly kỳ quay chậm. Tất cả những gì cháu ưa thích, những điều cháu làm cháu cười cháu khóc, những món cháu thích ăn, những đồ chơi cháu ưa chuộng, đều góp phần tạo nên nhân cách độc đáo của cháu.

Các kiểu nhân cách

Hiện nay có nhiều bằng chứng là chỉ trong vòng một tuần lễ sau sinh, là các bé sơ sinh biểu hiện một hình thức (dù ban sơ) của tất cả những đặc điểm chúng sẽ lộ ra khi lớn lên và hầu như chắc chắn sẽ có sau này trong cuộc sống. Không thể nào chối cãi được rằng môi trường xung quanh có một ảnh hưởng sâu xa trên quá trình hình thành tính nết, tuy nhiên phần lớn tính cách cơ bản của đứa trẻ là thừa hưởng được từ cha mẹ, nên đúng ra phải nói rằng mỗi em bé sẽ biểu lộ những nhân cách cơ bản không thay đổi bao nhiêu theo tuổi tác.

Bất cứ bậc cha, mẹ nào cũng dễ dàng nhận ra những đặc điểm của con mình: lượng sinh lực của cháu, cháu điều khiển được cơ thể mình tốt như thế nào, lòng tự tin, khả năng đáp ứng với người xung quanh, sự gắn bó với người trong gia đình, khả năng giao lưu, khả năng thích nghi với những tình huống khác nhau, với môi trường xung quanh, tính hài hước, khả năng diễn tả cảm xúc, cách phản ứng khi thành công, khi bị giới hạn, tính dễ cười hay dễ khóc. Trong một khoảng thời gian giữa6 tuần và ba tháng tuổi, em bé của bạn chắc hẳn sẽ rơi vào một trong ba kiểu nhân cách sau đây:

Cháu có thể khá “ngoan” hay “dễ bảo”; ăn ngủ và hoà đồng thoải mái với môi trường xung quanh khi thức, và ít tỏ ra quá nhiệt tình trong các đáp ứng của mình.

Cháu có thể là đứa bé khá linh lợi: dễ xúc động, ngày càng “khó tính” hơn trong những đòi hỏi của mình về việc tiêu khiển và người chơi cùng, cũng như trong việc ăn uống và tiện nghi; tính say mê sự sống động sẽ tạo cho cháu lớn lên thích chơi một mình.

Cháu có thể là một bé “ở lưng chừng”, có những ngày, giờ phấn khởi, những ngày giờ ỉu xìu và chỉ đòi hỏi bạn đáp ứng thích nghi với tâm trạng của cháu tuỳ theo từng lúc.

Các khác biệt về nhân cách có thể thấy rất rõ từ rất sớm, và chính trong những tháng đầu mà người ta thấy một em bé bắt đầu tỏ lộ rõ cá tính của mình hơn. Đây là một số đặc điểm mà bạn có thể nhìn thấy trong quá trình cháu lớn lên:

Vô tư, bình thản, mơ mộng

Trái tính và hay cáu, thích chỉ huy

Dễ chan hoà, hay bắt chước

Nghiêm nghị, quả quyết

Tự lập, nhiều khi ương bướng

Giàu tưởng tượng, đôi khi khó bảo.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý