Giáo dục mầm non

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Giáo dục mầm non

18/04/2015 10:40 AM
211

Quyết định gửi con đi mẫu giáo ở đâu chủ yếu phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn và việc xem những cơ sở mẫu giáo đó có đáp ứng nhu cầu của cháu không. Bạn hãy tìm hiểu xem những khu vực bạn có những cơ sở nào, và dành một phần thời gian của mình để đi tham quan những trường mầm non, nói chuyện với các thầy, cô và những phụ huynh khác để biết được những phương tiện sẵn có.

LỰA CHỌN CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

Không có một kiểu lớp mẫu giáo riêng lẻ nào được xem là tốt nhất cho trẻ em, mỗi đứa trẻ phải học ở trường lớp thích hợp với nhu cầu riêng của mình. Có các đánh giá khác nhau về nền giáo dục mẫu giáo. Một công trình đánh giá dài hạn cho thấy là những bé trai trong các chương trình Montessori đã giữ vững được thành quả về môn đọc và môn toán suốt thời gian học phổ thông. Những công trình khác cho thấy trong mọi chương trình đều mang lại thành quả về tri thức. Tuy nhiên khó lòng mà biết được các hiệu quả này kéo dài được bao lâu. Các đánh giá về chương trình của Head Start (khởi đầu thuận lợi), một tổ chức mẫu giáo của Hoa Kỳ chẳng hạn, cho thấy rằng các sự khác biệthiển nhiên về chỉ số thông minh (IQ) giữa những đứa trẻ tham gia chương trình và những đứa trẻ không đi mẫu giáo giảm dần với thời gian. Dù lợi ích giáo dục của mầm non có thế nào đi nữa, thì cũng không có gì thay thế được một môi trường yêu thương đầy chăm sóc như gia đình.

Những nhóm giữ trẻ nhiều khi nhận giữ các trẻ từ hai tuổi rưỡi trở lên. Những nhóm này đem lại cơ hội cho trẻ giao tiếp với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi và giúp cho trẻ phát triển những kỹ năng giao lưuban đầu, nhưng trong một không khí không chính quy như nhà trẻ.

Lớp mẫu giáo có được một số lợi ích. Con bạn có thể phát huy mạnh hơn ý thức tự tin và vì thế cháu sẽ tự chủ hơn cũng như học cách chia sẻ, quan tâm đến nhu cầu của người khác và biết chờ đợi đến phiên mình. Kỹ năng của con bạn trong việc dự trù và hợp tác với người khác sẽ hoàn thiện hơn thông qua trò chơi tưởng tượng và chơi cùng nhóm bạn.

Các trò chơi ở lớp mẫu giáo làm tăng lên các phương cách suy nghĩ đa dạng của con bạn – nghĩa là theo tính cách tưởng tượng, suy đoán và sáng tạo. Đó là những đặc điểm nhiều khi thấy ở những đứa trẻ thông minh và sáng tạo. Một vài lớp mẫu giáo được dạy dỗ theo phương pháp nhằm giúp những đứa trẻ thiệt thòi tạo dựng lòng tin. Những trẻ dự những trường lớp này cuối cùng ít có khả năng phải ở lại lớp hơn những bé cùng tuổi mà không được đi mẫu giáo, ít cần tới giáo dục đặc biệt, ít có khả năng biểu hiện hành vi phạm pháp khi đến tuổi thiếu niên.

ĐI VÀO NỀ NẾP

Bạn có thể giúp con bạn thích nghi với nhà trẻ bằng cách đưa cháu đến tham quan lớp học một hay hai lần trước ngày học. Bạn hãy khuyến khích cháu chơi với những đứa trẻ khác, và ngồi vào một trong những bàn trong lớp học hoặc làm quen với một vài trang thiết bị trong lớp học. Tuy nhiên, bạn không nên thúc giục cháu giao lưu với trẻ khác nếu thoạt tiên cháu không thiết tha với chuyện này. Một số trẻ em tự nhiên có tính thích giao tiếp hơn những đứa khác, và cháu sẽ tự điều chỉnh mình vào thời điểm thích hợp. Mục đích là làm cho các lần thăm viếng của cháu càng thích thú càng tốt. Nếu bạn nhấn mạnh tất cả những điều không thích cháu sẽ làm ở trường, lòng mong đợi hăm hở chóng được đi học sẽ mạnh hơn là nỗi lolắng vìxa mẹ. Trường hợp cháu thấy khó thích nghi, đa số các nhà trẻ sẽ cho bạn ở lại với cháu ngày đầu tiên, và trong những ngày kế tiếp thì khoảng thời gian mà bạn ở lại với cháu sẽ giảm dần dần. Bạn hãy bảo đảm chính bạn tới đón cháu trong tuần lễ đầu, khi cháu còn cảm giác không an tâm. Một khi cháu đã tin chắc được rằng mình không bị bỏ rơi, bạn có thể tùy ý sắp xếp việc đưa đón cháu.

Nhân cách, độ chín chắn, vị trí trong gia đình và sự sốt sắng rời khỏi nhà của cháu, tất cả những yếu tố đó sẽ ảnh hưởng đến cách cháu đi vào nề nếp mẫu giáo. Phần nhiều so với các bé gái cùng tuổi, các bé trai thường hay khóc hơn khi mẹ gửi nhà trẻ lần đầu, và các cháu có khuynh hướng khóc khi bị trái ý hay tức giận với cô giáo hay các bạn cùng học. Mặt khác, con bạn có thể thích được ở cùng với trẻ khác cũng như làm bất cứ việc gì khác ở lớp mẫu giáo. Không hiếm gặp cảnh hai cậu bé hay cô bé chạy lại với nhau khi gặp nhau ở trường.

Mặc dù hiện nay con bạn đang đi nhà trẻ, điều này không có nghĩa là vai trò của bạn trong việc giáo dục cháu đã chấm dứt. Hãy hỏi cháu đã làm gì ở nhà trẻ và chơi với ai. Bằng cách cho cháu kể về những gì đã trải qua ở trường, bạn hãy củng cố cho cháu những từ mới học và các kỹ năng cháu tiếp thu được ở trường. Bạn có thể giúp cháu cải thiện cách sử dụng ngôn ngữ bằng cách lặp lại những điều cháu nói theo cách đúng nhất, chứ không phải bằng cách sửa sai trực tiếp. Con bạn sẽ không ngừng tìm hiểu thông tin mới và luôn luôn phải tìm cách trả lời những câu hỏi của cháu một cách trung thực. Nếu bạn không biết được câu trả lời, cách tốt nhất là gợi ý cả hai mẹ con cùng tìm giải đáp cho một cuốn sách, hay hỏi xem bố có biết không, hơn là chỉ tìm cách trả lời qua loa cháu cho xong.

TRẺ EMXỬ SỰ RA SAO Ở NHÀ TRẺ

Thông thường, con trai có khuynh hướng hay chơi đùa ngoài sân trường trong khi các bé gái thích bàn về việc kết bạn, nhìn nhận ai có cái gì giống ai, ngắm nghía quần áo của nhau…

Ở các lớp mẫu giáo, người ta thấy rõ thái độ ứng xử lấn át và hung hăng của các bé trai. Đối với các bé trai, trí thông minh và khả năng hoà đồng với các bạn cũng không quan trọng cho việc được nhiều bạn ưa thích ở lớp mẫu giáo chẳng kém gì vóc người hay năng lực thể chất. Đánh bạn là hình thức thông thường của tính lấn át trong các trẻ trong trường mẫu giáo. Một số bé gái cũng đánh bạn, xong kiểu cư xử này thường gặp ở bé trai hơn. Các bé trai mất nhiều thời gian hơn để được giáo dục khuyên bảo về việc không nên đánh bạn, cũng như “tấn công” bạn gái vô cớ, cho dù chỉ “tấn công” nhẹ. Chẳng hạn như một vài bé trai thường xô ngã, giật tóc, hoặc có cử chỉ đe doạ các bé gái.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý