Chứng dị ứng ở trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Chứng dị ứng ở trẻ

18/04/2015 10:40 AM
315
 

Dị ứng là một sự đáp ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với một hoá chất hay một chất chuyên biệt. Hình thức thông thường nhất là chứng sốt mùa hè (hay sốt cỏ khô) - một tình huống dị ứng với phấn hoa, tuy nhiên trẻ con có thể bị dị ứng với nhiều thứ, từ thức ăn và cây cỏ cho tới ánh sáng và thuốc men.

MỀ ĐAY

Là mộtchứng da phát ban dưới hình thức những mảng da đỏ ở giữa trắng, nổi dầy lên. Chứng nổi mày đay thông thường nhất là do chạm phải cây tầm ma, nhưng cũng có thể là do một trường hợp dị ứng. Chất histamine (một hóa chất tìm thấy trong các tế bào toàn thân) được phóng thích ra để đáp ứng lại việc tiếp xúc với một dị ứng nguyên (một chất gây dị ứng) hoặc với cây tầm ma, và nó khiến cho chất lỏng từ các mạch máu rò rỉ vào da, dẫn tới vết sưng điển hình trên da. Các em bé sơ sinh đôi khi cũng bị phát ban nổi mày đay.

Triệu chứng

Da hết sức ngứa ngáy và có những vết trắng nổi dầy lên, xung quanh ửng đỏ sưng viêm. Các vết sưng thường nhỏ và tròn hoặc có khi là những mảng da lớn hình thù không đều đặn. Chứng phát ban này thường xuất hiện trên các chi và thân mặc dù nó có khả năng xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác trên cơ thể. Mày đay có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, biến mất và sau đó tái xuất hiện ở một vị trí khác. Có thể có sưng mặt đi kèm, nếu thấy thì phải đưa đi khám bác sĩ không chậm trễ. Thỉnh thoảng mày đay có thể lan tới miệng, lưỡi và họng và gây nên khó thở (quá mẫn cảm anaphylaxis). Trường hợp này bao giờ cũng phải xử lý như một trường hợp cứu chữa khẩn cấp.

Cách chữa trị

Hãy thoa nước xức calamine lên da trẻ hoặc cho cháu ngâm mình trong nước mát. Bác sĩ có thể kê toan viên nén kháng histamin. Trong trường hợp trước đây trẻ đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn hãy luôn luôn cất giữ một ống chích nạp trước adrenalin để phòng hờ.

SỔ MŨI MÙA

Khi tiếp xúc với một yếu tố gây dị ứng (thường là phấn hoa) các niêm mạc mũi trở nên sưng tấy và đứa trẻ trải qua các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Căn bệnh thường xuất hiện vào các tháng mùa xuân và mùa hạ, khi có nhiều phấn hoa trong không khí. Bệnh sổ mũi mùa tương đối hiếm thấy ở trẻ dưới 5 tuổi, nó có khuynh hướng di truyền, và có thể tự động biến mất.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh sổ mũi mùa gồm có hắt hơ, sổ mũi và mắt đỏ, ngứa và chảy nước mắt. Bệnh sổ mũi mùa khác với trường hợp cảm lạnh thông thường ở chỗ bệnh này xuất hiện theo mùa và không kèm theo sốt.

Cách chữa trị

Trong khi không thể ngăn cản trẻ tránh tiếp xúc hoàn toàn với phấn hoa mỗi ngày và ngăn không cho cháu ra ngoài chơi khi lượng phấn hoa tăng cao.

Thuốc kháng histamin nhiều khi giúp cho các triệu chứng thuyên giảm. Bác sĩ cũng có thể sắp xếp cho làm các thử nghiệm da để nhận biết loại phấn hoa nào đã gây nên các triệu chứng ở trẻ và có thể kê toan một đợt chích giải mẫn cảm hay một thuốc steroid xịt mũi nếu các triệu chứng tỏ ra nghiêm trọng.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG MÃN TÍNH

Bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính giống như bệnh sổ mũi mùa, nhưng nó xuất hiện quanh năm. Bệnh khởi đầu giống như bệnh sổ mũi mùa nhưng nguyên nhân thường là do các con mạt trong bụi nhà hơn là phấn hoa gây nên. Nguyên nhân khác là lông vũ và lông chó mèo.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mạn tính cũng giống như triệu chứng sổ mũi mùa. Có sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi và mắt. Việc chẩn đoán được xác nhận bằng các thử nghiệm trên da.

Cách chữa trị

Cách chữa trị hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Bạn có thể phải “tống khứ” một con chó (hay mèo) ưa thích ra khỏi nhà, hoặc thay đổi giường, nệm, hay hút bụi nhà thường xuyên.

Thuốc kháng histamin và các thuốc khác có thể giúp ngăn các triệu chứng xuất hiện. Các thuốc steroid nhỏ mũi, cho theo liều rất nhỏ, an toàn, nhiều khi làm bệnh thuyên giảm mau.

NHẠY CẢM VỚI ÁNH SÁNG

Căn bệnh này là một tình trạng dị ứng với ánh sáng, hoặc đúng hơn là với một số “bước sóng nào đó” trong quang phổ ánh sáng. Một hình thức rất hiếm gặp của kiểu dị ứng này có tính di truyền, nhưng thông thường hơn, tính nhạy cảm với ánh sáng là do nuốt phải một chất “bắt sáng” hay do bôi chất đó lên da. Thí dụ những chất như vậy là một số thuốc men, phẩm màu, hoá chất hay cây cỏ.

Triệu chứng

Tính nhạy cảm với ánh sáng thường lộ ra dưới dạng một tình trạng phát ban, dễ phân biệt được vì có một đường phân ranh giới rõ ràng giữa vùng da đã bị phơi ra nắng với vùng da có quần áo che đayj.

Cách chữa trị

Cần phải tránh chất “bắt sáng” hoặc ánh sáng cho đến khi chỗ phát ban lặn hẳn. Một đứa trẻ nhạy cảm với ánh sáng phải ăn bận che kín da và thoa kem chống nắng an toàn.

BỊ BỌ CHÉT ĐỐT

Trẻ con nhiều khi bị bọ chét đốt, sinh ra dị ứng với nốt đốt này, và sau đó phát ra một cụm nổi mẩn giống như vừa bị đốt. Những nốt đó trông sẽ tưởng lầm là bị nhiều nốt đốt, một hiện tượng phát ban dị ứng thường rất ngứa và sẽ lặn đi trong vòng 10-14 ngày.

Cách chữa trị

Mèo hay chó nuôi trong nhà sẽ phải được xịt thuốc trừ bọ chét. Bạn cũng sẽ phải xịt bất cứ tẩm thảm hay đồ đạc nào bọc vải mềm, đó có thểlà nơi trứng bọ chét sinh sôi nảy nở. Bác sĩ có thể kê toa một thuốc kháng histamin để cho trẻ bớt ngứa, bớt gãi.

THUỐC MEN

Tình huống dị ứng thông thường nhất với thuốc men là dị ứng với penicillin hay bất cứ thuốc nào dẫn xuất từ penicillin. Một khi đã được chẩn đoán, trẻ sẽ phải đeo ở tay hay cổ một tấm thẻ xác định cháu bị dị ứng với penicillin để người ta đừng bao giờ cho cháu thuốc này nữa. Tuy nhiên bất cứ loại thuốc nào vào bất cứ lúc nào cũng có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt là nếu có một tiền sử gia đình bị dị ứng, eczema và hen, suyễn. Hình thức tệ hại nhất của tình trạng dị ứng với thuốc men là hiện tượng quá mẫn (anaphylaxis). Khi đó, huyết áp trẻ tụt xuống, lưỡi và họng có thể sưng lên; tình trạng này đòi hỏi phải được chữa trị khẩn cấp.

Triệu chứng

Một chứng phát ban xuất hiện tới cả 10 ngày sau khi tiếp xúc với thuốc, có thể là đi kèm với mặt và lưỡi sưng. Những khó khăn trong hô hấp, ói mửa và tiêu cháy cần phải đưa đi bác sĩ ngay.

Cách chữa trị

Đối vớinhững trường hợp bị dị ứng nhẹ, dùng thuốc kháng histamin thường là đủ rồi. Một khi đã nhận biết được thuốc nào gây dị ứng cho trẻ, thì phải tránh thuốc đó suốt đời.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
be duoc hon hai thang tuoi,da mat be bi noi hot do va san da, xin hoi be bi benh gi?cach chua tri nhu the nao?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bé nhà mình đang bị ho,dùng liều 2.5ml ,Bé 8 tháng.Hôm qua đi khám bác sĩ kê đơn 10ml /1 lần ( mình cho uông prospan trước đó).Bác sĩ cho uosng kèm cả Aquadetrim Vitamin D3,ngày 2laafn ,mỗi lầm 1 giọt,Sáng nay cho uosng 7.5ml Prospan,và 1 giọt Aqua thế mà bị mẩn lốt như nốt ruồi son ý,chìm dưới da,mình đang lo k biết có làm sao k?ai cho mình lời khuyên với!
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
con em duoc 2 tuoi noi mun do len khap co the ma luc noi len ruj mat do nhu vet con trung can . xin giai dap gium em
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào bạn! Trước tiên hãy mang bé đến các cơ sở khám để điều trị thuốc nhé.chứ ở nhà đoán già đoán non khổ bé lắm.dị ứng cũng có nhiều dạng bạn à
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý