Bệnh vùng bao tử và ổ bụng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh vùng bao tử và ổ bụng

18/04/2015 10:40 AM
196
 

Trẻ em hiếm khi những căn bệnh gây đau bụng như sỏi mật hay loét bao gử - mà người lớn vẫn thường mắc phải. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có khả năng là rất nghiêm trọng nên bạn phải gọi ngay bác sĩ nếu một đứa trẻ đau bụng quằn quại, hoặc nếu chứng đau đi kèm với sốt, tiêu chảy hayói mửa.

Bất cứ tình huống căng thẳng nào trong nhà, giữa bố, mẹ, anh, em hay ở trường cũng có thể khiến cho một đứa trẻ cảm thấy buồn nôn, ói mửa và đau bụng. Khi mọi nguyên nhân khác đã được loại trừ, thì phải xét đến tình trạng căng thẳng (stress). Bạn nên xin ý kiến bác sĩ.

ĐAU BỤNG ĐÊM

Các bé sơ sinh thường hay khóc dai dẳng về chiều và rất khó dỗ nín. Kiểu khóc này thường xuất hiện trong bốn tháng đầu, rồi tự nhiên biến mất không cần chữa trị gì cả. Người ta cho chứng đau bụng này là do bé bị các cơn co thắt ruột, mặc dù không có chứng cớ gì về điều này và vẫn chưa ai biết nguyên nhân của nó. Chứng bệnh này vô hại, chỉ làm cho bố mẹ bé lo lắng và gâycăng thẳng thôi.

Triệu chứng

Em bé phát triển bình thường và rất khoẻ mạnh, về chiều sẽ có những cơn khóc ré lên và co chân lên bụng.

Cách chữa trị

Chẳng cần thuốc men gì cả. Cố gắng dỗ nín bé bằng bất cứ hoạt động nhịp nhàng nào như đu đưa, lắc lư, cho lên xe đi chơi một vòng, hay đặt nằm sấp trên đùi bạn trong khi bạn vỗ lưng cháu nhịp nhàng. Nhiều khi không có cách nào để dỗ nín được một em bé bị đau bụng, nhưng bản thân bạn hãy cố gắng bình tĩnh. Vì cơn đau bụng nhiều khi xuất hiện hàng ngày vào đúng một giờ nào đó, điển hình là vào buổi tối, thể cho nên bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc trong bạn để giảm thiểu sự căng thằng vào lúc đó.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT

Tình trạng viêm bao tử và ruột, thường do vi khuẩn hay siêu vi trong thức ăn bị ô nhiễm, làm cho bị tiêu chay và ói mửa; đau là một triệu chứng nhẹ hơn. Có nhiều dạng viêm dạ dày ruột không do nhiễm trùng, mà gây nên bởi tình trạng bất dung thức ăn, ăn phải thức ăn nhiều gia vị và thuốc kháng sinh. Chứng bệnh này hết sức thông thường và khá nhẹ, hiếm khi nào kéo dài quá ba ngày và đứa trẻ hồi phục không cần chữa trị đặc biệt gì ngoài việc bù nước và muối khoáng. Tuy nhiên, với các em bé còn nhỏ có thể nguy hiểm vì tình trạng mất nước, và nếu cháu ói mửa hay bị tiêu chảy kéo dài quá ba tiếng, bạn phải đưa bé đi bác sĩ ngay không chậm trễ.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên là nôn ọc ra những gì ăn vào, tiếp theo là ói mửa và có khả năng kèm tiêu chảy. Em bé có thểtrở nên bị mất nước, trong trường hợp này thóp ở đỉnh đầu vùng “mỏ ác” sẽ lõm xuống và miệng em bé sẽ rất khô.

Cách chữa trị

Các ca nhẹ có thể được bác sĩ chữa trị ở nhà, tuy nhiên, nếu tiếp tục ói mửa và tiêu chảy, em bé phải được chữa trị trong bệnh viện, ở đây em bé sẽ được truyền dịch qua đường đường tĩnh mạch.

LỒNG RUỘT

Là chứng bệnh hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân thường xảy ra ở các em bé sơ sinh. Trong bệnh này, các đoạn ruột tự lồng vào nhau hình thành một ống (lồng) bên trong một ống, thường gây tức ruột là một biến chứng rất nghiêm trọng. Lồng ruột thường gặp nhất ở nơi ruột già tiếp nối với ruột non.

Triệu chứng

Em bé có thể thét lên từng hồi và co chân lên. Có thể ói mửa và tiêu chảy và cháu có thể đi tiêu ra máu và chất nhớt. Bụng cháu có thể chướng lên và cháu có thể bị mất nước. Chứng bệnh này có thể biến chứng thành đứt ruột và viêm phúc mạc (viêm màng bụng) nếu để nguyên không chữa trị.

Cách chữa trị

Bơm không khí vàoruột có thể làm cho chứng lồng ruột được tháo gỡ ra. Trong trường hợp làm như vậy vẫn không được, thì phẫu thuật sẽ được thực hiện và thường là thành công. Trong những trường hợp làm như vậy vẫn không được, thì phẫu thuật sẽ đượcthực hiện và thường là thành công. Trong những trường hợp nặng, người ta có thể phải cắt bỏ đi một khúc ruột.

VIÊM RUỘT THỪA (DƯ)

Viêm ruột dư, là viêm một túi nhỏ giống như ngón tay ở chỗ nối liền manh tràng và tuột hồi (hồi trường), là một nguyên nhân đau bụng thường gặp. Nguyên nhân của viêm ruột dư không được biết rõ, song có thể do tình trạng tắc nghẽn bởi những mẩu phân nhỏ, hoặc đôi khi là do giun kim. Ruột dư trở nên viêm tấy, sưng và bị nhiễm trùng. Viêm ruột dư không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, miễn là được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu lầm lẫn triệu chứng của nó với một chứng bệnh nào khác như chứng táo bón chẳng hạn và có bất cứ sự chậm trễ nào trong việc chữa trị, ruột dư có thể bể vỡvà một áp-xe ruột dư hay thậm chí một tình trạng viêm phúc mạc (viêm màng bụng) có thể do đó mà xuất hiện.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên là đau xung quanh rốn, chứng đau này sau một vài giờ chuyển xuống phía dưới ổ bụng, bên phải, ở đây nó trở nên đau dữ dội. Trẻ có thể bị sốt nhẹ và không chịu ăn. Lưỡi có thể phủ bợn trắng và có thể bị ói mửa, tiêu chảy hay táo bón.

Cách chữa trị

Hãy đưa trẻ đi bác sĩ ngay. Ruột dư phải được cắt bỏ trước khi bị bể. Nếu việc này không được thực hiện kịp thời, ruột dư sẽ bể ra và gây nên áp-xe bên trong ổ bụng. Áp-xe phải được dẫn lưu và cắt bỏ ruột dư sau khi điều trị bằng những liều lớn thuốc kháng sinh.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý