Vấn đề an toàn cho trẻ

seminoon seminoon @seminoon

Vấn đề an toàn cho trẻ

18/04/2015 10:40 AM
148

Nhiều vật dụng trong nhà nhìn bên ngoài có vẻ vô hại lại nguy hiểm đối với trẻ con. Mỗi năm, một số lớn trẻ em phải nhập viện vì té qua cửa sổ, bị phỏng vì bếp lò hay nước sôi, nghẹt thở vì nuốt phải đồ vật, hay nuốt phải hoá chất gia dụng. Trẻ con vốn có bản tính là hay phiêu lưu và tò mò, và ta thường đánh giá quá thấp các nguy hiểm đối với cháu khi chau khám phá ra môi trường xung quanh, ngay cả khi ta đã biết cháu đang phát triển tính năng động và khả năng vận dụng binf tay của mình.

NGÃ, TÉ

Các nguyên nhân tai nạn do té, ngã thay đổi tùy theo tuổi của đứa trẻ. Các em bé dưới 1 tuổi có khả năng nhiều nhất là té từ một chiếc xe đẩy, hay từ một mặt phẳng cao bên trên mặt sànnhư mặt bàn chẳng hạn, trong khinhững trẻ từ 1 đến 4 tuổi thường hay bị là té cầu thang, té từ cửa sổ. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơbị té bằng cách giám sát cẩn thận và đừng bao giờ để em bé trên một mặt phẳng trên cao mà không có ai trông coi, bằng cách thực hiện một số sửa đổi trong nhà, như gắn chốt cửa sổ và lắp đặt cửa an toàn trên cầu thang. Hãy kiểm tra các rào chắn trên ban công và các thanh lan can không được cách nhau quá 10 cm nếu không trẻ có thể chui lọt qua hay chui đầu qua mà mắc kẹt giữa hai chắn song. Nếu chưa có bộ dây cương để cột trẻ vào chiếc ghế vao ngồi ăn hay vào xe đẩy, bạn cần sắm lấy một bộ. Những bộ dây cương thích hợp cho trẻ hiện có bán tại các cửa hàng bách hoá và các tiệm chuyên bán đồ cho trẻ con. Bạn hãy tìm lấy một bộ dễ cột, dễ điều chỉnh cho bé.

CỬA SỔ VÀ CỬA RA VÀO

Các kiểu tai nạn liên quan đến cửa sổ và cửa ra vào thường là té lọt ra ngoài cửa sổ đang mở, bị đứt tay đứt chân vì mảnh thuỷ tinh cửa bể, và bị kẹt chân, tay, ngón tay khi đóng cửa. Loại kính (thuỷ tinh) thường được sử dụng cho cửa ra vào và cửa sổ đặc biệt nguy hiểm khi bị bể thành những mảnh dài và sắc bén. Các loại kính an toàn ít có khả năng bị bể và lỡ nó bể cũng không bể thành những miếng sắc bén. Kính từng phiến sẽ còn nguyên một miếng khi bị bể, và kính gia cố sẽ vỡ tan ra thành miếng tròn nhỏ. Một sự lựa chọn ít tốn kém hơn là sử dụng phim an toàn nhưngphim này chỉ có thể dùng trên kính không có hoa văn nào, hoàn toàn phẳng lì và một khi dán phim vào rồi, thì không thể gỡ ra được.

Để tránh cho trẻ khỏi lọt ra cửa sổ, bạn có thể gắn chốt cửa sổ chỉ cho phép cửa mở ra được 10 cm thôi. Nếu làm như vậy, bạn sẽ cần tính sao để có thể có lối thoát ra bằng cửa sổ trong trường hợp cần cấp cứu - bạn nên cân nhắc hoặc chỉ gắn keo vào một phần của khung cửa sổ.

ĐỀ PHÒNG HOẢ HOẠN

Cháy nhà có thể gây tử vong nếu nạn nhân hít phải khói và khí độc. Cũng may là có nhiều cách để giảm thiểu khả năng hoả hoạn và làm giảm bớt thiệt hại do hoả hoạn gây nên.

Đừng hút thuốc trong nhà

Đừng bao giờ để chảo có dầu mỡ nóng mà không có ai trông

Hãy cất giữ những chất lỏng dễ bắt lửa, khoá kỹ và để ở xa nhà bếp.

Hãy sử dụng bình chữa lửa với bất cứ ngọn lửa nào - ở ngoàitrời cũng như ở trong nhà bếp.

Cất giữ diêm quẹt xa tầm tay trẻ

Mua đồ đạc không dễ bắt cháy

Thay thế hàng năm các bình chữa lửa

Giữ một bình chữa lửa xịt bột khô và một tầm mền dập lửa trong bếp

Gắn thiết bị báo động có khói và kiểm tra thường xuyên xem pin có còn chạy không

Dập tắt một chảo bùng cháy với một tấm mền chữa cháy, một tấm vải ướt hay mộtnắp xoong.

CÁC CHỨNG BỎNG (PHỎNG)

Các vết phỏng xuất hiện khi một đứa trẻ tiếp xúc với nước sôi hay nguồn nhiệt quá cao (bàn là, bếp còn nóng, …). Phỏng thường là ở mặt, cổ, ngực và cánh tay. Khi đứa trẻ lớn lên, và khả năng phối hợp bàn tay con mắt tốt hơn, nó có thể sẽ kéo chảo, chén và ấm đun nước từ mặt bằng cao xuống. Một nguyên nhân gây phỏng khác là đặt một em bé vào nước (tắm) quá nóng, hoặc bỏ cháu không có ai trông coi phòng tắm ở đó có một bồn tắm hay một lavabô đầy nước nóng. Một đứa trẻ có thể bị phỏng với ít nước hơn, ở nhiệt độ thấp hơn, so với người trưởng thành.

Một cách tốt để tránh bị phỏng là điều chỉnh bộ phận điều nhiệt nước nóng xuống mức vừa phải (khoảng 540C). Ở nhiệt độ này vết phỏng chỉ bắt đầu xuất hiện sau nhiều phút tiếp xúc thôi. Khi nước bồn tắm cho trẻ, hãy vặn nước lạnh vào trước, rồi mới thêm nước nóng vào sau; đừng bao giơ bỏ một đứa trẻ nhỏ không có ai trông coi một mình trong phòng tắm.

Trong bếp có thể phòng tránh việc trẻ kéo đồ từ trên mặt bếp cao xuống bằng cách đừng bao giờ để dây điện lòng thòng xuống. Cố gắng mua những sợi dây cuốn dạng lò xo cho ấm đun nước hay bàn ủi (bàn là) và sử dụng móc để phòng tránh dây vướng lòng thòng. Sau khi đã dùng xong chén, ấm đun nước, hay xoong chảo đầy nước hay dầu nóng, hãy cất ở chỗ trẻ không thể với tới được. Hãy gắn một cái khung chắn cho lộ bếp, và khi đứng nấu ăn tại lò, hãy luôn luôn quay cán xoong chảo vào trong.

AN TOÀN VỀ ĐIỆN

Hãy cho trẻ có nhận thức về những mối nguy hiểm điện giật và che những ổ cắm điện nào không dùng tới bằng đồ đạc nặng (kê tủ che khuất) hoặc bằng nắp đạy ổ cắm. Đó là những ổ cắm giả làm bằng nhựa để đề phòng trẻ thọc ngón tay hay đồ vật vào ổ điện. Tránh những nắp đậy ổ cắm màu sắc vui tươi vì chỉ càng thu hút sự chú ý của trẻ.

CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

Trẻ con từ 1 đến 3 tuổi dễ bị ngộ độc vì chúng đã học được cách leo trèo và mở tủ búp phê. Những chất độc gia dụng thường gặp là thuốc tẩy, vajpơlin (paraffin), thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, các dược phẩm như thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần, thuốc giảm đau như aspirin và paracetamol. Cũng may là trên 500 sự cố ngộ độc ngẫu nhiên thì chỉ có 1 hậu quả rất nghiêm trọng thôi.

Ngộ độc phần lớn là có thể phòng tránh được. Bạn phải cất giữ mọi thuốc men và hoá chất gia dụng ở nơi cao, ngoài tầm với của trẻ, hay tốt hơn cả là trong tủ được thuốc riêng và khoá lại. Khisử dụng chúng, hãy trông chừng trẻ trong suốt thời gian này vì đó là lúc đa số các tai nạn xảy ra. Cả thuốc được kê toan lẫn biệt dược phải được cất giữ trong chai lọ có nắp đạy để trẻ không mở được, và thuốc quá hạn hoặc không dùng tới phải đem vứt đi.

Các hoá chất gia dụng, như thuốc tẩy trắng (nước javel) chẳng hạn phải đuợc cất giữ ở nơi trẻ không với tới được, và không bao giờ được bỏ hoá chất vào những chai lọ quen thuộc hay hấp dẫn đối với trẻ em, như chai nước chanh chẳng hạn. Hãy giữ những tô thức ăn cho chó, mèo cách xa trẻ, vì đó có thể là nơi vi khuẩn ẩn náu và đừng giữ cây hay hoa có chất độc như thuỷ tiên hoa vàng và hoa iris trong nhà.

AN TOÀN TRONGNHÀ

Có một số nguyên tắc chung để áp dụng cho tất cả các phòng trong nhà nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Những quy tắc này gồm có: tránh những đường dây điện lòng thòng, những tấm thảm lùng nhùng và những đồ đạc an toàn cho trẻ con, thí dụ như tránh các loại bàn có góc nhọn chẳng hạn. Che chắn tất cả các ổ cắm điện và gắn chốt cho các cửa sổ. Hãy dạy cho con bạn ngay từ tấm bé là vật nóng như lửa và bếp lò là nguy hiểm và cháu không bao giờ được tới gần, và nên duy trì việc phòng ngừa cho tới khi ít nhất trẻ được ba tuổi. Khi đưa trẻ đến chơi nhà người khác, hãy nhìn lướt qua xem căn phòng có thể có gì là nguy hiểm với trẻ không. Nếu con bạn vào một căn nhà không có trẻ con, hãy xem có vật gì dễ vỡ ở đó không, có những đồ trang trí nặng nề mà trẻ có thể kéo không, những cửa sổ có thấp và mở ngỏ không, và có những đồ vật sắc nhọn không.

TRONG BẾP

Gắn một khung chắn cho lò bếp và luôn luôn quay các tay cầm vào phía sau lò.

Hãy giữ diêm quẹt xa tầm tay trẻ và gắn một thiết bị báo động có khói trong phòng.

Hãy điều chỉnh bộ phần điều nhiệt nước nóng xuống khoảng 540C - ở nhiệt độ này sẽ phải mất nhiều phút mới có thể gây phỏng nặng.

Hãy giữ các bao nhựa ngoài tầm tay trẻ co.

Cất giữ vật sắc và dao kéo trong một thời gian ngắn kéo gắn chốt để trẻ con không mở được.

Đừng dùng khăn trải bàn, các bé lẫm chẫm biết đi có thể kéo khăn và có thể làm rơi tất cả những gì trên bàn lên đầu mình.

Chớ để xoong chảo hay tô đựng nước nóng bừa bãi.

Nếu dầu , mỡ hay nước bị rớt xuống sàn nhà, bạn hãy lau chùi sạch đi ngay.

Hãy tắt máy giặt và máy rửa chén khi không dùng

Nếu bạn không dùng tới bàn ủi (bàn là), hãy cất cả bàn ủi lẫn chiếc bàn dùng để ủi đi. Chớ bao giờ để con bạn không có ai trông nếu cái bàn ủi đang bật nóng.

Hãy giữ tô đồ ăn của chó, mèongoài tầm với của trẻ để tránh bị nhiễm vi khuẩn

Khi trẻ đang ăn, đừng bao giờ để cháu một mình không có ai trông – cháu sẽ mắc nghẹn.

TIỀN SẢNH VÀ CẦU THANG

Hãy lắp đặt một cánh cửa an toàn ở trên đầu cầu thang và chân cầu thang.

Chớ bao giờ để vương đồ vật trên cầu thang.

Cầu thang phải được gắn thành chắn để bảo đảm an toàn.

Khoảng cách giữa các chấn song không được dưới 10 cm bề ngang, để trẻ không bị kẹt cánh tay hay cẳng chân trong đó.

Thảm trải cầu thang phải vừa khít sao cho trẻ không bị vướng chân vào đó.

Bạn hãy vá bất cứ tấm thảm nào không khít hay bị sờn trên cầu thang.

Hãy canh chừng để trẻ không chạy ra khỏi cửa chính và tự ra được ngoài đường lớn.

BUỒNG TẮM

Hãy cất giữ thuốc men trong một tủ khóa hay trên một kệ cao, và hãy vứt đi những thuôc không dùng hay thuốc cũ.

Giữ thuốc sát trùng và thuốc tẩy trắng trong bình chứa có dán nhãn, tốt hơn cả là với lắp đạy mà trẻ không mở được, và hãy luôn luôn cẩn thận những thứ này ngoài tầm tay trẻ.

Đừng bao giờđể đứa trẻ một mình với một bồn tắm đã vặn nước rồi.

Khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ, luôn luôn pha thêm nước nóng vào nước lạnh, chớ bao giờ làm ngược lại.

Hãy sử dụng những tấm lót không trơn trượt trong bồn tắm

Nhớ đạy lắp bàn cầu

PHÒNG NGỦ

Đồ chơi máng trên giường không được có dây cột dài quá 30 cm. Đứng bỏ em bé một mình khi một bên thành giường đang hạ xuống.

Đừng bỏ em bé một mình trên bàn thay tã, dù chỉ một giây.

Gắn chốt an toàn ở cửa sổ.

Tránh những loại đèn có dây điện lòng thòng

Các chấn song thành giường không được cách xa nhau quá (trên 6 cm), vì trẻ có thể mắc kẹt một phần cơ thể giữa hai thanh chấn song.

Đừng để gối trong giường em bé dưới một tuổi

Hãy lựa chọn đồ đạc có góc tròn

Đừng bật gas hay bếp điện lên khi con bạn chỉ có ở đó một mình.

PHÒNG SINH HOẠT

Khi bạn thay kính mở cửa ra vào ở hành lang, hãy lựa chọn loại kính an toàn hay kính đã được gia cố.

Sử dụng những lắp ổ cắm nhựa để ngăn trẻ thọc que vào ổ cắm điện.

Tránh những dây điện lòng thòng từ những dây đèn vàng giống như ti vi, máy cassette, và đầu máy video.

Tránh những loại cây kiểng có chất độc

Đừng để vương rượu, thuốc lá, diêm quẹt hay bật lửa đó đây

Hãy cất những vật dụng dễ bể, dễ vỡ xa tầm tay trẻ.

Đừng đặt những đồ vật nóng hay nặng lên các bàn thấp.

Mọi giá kê phải được gắn an toàn vào giường

KHU VỰC VUI CHƠI

Cất giữ đồ chơi của các trẻ lớn xa đồ chơi của trẻ nhỏ. Những đồ chơi với những bộ phận nhỏ, các bộ đồ chơi nặn tượng và những bộ thử nghiệm hoá học cũng có thể nguy hiểm với các em bé và các cháu lẫm chẫm biết đi.

Hãy cất giữ đồ chơi an toàn trong một cái hộp và đừng để đồ chơi rơi vãi trên sàn nhà

Vứt những đồ chơi bị gãy, vỡ đi

Một cái cũi là phương tiện tốt để giữ cho trẻ nhỏ được nhiều thứ có tiềm năng nguy hiểm.

Hãy bảo đảm là thành cũi có chiều cao ít nhất là 60 cm.

Cất giữ đồ chơi trong tầm với của con bạn để cháu không phảivới hay leo cao mới lấy được.

AN TOÀN NGOÀI SÂN CHƠI

Các tai nạn thường gặp nhất ở các trẻ em khi chơi là thường đứt tay hoặc đứt chân, bị bầm do té ngã khi đang chơi hay bị tổn thương do nuốt phải một bộ phận của đồ chơi hay nhét nó vào lỗ mũi. Đôi khi sự cố (hay tai nạn) xảy ra vì đứa trẻ không được trông coi, đôi khi là do đồ chơi bị gy hay kém phẩm chất, và đôi khi chỉ đơn giản là vì món đồ chơi quá rắc rối đối với đứa trẻ.

Nhiều đồ chơi có thể làm cho đứa trẻ bị thương xét theo một mặt nào đó, nhưng các bộ đồ chơi xây dựng, các xe hơi hay tàu hoả và những đồ chơi lúc lắc, và có cả bánh xe lăn gây ra đa phần các chấn thương. Ngay cả các đồ mềm cũng có thể gây ngạt và nghẹt thở cho trẻ.

AN TOÀN VỀ ĐỒ CHƠI

Hãy kiểm tra kiểu dáng và nhãn dán bên ngoài để bảo đảm là đồ chơi thích hợp với tuổi đứa trẻ. Các món đồ chơi có các bộ phận quá nhỏ không thích hợp với trẻ con dưới 36 tháng.

Kiểm tra nhãn cảnh báo về tính dễ bén lửa hoặc có bất cứ thành phần nào có độc tính.

Đứng dán hình bên trong giường em bé vì cháu có thể gỡ ra đưa hình vào miệng.

Dây của các đồ chơi để trong giường cho bé nắm kéo không được dài quá 30 cm.

Nếu em bé có thể đứng chựng được trong giường của mình, bạn hãy dời các đồ chơi khỏi thành giường đi vì cháu có thể dùng chúng như nấc thang để leo ra.

Với một đứa trẻ dưới ba tuổi, nên tránh các đồ chơi với những thành phần có thể tách ra đươnc, vì những bộ phận này có thể bị trẻ bỏ vào miệng và nuốt.

Nếu bạn có con ở độ tuổi lớn hơn, hãy cất giữ riêng đồ chơi của từng cháu.

Hãy chỉ cho trẻ cách sử dụng một món đồ chơi.

Trẻ 1-2 tuổi có thể dễ té ngã khỏi những đồ chơi đi đưa và những loại xe đẩy có bánh xe, nên bạn hãy để mắt trông chừng con bạn, đặc biệt khi cháu đang chơi trên nền cứng.

Hãy kiểm tra thường xuyên pin trong các đồ chơi chạy bằng pin. Hãy thay pin nếu pin bị chảy nước.

Cẩn thận kiểm tra để đồ chơi đừng có cạnh sắc hay có thể làm trầy da em bé.

Cất giữ an toàn các loại đồ chơi trong một hộp có nắp đóng nhẹ nhàng.

Nếu món đồ chơi bọc trong một túi bằng chất dẻo (plastic), bạn hãy mở đồ chơi ra và vứt túi nhựa đó đi.

AN TOÀN BÊN NGOÀI NHÀ

Trẻ con thích chơi ở ngoài trời vì trẻ sẽ có thể chạy nhảy tự do, bị lấm lem và được thám hiểm một môi trường khác. Mối nguy chính đi liền với chạy chơi bên ngoài là cháu có thể chạy ra khỏi vườn hay sân chơi và ra ngoài đường lộ. Cũng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu có ao nướchay hồ ở trong vườn. Bạn có thể ngăn ngừa rủi ro này bằng cách bảo đảm rằng trẻ luôn luôn chơi trong một khung cảnh có rào kín và cổng vườn được khoá chốt bằng những loại khoá trẻ con không mở được. Hãy làm ráo nước hay rào các vũng ao và rút cạn các hồ đầy nước sau khi sử dụng. Các mối nguy chính khác gồm có ăn phải cây cỏ độc, phân súc vật, và các hoá chất dùng để làm vườn.

AN TOÀN NGOÀI VƯỜN

Hãy đảm bảo là bất cứ cây cỏ độc hại nào cũng phải được lấy đi hết, và nhổ đimọi loại nấm ngay khi chúng xuất hiện.

Hãy cất giữ những dụng cụ và hoá chất làm vườn, như thuốc diệt cỏ trong khi chúng xuất hiện.

Hãy bảo đảm là những ghế ngoài vườn luôn luôn được xếp lại ngay ngắn khi không dùng tới. Các loại ghế võng, ghế dài chông chênh có thể gây chấn thương cho trẻ.

Hãy kiểm tra thường xuyên các thiết bị ở sân chơi.

Hãy đặt thiết bị để tập leo trèo trên bãi cỏ, chứ không ở những khu vực có nền lát cứng.

Hãy bảo đảm là trẻ không thể nào chạy ra khỏi vường để ra đường lộ được – hãy gắn chốt khoá để trẻ không mở được.

Nếu trong vườn cớ ao hay hồ bơi và nhà bạn có trẻ nhỏ dưới hai tuổi, bạn hãy tháo cho cạn nước hồ bơi, che kín rào lại bất cứ ao hay vũng nước nào.

Kính bị bể thì phải gắn lại ngay

Nếu trẻ đang chạy chơi, thì đừng có sử dụng cưa máy hay máy cắt cỏ. Luôn luôn cất đi những dụng cụ vận hành bằng điện sau khi sử dụng.

Hãy đậy kín những hố cát để phòng tránh chó mèo làm bậy vào đó.

Hãy che kín những mương và hố nước trong vườn và quanh nhà.

CÁC LOẠI CÂY CÓ CHẤT ĐỘC

Mặc dù ăn phải cây cỏ ngoài vường hiếm khi nào gây tử vong, những cây này có thể gây nên những triệu chứng khó chịu, từ làm rát da, miệng, họng và bao tử, đến buồn nôn và ói mửa. Hãy bảo trẻ đừng bao giờ ăn bất cứ cây cỏ hay quả mọng nào ngoài vườn và loại bỏ đi bất cứ cây cỏ nào mà bạn biết có độc. Thuỷ tiên hoa vàng, lan dạ hương, hoa iris, mao lương hoa vàng, hoa giọt tuyết, hoa đậu và câythuỷ lạp gây kích thích ống tiêu hoá, và cây đại hoàng, nhiều thức nấm, lá cà chua, cây liễu, cây nguyệt quế, cây tầm gửi và cây hoa lan chuông gây ngộ độc tổng quát.

XE HƠI VÀ AN TOÀN KHI ĐI XE

Nguyên tắc căn bảnnhất về an toàn trên xe hơi là bảo đảm trẻ phải luôn được cột vào ghế một cáchthích hợp. Ghế xoay về đằng sau là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và có thể được gắn ở đằng trước hay đằng sau xe. Nếu không có dây an toàn ở hàng ghế sau, trẻ phải được ngồi ở hàng ghế trước. Nhưng cháu khong được ngồi ở hàng ghế trước nếu ghế trước này có gắn túi hơi chống chấn thương.

Cho đến khi cháu lên 6, bạn nên sử dụng chốt khoá cửa phía sau xe, và đừng cho cháu ngả người ra ngoài cửa sổ, hay thò tay ra bên ngoài. Chớ bao giờ dời mắt khỏi con đường định quẹo cua hay khi đang nói chuyện với con bạn. Nếu cháuđang khóc hay cần bạn chú ý, trước tiên hãy dừng xe lại đã. Tai nạn có thể xảy tới cả khi xe đang đậu cũng như khi xe đang chạy. Một đứa trẻ có thẻ bị kẹt ngón tay vào cửa hay cửa sổ xe hơi lúc đang đóng cửa, hoặc xuống xe bên phía luồng xe qua lại.

GHẾ CHO EM BÉ

Cách an toàn nhất cho em bé khi di chuyển bằng xe hơi là trong một chiếc ghế dành cho em bé. Một đai an toàn không thôi không đủ cho một đứa trẻ dưới 10 tuổi, vì xương chậu của cháu chưa đủ vững chắc để bảo vệ các cơ quan trong khung xương chậu đối với áp lực của các đai, trong tình huống xảy ra tai nạn. Ghế ngồi cho em bé đuợc thiết kể cho em bé sơ sinh từ 9 tháng tuổi và có thể sử dụng ở hàng ghế trước cũng như hàng ghế sau xe hơi, mặc dù ghế này an toàn hơn một chút nếu đặt ở đằng sau, cài khoá vào một dây đai ghế thường. Như vậy có nghĩa là trong tình huống xe bị va đụng, áp lực va chạm sẽ là vào lưng em bé, chứ không phải lên các bộ phận tính vi trong khung xương chậu. Ngoài ra còn có loại ghế em bé ngó đầu ra đằng trước.

HÃY CẨN THẬN

Không được đặt em bé ở hàng ghế trước (ghế hành khách, cạnh ghế người lái) khi có gắn túi hơ. Trong tình huống này xảy ra tai nạn, túi hơi có thể căng phồng với một sức mạnh có thể gây chấn thương nghiêm trọng cho đầu em bé, thậm chí có thể gây tổn thường não.

NÔI XÁCH TAY

Mặc dù có một kiểu ghế thích hợp với em bé thì tốt hơn, nhưng cho em bé di chuyển trên một chiếc nôi xách tay ở hàng ghế sau cũng an toàn, miễn là có sử dụng đai ràng. Đai ràng phải được gắn chắc vào hàng ghế sau và chốt vào khung xe. Giữ tấm che nôi xách tay ở nguyên vị trí để cho em bé không thể nào bị văng ra ngoài nếu xảy ra tai nạn.

GHẾ NGỒI TRẺ EM

Vào tuổi lên một, em bé của bạn sẽ cần tới ghế ngồi trẻ em. Một số những kiểu ghế này được gắn với bộ cột ghế ở 4 điểm, mặc dù không tiện dụng cho tất cả các kiểu xe hơi. Có kiểu gắn chắc được vớiđai cột cho ghế người lớn, và một số kiểu có bộ cương riêng đi liền với ghế. H��y cẩn thận khi gắn chiếc ghế trẻ con theo lời chỉ dẫn của nhà sản xuất, vì một chiếc ghế gắn không chắc sẽ không thực hiện được đúng chức năng bảo vệ của nó, trong trường hợp xe bị va chạm.

Khi con bạn lớn lên không còn ngồi vừa ghế nữa- một số kiểu chỉ dùng được tới khi cháy được 6 tuổi - bạn có thể cho cháu dùngmột cái gối chêm cùng với cái dây đai của người lớn.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý