Sơ cấp cứu cho trẻ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Sơ cấp cứu cho trẻ

18/04/2015 10:40 AM
296
 

Là cha mẹ, chắc chắc các bạn sẽ không thể nào tránh được những lúc phải giải quyết các tai nạn nhỏ của con mình khi cháu dần trưởng thành. Hầu hết các tai nạn này đều không nghiêm trọng như đứt chân, đứt tay hay bầm da, thế nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị để có thể đối phó với những tai nạn trầm trọng hay trong những trường hợp khẩn cấp, phòng khi các tình huống xấu như vậy xảy ra. Tất cả các bậc cha mẹ cần phải biết các kỹ thuật sơ cứu căn bản để xử lý các tai nạn một cách nhanh chóng , có hiệu quả và trong tâm trạng thật bình tĩnh. Để thực hiện việc sơ cứu có hiệu quả, bạn cần hiểu và thực hành các kỹ thuật được mô tả chi tiết trong những trang này; ngoài ra bạn cũng cần phải có sẵn bộ dụng cụ sơ cứu tối thiểu ở nhà. Bộ dụng cụ này cần phải để nơi dễ lấy khi xảy ra trường hợp cấp cứu nhưng phải đuợc cất giữ ngoài tầm tay của con bạn.

Sơ cứu khẩn cấp

Một tai nạn nghiêm trọng bị mất nhiều máu hay những chất dịch khác trong cơ thể, có thể đẩy nạn nhân vào tình trạng bị sốc (choáng), luôn luôn là nguy hiểm. Các trường hợp cấp cứu khác gồm nghẹt thở, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng làm tắc nghẽn khí quản và hôn mê. Nếu hành động kịp thời thì có thể sẽ cứu sống được nạn nhân.

Các việc cần ưu tiên giải quyết

Đứng trước nạn nhân, cần phải biết rõ là cần phải áp dụng những biện pháp nào để ứng phó với tình hình. Hãy nói ai đó gọi điện thoại cấp cứungay trong khi bạn thực hiện thao tác cứu chữa đầu tiên. Nếu không có ai bên cạnh hỗ trợ, cần phải thực hiện ngay các bước cấp cứu trước khi gọi điện thoại cấp cứu.

Trẻ bị nạn có trong trường hợp nguy hiểm không?

Nếu có thể, hãy giúp trẻ thoát khỏi hiểm nguy. Đừng di chuyển nếu nghi trẻ bị gãy xương.

Trẻ có tỉnh táo không?

Lay nhẹ vai của cháu và liên tục gọi tên cháu để biết cháu có tỉnh hay không?

Trẻ có bị nghẹt thở không?

Hãy khai thông đường thở của cháu bằng cách đỡ cằm cháu lên và ngả đầu cháu về phía sau. Kế tiếp loại bỏ tất cả những gì cản trở đường thở của cháu.

Trẻ có thở không?

Hãy nghiêng người ghé sát tai mình vào miệng cháu để nghe hơi thở của cháu và cảm nhận điều này bằng làn hơi thở vào má của bạn. Hãy nhìn ngực cháu để xem có phập phồng không. Sau 5 giây, nếu không nhận thấy có dấu hiệu nào cho biết cháu đang thở, hãy dùng miệng để hô hấp nhân tạo cho cháu 5 lần.

Có bắt mạch được không?

Kiểm tra mạch ở cánh tay và cổ của trẻ, hoặc đặt tay lên ngực trẻ và đếm nhịp đập của tim. Mạch bình thường của em bé sẽ có nhịp đập trung bình 120 nhịp/phút; với các cháu lớn hơn con số này sẽ ít hơn. Nếu mạch cháu không nhảy hoặc nhảy dưới 60 nhịp/ phút, hãy áp dụng phương pháp CPR-xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo trong một phút, gọi xe cấp cứu và rồi tiếp tục tiến hành CPR.

Gọi xe cấp cứu

Nếu trẻ thở khó khăn hoặc bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc nhờ một người gọi dùm. Cố gắng đừng để trẻ ở một mình, không người bên cạnh và chuẩn bị tiến hành hô hấp nhân tạo cho cháu cho đến khi được giới chuyên môn giúp đỡ.

Làm cho tỉnh lại

Để các cơ quan hệ trọng như não bộ duy trì chức năng, chúng cần được liên tục cung cấp dưỡng khí (ôxy). Nếu bất kỳ sự ngưng trệ nào xảy ra trong quá trình cung cấp ôxy cho tế bào và mô của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng bất tỉnh. Không khí cần được đưa vào để cung cấp ôxy cho máu, và máu có ôxy này phải được tim bơm đi khắp cơ thể. Nếu não bộ không được cung cấp ôxy trong hơn 3 phút, nó sẽ ngừng hoạt động. Nếu tim ngừng hoạt động, tử vong là điều chắc chắn sẽ xảyra nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.

Động tác làm hồi tỉnh thực sự rất cần thiết khivì bất cứ lý do gì, trẻ đã ngưng thở hoặc nếu mạch của trẻ không nhảy nữa.

Bị điện giật

Trẻ em có thể bị điện giật vì nhiều nguyên nhân: dây điện bị hở, thọc tay vào các ổ cắm, các thiết bị điện. Điều quan trọng là luôn phải cảnh giác trẻ về các mối nguy hiểm gây ra từ điện ngay từ khitrẻ còn nhỏ và nhấn mạnh đến mối tương quan nguy hiểm giữa nước và điện. Hãy thay các dây điện cũ bị trầy sướt và che kín các ổ cắm điện khi không sử dụng.

Triệu chứng

Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị bất tỉnh và tim có thể ngừng đập. Trường hợp nhẹ hơn, trẻ có thể bị phỏng nhẹ.

Việc cần làm

Trước khi đến cứu giúp trẻ, phải cách ly sự tiếp xúc giữa trẻ với nguồn điện gây tai hoạ hoặc bằng cách cúp cầu dao chính với nguồn điện từ bên ngoài, hoặc rút dây khỏi nguồn điện. Nếu phải dùng tay để tách trẻ ra khỏi nguồn điện, trước hết phải thực hiện điều này trong sự an toàn: đẩy trẻ ra khỏi nguồn điện bằng các đồ vật không dẫn điện như gỗhoặc nhựa và nhớ đứng trên một vật cách điện (đứng trên tấm gỗ hoặc thảm). Khi quá gấp gáp và không còn lựa chọn lựa nào khác, thì cũng chỉ nên nắm lấy quần/áo của trẻ để kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Tuy nhiên phải hiều rằng cách này có thể rất nguy hiểm vì nếu chạm vào da thịt trẻ hoặc nếu quần áo trẻ bị ướt thì chính người cấp cứu cùng sẽ bị điện giật. Một khi tách được trẻ ra khỏi nguồn điện, hãy xem trẻ có bị phỏng không. Nếu các vết phỏng trầm trọng hoặc nếu trẻ bị bất tỉnh, hãy gọi xe cấp cứu đến ngay. Trong thời gian đó, hãy điều trị các vết phỏng bằng cách đổ nước lạnh vào đó và đắp gạc vô trùng lên trên vết thương. Theo dõi tình trạng của trẻ một cách chặt chẽ, nếu trẻ có biểu hiện bị choáng, có thể phải giúp cho trẻ được tỉnh táo. Nếu trẻ bất tỉnh nhưng hãy còn thở, hãy đặt vào vị trí hồi phục.

Bị ngộ độc

Trẻ em thườn bị ngộ độc do các chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ, một số thảo mộc và nấm. Nên cất giữ các loại thuốc và hoá chất trong chính bao bì của chúng, không nên để chúng trong các chai, lọ khác mà không ghi chú hay dán nhãn ở bên ngoài, và cất chúng ở chỗ có khoá kỹ lưỡng. Luôn luôn gọi điện thoại cấp cứu khi nghi ngờ xảy ra trường hợp ngộ độc.

Triệu chứng

Hoá chất có tính ăn mòn thường gây ra vết phỏng quanh miệng và thường làm cho trẻ cảm thấy sôi bụng và buồn nôn hoặc đi tiêu chảy. Với những loại hoá chất cực độc, trẻ cóthể hôn mê và có thể bị co giật. Nhớ giữ lại và đưa cho bác sĩnhững thứ tìm thấy được gần bên trẻ, có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc như các loại trái cây, thuốc viên hoặc chai đựng hoá chất dùng trong nhà.

Việc cần làm

Hãy cố nhận diện loại chất độc đã gây tai nạn cho trẻ. Gọi điện thoại cấp cứu. Nếu có thể, trình bày cho bác sĩ biết về liều lượng và thời gian xảy ra việc ngộ độc. Giữ lại một mẩu chất độc để đưacho bác sĩ xe.

Nếu nghi ngờ hoặc biết rõ trẻ đã nuốt phải chất độc, đừng cố bắt trẻ nôn ra. Nếu hoá chất được đưa vào từ đường miệng thì khi nôn tháo ra nó có thể gây thương tổn nhiều như khi đã nuốt vào. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống chút sữa hoặc nước lạnh. Dùng nước để rửa sạch đi các dấu vết của chất độc trên hai tay và trên gương mặt trẻ.

Nếu trẻ hôn mê, hãy kiểm tra nhịp mạch và hơi thở của trẻ; ngoài ra nếu cần thiết hãy dùng phương pháp giúp trẻ hồi tỉnh. Khi trẻ thở lại rồi, hãy đặt trẻ trong tư thế hồi phục.

 
Chết đuối

Trẻ nhỏ có thể chết đuối ở những nơi mà mực nước cao chưa đến 5 cm, do vậy đừng bao giờ để trẻ một mình ở những nơi gần ao vũng, hồ bơi, bồn tắm, thậm chí kể cả gần một xô nước. Nếu trẻ bị ngộp và không được cứu chữa cấp kỳ, trẻ có bị tử vong do thiếu không khí trong phổi.

Cứu giúp

Nếu trẻ bị tai nạn trong một vùng nước rộng lớn thì trước hết phải nhảy xuống nước. Hãy cố tiếp cận trẻ bằng tay hoặc bằng một cây sào, hoặc quăng cho trẻ một phao cứu hộ. Chỉ xuống nước nếu không còn cách nào khác. Ở chỗ nước cạn, hãy bước xuống và đưa trẻ vào bờ. Khi bế trẻ, nhớ để đầu trẻ thấp hơn ngực trẻ - phòng khi trẻ nôn mửa và hít bã ói ngược vào.

Việc cần làm

Hãy cố nhận diện loại chất độc đã gây tai nạn cho trẻ. Gọi điện thoại cấp cứu. Nếu có thể, trình bày cho bác sĩ biết về liều lượng và thời gian xảy ra việc ngộ độc. Giữ lại một mẫu chất độc để đưa cho bác sĩ xem.

Nếu nghi ngờ hoặc biết rõ trẻ đã nuốt phải chất độc, đừng cố bắt trẻ nôn ra. Nếu hoá chất được đưa vào từ đường miệng khi nôn tháo ra nó có thế gây tổn thương nhiều như đã nuốt vào. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống chút sữa hoặc nước lạnh. Dùng nước để rửa sạch đi các dấu vết của chất độc trên hai tay và trên gương mặt trẻ.

Nếu trẻ hôn mê, hãy kiểm tra nhịp mạch và hơi thở của trẻ; ngoài ra nếu cần thiết, hãy dùng phương pháp giúp trẻ hồi tỉnh . Khi trẻ thởi lại rồi, hãy đặt trẻ trong tưthế hồi phục.

Chảy máu

Những vết thương làm rách da và các vết bầm tím hiếm khi gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không bị nhiễm trùng, và đều có thể giải quyết ở nhà được. Tuy nhiên, các trường hợp xuất huyết nội hay xuất huyết ngoại nghiêm trọng đều có thể dẫn đến tình trạng gây choáng và cuối cùng làm trẻ bất tỉnh. Khi đó trẻ cần phải được điều trị khẩn cấp.

Việc cần làm

Chảy máu nhiều là một vấn đề quan trọng và làm trẻ sợ hãi. Cần phải xử lý nhanh trước khi trẻ lâm vào tình trạng sợ hãi quá mức.

Xuất huyết ngoại nghiêm trọng.

Nếu vết thương nằm dưới lớp quần áo, hãy tìm cách để hở nó ra, có thể cắt bỏ quần áo nếu cần, và dùng vải hoặc băng sạch áp lên vết thương. Nếu có mảnh thuỷ tinh ló ra từ trong vết thương, đừng tìm cách rút nó ra. Trong trường hợp đó, hãy ép chặt hai bên miệng vết thương để giữ chặt hai đầu mạch máu đã bị tổn thương. Đặt trẻ nằm xuống, giữ cho phần cơ thể bị thương cao hơn đầu để làm chậm dòng chảy của máu vào vết thương.

Đừng dùng garô để ngăn máu chảy vào vết thương, nhưng nên dùng gạc đặt lên vết thương và dùng băng buộc chặt lại sau khi đã ép chặt miệng vết thương. Nếu có mảnh thuỷ tinh từ trong vết thương ló ra, hãy đặt gạc ở hai bên cao lên cho đến lúc có thể băng ngang qua vết thương mà không làm cho mảnh thuỷ tinh đâm sâu hơn vào trong. Gọi xe cấp cứu hoặc tìm cách đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Xuất huyết nội

Nếu trẻ có dấu hiệu bị choáng (sốc), nếu trẻ có vết bầm tím theo hình dạng của vật cứng chạm vào cơ thể hoặc nếu trẻ bị chảy máu tai, mũi, miệng hoặc âm đạo thì có rất có khả năng trẻ bị xuất huyết nội. Hãy giúp trẻ tránh bị sốc và đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Phỏng lửa và phỏng sôi

Mức dộ trầm trọng của vết phỏng thường được đánh giá theo mức độ bị tàn phá của da. Những vết phỏng ở bề mặt da ít nghiêm trọng và có thể là do làm đổ nước sôi hoặc do trẻ chạm vào vật nóng. Những vết phỏng sâu nguy hiểm hơn và thường tạo nên những vết rộp trên da, những vết phỏng sâu nguy hiểm vì toàn bộ cấu trúc của da đều bị phá huỷ, cơ thể bị mất nước do chất dịch ứa ra trên da, và các dây thần kinh, bắp thịt cũng bị hư hại. Chỉ trừ trường hợp trẻ bị phỏng nhẹ, các trường hợp còn lại phải đưa đến bệnh viện ngay.

Việc cần làm

Nếu trẻ bị phỏng nhẹ, có thể ngâm vùng da bị phỏng trong nước lạnh khoảng 10 phút. Dùng băng tiệt trùng bó lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong trường hợp không có dụng cụ sẵn, có thể dùng một túi nhựa sạch để băng tạm thời.

Nếu vết phỏng nặng, hãy gọi xe câp cứu; trong khi chờ xe, đặt bé nằm xuống và tưới nước lên vùng da bị phỏng. Hãy kiểm tra hơi thở và đếm mạch cho trẻ. Có thể phải áp dụng biện pháp để tránh sốc. Nếu trẻ bị bất tỉnh hãy làm hô hấp nhân tạo cho trẻ. Hãy cắt bỏ phần quần áo ngay chỗ phỏng nếu như nó không bị dính vào vết phỏng.

Những điều nên tránh

Đừng chạm vào vùng da bị phỏng hoặc làm vỡ các mụn rộp hình thành sau khi trẻ bị phỏng.

Không được bôi thuốc hoặc mỡ vào chỗ bị phỏng

Không được đặt băng dính hoặc gạc dính vào chỗ bị phỏng.

Không được băng chỗ bị phỏng bằng một loại gạc có bông hoặc một loại vải có xơ.

Đừng gỡ bỏ tất cả những thứ dính vào vết phỏng. Làm như thế bạn có thể gây hại thêm cho chỗ da và mô bị phỏng đồng thời có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng.

Làm lạnh trẻ quá mức trong trường hợp trẻ bị phỏng nặng; điều này có thể dẫn đến tình trạng bị hạ thân nhiệt.

Chấn thương đầu

Thường những khi bị va chạm ở đầu, trẻ có thể hồi phục nhanh trong vòng vài phút. Nếu va chạm mạnh, trẻ có thể bị nổi một cục u trong thời gian ngắn. Tuy nhiên phảicó biện pháp xử lý ngay những chấn thương ở đầu gây chảy máu nhiều hoặc có dấu hiệu của sự chấn động, thậm chí những triệu chứng này chỉ biểu hiện vài giờ sau khi bị va chạm. Hãy quan sát trẻ để nhận biết kịp thời những dấu hiệu lừ đừ, đau đầu hoặc nôn ói.

Triệu chứng

Những triệu chứng nhẹ là kết quả của việc trẻ bị va chạm nhẹ là bị đau đầu và có thể là nổi một cục u ngay chỗ bị va chạm. Nếu vết thương nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị bất tỉnh và các triệu chứng chấn động sẽ xuất hiện. Trẻ có thể lừ đừ, choáng váng, hoặc nôn mửa. Tình trạng hoa mắt và đau đầu cũng thường xảy ra. Nếu chỗ va chạm bị rách da. Có thể sẽ chảy máu nhiều.

Nếu có chất lỏg màu hơi vàng hoặc máu loãng chảy ra từ tai hoặc mũi, có thể trẻ đã bị nứt xương sọ. Những triệu chứng khác bao gồm vết lõm vào da đầu hoặc bất tỉnh. Nếu nghi ngờ bị nứt xương sọ, phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Việc nên làm

Nếu trẻ bất tỉnh hãy gọi xe cấp cứu và đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục. Liên tục kiểm tra mạch và mức độ phản ứng của trẻ và sẵn sàng làm hô hấp nhân tạo nếu cần. Nếu trẻ tỉnh lại sau một thời gian ngắn, cũng phải liên tục kiểm tra mức độ phản ứng bằng cách gọi tên trẻ. Đừng bao giờ để trẻ nằm một mình.

Nếu có chảy máu đầu, mũi hoặc tai, hãy dùng một tấm gạc sạch ép vào vết thương để ngăn máu chảy. Nếu có vết thương mở, đừng động ngón tay vào. Nếu hết chảy máu, hãy rửa sạch vết thương và băng lại, nhưng phải cẩn thận đừng làm vết thương chảy máu lại. Nếu vết thương dài hoặc có mép lởm chởm, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để may lại. Nếu có vết thương nhỏ và chảy máu, hãy dùng xà phòng và nước để rửa sạch rồi đặt gạc lên để băng lại. Các chất dịch chảy ra ở tai cần được để cho tự khô. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo và nghĩ rằng trẻ bị chấn động, hãy đưa trẻ đi bác sĩ.

Động kinh và co giật

Nguyên nhân chính của co giật là do sốt, động kinh, chấn thương đầu, những chứng bệnh gây chấn thương cho não và ngộ độc. Những cơn co giật có thể xuất hiện đôi khi không rõ nguyên nhân. Trong cơn co giật, các xung điện bình thường ở não trẻ sẽ bị rối loạn, làm cho các bắp cơ co giật một cách không tự chủ được. Điều quan trọng phải nhớ là không được kiềm giữ trẻ. Những cơn co giật thường chỉ xảy ra do từng nguyên nhân riêng lẻ nhưng nhữngem bé mắc bệnh động kinh thường bị co giật nhiều lần.

Triệu chứng

Các em bé mắc chứng bệnh động kinh thường bị những cơn co giật nhỏ xuất hiện dưới dạng mất tập trung chú ý hoặc mơ mộng, nhưng cũng có thể bị những cơn co giật lớn. Trong động kinh cơn nhỏ, trẻ có thể cảm thấy nhoi nhói hoặc giần giật ơ một vài nơi trên cơ thể, ví dụ như ở cánh tay hoặc chân. Trong cơn lớn, trẻ có thể la khóc, bất tỉnh hoặc té ngã xuống sàn. Cơ thểtrẻ cứng lại và có thể ngừng thở. Tiếp theo sau tình trạng “cứng” của cơ thể là những chuyển động co giật đều đặn của tay chân và co lưng uốn lại. Trẻ không kiểm soát được các chức năng của cơ thể và không thể ngừng cơn co giật. Trẻ có thể nghiến răng, cắn lưỡi hoặc sùi bọt mép.

Sau cơn co giật, bắp cơ của trẻ giãn ra và trẻ có thể thở trở lại bình thường. Khi trẻ tỉnh lại, trẻ có thể bị choáng váng hoặc muốn đi ngủ.

Chấn thương mắt

Bất cứ chấn thương nào ở mắt cũng cần phải được chữa trị cẩn thận. Những loại chấn thương mắt thông thường nhất là do vật lạ hoặc hoá chất rơi vào mắt, va chạm mạnh gây ra bầm tím ở mắt hoặc một vết cắt trong mắt hay gần mắt.

Triệu chứng

Các triệu chứng diễn ra khác nhau tùy theo loại chấn thương, nhưng thông thường nhất là tình trạng bầm tím xung quanh hốc mắt, không thể mở to mắt như bình thường hoặc giật mi mắt. Có thể xảy ra tình trạng nhìn thấy hình ản bị nhoè, mắt có vằn đỏ và nếu trong trường hợp nhãn cầu mắt bị chấn thương, có thể có máu hoặc dịch lỏng chảy ra.

Việc cần làm

Các phương pháp cấp cứu phải tuỳ vào loại chấn thương, nhưng trong tất cả các trường hợp, phải hành động thật nhanh. Phải đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.

Nếu có vật lạ rơi vào mắt, phải tìm cách lấy nó ra ngay bằng góc khăn tay , hoặc dùng nước xối vào mắt. Nếu vật lạ nằm dính vào mắt hoặc trong tròng đen, hãy dùng vải bịt chặt mắt bị thương lại và đưa cháu đến bệnh viện gần nhất.

Trong trường hợp trẻ bị chạm mạnh vào mắt, hãy dùng một mảnh vải sạch thấm nước lạnh đắp lên mắt để giảm bớt tình trạng bầm mắt.

Nếu trẻ bị hoá chất bắn vào mắt, hãy đứa trẻ đến bệnh viện, nhưng trước hết phải rửa sạch mắt của trẻ bằng nước; có thể dùng bình để xối nước hoặc cho trẻ cúi xuống vòi nước đang chảy, nghiêng về phía mắt bị thương. Làm như vậy trong khoảng 15 phút.

Nếu mắt bị vết cắt, hãy đặt một miếng gạc tiệt trùng nên bên mắt bị thươngvà đưatrẻ đến bệnh viện ngay.

Gãy xương, trật khớp

Dạng gãy xương thường gặp nhất ở trẻ em là gãy cành tươi là kiểu gãy mà xương bị nứt ở một chỗ và bị uốn cong chứ không đứt lìa ra. Các loại gãy xương khác bao gồm gãy xương đơn giản (xương gãy kín) và gãy xương phức tạp (xương gãy đâm ra ngoài da). Trật khớp là tình trạng đầu xương bị trật ra khỏi chỗ khớp nối, thường xảy ra sau khi khớp xương bị vặn quá mạnh.

Triệu chứng: Thông thường, trẻ sẽ bị chuyên rất khó khăn và chỗ tau hoặc chân bị gãy có hình dạng kỳ dị. Trẻ sẽ bị đau đớn; sưng vù lên, bầm tím, hoặc có vết thương ở chỗ bị va chạm. Trong trường hợp bị trật khớp, trẻ sẽ kêu đau ghê gớm.

Việc cần làm

Tất cả các trường hợp gãy xương hoặc trật khớp phải được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Nên giữ cho trẻ bất động trong khi chờ xe đến và đừng cho trẻ ăn uống gì. Có thể giữ cho chấn thương không nặng thêm bằng cách cố định các khớp trên và dưới chỗ gãy.

Buộc băng đeo tay

1. Đặt băng đeo vào vị trí

Đặt cánh tay ngang qua ngực. Đặt băng đeo giữa cánh tay và ngực. Nên dùng băng hình tam giác hoặc hình vuông hay có thể gấp một miếng vài theo đường chéo để làm băng. Kéo một góc qua cổ đến bên vai của cánh tay kia.

2. Buộc băng đeo

Kéo phần dưới của băng lên qua cánh tay bị thương và buộc góc dưới của tam giác vào góc đang để trên vai của cánh tay kia. Nhét phần vải dư vào trong nút.

3. Siết chặt góc băng

Dùng kim băng gài chặt phần thừa của băng ở chỗ cùi chỏ. Nếu không có kim băng, nhét phần vải dư vào trong băng. Bàn tay nên để ló ra ngoài.

Bó nẹp chân

1. Tự tạo một nẹp chân

Đặt trẻ nằm xuống và đặt nẹp giữa hai chân. Có thể dùng một tờ báo, chiếc mền, hoặc một chiếc gối nhỏ để làm nẹp

2. Buộc nẹp chân

Dùng loại băng lớn nhất để buộc chân bị gãy vào bên chân lành ở đầu gối, bắp vế mà mắt cá. Buộc chéo qua ở mắt cá. Tất cả các nút buộc phải nằm ở bên chân không bị thương.

Cẩn thận

Nếu nghĩ rằng trẻ bị gãy cột sống hoặc cổ, có thể có ảnh hưởng đến tuỷ sống nằm trong các đốt sống thì điều quan trọng là đừng di chuyển trẻ trong thời gian chờ xe cấp cứu và đừng cho trẻ di chuyển đầu. Nếu bị chấn thương tuỷ sống, trẻ em cảm thấy nóng, đau nhức hoặc mất cảm giác ở tay chân

Sốc nhiệt

Khi cơ thể bị nóng quá mức do phải tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, cơ thể kiểm soát nhiệt của não và tuyến mồ hôi sẽ ngưng hoạt động. Các em bé không thể làm hạ nhiệt cơ thể mình theo cách của người lớn. Hiện tượng này thường gặp ở các trẻ em phải đi ra ánh nắng mặt trời gay gắt trước khi có thời gian làm quen với khí hậu nóng. Nhiệt độ của trẻ có thể lên đến trên 400C và trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể bất tỉnh và ngưng thở. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khác đều nhẹ.

Triệu chứng: Mặc dù da trẻ sờ vào thấy nóng nhưng vẫn khô. Trẻ có vẻ lừ đừ và ngủ lịm đi, đồng thời mạch có thể tăng nhanh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể lú lẫn, bắt đầu bị bất tỉnh và ngưng thở.

Việc nên làm

Cởi hết quần áo của trẻ và đặt trẻ nằm vào chỗ mát mẻ. Gọi bác sĩ nếu nhiệt độ của trẻ lên đến 400C và trong thời gian chờ bác sĩ, dùng bọt biển thấm nước ấm lau người trẻ hoặc quấn người trẻ bằng một khăn nhúng nước lạnh. Theo dõi mạch và nhiệt độ của trẻ. Kiểm tra nhiệt độ của bé từng phút một cho đến khi nó hạ xuống 37,20C. Khi đó ngưng làm hạ nhiệt nhưng vẫn phải theo dõi nhiệt độ liên tục.

Nếu trẻ bắt đầu ngất đi, phải đặt trẻ ở tư thế hồi phục và kiểm tra hơi thở. Nếu trẻ ngừng thở, hãy làm hô hấp nhân tạo và đưa trẻ đi cấp cứu.

Tình trạng hạ thân nhiệt


Nếu bị lạnh do tiếp xúc với thời tiết lạnh, ẩm uớt và nhiều gió, hoặc do suýt chết đuối, hay chỉ đơn giản là vì ở trong một căn phòng quá lạnh, trẻ có thể bị hạ thân nhiệt. Theo quan điểm lâm sàng, tình trạng hạ thân nhiệt được định nghĩa là tình trạng thân nhiệt hạ xuống đến 350C. Tình trạng hạ thân nhiệt năng xảy ra khi than nhiệt hạ xuống đến dưới 260C và có thể gây tử vong vì khi đó ti, phổi, gan và ruột sẽ hoạt động chậm lại hoặc có thể ngừng hẳn.

Triệu chứng

Trẻ có thể run rẩy và da của trẻ chạm vào thấy lạnh và khô. Trẻ trông nhợt nhạt và xanh tái đi (mặc dù các bé sơ sinh có thể trong vẫn hồng hào) và hơi thở cử chỉ như thờ ơ, lẫn lộn và im lặng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bất tỉnh.

Việc cần làm

Cởi hết quần áo ướt ra, quấn trẻ lại bằng vải hoặc mền khô, ấm và ôm chặt trẻ vào trong lòng để sưởi ấm. Gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể làm ấm cơ thể bằng cách tắm nước nóng và thức uống ấm (đừng cho uống thức uống quá nóng). Liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cặp nhiệt hoặc sờ tay và da trẻ. Nếu các biện pháp làm tăng thân nhiệt không có tác dụng, hoặc nếu trẻ bị bất tỉnh, hãy đưa đi cấp cứu. Nếu trẻ có vẻ ấm lên, đặt trẻ voà giường ủ ấm và luôn ở cạnh trẻ cho đến khi bác sĩ đến hoặc cho đến khi nhiệt độ của trẻ trở lại bình thường. Đừng bao giờ cho da trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt như chai nước nóng chẳng hạn.

Sơ cấp cứu hàng ngày

Khi lớn lên, do bản tính tò mò trẻ thường hay gặp phải những tai nạn thông thường như đứt tay, chân, va chạm gây bầm tím, mụn nước, súc vật hoặc côn trùng cắn. Hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà một các dễ dàng bằng những phương tiện sơ cấp cứu đơn giản.

Súc vật cắn

Trẻ có thể bị các con vật nuôi như chó, mèo cắn khi đang chơi đùa. Việc bị cắn có thể gây sốc cho trẻ nhưng bản thân các vết cắn này không gây nguy hiểm lắm. Điều nguy hiểm nhất là các vết cắn sẽ làm đứt thịt và từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bị chó, mèo cắn khi đang đi du lịch nước ngoài, hay đưa trẻ đến bệnh việc ngay vì có thể phải cho trẻ tiêm ngừa dại.

Điều trước hết là phải dỗ dành trẻ vì trẻ có thể sẽ rất hoảng sợ. Nếu trẻ bị cắn khi đang chơi đùa với con vật thì nên giải thích cho trẻ và nhấn mạnh rằng đây chỉ là trường hợp cá biệt, không phải con vật nào cũng cắn như thế.

Việc cần làm

Rửa vết thương thật sạch bằng nước ấm. Bôi kem sát trùng và băng vết thương lại. Nếu vết cắn sâu, nên cầm máu bằng cách ép mạnhvào vết thương, nâng đỡ chỗ bị thương cao lên và băng chặt lại. Bó chỗ bị thương và đưa trẻ đến bệnh viện. Có thể bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm ngừa uốn ván nếu trẻ chưa được miễn dịch với bệnh này.

Rắn cắn

Việt Nam là xứ nhiệt đới và có rất nhiều loại rắn độc, vết cắn của chúng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tuỳ theo loại rắn độc, các triệu chứng có thể là dấu cắn trên da, tấy đỏ, sưng xung quanh vết cắn và trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ làm nghẹt thở, toát mồ hôi, nôn mửa và mờ mắt.

Việc cần làm

Điều quan trọng là phải giữ cho trẻ bình tĩnh vì càng hoảng loạn, nọc rắn càng chạy khắp thân thể nhanh hơn. Rửa sạch vết cắn bằng nước, giữ cố định chỗ bị cắn bằng băng gạc và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Côn trùng cắn, đốt

Các vết cắn, đốt của côn trùng thường không nghiêm trọng, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, các vết cắn ở miệng hoặc cuống họng phải được coi là nghiêm trọng vì chỗ sưng có thể gây cản trở cho hô hấp. Các loại côn trùng gây ra vêt đốt là các loại ong, còn những loại gây ra vết cắn là bọ chét, muỗi, ve. Một vết đốt sẽ tạo cảm giác như một cơn đau nhói đột ngột và có hình dạng một vùng trắng sưng lên chỗ vùng da bị tấy. Một vết cắn thường không đau bằng vết đốt và thường gây cảm giác hơi khó chịu và có thể bị viêm.

Việc cần làm

Dùng gạc lạnh ép lên vết thương và bôi kem có chất calamine lên vết cắn cho trẻ dễ chịu. Nếu thấy túi nọc của côn trùng còn ló ra bên ngoài, hãy dùng một cây nhíp để nhổ nó đi.

Nếu trẻ bị bọ chét cắn, hãy đem con chó hoặc mèo đi bác sĩ thú y để gội hết bọ chét và xịt thuốc diệt côn trùng khắp nhà. Có thể phòng muỗi đốt bằng thuốc diệt muỗi. Khi đi du lịch nước ngoài nên mang theo thuốc ngừa sốt rét. Các vết cắn không đau nhưng có thể gây nhiễm trùng, vì vậy, phải đưa trẻ đi bác sĩ ngay nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Nếu trẻ bị côn trùng cắn ở miệng, có thể cho trẻ mút nước đá (với điều kiện là trẻ phải trên một tuổi) và đưa trẻ đi bác sĩ vì vết cắn có thể gây trở ngại cho việc hô hấp. Nếu do dị ứng do vết cắn, phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Các triệu chứng của dị ứng bao gồm sưng mặt và cổ, mắt đổ ghèn, khó thở, da nổi mẩn đỏ, thở khò khè hoặc hổn hển.

Sứa chích

Khi tắm biển, nếu trẻ bị sứa quất phải sẽ có thể cảm thấy đau ngay chỗ chạm vào. Sứa có những tế bào phóng nọc độc khi bị chạm vào. Mức độ nặng nhẹ còn tuỳ vào loại sứa. Thường các loài sứa không độc lắm và cũng ít khi gây hậu quả nghiêm trọng, thường chỉ bị một vết bỏng giộp gây ngứa ngáy hoặc hơi đau. Có một số loài sứa ở sâu dưới biển có nọc độc mạnh hơn và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể gây nôn mửa, sốc, khó thở và bất tỉnh, và có thể gây ra tử vong.

Việc cần làm

Các tế bào chứa nọc độc sẽ dính vào da của trẻ và khi chúng vỡ ra sẽ từ từ phóng nọc độc vào cơ thể trẻ. Có thể gỡ các tế bào này ra khỏi da trẻ hoặc ngăn không cho chúng vỡ ra bằng rượu hoặc giấm và các loại bột phấn như phấn rôm có thể làm cho các tế bào này dính lại. Nếu cơ thể trẻ có phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ vết cắn hoặc vết thương nào do sinh vật biển gây ra, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Giộp da

Khi da bị bỏng, hoặc bị cọ xát mạnh, trên da sẽ hình thành những chỗ giộp có tác dụng như một lớp đệm bảo vệ. Giộp là da bị phồng lên, có nước ở mô bên dưới. Các chỗ giộp thường gặp nhất là ở chân khi trẻ đi giày qua chật hoặc mang giày không vớ. Các chỗ giộp thường không có gì đáng ngại trừ trường hợp bị giộp do cháy nắng, khi đó các chỗ giộp sẽ vỡ ra và bị nhiễm trùng, hoặc các chỗ giộp này phồng lên rất lớn và gây đau đớn. Trong trường hợp này hãy đưa trẻ đi bác sĩ.

Việc cần làm

Đừng tìm cách chọc vỡ bọc nước hình thành các chỗ giộp. Trong vòng một hai ngày, lớp da mới sẽ hình thành bên dưới chỗ giộp và các chất nước mô sẽ được hấp thụ lại vào cơ thể, lớp da bị giộp sẽ khô đi và bong ra. Để cho quá trinh này nhanh hơn, có thể dùng gạc sạch băng chỗ giộp lại (không nên dùng băng dính vì có thể làm vỡ các mụn giộp khi bóc ra) và giữ cho khô ráo. Nếu chỗ giộp quá lớn, bác sĩ có thể cho chọc vỡ ra.

Các vết đứt và trầy xước

Với các vết đứt và trầy xước nhẹ ở bề mặt da và không bị nhiễm trùng (có thể do móng tay, cây cối hoặc xúc vật cào) thì chỉ cần kem sát trùng bôi lên vết thương là đủ. Một vết xước chỉ là một chỗ trầy trên da, laà cho mặt da sần sùi và mỏng đi. Một vết cắt chảy máu nhiều có thể làm cho bé bị sốc, do đó phải cấp cứu ngay. Một vết cắt rộng có thể cần phải được may lại và vết cắt sâu có thể gặp nguy cơ bị uốn ván nếu trẻ chưa được miến dịch với bệnh này.

Việc cần làm

Rửa sạch vết thương bằng nước lạnh hoặc xà phòng. Dùng vải sạch lau khô, bôi kem sát trùng và dùng gạc hoặc băng dính dính băng lại. Nếu vết cắt hở miệng, có thể ép chặt miệng vết thương lại bằng băng. Nếu vết thương bẩn hoặc sâu, sẽ có khả năng bị nhiễm trùng và do đó nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ quyết định có nên cho tiêm ngừa uốn ván hay không.

Nếu vết cắt rất sâu hoặc chảy máu nhiều, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để may vết thương lại. Trước khi đến bệnh viện, ép chặt vết thương lại bằng gạc hoặc khăn tay sạch (nếu không có dụng cụ nào có thể dùng tay bóp chặt lại). Nhớ giữ cho vết thương ở cao để chậm bớt dòng máu chảy ra.

Các mảnh vỡ

Các mảnh vỡ của gỗ, kính, kim loại hoặc gai cây cối có thể đâm vào da trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang chơi ngoài sân. Nếu các mảnh vỡ hoặc dai này không nằm sâu trong thịt hoặc không gây đau đớn lắm, có thẻ xử lý dễ dàng tại nhà.

Việc cần làm

Trước hết phải xem trẻ bị mảnh vỡ hoặc gai gì đâm vào. Nếu đó là mảnh thuỷ tinh, đừng cố tự mình lấy ra vì có thể làm trẻ bị đứt sâu thêm. Đưa trẻ đi bác sĩ. Đối với các loại mảnh vỡ hoặc gai khác, hãy tìm chỗ nhô lên của nó, dùng một cái nhíp tiệt trùng kéo ra. Có thể tiệt trùng cho dụng cụ bằng cách hơ trên lửu và để cho nguội. Bóp chặt chỗ vết thương cho một ít máu ứa ra để làm sạch vùng bị thương. Khi đã kéo được mảnh dằm ra ngoài, rửa sạch vùng vết đứt bằng nước và xà phòng, sau đó bôi kem sảttùng. Nếu mảnh dằm nằm sâu trong thịt, bác sĩ sẽ lấy ra bằng cách gây tê tại chỗ. Đừng cố cạy những mảnh dằm ra bằng vật nhọn. Nếu vết thương bị bẩn, có thể trẻ cần phải được tiêm ngừa uốn ván.

Các vết bầm

Những đứa trẻ hiếu động thường bị các vết bầm do bị té ngã hoặc va chạm; thông thường những vết bầm này chẳng có gì nguy hiểm. Trong khoảng từ 10 đến 14 ngày, các vết bầm này sẽ biến mất hoàn toàn.

Việc cần làm

Những vết bầm nhẹ không cần phải chữa trị, chỉ dỗ dành trẻ nếu trẻ hoảng sợ. Nếu vết bầm lớn,dùng gạc lạnh áp lên trong khoảng nửa giờ để làm cho bớt bầm. Đưa trẻ đi bác sĩ nếu vết bầm bị đau hoặc trầm trọng hơn sau 24 giờ (vì đây có thể là dấu hiệu gãy xương) hoặc nếu trẻ liên tục bị bầm không có nguyên nhân rõ ràng (đây là dấu hiệu cho thấy tình hình nghiêm trọng hơn).


Dập ngón tay

Đây là loại tai nạn thường gặp ở các em bé còn nhỏ vì các bé chưa ý thức được cách đóng và mở cửa hoặc các ngăn kéo. Dập ngón tay có thể nghiêm trọng và làm cho bé rất đau và hoảng sợ, do đó phải gỡ các ngón tay cho bé ngay và dỗ dành bé.

Việc cần làm

Nếu không bị rách da, thì sau khi gỡ ngón tay của trẻ ra, cho trẻ đặt ngón tay vào vòi nước chảy hoặc dùng nước đá đắp lên chỗ bị đau. Khi đã bớt đau, băng ngón tay lại. nếu bị dập nặng và chảy máu hoặc sưng lên, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Vật lạ trong tai

Những thứ thông thường mà trẻ em hay nhét vào tai làcác hạt nhỏ, mẩu bút chì sáp và các mảnh đồ chơi lắp ráp. Thỉnh thoảng, trẻ cũng có thể bị côn trùng bay vào tai hoặc có khi làm rớt một cục bông nhỏ sau khi lấy ráy tai. Một vật lạ trong tai có thể làm cho trẻ bị điếc tạm thời, có thể gây nhiễm trùng tai và hư màng nhĩ.


Việc cần làm

Nếu trẻ bị côn trùng chui vào trong tai, đặt trẻ nằm ngửa với tai đau hướng lên trên và dùng nước ấm đổ vào tai để cho côn trùng trôi ra. Đối với các loại vật lạ khác, phải đưa đến cho bác sĩ xử lý. Đừng cố gắng lấy vật lạ ra vì có thể làm cho sự việc nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể lấy vật lạ ra và xử lýcác vết trầy xước hoặc nhiễm trùng bên trong tai. Có thể làm giảm thiểu nguy cơ vật lạ rơi vào tai bằng cách không cho trẻ chơi các dồ chơi có nhiều mảnh nhỏ, đặc biệt là khi trẻ dưới ba tuổi.

Vật lạ trong mũi

Nếu trẻ nhét vật lạ vào mũi, có thể người lớn không nhận biết được, cho dù trẻ thường xuyên kêu đau. Thỉnh thoảng, phải mất đến vài ngày các triệu chứng mới xuất hiện. Trẻ có thể bị chảy máu mũi, khó thở và có thể bị sưng, nhiễm trùng và bầm tím xung quanh sống mũi. Vật lạ trong mũi thường ít khi gây nguy hiểm, nhưng có khả năng trẻ sẽ hít vật lạ đó vào, do đó, cần phải đưa cháu đi bác sĩ để lấy nó ra.

Việc cần làm

Đừng cố lấy vật lạ ra, vì có thể làm trẻ bị thương hoặc đẩy vật lạ vào sâu hơn. Giúp trẻ bình tĩnh, cho trẻ thở bằng miệng và đưa trẻ đến bệnh viện.

Ở bệnh viện, bác sĩ sẽ dùng kẹp lấy vật lạ ra; nếu trẻ còn quá bé, có thể gây tê tại chỗ trước khi tiến hành lấy vật lạ.

Dương vật bị kẹt vào dây kéo quần

Tại nạn này thường xảy ra khi trẻ không cẩn thận lúc kéo quần. Đầu dương vật bị kẹt vào răng cưa của dây kéo và mặc dù không có tác hại về lâu dài nhưng sẽ làm cho bé rất đau đớn.

Việc cần làm

Đừng cố gắng kéo dây kéo ra. Hãy làm trẻ bớt đau bằng cách chườm nước đá xung quanh chỗ bị kẹt và đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ gỡ dây kép sau khi cho gây tê tại chỗ. Sau đó, có thể chăm sóc cho trẻ bằng cách dùng kem sát trùng và cồn có chứa paracetamol để giảm đau. Trong khi đi tiểu, trẻ cần được tưới nước ấm lên dương vật để làm giảm nồng độ nước tiểu và cho bớt đau rát.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý