Tự chế bộ lọc nước từ những dụng cụ đơn giản

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tự chế bộ lọc nước từ những dụng cụ đơn giản

19/04/2015 01:56 PM
1,125
Tự chế bộ lọc nước từ những dụng cụ đơn giản. Để tự lọc nước sạch hoặc lọc nước bể cá hiệu quả mà không tốn kém nè!


Tự chế tạo hệ thống lọc ngoài

(http://tepviet.com/forum/threads/758-Tu-che-tao-he-thong-loc-ngoai)

1. Sơ đồ tổng quát:





2 Phần máy bơm:

Mình mua 1 máy lọc chìm loại dùng cho hồ cá (made in China 36W giá 100k), gỡ bỏ phần lọc thô ở đầu vào của máy lọc (phần lọc thô này sẽ được sử dụng cho đầu hút nước vào nằm trong hồ )






Mua 1 cái "co" nhựa loại thu hẹp cỡ 27/15 (2k/cái) gắn vào đầu vào của máy lọc, dùng keo silicon dán thật kín điểm nối giữa "co" nhựa và máy lọc






Ở đầu ra của máy lọc gắn 1 đoạn ống nhựa khoảng 4cm (loại ống tròn dùng để luồn dây điện 2k/ống 2m) dùng keo dán kín điểm nối. Nếu các bạn để ý sẽ thấy máy lọc chìm gồm 2 bộ phận có thể tháo rời, đối với hệ thống tự chế này 2 phần của máy lọc phải được dán thật kín kể cả điểm dùng để gắn ống sục oxy ,bảo đảm nước ko bị rò rỉ (sau khi dán xong để khô keo silicon 1 ngày rồi cho nước từ vòi nước chạy qua máy lọc để kiểm tra xem máy lọc có bị rò rỉ ko)






Nối dây cho đầu vào và đầu ra của máy lọc (ở đầu vào dùng ống nhựa dẻo phi 15 ( 5k/m), ở đầu ra gắn ống nhựa "ruột gà" loại dùng cho máy lọc chìm 15k/m) thế là xong bộ phận bơm





3. Phần bầu lọc:

Bầu lọc gồm 2 phần chính:
a. Đầu vào: mua 1 đoạn ống nhựa PVC cỡ phi 60 (hoặc to hơn tùy các bạn), nếu bạn muốn để trực tiếp bầu lọc trên bể cá thì chiều dài của ống nhựa bằng chiều dài của bể trừ đi 30-40cm để thuận tiện cho việc gắn ống nước vào và ra (bể của mình dài 1.4m, bầu lọc dài 1m) theo thiển ý của mình thì thể tích của bầu lọc càng lớn càng tốt (trong phạm vi có thể được) vì nó sẽ làm tăng diện tích lọc. Dùng 1 "co" nhựa loại thu hẹp cỡ 60/27 nối vào một đầu của đoạn ống nhựa, ở đầu nhỏ của "co" 60/27 bạn nối vào một đoạn (khoảng 4cm) ống PVC phi 27, đầu đoạn ống PVC phi 27 này bạn lại nối tiếp 1 "co" nhựa thu hẹp cỡ 27/15 (mục đích là thu hẹp đầu vào của bầu lọc bằng đầu ra của máy bơm để dễ nối ống), nhớ bôi keo dán nhựa PVC khi nối ống






b. Đầu ra: Cắt 1 đoạn ống nhựa PVC phi 27 dài bằng chiều dài của đoạn ống phi 60 ở trên, bít một đầu, đầu còn lại bạn gắn xuyên qua 1 "co" nhựa thu hẹp cỡ 60/27 khoảng 4cm , ở đầu này bạn gắn vào 1 "co thu hẹp cỡ 27/15. dùng lưỡi cưa sắt khoét lỗ trên phần dài của đoạn ống phi 27 .( Lúc này bạn sẽ thấy nó hơi giống thanh kiếm của Triển Chiêu :laughing:





bịt một đầu và khoét lỗ

Quấn bông lọc lên "thanh kiếm", dùng cước câu cá buộc lai






Sau khi quấn bông lọc xong bạn "tra kiếm vào bao", nhớ không được bôi keo vào điểm nối giữa "kiếm" và "bao" để sau này còn lôi ra vệ sinh bông lọc

Phù, thế là xong các bộ phận chính, bây giờ là kết nối chúng lại:
Cho phần máy bơm trên vào 1 bể kính nhỏ (các bạn có thể sử dụng bất cứ vật gì miễn sao chứa lọt máy bơm và không bị rò rỉ, mình dùng bể kính 15*20 hồi nhỏ nuôi cá bảy màu) cho nước vào ngập bơm, mục đích là để làm mát bơm và chống ồn, giấu bể nhỏ vào dưới hồ rong để tạo mỹ quan







Đặt bầu lọc lên hồ rong (hoặc treo trên tường tùy bạn ), nối đầu vào của bơm vào hồ, đầu ra của bơm vào đầu vào của bầu lọc và đầu ra của bầu lọc vào hồ, mồi nước cho hệ thống, cắm điện, mở chai bia, châm điếu thuốc ..Khà ...hệ thống đã hoạt động :laughing:

Ưu điểm giá rẻ (chưa tới 250k kể cả.... bia và thuốc ), diện tích lọc tương đối lớn và quan trọng nhất là thỏa mãn thú mày mò chế tạo equipment cho hồ thủy sinh của mình
Nguồn: Aquabird

Tự làm hệ thống lọc nước đơn giản, chi phí thấp

Chuẩn bị các vật liệu:

- 01 máy bơm, tùy vào kích thước cũng như nhu cầu của hồ để sắm bơm phù hợp (quan trọng là cái vòi ra của máy bơm cái nào cũng ống màu xanh như nhau).
- 01 cột lọc đầu tiên được lấy ra từ máy lọc nước RO (đúng chức năng lọc nước luôn nên chuẩn khỏi phải bàn). Nhớ là cái cột lọc dưới cùng bên phải (nhìn trong suốt).
Thực hiện:
Cột lọc này dùng để lọc tạp chất, lọc màu để giúp nước trong. Trong cột lọc này là một lõi màu trắng (bằng giấy mịn), xài một thời gian nước bẩn sẽ làm đen lõi lọc này, nhưng khoảng tới 3 tháng mình mới thay một lần (quan trọng là ruột trong của lõi giấy nếu vẫn còn màu trắng thì vẫn còn chức năng lọc sạch được). Cái này mua tại mấy chỗ mà có bán máy lọc nước là có (mua cột lọc đó + đầu nối + bass treo tường + 2 mét dây ~ 300k là rất tốt).
Lấy đầu ống ra của máy bơm gắn vào ống vào của cột lọc (nhớ lấy cái ống nối răn ngoài để nối vào, rồi gắn vào cột lọc). Gắn tiếp đầu ra cho vào hồ lại.







Khoan 2 lỗ để treo bộ này lên tường hoặc thả dưới đất cũng được.
Nếu cần lọc hoạt chất trong nước thì mình sẽ thay lõi giấy bằng lõi than hoạt tính (~60k), Còn cần làm mềm nước thì sắm lõi cation (~60k). Tính ra vẫn tiện hơn là sắm nguyên 1 dàn chuyên nghiệp lọc (giá sẽ cao hơn gấp mấy lần).
Mình mua hết bộ lọc này ở chỗ anh hết khoảng 230k (có 2m ống, có dây, có bass gắn tường luôn). Nên nếu như bạn nào mua không được giá tốt thì cứ gọi cho anh Phi – 01696.888.558 rồi qua lấy anh để giá tốt cho. (ở gần bến xe miền Đông, địa chỉ chính xác thì mình không nhớ, nhưng bữa ảnh hẹn ngay chỗ nhà sách Nguyễn Văn Cừ anh giao cho một bộ đầy đủ luôn).






Đây là kết quả của sản phẩm máy lọc nước:





Hướng dẫn tự làm bể lọc nước

Mặc dù đã cố gắng cắt giảm chi phí nhưng thực sự cho đến nay các bộ lọc nước WATTS mới chỉ phục vụ cho những người giàu hoặc sẽ giàu và điều này luôn làm chúng tôi băn khoăn.




  • Hướng dẫn tự làm bể lọc nước

    Công nghệ lọc nước thực ra không mới. Người Việt Nam chúng ta từ hàng trăm năm trước đã biết cách lọc nước để sử dụng. Ngày nay, tại các vùng nông thôn vẫn còn rất nhiều gia đình tự làm bể lọc. Chúng tôi thấy rằng chỉ cần cải tiến một chút xíu thì các bể lọc của chúng ta cũng sẽ tiện dụng không kém gì của Mỹ.

    Thật vậy, thoạt nhìn sơ dồ của chúng tôi, không ít người đã nói: “Chả khác gì của Việt Nam!, cũng chỉ là 1 bể lọc đơn giản”.
    Xem kỹ mới thấy, có 2 sự khác biệt căn bản:

    Vật liệu lọc và cách sắp xếp

    Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước:
        Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
       Tiếp theo là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp thụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan.
        Trên cùng là lớp cát vàng hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh).

    Điểm khác biệt mấu chốt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát. Vậy làm thế nào để bể lọc không bao giờ cạn khô?

    Quy trình thu gom nước:

    Các bộ lọc truyền thống sau khi gom nước sẽ cho chảy ra bằng vòi/ van nước ngay dưới đáy bể. Nước trong bể lọc sẽ chảy lên tục cho đến khi không còn nữa.

    Bây giờ ta cải tiến, bắt dòng nước này chảy ngược lên phía trên bằng cách gắn đường ống theo đúng như sơ đồ. Miệng ống phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát (trên 20cm).

    Khi nước trong bể chứa dâng lên, nước trong ống cũng dâng theo nguyên tắc bình thông nhau. Nước sẽ chảy ra khi mực nước trong bể cao hơn miệng ống. Nước sẽ ngừng chảy khi mực nước trong bể hạ thấp ngang với miệng ống. Do đó, bề mặt của lớp cát không bao giờ bị khô, tạo thành một lớp màng vi sinh nên có thể lọc được cả vi khuẩn.

    Cách làm bể lọc:
    Lọc nước bằng thùng cũ
    Có thể xây bể bê tông hoặc tận dụng các vật dụng bỏ đi như thùng nhựa, phuy sắt.
    Uốn cong ống nhựa (hơ lửa) hoặc dùng các khớp nối để tạo đường ống như trong sơ đồ.

    Một số lưu ý:
    Tùy trường hợp, có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng nước cấp tự động cho bể lọc.
    Khi cấp nước, nhớ đổ nhẹ nhàng, tránh làm xáo trôn lớp màng vi sinh trên mặt lớp cát.
    Bất tiện duy nhất là bể lọc này chưa có chế độ xúc xả tự động nên cần định kỳ thay hoặc rửa vật liệu lọc một cách thủ công. Chỉ cần thay lớp cát trên cùng, các lớp bên dưới có thể rửa sạch để dùng lại.

    Ứng dụng
    Hệ thống này thích hợp cho cả nước ngầm và nước sông, chỉ cần thay đổi vật liệu lọc tương ứng.
    Hệ thống này có thể để ở nhà, có thể mang lên tàu. thuyền, ... Đặc biệt, có thể dùng bể lọc nước kiểu này để cung cấp nước sạch cho dân cư sau các trận lũ lụt.

    Hy vọng với những cải tiến tưởng chừng rất đơn giản này, mọi gia đình đều có thể tự làm một bể lọc để luôn có nguồn nước đủ an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.

    (Chân thành cám ơn quý vị đã phổ biến thông tin này tới những người chưa biết. đặc biệt là đồng bào các vùng lũ lụt để họ tự lọc lấy nước sạch)
     
    Nguồn: http://loccongnghiep.vn



(St)

Làm sạch bể cá cảnh đơn giản cực kì
Tự chế máy chiếu chỉ với hộp giấy và điện thoại
Tự chế đế tản nhiệt cho laptop cực rẻ và đơn giản
Tự làm bể cá treo tường cho không gian thêm sinh động
Tự làm bể cá nước mặn tại nhà không hề khó

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý