Trẻ và dị ứng thực phẩm

seminoon seminoon @seminoon

Trẻ và dị ứng thực phẩm

18/04/2015 10:40 AM
166

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn nhiễm phản ứng mạnh với một số chất nào đó và gây ra những hậu quả xấu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của con người. Bởi vì, hệ miễn nhiễm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên thường dễ bị dị ứng với những món ăn thông thường như trứng hay gluten. Chính vì vậy, bạn chớ vội cho trẻ dùng những món này. Những trẻ đã bị dị ứng thực phẩm, thì thường miễn nhiễm khi đã lên ba, nhưng nếu vẫn bị dị ứng thì trong trường hợp này chỉ còn một cách là tránh dùng thực phẩm gây dị ứng đó suốt đời.

“ Trong những năm đầu tiên, trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Chỉ đến khi ba tuổi, hệ miễn nhiễm của trẻ mới có thể phát triển hoàn chỉnh”.

Những chứng dị ứng thông thường

Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng đối với trẻ:

- Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

- Các loại hạt có mầm

- Trứng

- Thực phẩm chế biến từ bột mì

- Cá và các loại động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc, hến…)

- Đậu nành

- Hạt mè, dâu, nước ép trái cây và kiwi thỉnh thoảng cũng gây dị ứng ở một số trẻ mẫn cảm.

Dị ứng với sữa bò (chất đạm)

Trẻ dị ứng với một trong những chất đạm có trong sữa bò hoặc sữa folmula, các sản phẩm chế biến từ sữa thường có những biểu hiện như tiêu chảy, ói mửa, đau bụng, nổi mề đay hay không dung nạp được lac- tose. Đối với trẻ bị dị ứng với sữa, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho trẻ dùng một loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành gọi là hypoallergenic (ít gây dị ứng) nếu bạn không thể cho trẻ bú sữa mẹ. Hoặc nếu đối với những trẻ lớn hơn, bạn có thể đề ra một chế độ dinh dưỡng không có sữa sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng.

Dị ứng với các loại đậu

Dù trường hợp này hiếm khi xảy ra, nhưng trẻ dị ứng với đậu phộng là một trong những chứng dị ứng nghiêm trọng nhất, gọi là sốc quá mẫn (anaphylactic shock) khiến cổ họng sưng phồng, dẫn đến việc hô hấp trở nên khó khăn. Đối với những gia đình có tiền sử dị ứng (kế cả bị hen suyễn, mề đay và dị ứng thực phẩm) không nên cho trẻ dưới 3 tuổi dùng những sản phẩm chứa đậu phộng hoặc dầu phộng chưa tinh chế. Nếu trường hợp gia đình không có tiền sử dị ứng, bạn có thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên làm quen với bơ đậu phộng. Ngoài ra, không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn hạt dẻ vì rất dễ bị hóc, nghẹn.

Hiện nay, ngày càng nhiều người bị dị ứng với hạt mè, tuy không phổ biến so với dị ứng đậu phộng (1/2000), nhưng nếu có , hậu quả của nó khá nghiêm trọng.

Triệu chứng dị ứng với thực phẩm

Thông thường, trẻ dị ứng với thực phẩm có những biểu hiện như sau:

Môi, lưỡi sưng phồng lên và chảy nước mũi

Bị tiêu chảy liên tục

Nôn, mửa

Thở khò khè hoặc khó thở

Đạu bụng

Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc quá mẫm- một phản ứng xảy ra rất đột ngột và có thể đe doạ đến tính mang (đậu phộng hoặc các sản phẩm được chế biến từ đậu phộng thường là nguyên nhân gây ra những trường hợp này)

Chuẩn đoán tính trạng dị ứng thực phẩm

Khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thực phẩm, cách chính xác để chuẩn đoán tình trạng này là loại bỏ tất cả các thực phẩm có thể gây dị ứng trong bữa ăn của trẻ và đợi cho các triệu chứng này qua khỏi. Vài tuần sau lần lượt cho trẻ ăn thử lại từng loại thực phẩm trên đến khi triệu chứng dị ứng xuất hiện trở lại. Rõ ràng, bạn nên loại bỏ ngay món nào gây dị ứng cho trẻ. Tiến trình này chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia dinh dưỡng.

Tuy nhiên, hãy duy trì những thực phẩm chính trong bữa ăn của trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng từ các món ăn chính như sữa, bột mì, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, nhờ họ giúp bạn lập ra chế độ ăn cân bằng cho trẻ. Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ ngưng sử dụng sữa hay các món ăn chế biến từ bột mì…

Tình trạng cơ thể không dung nạp thực phẩm

Khi trẻ ăn uống món gì mà cơ thể có những phản ứng bất lợi và điều này không liên quan đến hệ miễn nhiễm thì được gọi là dị ứng thực phẩm.

Vì cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên tạm thời chưa thể tiêu hoá được một số loại thực phẩm nào đó. Triệu chứng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và đoa không phải là dị ứng thực phẩm. Có 2 loại dị ứng thực phẩm: loại không dung nạp thực phẩm (ngắn hạn) và dị ứng thực phẩm (dài hạn)

Trường hợp không dung nạp lactose

Một số trẻ không uống được sữa bởi vì cơ thể thiếu một chất gọi là lactase. Đó là một enzyme rất cần thiết cho việc tiêu hoá lactose (đường sữa) có trong sữa. Đối với trẻ không tiêu hoá được cả sữa mẹ và sữa formula cần phải được bác sĩ kê khoa cho dùng loại sữa có hàm lượng lactose rất thấp (thông thường được kí hiệu là LF). Khi uống sữa, trẻ không dung nạp lactose thường bị tiêu chảy hoặc sình hơi.

Hiện tượng không dung nạp lactose kéo dài là do trẻ bị viêm dạ dày đường ruột (các loại virus hay vi khuẩn phá huỷ men đường ruột- nơi sản xuất lactase) sau vài ngày hoặc vài tuần, chứng viêm ruột sẽ khỏi, enzyme được tái sản xuất và trẻ có thể uống sữa một cách bình thường. Trong quá trình điều trị, bạn có thể cho trẻ uống loại sữa formula có mức lactose thấp hoặc loại sữa formula chế biến từ đậu nành.

Trường hợp không dung nạp Gluten

Một số trẻ không dung nạp được gluten- đây là một loại chất đạm thường thấy trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch. So với trường hợp trên, trường hợp này có thể kéo dài suốt đời, hoặc xuất hiện vào bất kỳ độ tuổi nào. Không nên cho trẻ dưới 6 tuổi dùng các món ăn có gluten.

Hầu như những triệu chứng không dung nạp gluten sẽ biến mất khi đường ruột tự hồi phục sau khi tự sản xuất các enzyme. Trẻ không dung nạp gluten có những biểu hiện như biếng ăn, tay chân khẳng khiu, bụng căng phồng, mông teo tóp, hay đại tiện, phân nhiều và hôi, đồng thời trẻ thường cáu giận hoặc bơ phờ. Khi đó, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt cả về dinh dưỡng lẫn chăm sóc y tế.

Từ 6 tháng tuổi trở lên, cơ thể trẻ bắt đầu khoẻ mạnh hơn và mới có thể thích nghi dần dần với các thực phẩm có chứa gluten. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn một số loại ngũ cốc không có gluten như gạo, kê và bắp khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm để tránh trường hợp không dung nạp gluten xảy ra khi cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Tiền sử dị ứng trong gia đình

Không nên cho trẻ dưới 8 tháng tuổi dùng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao nếu gia đình vốn có tiền sử bị dị ứng.

Không nên bắt đầu cai sữa cho trẻ dưới 26 tuần tuổi

Khi bắt đầu cai sữa, cho trẻ ăn những thực phẩm ít có nguy cơ gây dị ứng như khoai tây, khoai lang, cà rốt, bông cải, táo, lê, đào, dưa và các loại bột nghiền.

Khi cho trẻ dùng thử những món ăn lạ, nên cho ăn mỗi lần mỗi món để dễ phát hiện những thực phẩm gây dị ứng.

Tránh cho trẻ dưới 8 tháng tuổi ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như trứng, cá, các loại đậu, bột mì, nước trái cây.

Nếu trong gia đình đã có tiền sử dị ứng với một thực phẩm nào đó, thì trước khi cho trẻ ăn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Ngoài ra, các bà mẹ cho con bú thì chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của đứa con. Chẳng hạn, người mẹ tránh uống sữa bò, ăn cà chua, nho- điều này rất có lợi đối với những trẻ hay bị đau bụng hoặc chàm da do dị ứng.

Ngũ cốc không có gluten

Gạo

Bắp

Những dụng cụ nhà bếp cơ bản

Bạn có thể sử dụng nhiều dụng cụ làm bếp khác nhau để chuẩn bị bữa ăn cho trẻ một cách nhanh chóng, gọn gàng và dễ dàng. Có một vài dụng cụ, thiết bị cũng như bí quyết nấu ăn giúp bạn trữ đông thức ăn cho trẻ một cách an toàn mà không phải nấu nướng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được cung cấp một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giúp bạn nuôi con thật khoẻ mạnh.

Các loại thiết bị nhà bếp

Những thiết bị sử dụng trong nhà bếp nhằm để chế biến thức ăn cho trẻ không cần phải cầu kỳ và đắt tiền. Bạn nên tìm mua những dụng cụ giúp bạn tiện lợi trong việc nấu nướng, và sau đó trẻ có thể học cách tự sử dụng được.

Những dụng cụ vô trùng

Sữa nóng là môi trường thuận lợi nhất cho vi trùng sinh sôi nảy nở, do đó bình sữa, núm vú dành cho trẻ bú cần phải được cọ rửa thật sạch và vô trùng hoàn toàn. Nếu không có thiết bị hiện đại để khử trùng thì bạn cũng có thể vô trùng bằng cách đun sôi khoảng 10 phút.

Máy xay/nghiền/trộn

Máy xay , nghiền hay trộn giúp thuận lợi cho việc chế biến các món ăn dạng mịn ở số lượng nhiều. Một số loại rau củ khi nấu chín đã có thể nghiền nhuyễn, nhưng một số khác (như đậu, trái mơ…) cần phải lọc qua ray để loại bớt các chất xơ và các chất khó tiêu khác.

May xay loại nhỏ: thích hợp khi chế biến các món ăn dạng mịn cho gia đình.

Máy xay loại lớn: thích hợp khi chế biến các món ăn dạng mịn ở số lượng nhiều.

Thiết bị lọc thức ăn: giúp loại bỏ phần vỏ khó tiêu bên ngoài. Điều này rất cần thiết cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm.

Thiết bị trộn bằng tay: rất dễ lau chùi và phù hợp cho mọi gia đình.

Rây: giúp loại bớt phần xơ có trong thực phẩm.

Nồi hấp

Hấp các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ giúp cho các vitamin không bị phân huỷ, do đó trong nhà bạn rất cần có một nồi hấp. Có hai loại nồi hấp:

Nồi hấp nhiều tầng: cho phép bạn vừa nấu và hấp cùng một lúc.

Dạng hấp bằng vỉ: sử dụng bằng cách cho vào nồi và đậy nắp lại. Rất tiện lợi vì có thể cho vào bất kỳ loại nồi nào sẵn có.

Khay trữ đông

Có thể cho thực phẩm đã được nghiền nhuyễn vào các khay đá hay các hộp có nắp và trữ đông. Khi dùng, bạn có thể rã đông trực tiếp bằng lò vi sóng .

- Khay đá: Giúp bạn cất giữ thức ăn có số lượng ít, có thể lấy ra một cách dễ dàng bằng cách xoắn chéo khay.

- Hộp có nắp: Có thể bảo quản nhiều thức ăn hơn.

Ghế ngồi dành cho trẻ em

Ghế dựa rất cần thiết đối với những trẻ chưa thể ngồi vững một mình. Đến khi trẻ có thể tự ngồi được, bạn có thể dùng ghế có thiết kế bàn ăn đi kèm - vừa an toàn vừa tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn.

Ghế có tính đàn hồi: Nhẹ và có thể ngả ra sau từ nhiều góc độ, cũng như có thể lau hoặc rửa dễ dàng.

Ghế cao: Chắc chắn, đủ rộng cho trẻ ngồi, có khay đựng thức ăn, dễ lau chùi.

Ghế kẹp: Có thể kẹp chắc chắn vào bàn ăn của gia đình. Dành cho trẻ khoảng 2- 3 tuổi có thể ngồi ăn với mọi người.

Bộ đồ ăn cho trẻ

Nên cho trẻ làm quen với những loại chén nhỏ, muỗng không quá sâu làm bằng loại nhựa mềm để không gây tổn thương đến phần nướu răng của trẻ. Khi trẻ lớn dần, chuyển sang cho trẻ sử dụng loại chén có lớp đệm lót hay chén phản ứng với nhiệt độ, ly uống nước có tay cầm…

Chén: dùng loại làm bằng nhựa dẻo, cách nhiệt tốt, có tay cầm.

Chén và muỗng phản ứng với nhiệt độ: Khi đựng thức ăn quá nóng, màu sắc của chén sẽ thay đổi.

Chén có lớp đệm lót: bám chặt vào khay đựng thức ăn của ghế cao.

Muỗng: loại muỗng nhỏ, có độ nông và không sắc cạnh.

Ly uống nước có nắp đậy và tay cầm: giúp trẻ học cách tự uống nước một mình. Đây là cách tốt nhất giúp bé chuyển từ uống nước bằng bình sữa sangbằng ly.

Yếm

Cho trẻ ăn có lẽ là một công việc khá khó khăn, nhất là đối với những trẻ kén ăn, lười ăn. mỗi lần ăn, trẻ đều có thể vấy thức ăn lên quần áo , ghế , sàn nhà… Do đó, khi cho trẻ ăn, bạn nên cho trẻ đeo một cái yếm, và đặt một miếng lót bằng nhựa hoặc một cái khăn trải bàn bằng plastic cũ dưới ghế ngồi của trẻ. Đây là cách giúp bạn hạn chế một số công việc như lau chùi sàn nhà không cần thiết… và giữ được áo quần sạch sẽ cho trẻ mỗi khi ăn.

-Yếm bằng vải mỏng: nên có dây buộc.

-Yếm có tay : giúp trẻ giữ sạch quần áo khi bắt đầu tự múc ăn một mình.

Tủ đựng thức ăn

Trong tủ đựng thức ăn, bạn có thể đựng những món ăn khô như bánh mì, các thực phẩm như đậu các loại, bột mì, bột bắp, trái cây khô, mì sợi, miến…

Kho thực phẩm cần thiết

Thực phẩm khô chủ yếu

Bột mì và các loại ngũ cốc như mì sợi và gạo là những nguồn thực phẩm giàu carbohydrate, có thể chế biến nhanh và có lợi cho sức khoẻ. Các loại đậu cần được chế biến kỹ hơn nhưng cũng cung cấp khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và mang tính kinh tế.

Các dạng bột mì: bột chưa rây, bột mì trắng…

Các loại đậu và đậu có hạt: đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu tây…

Trái cây sấy khô: quả mơ, mãng cầu, đào, táo, nho, dứa…

Gạo: bột gạo

Sản phẩm từ bột mì: mì ống, mì sợi, mì sợi Ý…

Ngũ cốc dành cho bữa ăn điểm tâm

Chọn loại ngũ cốc ít đường như gạo, yến mạch, bột mì. Tránh sử dụng loại có nhiều cám gạo, chất xơ…

Ngũ cốc bán trên thị trường: bột bắp, gạo nở, bánh bích qui làm từ lúa mì, bánh bích qui có kẹo mạch nha. Lưu ý đến thành phần đường có trong đó.

Món điểm tâm: chế biến từ yến mạch được cán mỏng, các loại hạt được trộn lẫn với nhau, mầm lúa mì nướng, bánh mì làm từ mầm lúa mì, trái cây khô cắt nhỏ.

Trứng và các sản phẩm từ bơ sữa

Trứng: nên dữ trong tủ lạnh

Các sản phẩm từ sữa: chọn những sản phẩm giàu chất béo và đã được tiệt trùng dành cho trẻ dưới 5 tuổi.

+ Pho-mát: nên dự trữ tong tủ lạnh

+ Sữa: chọn các loại sữa tiệt trùng, giàu chất dinh dưỡng như sữa dê, sữa bò…

+ Sữa chua: chọn các loại sữa chua giàu chất béo như sữa chua trái cây, sữa chua kem vani…

Bơ: Chọn loại bơ không muối hoặc ít muối, bơ thực vật chất lượng cao phết lên bánh mì hoặc để nấu, nướng thức ăn.

Nước xốt, dầu và gia vị

Có nhiều loại nước xốt, dầu và các loại gia vị dùng để chế biến nhiều món ăn với hương vị khác nhau.

Nước xốt và các loại gia vị: bao gồm nước tương, dầu hào, nước xốt cà chua, các viên xúp gà…

Dầu và giấm: bao gồm dầu ô-liu, dầu hướng dương, dầu thực vât, dầu mè, giấm trắng có mùi thơm để nấu hoặc trộn salad.

Rau thơm:bao gồm húng tây, ngò tây, rau é,các gia vị bột quế, gia vị hỗn hợp,củ gừng, ớt ít cay…

Thực phẩm đông lạnh

Nhiều loại rau quả và trái cây như đậu Hà Lan, bắp,…nên được trữ đông trong vòng 2-3 giờ đồng hồ nhằm đảm bảo chúng vẫn còn các chất dinh dưỡng. Mặt khác, rau tươi không để đông lạnh trong nhiều ngày sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn rau để đông lạnh.

Thịt gà, cá, thịt heo, thịt bò muốn đảm bảo cần phải để đông lạnh.

Chuẩn bị món ăn cho trẻ

Hiện nay, hầu hết những thực phẩm dành cho trẻ bày bán trên thị trường đều tải qua nhiều khâu chế biến ở nhiệt độ rất cao, sau đó làm nguội nhanh để có thể lưu trữ trong thời gian rất lâu (thường là 2 năm), vì vậy, các loại thực phẩm này mất khá nhiều hương vị ban đầu cùng các chất dinh dưỡng quan trọng. Nếu tự tay làm món ăn cho trẻ tại nhà, thì bạn có thể chủ động chọn lựa những nguyên liệu tươi ngon, cũng như chế biến không làm mất nhiều chất dinh dưỡng và không dùng những chất phụ gia có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài ra, bạn còn có thể linh động chọn lựa và thay đổi các món ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Chọn lựa cách chế biến phù hợp

Khi trẻ bước vào giai đoạn đầu cai sữa, bạn nên cho trẻ ăn các món ăn hầm hoặc bột nghiền thật nhuyễn. Bạn nên dùng những thực phẩm được chọn lựa cẩn thận, nguyên vật liệu rửa thật sạch, nhất là những thực phẩm tươi sống. Bởi vì những hoá chất nhân tạo đôi khi vẫn còn bám trên bề mặt rau củ quả và có thể làm tổn thương cơ thể non yếu của trẻ. Khi sử dụng các thực phẩm tươi, bạn nên bỏ vỏ, lá già, phần bị sâu, rửa sạch với nước lạnh, nếu cần thiết rửa bằng nước rửa rau quả.

Sảnphẩm nông nghiệp hữu cơ (organic agriculture) dùng rất ít các chất kháng sinh, không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, cũng như không bị lai tạo, cải tiến di truyền. Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng ít hơn, do đó thường đắt hơn những sản phẩm cùng loại khác. Do không chứa chất bảo quản nên các sản phẩm này không bảo quản được lâu, điều này đòi hỏi các bà mẹ phải thường xuyên mua để có được loại tươi ngon.

Sản phẩm có sử dụng hoá chất không hoàn toàn bất lợi cho sức khoẻ. Nhờ sự quản lý của pháp luật, nên liều lượng thuốc sử dụng và thời điểm sử dụng cho các loại cây trồng, vật nuôi là khá hợp lý.Đồng thời hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu khi thu hoạch chỉ còn lưu lại trên lớp vỏ bên ngoài hoặc trên lá, nên khi chế biến cho trẻ, các bà mẹ chỉ cần lột vỏ và bỏ bớt những lớp lá bên ngoài các loại rau củ, rửa thật kỹ và nấu chín.

Những cách chế biến món ăn cho trẻ

Việc chuẩn bị món ăn cho trẻ không cần thiết phải tuân theo bất cứ lời khuyên đặc biệt nào, bạn có thể dành một phần thực phẩm, nguyên vật liệu để chế biến món ăn cho cả nhà để chế biến món ăn cho trẻ. Bạn có thể thực hiện một số cách để chế biến đơn giản, vừa tiết kiêm thời gian vừa giữ được nhiều chất dinh dưỡng và khẩu vị của trẻ như sau:

Hấp: Món ăn được chế biến bằng cách này để giữ được hương vị và dưỡng chất, cũng như các chất kháng- oxid (antioxidants)- cần thiết khác. Cách chế biến này tốt hơn so với nấu chín trong nước hoặc trong lò vi ba và có một số loại thực phẩm khi nấu chín ở nhiệt độ quá cao sẽ bị mất đi lượng chất đáng kể các vitamin hoà tan trong nước như B hay C. Ví dụ, bông cải xanh brocoli bị mất 60% lượng vitamin C sau khi luộc trong khi hấp chỉ làm mất 20% lượng vitamin C.

Nấu chín trong nước: Thực phẩm chế biến theo cách này có thể làm mất rất nhiều dưỡng chất. Do đó, nếu chế biến món ăn cho trẻ bằng cách này bạn nên nấu ở mức vừa chín tới để món ăn không bị mất nhiều dưỡng chất cần thiết. Đăc biệt lưu ý là không nấu quá chín, hoặc bị cháy khê.

Lò vi ba: Bạn nên hạn chếdùng lò vi ba để làm chín thức ăn cho trẻ, bởi vì sóng vi ba có thể phân huỷ hầu hất các chất khoáng- oxid hoá có trong các loại thực phẩm tươi, và không có lợi cho sức khoẻ của trẻ.

Nướng: Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vì không mất nhiều thời gian, và có thể giữ lại được nhiều dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên,cách này chỉ thích hợp với một số loại như khoai tây, khoai lang hay bí đỏ,… Sau khi nướng chín, trẻ sẽ có được món ăn bổ dưỡng từ củ quả.

“ Chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà vừa kinh tế vừa bổdưỡng hơn là thường xuyên mua các thực phẩm chế biến sẵn. Qua đó, bạn cũng có thể cung cấp cho con những món ăn vừa đa dạng vừa có lợi cho sức khoẻ ngay từ khi bé tập làm quen với các món ăn.”

Món ăn nghiền nhuyễn hỗn hợp

Một số loại trái cây, rau quả không cần nấu chín, hay các loại củ sau khi hấp, luộc đều có thể dùng cách nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn để làm món ăn cho trẻ. Cáchnày vừa nhanh, vừa dễ làm và món ăn không mất nhiều dưỡng chất.

Các loại quả như cà rốt, bí đỏ, củ cải, khoai tây, khoai lang,… nấu chín mềm (có thể hấp, luộc hoặc nướng), vớt ra để nguội, bóc vỏ, rồi cho vào máy xay hoặc nghiền nhuyễn bằng rây. Nếu món ăn quá đặc, có thể thêm 1-2 thìa xúp. Để món ăn nghiền được thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn, bạn có thể cho thêm vào sữa mẹ, sữa formula…

Nếu nguyên liệu chế biến món ăn sau khi nghiền nhuyễn có nhiều chất xơ, bạn nên lọc qua một lớp rây, loại bỏ bớt phần xơ. Bởi vì thức ăn có nhiều chất xơ không tốt cho tiêu hoá, và gây cản trở cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể trẻ trong giai đoạn này.

Bảo quản thực phẩm

Chế biến món ăn một lần và bảo quản lạnh là cách tiết kiệm thời gian nhất để làm món ăn cho trẻ. Ngoại trừ những món nghiền từ chuối, lê, dưa, và cà tím thì không nên để quá đông lạnh.

Thực phẩm nên chứa trong tủ đông ở nhiệt độ từ -180C trở xuống trong vòng 24 tiếng. Không nên làm đông những thực phẩm sau khi đã rã đông, nếu muốn tiếp tục bảo quản lạnh thì nên nấu chín trước khi cho vào tủ đông trở lại. Có 2 cách bảo quản thức ăn cho trẻ: Làm đông hoặc đun nóng.

Bảo quản bằng cách làm đông

Bạn có thể bảo quản các loại thức ăn nghiền nhuyễn bằng cách sau khi chế biến xong, để nguội,cho vào thố nhựa đậy nắp kín lại rồi cho vào tủ đông. Lưu ý, thời gian bảo quản lạnh chỉ nên trong 6 tuần. Khi chuẩn bị sữa cho trẻ, bạn chỉ cần lấy ra, hâm nóng cho đến khi tan thành một chất lỏng đặc sệt, khuấy đều rồi để nguội trước khi cho trẻ ăn.

Những nguyên tắc hâm nóng thức ăn

Nếu hâm nóng thức ăn bằng lò vi ba , bạn phải chú ý đến độ nóng đều của món ăn, bởi vì món ăn được hâm nóng sẽ gặp trường hợp còn chỗ nóng, còn chỗ lạnh. Miệng của trẻ nhạy cảm với nhiệt độ hơn người lớn nên có thể gây ra phỏng. Vì vậy, bạn nên nếm thử trước khi cho trẻ ăn.

“ Thức ăn nghiền nhuyễn và bảo quản bằng cách làm đông sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chế biến món ăn cho trẻ”

Vệ sinh thực phẩm

Sức khoẻ của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm có chất lượng kém, nên bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong việc nấu nướng và bảo quản thức ăn cho trẻ. Đồng thời bạn cũng nên chú ý cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng dùng để chế biến và chứa đựng thức ăn cho trẻ.

An toàn thực phẩm

- Để trứng, thịt, cá sống cách xa trái cây và rau củ. Đồ dùng để đựng thịt, cá và rau quả nên để tách riêng nhau. Nên dùng 2 cái thớt để chế biến thịt cá và các loại rau quả. Rửa tay thật sach sẽ trước và sau khi chế biến thức ăn sống.

- Chỉ hâm nóng thức ăn một lần và sau khi rã đông, phải hâm nóng thức ăn lại thật kỹ để diệt vi khuẩn. Nên cho trẻ ăn liền, không nên để qua ngày hôm sau.

- Không nên cho trẻ ăn tiếp phần thức ăn mà trẻ đã ăn dở trước đó. Bởi vì, nước miếng của trẻ có rất nhiều vi trùng, sau khi ăn vi trùng sẽ bám vào muỗng và thông qua muỗng, vi trùng sẽ lây sang thức ăn. Trong thời gian cất thức ăn trở lại, vi trùng sẽ có dịp sinh sôi, phát triển làm biến đổi các thành phần dưỡng chất có trong thức ăn. Nếu cho trẻ dùng những thức ăn thừa này, rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là bị ngộ độc thức ăn. Do đó, nếu khẩu phần ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ, bạn nên múc ra một chén nhỏ riêng rồi bón từ từ cho trẻ.

- Nên nhớ ghi thời gian sử dụng nếu bảo quản thức ăn của trẻ bằng cách đông lạnh để tránh trường hợp cho trẻ ăn những thức ăn đã quá thời hạn.

- Không nên để thức ăn của trẻ bên ngoài tủ lạnh, vì trong điều kiện nhiệt độ bình thường, vi trùng có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng, và thức ăn dễ bị ôi thiu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn phải nguội hoàn toàn. Bạn có thể làm cho thức ăn nguội nhanh bằng cách để trong nước lạnh.

- Nên cho trẻ ăn hết phần thức ăn đã được hâm nóng sau khi lấy ra từ tủ đông trong vòng 24giờ.

- Đậy kín các loại thức ăn, nước uống dành cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm độc, vi trùng xâm nhập từ các côn trùng như ruồi, gián, chuột hoặc thú nuôi như chó, mèo.

Vệ sinh trong nhà bếp

Thực hiện một vài nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giữ được vệ sinh thực phẩm cho trẻ.

- Rửa tay thật sạch trước khi làm thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.

- Rửa tay trẻ sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn , vì trong khi ăn, trẻ có thể cầm nắm thức ăn hoặc cho cả nắm tay vào miệng.

- Sau khi cho trẻ ăn xong, bạn nên cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng có liên quan, sau đó để khô ráo để sử dụng cho lần sau.

- Lau chùi tất cả các con dao, rổ, rá, thớt dùng để chế biến thức ăn cho trẻ và phơi khô.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý