Cho bé ăn bột - Cẩm nang toàn diện cho các bà mẹ nuôi con

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cho bé ăn bột - Cẩm nang toàn diện cho các bà mẹ nuôi con

18/04/2015 10:40 AM
659

Lưu ý

- Từ khi mới chào đời cho đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa formu-la là đã có đủ những dưỡng chất cần thiết.

- Từ 6 tháng đến một năm tuổi, ngoài 500 đến 800ml sữa mẹ hay sữa formula/mỗi ngày, trẻ vẫn cần được cung cấp thêm một chế độ dinh dưỡng bổ sung.

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Trong năm đầu tiên, trẻ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Hầu hết trẻ khi được 6 tháng tuổi nặng ít nhất là gấp đôi trọng lượng so với mức mới sinh. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ngừng bú sữa (dù là sữa mẹ hay sữa bình) một cách đột ngột để chuyển sang chế độ ăn dặm (nhất là các loại thức ăn đặc) vì hệ tiêu hoá lẫn hệ miễn dịch của trẻ chưa kịp thích ứng với nguồn dưỡng chất mới nên có thể gây ra một số dị ứng, hoặc bị tiêu chảy.

Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Khi trẻ được khoảng 26 tuần tuổi, cơ thể trẻ cần được bổ sung thêm một số thực phẩm khác ngoài sữa (chẳng hạn thời điểm này, lượng sắt mà cơ mẹ chuyển sang cho trẻ trong thời kỳ mang thai đã cạn). Vì thế Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đây là giai đoạn tốt nhất mà các bà mẹ nên cho trẻ ăn dặm thêm nhằm bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết.

Khimới chào đời, bú là một phản xạ tự nhiên, nên trẻ thường nôn, oẹ các thức ăn đặc hơn sữa. Nếu trẻ quá 6 tháng mà chưa được tập cho ăn dặm thì sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhai và nuốt. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải học cách dùng lưỡi đẩy thức ăn xuống cổ và nuốt.

Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể chuyển sang chế ăn dặm

Trẻ bắt đầu lơ là, không thích uống sữa.


Thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm

Trong bốn tuần đầu tiên sau khi chuyển sang chế độ ăn dặm, bạn có thể cho trẻ ăn bột hoà tan với sữa mẹ hoặc sữa formula. Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ ăn những món ăn nghiền đơn giản khác. Tập cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn nghiền giúp bạn nhận biết trẻ không thể dung nạp loại thức ăn nào, trước khi kết hợp các thành phần thực phẩm rau, củ, thịt cá lại với nhau trong cùng một món ăn.


Các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt,…là những loại thức ăn thích hợp đối với trẻ vì hương vị ngọt tự nhiên và ít xơ. Táo và lê là hai loại trái cây tráng miệng rất tốt cho trẻ nhưng bạn phải nhớ chọn những quả chín mọng và có vị ngọt tự nhiên. Chuối, đu đủ, bơ nghiền…cung cấp nhiều dưỡng chất và rất tiện lợi vì bạn không cần phải đun nấu.

Tại sao nên chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà

Nếu có thể, bạn nên dành thời gian chế biến thức ăn cho trẻ từ các nguồn nguyên liệu tươi sống và xanh như thịt, cá, rau, củ, quả. Thức ăn chế biến tại nhà vừa không chứa các chất phụ gia, vừa tiết kiệm đồng thời bạn có thể chủ động thay đổi khẩu vị cho trẻ.

Giai đoạn chuẩn bị

Bạn sẽ rất mất thời gian để chế biến chỉ một phần ăn cho trẻ, do đó cách tốt nhất là chế biến sẵn cho cả tuần rồi chia thành từng phần nhỏ và cho vào tủ đông (xem trang 20). Vì trẻ mới làm quen với loại thức ăn dạng đặc nên trong những lần đầu, bạn nên nấu sền sệt như ya-ua, rồi mới từ từ tăng dần độ đặc lên.


Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị món ăn cho trẻ theo thức ăn của cả nhà. Ví dụ, khi nấu món canh cho gia đình, bạn dành riêng một phần không nêm gia vị, sau đó pha với bột và khuấy đều để làm thức ăn cho trẻ.

Các thiết bị cần thiết

Ở trang 16 đã nói đến những dụng cụ cần thiết cho việc chuẩn bị món ăn cho trẻ. Trong những lần đầu, bạn có thể cho trẻ nếm thức ăn qua đầu ngón tay bạn, nhưng khi trẻ quen dần, bạn có thể dùng một cái chén và muỗng nhỏ bằng nhựa.

Loại muỗng cạn, làm bằng nhựa dẻo sẽ tốt hơn cho lợi non của trẻ. Chén nên là loại có tay cầm. Trước khi ăn, bạn nên đeo cho trẻ một cái yếm trước ngực và chuẩn bị sẵn một cái khăn ướt để kịp thời lau thức ăn bị vung vãi.

Những điều cần ghi nhớ:

- Luôn rửa tay bạn và tay trẻ trước khi ăn.

- Để giảm độ sệt của các món ăn thuộc dạng nghiền, bạn có thể cho vào một ít nước đun sôi để nguội hoặc sữa để trẻ nuốt dễ dàng hơn.

- Không nên cho trẻ dùng nước khoáng đóng chai vì loại nước này không được khử trùng tốt và có hàm lượng muối cao.

- Muỗng, bình sữa, chén của trẻ cần phải được khử trùng trong nước nóng trên 800C rồi lau lại bằng khăn sạch.

Cho trẻ làm quen với các loại thức ăn dặm

Bạn không nên quá lo lắng khi trẻ không chịu làm quen với các thức ăn có dạng đặc, bởi vì trẻ cần có thời gian để thích nghi với những điều mới lạ. Cần phải kiên trì tập cho trẻ ăn dần.”


Thời gian đầu, một số trẻ có thể chưa quen ăn món ăn đặc nên không chịu ăn, thậm trí khóc thét lên mỗi khi bạn cố ép trẻ ăn. Trong trường hợp này, bạn chớ băn khoăn lo ngại, mà hãy cố gắng thử lại nhiều lần và cho trẻ ăn từ từ. Nếu có thể mỗi ngày bạn nên tập cho trẻ làm quen với các món ăn đặc vào cùng một thời điểm như nhau. Bạn có thể cho trẻ uống trước một nửa lượng sữa dùng hàng ngày để tránh tình trạng trẻ bị qua đói. Dần dần, trẻ sẽ thích ứng với những món ăn mới và bạn cũng có thể tạo được thói quen ăn uống đúng bữa cho trẻ.

Tập cho trẻ làm quen với thức ăn dặm


Trong những lần đầu, bạn có thể thăm dò bằng cách cho trẻ nếm một hoặc hai muỗng thức ăn (tương đương 15ml). Dần dần tăng lượng thức ăn lên cho đến khi nào trẻ không chịu ăn nữa sau đó, cho trẻ tiếp tục bú phần sữa còn lại.

Nghệ thuật bón thức ăn cho trẻ


Cho dù trẻ có tỏ ra thích thú với các món ăn đặc ngay từ lần đầu tiên thì bạn cũng chớ vì thế mà cho trẻ ăn quá nhiều. Hãy tập cho trẻ học cách nuốt thức ăn và thư giãn trong khi ăn. Tránh tập ăn lúc trẻ quá mệt, cần được ngủ, nên nói chuyện và thể hiện các cử chỉ giao tiếp với trẻ trong khi ăn.

Những thực phẩm cần tránh


Để tránh những nguy cơ bị dị ứng hay mắc phải chứng không dung nạp thức ăn, cũng như những căn bệnh không tốt cho trẻ sau này, khi chế biến món ăn cho trẻ, bạn nên cẩn thận với một số gia vị và nguyên vật liệu sau đây:


- Muối: Không nên cho trẻ dưới một tuổi dùng những món ăn có muối để tránh gây tác hại đến thận và tình trạng mất nước trong cơ thể. Nếu tập thói quen ăn mặn, sau này trẻ rất dễ bị cao huyết áp. Thực phẩm xông khói cũng là món ăn có chứa muối.


- Đường:Bạn không nên thêm đường vào thức ăn cho trẻ, ngoại trừ một số thực phẩm có chứa đường sẵn.Tập thói quen ăn ngọt là nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ sau này.


- Trứng chưa nấu chín: Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, bạn cần phải luộc thật chín cả lòng trắng lẫn lòng đỏ trứng khi chế biến món ăn cho trẻ.


- Pho-mát chưa tiệt trùng: Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, bạn không nên cho trẻ ăn các loại pho-mát chưa tiệt trùng, chẳng hạn như pho-mát mềm Brie hay Camembert.


- Những thực phẩm có chứa gluten: Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn các món ăn chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch đen (xem hình 15)


- Các loại hạt: Tuyệt đối không nên cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống ăn những thức ăn có dạng hạt bởi vì chúng có thể khiến trẻ bị hóc, gây nghẹn, nghẹt thoẻ đường hô hấp thậm trí nguy hiểm đến tính mạng (xem hình trang 14

Lần đầu cho trẻ ăn dặm

Trước tiên, cần hải rửa tay thật sạch rồi quệt lên đầu ngón tay một chút thức ăn của trẻ để kiểm tra nhiệt độ; nếu thức ăn đã nguội, thì thử cho trẻ mút ngón tay có thức ăn của bạn. Cách dùng ngón tay bón thức ăn này nhằm đem lại cho trẻ cảm giác quen thuộc và trẻ sẽ bớt lạ lẫm với thức ăn hơn. Sau đó mới cho trẻ ăn bằng muỗng.


Quệt một chút thức ăn lên đầu ngón tay út và thử cho trẻ mút ngón tay có thức ăn ấy.


Sau đó, quệt một chút bột nghiền nhuyễn và đưa vào giữa 2 thìa dầu ăn làn môi để trẻ chủ động mút thức ăn. Nếu trẻ quay đầu đi, bạn lau sạch và thử lại lần nữa.


- Mật ong: Nên rất hạn chế cho trẻ ăn mật ong vì trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn mà trẻ em dưới 1 tuổi khi ăn vào có thể kết hợp tạo nên độc tố gây ngộ độc cho trẻ.


- Nghêu sò: Nghêu sò là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ngộ độc thức ăn ở trẻ. Trẻ nhỏ cũng thường không dung nạp các thực phẩm chế biến từ nghêu sò.


- Thực phẩm có nhiều chất xơ: Bạn không nên cho trẻ dùng quá nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, vì chúng sẽ gây cản trở việc hấp thu một số khoáng chất cần thiết đối với cơ thể trẻ.

Nếu trẻ không chịu ăn

Trong những lần đầu, trẻ thường không chịu ăn. Đây là biểu hiện bình thường của trẻ, bạn không nên lo lắng hay vội vàng thúc ép trẻ mà hãy kiên nhẫn thử lại vào những ngày tiếp theo. Bạn nên cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn riêng biệt trước khi trộn chúng lại với nhau. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là không nên giảm lượng sữa mà trẻ cần phải uống mỗi ngày bởi vì những thức ăn mới này chưa thể cung cấp đủ dưỡng chất thay thế được sữa. Nếu trẻ vẫn không chịu ăn từng món riêng biệt, hãy thử trộn chúng lại với nhau và tỏ ra kiên nhẫn khi cho trẻ ăn.


Trẻ không thích ăn có thể bởi vì ngày hôm đó trẻ cảm thấy khó chịu trong người, không khí xung quanh nóng bức và chỉ muốn uống sữa mà thôi. Bạn không nên quá lo lắng về điều này, không ăn dặm một vài bữa cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Bạn nên chờ một vài ngày sau rồi thử cho trẻ ăn món khác lỏng hơn để trẻ dễ nuốt. Nếu trẻ vẫn uống sữa và lên cân đều đặn thì không có gì phải lo ngại cho sức khoẻ của trẻ cả.

Lưu ý:

- Trẻ mới sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi,do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm thì theo phản xạ, trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài để khỏi bị nghẹn. Phản xạ này thường biến mất khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi.


- Trước khi cho trẻ ăn bất kì món ăn gì, tốt nhất bạn nên nếm trước để kiểm tra nhiệt độ, mức mặn nhạt của món ăn đó. Nếu món ăn lấy ra từ tủ lạnh, bạn nhớ hâm nóng thật kỹ rồi để vừa đủ nguội. Lưu ý, khi hâm nóng nhớ khuấy đều để thức ăn không có chỗ nóng, chỗ lạnh.


- Khi cho trẻ ăn những thức ăn lấy ra từ tủ lạnh, chỉ nên hâm lại một lần mà thôi. tuỳ theo nhu cầu của trẻ, bạn chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ để trẻ ăn trong một lần.


- Đối với các món ăn nghiền nhuyễn hay bị khuấy quá đặc, bạn có thể thêm vào sữa mẹ,sữa formula hoặc nước đun sôi để nguội để làm cho thức ăn có độ loãng phù hợp với nhu cầu của trẻ.


- Không nên cất những thức ăn mà trẻ đã ăn dở vì thông qua thìa múc thức ăn, các vi trùng trong nước miếng đã lây sang và sinh sôi nảy nở trong phần thức ăn thừa đó. Trẻ ăn vào có thể bị tiêu chảy, sình bụng, thậm chí bị ngộ độc.


- Không nên bón cho trẻ từng thìa đầy thức ăn, vì trẻ có thể bị sặc, nghẹn.


- Khi cho thực phẩm vào tủ đông, nên múc thật đầy sau đó đậy kín để không tạo ra một khoảng trống làm khí tích tụ trên bề mặt thức ăn nhằm đảm bảo chất lượng món ăn.


- Mặc dù, có nhiều người khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm; nhưng bạn cũng có thể cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm, trong trường hợp này nên tránh dùng những món ăn có trứng, các loại quả có vị chua và nghêu sò, ốc hến…

Tìm hiểu khẩu vị của trẻ


“ Dần dần nên tập cho trẻ làm quen với những thức ăn có dạng hạt nhỏ, nghiền ít mịn hơn và có nhiều mùi vị mới hơn”.

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi phát triển rất nhanh và mỗi ngày trẻ cũng ít ngủ hơn trước. Giai đoạn này, trẻ thích học hỏi, khám phá do đó thích ứng nhanh với những sự thay đổi. Đây là lúc thích hợp nhất để bạn cho trẻ làm quen với các món ăn có hương vị mới hay các thức ăn có nhiều thành phần trộn lẫn vào nhau.

Chuyển từ thức ăn được nghiền mịn sang dạng ít mịn hơn

Tập nhai

Tuy mỗi trẻ có nhịp độ phát triển khác nhau, nhưng thông thường khoảng 6-7 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng cửa đầu tiên. Các loại răng khác bắt đầu mọc trong vòng 5 tháng tiếp sau đó. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, bạn có thể tập cho trẻ làm quen với các món ăn có dạng hạt nhỏ. Đầu tiên, trẻ thường tập nhai bằng lợi nên bạn cần cho trẻ ăn thức ăn đã được nghiền nhỏ hay băm vụn; không nên cho trẻ ăn các thức ăn được xay nhuyễn quá lâu vì khi đó, trẻ sẽ lười nhai và không biết sử dụng lưỡi để đẩy các thức ăn cứng vào trong. Nếu trẻ không thích ăn các thức ăn nhiều hạt nhỏ trộn lẫn, bạn có thể tập dần bằng cách pha một ít vào món ăn đã được nghiền nhuyễn hay không nên xay quá nhuyễn như trước đây.


Sữa và các sản phẩm từ sữa


Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, trẻ nên uống từ 500 đến 800ml sữa mẹ hay sữa formula mỗi ngày. Cho dù có dùng sữa bò để chế biến các món ăn dặm cho trẻ thì mỗi ngày bạn vẫn phải cho trẻ bú lượng sữa mẹ hoặc sữa formula cần thiết vì trong sữa bò không có chứa một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như chất sắt và vitamin C. Nếu trẻ uống ít hơn 500ml sữa mẹ hoặc sữa formula mỗi ngày thì cần phải được bổ sung vitamin A, C và D cho đến khi trẻ được 1 năm tuổi.


Bạn cũng có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm chế biến từ sữa như pho-mát, sữa chua hoặc dùng sữa để chế biến món ăn. Lưu ý, đến bữa ăn mà trẻ không đói thì bạn có thể giảm lượng sữa cho trẻ uống trước khi ăn để trẻ ăn được ngon miệng hơn.


Khi bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước trái cây pha loãng trong khi ăn.

Bánh mì và ngũ cốc


Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng những thức ăn có chứa gluten, hay các thức ăn có chứa nhiều chất xơ, vì khi đó, trẻ vẫn cảm thấy no nhưng lại không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Các sản phẩm chế biến từ sữa

Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua tiệt trùng, pho-mát dạng mềm rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm ít béo vì chúng không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Trứng

Trứng được nấu chín là thực phẩm rất giàu chất bổ dưỡng và không mất nhiều thời gian chế biến. Không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn trứng nấu chưa chín nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Rất tốt cho trẻ. Một số loại cá có nhiều dầu như cá mòi, cá hồi hay cá tuna… chứa rất nhiều acid béo, rất cần có sự phát triển và hoàn thiện của não bộ. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận nhặt hết xương trước khi cho trẻ dùng món cá.

Thịt đỏ ( thịt bò, thịt heo…)

Nên chọn loại thịt không có mỡ. Gan cũng là món dễ tiêu hoá và cung cấp rất nhiều chất sắt cho cơ thể. Bạn có thể nấu thịt bò hay thịt heo kết hợp với khoai tây và nấm rơm rồi xay nhuyễn…

Thịt gà

Thịt gà cũng rất tốt cho trẻ, hầu hết trẻ đều rất thích ăn thịt gà. Bạn có thể nấu thịt gà với các món như khi nấu với thịt heo hay thịt bò.

Rau xanh

Đây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ, chẳng hạn như hành tây, cần tây, cải bắp, cà chua, cải bó xôi, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, cà rốt, khoai tây, bí ngô…

Trái cây

Giống như rau xanh, trái cây cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như cam, bom, lê, táo, bơ, chuối…đặc biệt xoài , nho (đã lột vỏ, bỏ hạt, xắt đôi), cam, chanh và dâu.

Các loại đậu hạt

Bao gồm đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng, đậu nành…đây là nguyên liệu tốt nhất nhằm bổ sung hàm lượng chất đạm và chất sắt (rất cần thiết đối với trẻ ăn theo chế độ ăn chay). Đặc biệt, đậu hũ có chứa đầy đủ các dưỡng chất có thể thay thế thịt bò, thịt heo.

Món ăn mới cho trẻ

  • Thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc nguyên chất (snack hạt)
  • Bánh ngọt làm từ bột gạo
  • Pho-mát tiệt trùng, nguyên kem dạng mềm
  • Trứng luộc chín
  • Cá có nhiều dầu
  • Gan
  • Thịt gà hầm với cà rốt
  • Rau xanh
  • Đậu hũ
  • Trái xoài
  • Đậu lăng

Lưu ý:

  • Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn các thực phẩm có chứa gluten.
  • Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng luộc chưa chín tới
  • Một số trẻ thường bị dị ứng với trái dâu. Do đó, nên cẩn thận khi cho trẻ ăn dâu, nhất là khi trẻ bị dị ứng hay bị chàm bội nhiễm.

Cho trẻ ăn chung với gia đình


Khi trẻ đã ngồi vững, bạn có thể dùng loại ghế dành riêng cho trẻ nhỏ để trẻ có thể tham gia dùng bữa với cả nhà. Thông thường đó là loại ghế cao, có chỗ dựa lưng và buộc dây an toàn, trẻ có thể ngồi thoải mái trên ghế và quan sát mọi vật xung quanh. Nếu cẩn thận hơn, bạn nên đặt ghế xa tường để tránh trẻ dùng tay đẩy vào tường và lót một tấm vải dưới chân ghế để dễ dàng lau dọn thức ăn rơi vãi. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen bằng cách cho trẻ ngồi chơi trên ghế cao này nhưng vẫn mang yếm và vẫn có khay ăn trước mặt. Khi bón thức ăn cho trẻ, hãy cho trẻ cầm một cái muỗng nhựa riêng. Nên cho trẻ ngồi trên ghế bú bình sữa để tập cho trẻ quen dần với việc ngồi ăn ở đó.

Những khó khăn đầu tiên


Thời gian đầu, có thể trẻ còn bỡ ngỡ, e ngại, khó chịu hoặc từ chối không chịu ăn khi phải ngồi trên ghế như thế. Đây cũng là giai đoạn cả nhà bị trẻ quấy rầy, phiền hà. Bạn nên nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tự múc thức ăn đưa vào miệng. Lần đầu, trẻ có thể làm rơi vãi và vấy đồ ăn lên khắp quần áo. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà tỏ ra bực bội và giận dữ với trẻ, hãy nhẹ nhàng uốn nắn, chỉnh sửa trẻ từ từ. Càng ngày, trẻ càng hoàn thiện kỹ năng ăn uống của mình và hoà nhập vào nhịp sống của mọi người trong gia đình hơn.

Tham gia vào bữa ăn gia đình


Dù trẻ ở giai đoạn ăn dặm có thể ăn nhiều bữa trong ngày, nhưng bất cứ khi nào đến giờ ăn cơm của cả nhà, bạn đều nên cho trẻ tham gia và xem trẻ như là một thành viên trong bữa ăn của gia đình. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra, dùng bữa chung với mọi người là được trò chuyện vui vẻ và ăn những món ăn ngon miệng. Bạn hãy cố gắng để trẻ càng hoà nhập với mọi người càng tốt. Tất nhiên, ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày trẻ còn phải ăn nhiều bữa phụ nữa và tầm quan trọng như giá trị dinh dưỡng của những bữa ăn này không kém bữa ăn chính.

Nước uống dành cho trẻ


Khi trẻ khát, nước là loại thức uống tốt nhất ngoài sữa. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ uống nước đun sôi để nguội. Không nên cho trẻ uống nước khoáng đóng trai vì loại nước này có chứa nhiều muối khoáng, không tốt cho cơ thể trẻ. Trẻ còn đang bú sữa mẹ không cần phải uống thêm nước vì trong sữa mẹ đã có đầy đủ lượng nước cần thiết. Khi chuyển sang chế độ ăn dặm, trẻ mới bắt đầu có nhu cầu uống thêm nước.


Nước trái cây ép như cam, táo, lê, bưởi…có chứa rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể chúng ta hấp thu tốt các chất sắt có trong các món ăn khác. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế cho trẻ dùng những loại nước ngọt, nước chế biến từ thảo mộc, trái cây bày bán trên thị trường, vì chúng thường chứa hàm lượng đường rất lớn khi ấy trẻ dễ bị sâu răng. Dù cho trên nhãn có ghi là “thức uống không chứa đường” thì điều này cũng không có nghĩa là trong thức uống không có đường. Đó có thể là đường fructose hay đường glucose. Ngay cả đường có trong trái cây tươi cũng có thể làm hư răng của trẻ. Bởi vậy, nên hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây (nếu có cũng nên pha thật loãng) và không nên cho trẻ uống nước trái cây bằng bình.

 
Uống nước từ bình mỏ vịt

Dù trẻ đã được cung cấp đầy đủ nước từ sữa và từ thức ăn dặm, trẻ vẫn thích uống nước bằng bình mỏ vịt. Trẻ thích tự mình uống nước hơn.

K
hi trẻ đã có thể cầm chắc, nên cho trẻ cầm bình để uống. Sử dụng loại bình có 2 tay cầm, nắp đậy và có vòi gần giống với núm vú mà trẻ thường bú sữa. Kiểu bình này cũng giúp trẻ hạn chế trẻ đổ nước uống lên quần áo. Sau một thời gian, có thể cho trẻ chuyển sang uống nước bằng ly, cốc bình thường.

Thức uống và việc chăm sóc răng cho trẻ

Uống các loại thức uống có vị ngọt bằng bình là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng. Bú bình có hại cho răng của trẻ hơn là dùng ly để uống bởi vì khi đó, thời gian răng trẻ tiếp xúc với chất ngọt lâu hơn. Vi trùng bám trên răng chuyển hoá đường thành acid, gây tổn hại men răng và dẫn đến sâu răng.


Cho trẻ bú bình vào ban đêm còn gây ra nhiều tác hại hơn do ban đêm trong miệng có rất ít nước miếng, khiến đường dễ dàng bám vào răng của trẻ hơn. Do đó, nếu trẻ có thói quen ngậm bình khi đi ngủ, tốt nhất bạn cho trẻ bú nước sôi để nguội hay sữa chứ không nên dùng nước ép trái cây. Khi trẻ được 1 tuổi, nên tập cho trẻ chuyển sang uống bằng bình mỏ vịt.

Phòng ngừa sâu răng

  • Tập cho trẻ dùng ly hoặc bình mỏ vịt khi trẻ được một tuổi.
  • Chỉ cho trẻ uống sữa hoặc nước sôi để nguội bằng bình
  • Thay đổi thói quen ngậm bình sữa trước lúc đi ngủ của trẻ
  • Tốt hơn nên cho trẻ uống nước sôi để nguội giữa các bữa ăn thay vì uống nước trái cây ép đã được pha loãng.
  • Hạn chế cho thêm đường vào các món ăn dặm của trẻ.
  • Đối với nước ép trái cây, nên pha 1 phần nước ép trái cây với 5 phần nước sôi để nguội, bởi vì chất ngọt tự nhiên của trái cây cũng có thể làm sâu răng của trẻ.

Lưu ý:

- Không nên để trẻ ngồi ăn một mình; nếu cho trẻ ngồi trên ghế cao trong lúc dùng bữa, thì phải thắt dây an toàn.


- Không nên ép buộc trẻ ăn thức ăn mà trẻ không thích, cũng như không nên ép trẻ phải ăn hết thức ăn khi đã quá no. Điều quan trọng là hãy chú ý xem trẻ ăn có ngon miệng không, có thích món ăn đó không.


- Nên để cho trẻ tập cầm thìa tự múc ăn. Lúc đầu trẻ có thể làm đổ thức ăn lên quần áo hoặc xuống nền nhà, vì thế bạn hãy đặt ghế của trẻ cách xa tường nhà, và trải chiếu hay thảm lót dưới chân ghế để lau chùi cho tiện.


- Cho trẻ tham gia vào các bữa bữa ăn của gia đình và cố gắng tạo bầu không khí hoà đồng, thân mật, vui vẻ giữa trẻ với các thành viên khác trong gia đình.


- Không nên cho trẻ uống trà, cà phê và những món ăn có nhiều chất xơ, vì nó ngăn cản sự hấp thu chất sắt của cơ thể.

Những hương vị đầu đời

Khi cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hoá và có mùi vị dễ chịu. Một số trẻ thích các món có vị đậm đà được chế biến từ khoai lang, củ cải hay cà rốt trong khi các trẻ khác lại thích các món ăn có vị nhạt hơn như khoai tây nghiền hay bột ăn dặm. Bạn nên cho trẻ tập làm quen với càng nhiều vị thức ăn càng tốt, vì như thế sau này, trẻ sẽ dễ ăn hơn. Tuy nhiên, đối với những món ăn có nguy cơ gây dị ứng cao, bạn nên cẩn trọng bằng cách cho trẻ dùng thử trước để xem cơ thể trẻ có phản ứng gì không. Tốt nhất trong những lần đầu tiên bạn nên nấu thật loãng và nghiền thật nhuyễn (giống như sữa chua) và không nên pha trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau.

1/ Bột gạo

Bột gạo dành cho trẻ ăn dặm rất mịn, dễ tiêu hoá. Vị sữa của bột gạo giúp trẻ dễ dàng thích ứng hơn khi chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi chế biến, bạn có thể hoà bột gạo với một ít nước đun sôi để nguội hay với sữa mẹ/ sữa formula.

2/ Khoai tây

Hương vị dịu nhẹ của món khoai tây nghiền nhuyễn rất thích hợp với khẩu vị của trẻ khi chuyển sang chế độ ăn dặm. Bạn chỉ cần luộc khoai chín, lột bỏ vỏ, rồi dùng rây nghiền cho thật nhuyễn là trẻ có thể dùng đuợc.

3/ Cà rốt

Trẻ thường rất thích vị ngọt của cà rốt, vì thế chỉ cần hấp hoặc nấu thật chín cà rốt rồi nghiền (xay) nhuyễn trộn với một ít nước đun sôi để nguội là bạn đã có ngay một món ăn ngon bổ dưỡng cho bé.

4/ Bông cải xanh và khoai tây

Bông cải xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Luộc chín bông cải xanh và khoai tây sau đó nghiền thật nhuyễn tạo thành một hỗn hợp mịn, có vị ngọt nhẹ cho trẻ dùng rất tốt.

5/ Bột gạo và trái mơ

Trong trái mơ có chứa nhiều chất sắt và Beta- carotene cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Chế biến bằng cách nấu mơ thật mềm, sau đó nghiền nhuyễn và nấu với bột gạo để giúp trẻ làm quen với hương vị trái cây.

6/ Táo

Táo có vị ngọt nhẹ, thanh và có thể nghiền chung với lê để tạo thành hỗn hợp trái cây nghiền nhuyễn thơm ngon cho trẻ thưởng thức.

7/ Chuối

Chuối thật chín cũng là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể nghiền thật nhuyễn chuối và cho trẻ dùng mà không phải mất nhiều thời gian chế biến (có thể thêm vào một ít sữa mẹ hay sữa formula) để giảm bớt độ sệt.

8/ Lê

Hấp trái lê cho đến khi chín mềm, sau đó lấy ra nghiền nhuyễn rồi cho trẻ dùng. Có thể trộn chung với bột gạo cũng được.

9/ Đu đủ

Đu đủ chín chứa nhiều chất kháng oxy hoá, có mùi thơm ngon tự nhiên, chỉ cần gọt bỏ vỏ sau đó nghiền nhuyễn và cho trẻ dùng mà không cần phải qua chế biến nấu nướng.

10/ Xoài

Xoài cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể, đồng thời có vị ngọt, hương vị thơm ngon, chỉ cần gọt bỏ vỏ nghiền nhuyễn là có thể dùng được.

11/ Khoai lang

Khoai lang luộc chín, bỏ vỏ, sau nghiền nhuyễn, nếu quá đặc bạn có thể thêm vào một ít nước hoặc sữa. Đây là món ăn cung cấp nhiều vitamin A mà trẻ thường ưa thích.

12/ Bí ngô

Bí ngô cũng là nguồn cung cấp vitamin A rất tốt. Chế biến bằng cách gọt bỏ vỏ, hấp hoặc nấu chín cho đến khi thật mềm sau đó nghiền nhuyễn rồi cho trẻ dùng.

Trái cây xay nhuyễn

Nguyên liệu:

- 2 quả táo đỏ hoặc lê chín, gọt vỏ, bỏ hạt

- 3 muỗng nước sôi để nguội hoặc nước táo ép nguyên chất


Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 8 phút (cho món táo) và 3-4 phút (cho món lê)

Bảo quản: Đông lạnh

Đây là món ăn rất thích hợp cho trẻ mới chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi chế biến, bạn chỉ nên chọn những trái cây thật chín. Khi trẻ đã quen ăn từng loại trái cây nghiền, bạn nên trộn 2 thứ lại, có thể dùng cả lê và táo để tăng thêm hương vị hấp dẫn.


- Xắt lê, táo thành từng miếng một (đã gọt vỏ, bỏ hạt) rồi cho vào nồi nấu. Thêm vào đó một ít nước hoặc nước táo ép (nếu là trái cây thật chín thì không cần thêm nước hoặc nước táo ép) đậy nắp kín rồi đun lửa nhỏ cho đến khi trái cây chín mềm (nếu không nấu, bạn có thể hấp cũng được).


- Dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Nếu hỗn hợp quá đặc bạn có thể thêm vào một ít nước đun sôi để nguội hay nước táo ép.


- Múc một ít ra chén vừa đủ cho trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm. Phần càn lại cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín rồi để đông lạnh.

Thay đổi món

- Bạn có thể chế biến theo cách tương tự như trên với chuối hoặc đu đủ (dùng sữa mẹ hoặc sữa formula thêm vào để giảm độ sệt). Tuy nhiên, các món này không nên để đông lạnh.

Nguyên liệu:

- 2 quả táo đỏ hoặc lê chín, gọt vỏ, bỏ hạt

- 3 muỗng nước sôi để nguội hoặc nước táo ép nguyên chất

Lưu ý:

- Khi mới chuyển sang chế độ ăn dặm, bạn có thể cho trẻ ăn tất cả các loại trái cây xay nhuyễn, trừ chuối, đu đủ và lê thì phải nấu chín. Khoảng một tháng sau khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn có thể cho trẻ dùng lê, xoài, dưa…mà không cần phải nấu chín.

Nên nhớ là trẻ chỉ được phép ăn các trái cây thật chín mà thôi.

- Bạn có thể thêm vào một ít bột ăn dặm để làm cho món lê xay nhuyễn trở lên sệt hơn.


Rau củ nghiền nhuyễn

Nguyên liệu:

- 250g cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí ngô

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 15-20 phút

Bảo quản: Đông lạnh


Khi trẻ mới chuyển sang chế độ ăn dặm, nên cho trẻ ăn những món ăn có hương vị dịu nhẹ, dễ tiêu hoá, được nghiền thật nhuyễn và không gây dị ứng. Trong vòng 1 hoặc 2 tuần đầu, nên cho trẻ ăn từng loại thức ăn riêng biệt, sau đó mới trộn chung nhiều thành phần với nhau.


- Xắt rau, củ thành từng miếng nhỏ (đã rửa sạch và gọt bỏ vỏ) rồi cho vào nồi hấp hoặc luộc trong vòng 15 đến 20 phút cho đến khi chín mềm.


- Dùng rây hoặc máy xay sinh tố để nghiền nhuyễn. Có thể thêm vào một ít nước luộc/hấp nếu hỗn hợp quá đặc.

- Múc một ít ra chén vừa đủ cho trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm.

Phần còn lại cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín rồi để đông lạnh

Thay đổi món

- Để đổi món cho trẻ ăn cảm thấy ngon miệng, bạn có thể dùng một số loại rau củ khác như bí đỏ, khoai tây. Cách chế biến cũng tương tự như trên.

Lưu ý:

- Lượng nước sôi để nguội hay nước trái cây ép…thêm vào hỗn hợp khi nghiền nhằm giúp trẻ dễ nuốt. Vì thế, khi chế biến, bạn nên chú ý món ăn phải mịn, nhuyễn và có độ lỏng sệt như sữa chua.

- Không nên dùng máy xay sinh tố để xay khoai tây hay khoai lang vì khoai tây hay khoai lang rất dẻo và dính. Nên nghiền bằng rây.

Hỗn hợp bột ngũ cốc và rau củ nghiền nhuyễn

Nguyên liệu:

- 1 muỗng bột ngũ cốc

- 3 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula

- 4 muỗng rau củ nghiền nhuyễn (xem mục trên)

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 2 phút

Bảo quản: Đông lạnh


Thông thường, những món ăn nghiền nhuyễn được chế biến từ cà rốt, bông cải xanh…sẽ có mùi thơm nồng khiến trẻ khó thích ứng. Vì vậy, để mùi vị của món ăn trở nên dịu hơn, bạn nên cho vào một ít bột ngũ cốc thơm ngon và khuấy đều rồi cho trẻ dùng.

- Trộn bột ngũ cốc với sữa theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì sau đó cho vào rau củ đã được xay nhuyễn và trộn đều.

- Múc một ít ra chén vừa đủ cho trẻ ăn.

- Nên cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm. Phần còn lại cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín rồi để đông lạnh.

Hỗn hợp bột ngũ cốc và trái cây xay nhuyễn

Nguyên liệu:

- 1 muỗng bột ngũ cốc

- 3 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula

- 4 muỗng trái cây xay nhuyễn

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 2 phút

Bảo quản: Đông lạnh


Bột ngũ cốc là loại thức ăn dặm có giá trị dinh dưỡng rất cao, dễ tiêu hoá và có mùi vị giống như sữa, do đó giúp trẻ dễ dàng chuyển sang chế độ ăn dặm hơn. Bạn có thể chỉ cần cho trẻ ăn bột ngũ cốc hoặc cũng có thể kết hợp với các loại trái cây hay rau củ nghiền nhuyễn.


Trộn bột ngũ cốc với sữa theo tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì, sau đó cho vào trái cây đã được xay nhuyễn và trộn đều.


Múc một ít ra chén vừa đủ cho trẻ ăn.


Nên cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm. Phần còn lại cho vào hộp nhựa, đậy nắp kín rồi để đông lạnh.

Những món nghiền đơn giản

Lần đầu tiên nên cho trẻ làm quen với những món ăn được chế biến từ từng loại nguyên liệu riêng biệt. Sau đó, dần dần cho trẻ chuyển sang những món ăn được pha trộn từ nhiều nguyên liệu với nhau.


Dưa tây

Xắt một nát nhỏ, bỏ hạt. Gọt bỏ phần thịt xanh gần vỏ ngoài. Nghiền thật nhuyễn rồi mới cho trẻ ăn. Có thể trộn chung với chuối hay bơ nghiền nhuyễn.


Đào

Vạch một chữ thập phía dướitrái đào (nên chọn loại đào chín), rồi ngâm trong nước khoảng 1 phút. Sau đó gọt bỏ vỏ, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thịt.


Nên chọn loại bơ chín mềm và cho trẻ ăn ngay khi vừa chế biến xong. Bỏ phần hạt bên trong, nghiền nhuyễn phần thịt (1/2 trái). Nếu bơ quá đặc, nên cho vào 2 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula rồi khuấy đều.


Bông cải xanh nghiền nhuyễn

Cho bông cải xanh vào nồi, nấu cho đến khi thật mềm (khoảng 10 phút). Sau đó đem xay hoặc nghiền nhuyễn, có thể trộn thêm khoai tây nghiền nhuyễn hoặc bột ngũ cốc.


Bí xanh

Dùng khoảng 250g bí xanh. Gọt bỏ vỏ, rửa sạch, xắt lát rồi hấp cho đến khi thật mềm (khoảng 12 phút). Hoặc cũng có thể luộc (khoảng 6 phút). Sau đó, vớt ra nghiền nhuyễn là có thể cho trẻ dùng được.


Bí ngô

Bí ngô gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, xắt lát rồi hấp cho đến khi thật mềm. Nếu thấy món ăn quá đặc thì cho thêm một chút nước sôi để nguội.


Khoai lang

Rửa khoai lang thật sạch, để ráo nước rồi nướng hoặc luộc chín. Lột bỏ vỏ, lấy phần thịt nghiền nhuyễn với 1 đến 2 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula. Ngoài ra, bạn có thể chế biến món khoai lang như miêu tả trong mục rau củ nghiền nhuyễn rồi cho vào một ít táo,đào xay nhuyễn.


Các yếu tố dinh dưỡng

  • Dưa hấu: Cung cấp nhiều vitamin C, Beta- carotene và kali.
  • Quả đào: Cung cấp vitamin C
  • Các loại đậu có hạt: Cung cấp nhiều Beta- carotene, chất sắt và kali
  • Bơ: Cung cấp kali, vitamin B6 và vitamin E.
  • Bông cải: Cung cấp folate, kali và vitamin C
  • Bông cải xanh: Cung cấp nhiều Beta- carotene, folate, kali và vitamin C.
  • Bí xanh: Cung cấp Beta- carotene, kali, vitamin C và magiê.
  • Bí đỏ: Cung cấp Beta- carotene, kali, vitamin C và vitamin E.
  • Khoai lang đỏ: Cung cấp Beta- carotene, kali, vitamin C và E

Hương vị và độ nhuyễn của món ăn


Khi trẻ đã thích nghi với những món ăn được chế biến từ từng loại nguyên liệu riêng biệt, bạn có thể thay đổi món để trẻ có thể làm quen với nhiều mùi vị khác nhau. Tuy nhiên, điều bắt buộc trước tiên là món ăn vẫn phải được nghiền thật nhuyễn cho đến khi nào trẻ có thể nhai và nuốt một cách dễ dàng, sau đó dần dần cho trẻ làm quen với những món ăn nghiền thô hơn. Ở giai đoạn này, khi chế biến món ăn cho trẻ, bạn có thể kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau để món ăn có hương vị phong phú hơn, ví dụ kết hợp nguyên liệu có vị ngọt với nguyên liệu có hương thơm đậm đà như trái cây, củ quả nấu chung với thịt, cá…


Cà chua và bông cải trắng

Cà chua có vị ngọt bùi kết hợp với bông cải, pho-mát có mùi vị đậm đà thích hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.


Cải bó xôi và khoai tây

Đây là món ăn kết hợp giữa nguyên liệu có hương vị mạnh của rau quả như cải bó xôi và tỏi tây với pho-mát giàu chất dinh dưỡng.


Cá nấu với cà rốt và cam

Cá là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, kết hợp với cà rốt và cam giàu vitamin C. Đây là sự phối hợp rất tốt giúp tăng cường khả nămg hấp thu dưỡng chất của cơ thể trẻ.


Đào, táo và dâu

Đây là món ăn có vị ngọt thơm ngon, rất phù hợp với khẩu vị của trẻ. Để món ăn đặc hơn có thể cho thêm bột formula vào khuấy đều.


Thịt gà hầm

Thịt gà cung cấp nhiều chất đạm kết hợp với vị ngọt, thơm của củ quả chính là món ăn mà trẻ thích nhất


Hỗn hợp chuối và xoài hoặc đu đủ

Xoài hay đu đủ trộn với chuối là món ăn cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho trẻ.

Những món chế biến ăn liền

Những món này chế biến rất đơn giản, nhanh gọn và không cần nấu nướng nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng và vị ngon ngọt của nó. Chẳng hạn bạn nghiền nhuyễn một trái bơ, sau đó trộn đều với một ít táo hay đu đủ, khoai tây, bí đỏ nghiền nhuyễn…

Xoài và chuối

Dùng 1/4 trái xoài chín và 1/2 trái chuối chín mềm gọt bỏ vỏ, cắt lát cho dễ nghiền. Hỗn hợp chuối, xoài nghiền nhuyễn xong nên cho trẻ dùng liền, không để quá lâu, trẻ có thể bị đau bụng.

Bơ và chuối hoặc đu đủ

Nghiền nhuyễn 1/4 trái bơ, 1/2 trái chuối chín. Cho vào 1-1/2 muỗng sữa mẹ hoặc sữa formula. Nếu không có chuối, bạn có thể dùng đu đủ để thay thế.

Táo nghiền với ba loại trái cây khác

Táo gọt bỏ vỏ; chuối chín mềm bóc vỏ; dâu và đào rửa sạch, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Mận hoặc lê và đậu hat

Đậu hạt gồm đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ…đem hầm chín, gạn bớt vỏ, sau đó trộn chung với mận chín hoặc lê cắt lát xay nhuyễn. Món ăn này có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Dưa hấu và dưa tây

Dùng 1/2 trái dưa hấu chín, gọtbỏ vỏ, hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ, trộn đều với nước ép dâu tây (khoảng 2 trái).Nếu muốn món ăn đặc hơn, bạn có thể cho thêm vào một ít bột ăn dành cho trẻ hoặc bột ngũ cốc.

Chuối và dâu tây

Dùng 1 trái chuối chín mềm, cắt thành từng lát nhỏ rồi trộn đều với nước ép dâu tây (dùng khoảng 30g dâu tây).

Đu đủ và thịt gà

Dùng quả đu đủ chín mềm, nghiền nhuyễn với khoảng 30g thịt gà nấu chín, rút xương và đã bỏ da.

“ Khi trẻ đã làm quen với những món ăn đơn giản và tỏ ra thích ăn dặm, bạn có thể bắt đầu trộn chung nhiều loại thực phẩm với nhau”.

Lưu ý:

Chuối hoặc đu đủ nghiền nhuyễn là những món ăn dặm rất đơn giản và không mất nhiều thời gian chế biến.

Trái cây nghiền nhuyễn, không qua nấu nướng luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý là phải chọn loại trái chín và ngọt bùi.

Các yếu tố dinh dưỡng

Chuối: Cung cấp kali và vitamin B6

Đu đủ: Cung cấp Beta- carotene, magiê và vitamin C

Xoài: Cung cấp Beta- carotene, vitamin C và vitamin A

Trái việt quất: Cung cấp vitamin C

Táo: Cung cấp vitamin C

Mận: Cung cấp kali

Hạt đậu tươi: Cung cấp vitamin C và Beta- carotene

Lê: Cung cấp vitamin C

Dâu tây: Cung cấp folate và vitamin C

Pho-mát làm từ sữa đã gạn kem: Cung cấp can-xi, protein, vitamin B2 và B12

Sữa chua: Cung cấp can- xi, protein, vitamin B2 và B12

Thịt gà: Cung cấp sắt protein, kẽm, kali và vitamin D

Lê và mận

Nguyên liệu:

2 quả lê chín, gọt vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ

2 quả mận, rửa sạch, bỏ hạt và cắt lát

1 thìa bột dành cho trẻ hoặc bột ngũ cốc

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 5 phút

Cung cấp: Chất xơ, kali và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho lê vào nồi với một ít nước, hầm cho đến khi chín mềm, vớt ra nghiền nhuyễn với mận

Cho một thìa bột ăn dành cho trẻ vào hỗn hợp còn nóng ấm trên rồi khuấy đều.

Táo, lê và dâu tây

Nguyên liệu:

1 trái táo ngọt, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ

1 quả lê, gọt bỏ vỏ, hạt và cắt lát

50g dâu tây, rửa sạch cắt làm tư

2 thìa xúp bột ăn dành cho trẻ

Thời gian chuẩn bị: 3 phút

Thời gian chế biến: 5 phút

Cung cấp: Chất xơ, kali và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với một ít nước, đậy nắp và nấu chín mềm bằng lửa nhỏ. Sau đó vớt ra nghiền nhuyễn, rồi cho bột ăn dành cho trẻ vào trộn đều.

Nếu không có bột, bạn có thể thay thế bằng chuối nghiền nhuyễn

Lê, đào, táo và bột ăn dành cho trẻ

Nguyên liệu:

2 thìa bột ăn

1 trái táo ngọt, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ

1 quả lê lớn, gọt bỏ vỏ, hạt và cắt lát

1 trái đào hợac mận lớn, chín, bỏ hạt, cắt lát

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 10 phút

Cung cấp: Beta- carotene, chất xơ, kali và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi với một ít nước, đậy nắp kín và nấu chín mềm.

Xay hoặc nghiền nhuyễn hỗn hợp, sau đó cho bột ăn của trẻ vào khuấy đều. Lưu ý, món ăn lỏng hay đặc sệt tuỳ theo nhu cầu trẻ.

Bạn có thể thêm vào bốn muỗng sữa mẹ hoặc sữa đặc chế để tăng chất dinh dưỡng của món ăn trên.

Đào, táo và dâu

Nguyên liệu:

1 trái táo ngọt, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ

1 trái đào lớn, gọt bỏ vỏ, hạt và cắt lát

3 trái dâu tây lớn

Lưu ý: Những trẻ nhạy cảm thường có thể bị dị ứng với dâu tây

Thời gian chuẩn bị: 5 thìa bột gạo hay bột dinh dưỡng phút

Thời gian chế biến:9-12 phút

Cung cấp: Chất xơ, và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Hấp chín mềm táo (khoảng 6 phút) sau đó cho đào và dâu tây vào nấu thêm khoảng 3 phút nữa rồi đem nghiền.

Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng vào mùa hè. Bạn có thể phối hợp với một ít bột ăn dành cho trẻ và sữa hoặc nước.

Đào và chuối

Nguyên liệu:

1 trái đào nhỏ, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ

1/2 trái chuối, bóc vỏ và cắt lát

1 thìa nước ép trái cam tươi

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 8 phút

Cung cấp: Chất xơ, kali, và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm chín mềm, sau đó nghiền nhuyễn hỗn hợp trên.

Lưu ý để nguội trước khi cho trẻ ăn.

Xoài nghiền nhuyễn với sữa chua

Nguyên liệu:

1/2 trái xoài chín, gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó cắt lát nhỏ.

3-4 thìa bột dinh dưỡng thìa sữa chua

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 2 phút

Cung cấp: Beta-carotene; can –xi; chất xơ; kali; protein; vitamin C, B2, B12 và E

Nghiền nghuyễn nửa trái xoài rồi trộn với sữa chua

Khi dùng sữa chua, nên xem thời gian sử dụng của nó

Xoài phải chín mềm, thơm ngon ngọt, nếu không có bạn có thể thay thế bằng một trái đào chín.

Chuối, mận nghiền nhuyễn với sữa chua

Nguyên liệu:

1 trái chuối nhỏ, bóc vỏ, rửa sạch

1 trái mận chín, rửa sạch

2 – 3 thìa sữa chua

Thời gian chuẩn bị: 2 phút

Thời gian chế biến: 2 phút

Cung cấp:Can- xi, chất xơ, kali, protein, vitamin C, B12 và B6

Chuối và mận cắt lát nhỏ, sau đó nghiền nhuyễn cùng với sữa chua.

Lưu ý nghiền nhuyễn hỗn hợp chuối và mận bằng rây sẽ tiện lợi hơn, bởi vì nếu dùng máy xay chuối sẽ dính hết vào máy xay.

Chuối nghiền nhuyễn với bột sữa trứng

Nguyên liệu:

500g bí đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt , rửa sạch và cắt lát

1 quả táo, gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt lát

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chuẩn bị: 17 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, folate và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Bí đỏ hấp khoảng 7 phút, sau đó cho thêm táo tiếp tục nấu cho đến khi cả bí đỏ và táo chín mềm.

Vớt ra nghiền nhuyễn và cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm, Nếu không có táo, bạn có thể thay thế bằng đào hoặc mận chín.

Xúp rau

Nguyên liệu:

1củ hành

1 nhánh tỏi

1 củ cà rốt

1 củ tỏi tây

1 nhánh cần tây

1 thìa dầu ô-liu

850ml nước

một ít lá ngò tây

một ít lá húng tây

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 1 giờ 10 phút

Cung cấp: Beta-carotene,folate và kali

Bảo quản: Đông lạnh

Rửa sạch và để ráotất cả những nguyên lệu, cho dầu ô-liu vào nồi đun nóng, sau đó cho tất cả nguyên liệu trên vào và đảo sơ qua.

Đổ nước lạnh vào đậy nắp kín rồi hầm với lửa ngỏ trong khoảng 1 tiếng. Nhấc nồi xuống để nguội, vớt các thứ ra sau đó dùng rây nghiền nhuyễn.

Nên cho trẻ dùng khi món ăn còn ấm. Bạn có thể thêm vào hoặc bớt ra một số nguyên liệu nếu thấy cần thiết, chẳng hạn khoai tây, cà chua, rau cải…

Pho-mát, khoai lang và bông cải

Nguyên liệu:

15g bơ

25g tỏi tây, rửa sạch, cắt nhỏ

1 củ khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc

75g bông cải xanh, cắt nhỏ từng nhánh, rửa sạch

25g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: phút

Thời gian chế biến: 15 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can- xi, folate, kali, protein và vitamin A, B2, B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp tỏi tây vào đảo đều, tiếp tục cho khoai lang vào đảo sơ qua rồi đổ nước vào nấu sôi khoảng 5 phút nữa.

Vớt hỗn hợp ra và dùng rây nghiên nhuyễn, sau đó cho một ít nước vừa nấu xong và pho-mát vào khuấy đều, tuỳ theo nhu cầu ăn đặc hay lỏng của trẻ.

Nên cho trẻ dùng khi món ăn còn ấm.

Cà rốt, khoai tây và củ cải

Nguyên liệu:

175g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

175g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 21 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, folate và kali

Bảo quản: Đông lạnh

Trộn đều các nguyên liệu, sau đó cho vào nồi với một ít nước, đậy nắp kín và luộc chín mềm.

Vớt hỗn hợp ra và dùng rây nghiền nhuyễn. Nếu món ăn đặc quá, bạn nên thêm vào ít nước vừa nấu xong.

Khoai tây, tỏi tây và đậu hạt

Nguyên liệu:

30g bơ

1 nhánh tỏi tây, rửa sạch, cắt nhỏ

175g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

250ml xúp rau không muốihoặc xúp gà hoặc nước

60g đậu hạt

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 24 phút

Cung cấp: Chất xơ, folate, vitamin A và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, sau đó cho tỏi tây vào đảo chín vàng. Tiếp theo cho khoai tây và nước vào, đun sôi rồi vặn lửa nhỏ, dậy nắp kín trong khoảng 10 phút.

Sau đó cho đậu hạt vào và tiếp tục nấu mềm.

Vớt hỗn hợp ra để nguội và nghiền nhuyễn bằng rây hoặc máy xay. Lưu ý nên dùng thêm nước vừa nấu xong để bảo toàn chất dinh dưỡng.

Cải bó xôi, khoai tây, cà rốt và pho-mát

Nguyên liệu:

30g bơ

50g tỏi tây, phần gốc, rửa sạch và cắt nhỏ

250g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

100g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

250ml nước đun sôi, hoặc xúp rau không muối

100g cải bó xôi, bỏ phần thân già, rửa sạch

40g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 30 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, folate, kali, protein, vitamin A và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tỏi tây vào đảo đều, tiếp theo cho khoai tây, cà rốt và nước sôi vào rồi đậy nắp kín, hầm chín mềm.

Nếu muốn thêm hương vị, cho thêm vài lá cải bó xôi vào rồi tiếp tục nấu khoảng 3-4 phút nữa. Vớt hỗn hợp ra để nguội và nghiền nhuyễn bằng rây hoặc máy xay.

Trộn đều hỗn hợp nghiền nhuyễn trên với pho-mát bào nhỏ. Có thể dùng thêm nước vừa nấu để món ăn được ngon hơn.

Đậu lăng và rau củ

Nguyên liệu:

30g bơ

125g tỏi tây, rửa sạch và cắt nhỏ

30g cần tây, rửa sạch và cắt nhỏ

125g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

60g đậu lăng

250g khoai lang, gọt vỏ và cắt nhỏ

475ml xúp gà hoặc nước

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 40 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, folate, protein, và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp theo cho tỏi tây vào xào vàng, sau đó cho đậu lăng, cà rốt và cần tây vào đảo sơ. Tiếp tục cho khoai lang và nước vào, đậy nắp đun sôi rồi hạ bớt lửa hầm nhừ.

Sau đó, cho tất cả vào máy xay hoặc dùng rây nghiền nhuyễn. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ còn nhỏ tuổi.

Tuy nhiên, đậu lăng cung cấp nhiều chất đạm nên khó tiêu đối với một số trẻ. Vì thế không nên cho trẻ ăn món ăn này trước khi chưa được 8 tháng tuổi.

Khoai lang, cà rốt và bông cải xanh

Nguyên liệu:

300g khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

1 củ cà rốt lớn, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ

Thời gian chuẩn : 5 phút

Thời gian chế biến: 18 phút

Cung cấp: Beta-carotene, chất xơ, folate và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho khoai lang và cà rốt vào nồi hấp khoảng 10 phút; sau đó cho thêm bông cải xanh vào và hấp cho đến khitất cả chín mềm.

Vớt hỗn hợp ra để nguội, sau đó nghiền nhuyễn bằng rây hoặc bằng máy xay. Nên thêm một ít nước vừa nấu vào để món ăn ngon hơn và lỏng hơn.

Đây là món ăn kết hợp giữa những thực phẩm mà trẻ thích ăn như cà rốt, khoai lang và thực phẩm có hương vị đậm đà mà trẻ chưa quen hoặc không thích như bông cải xanh.

Cà chua, bông cải trắng và pho-mát

Nguyên liệu:

150g bông cải trắn, tách nhánh nhỏ

30g bơ

250g cà chua, lột bỏ vỏ, hạt và cắt nhỏ

30g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene, folate, protein, vitamin A, B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bông cải vào nồi, nấu chín mềm, sau đó vớt ra xay nhỏ

Cho bơ vào chảo đun nóng, tiếp tục cho cà chua vào đảo chín, hạ bớt lửa và cho thêm pho-mát vào khuấy đều. Trộn bông cải với nước xốt cà chua pho-mát, lưu ý độ lỏng hay đặc tuỳ theo nhu cầu của trẻ.

Bạn có thể đổi món ăn cho trẻ bằng cách nấu chín mềm bông cải, sau đó xay nhuyễn rồi trộn đều với 3 muỗng nước xốt pho-mát và không thêm gia vị gì cả.

Đậu lăng, cà rốt và ớt ngọt

Nguyên liệu:

1 củ hành nhỏ

1 củ cà rốt vừa, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

25g ớt ngọt, bỏ ruột, hạt, rửa sạch và cắt nhỏ.

1 thìa cà phê dầu thực vật

Một ít đậu lăng rửa sạch

250ml nước sôi hoặc xúp rau không muối

50g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 34 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, chất xơ, kali, protein, vitamin B12 và C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, tiếp tục cho hành vào đảo đều đến khi có mùi thơm, sau đó cho cà rốt và ớt ngọt vào đảo sơ.

Tiếp theo cho đậu lăng vào, đậy nắp kín rồi hầm chín mềm với lửa nhỏ.

Để nguội rồi cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó, cho pho-mát vào đảo đều. Lưu ý, món ăn không đặc quá hay lỏng quá.

Thịt nạc cá vược với cà rốt, khoai tây và cà chua

Nguyên liệu:

125g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g thịt cá vược làm sạch

một ít lá ngò tây

100ml sữa

15g bơ

1 trái cà chua, bỏ vỏ, hột và cắt nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 25 phút

Cung cấp: Beta-carotene, protein, chất xơ và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho khoai tây, cà rốt vào nồi với một ít nước, đậy kín nấu với lửa nhỏ đến khi chín mềm. Tiếp tục cho cá, ngò tây và 1/2 lượng sữa vào nồi nấu thêm 5 phút nữa. Sau đó, cho tất cả vào máy xay nhuyễn.

Cho bơ vào đun nóng, cho cà chua vào đảo đều, tiếp tục cho 1/2 lượng sữa còn lại vào khuấy đều. Nhấc xuống để nguội bớt và trộn đều với hỗn hợp đã xay nghuyễn trên.

Bạn nên cho trẻ ăn khi món ăn còn ấm. Trong món ăn này, lượng cá chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng rau củ, nên phù hợp để tập cho trẻ làm quen với món cá.

Cá thờn bơn, bông cải xanh và nước xốt pho-mát

Nguyên liệu:

150g thịt cá thờn bơn sao, làm sạch

một ít lá ngò tây

150ml sữa

50g bông cải xanh, tách nhánh nhỏ

30g bơ

1 thìa bột mì

45g pho-mát

Thời gian chuẩn bị: 5 phút

Thời gian chế biến: 15 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, kali, protein, chất xơ và vitamin A

Bảo quản: Đông lạnh

Cho cá, lá ngò tây và sữa vào nồi đậy nắp kín, nấu với lửa nhỏ cho đến khi cá chín. Sau đó để nguội lọc lấy thịt cá và bỏ hết xương.

Luộc chín mềm bông cải xanh, sau đó xay nhuyễn.

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp bột mì vào khuấy đều trên lửa khoảng 1 phút, dần dần cho lượng sữa còn lại vào, nấu cho đến khi bột sền sệt thì cho pho-mát vào khuấy đều. Khi bột sôi lại, tiếp tục cho bông cải xay nhuyễn và thịt cá vào trộn đều rồi nhấc chảo xuống.

Cábơn, cà rốt, cam và pho-mát

Nguyên liệu:

175g cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g khoai tây, gọt vỏ và cắt nhỏ

175g thịt cá thờn bơn làm sạch

1 trái cam tươi cắt lấy nước

60g pho-mát

một ít bơ

Thời gian chuẩn bị: 5phút

Thời gian chế biến: 20 phút

Cung cấp: Beta-carotene, can- xi, protein và vitamin C

Bảo quản: Đông lạnh

Cho cà rốt, khoai tây và một ít nước vào nồi, đậy nắp kín rồi nấu cho đến khi chín mềm.

Cho cá vào một cái đĩa, lấy nước cốt trái cam rưới lên, tiếp theo rải pho-mát, bơ lên. Sau đó, đậy nắp rồi cho vào lò vi ba khoảng 3 phút.

Dùng muỗng xắt thịt cá ra từng miếng nhỏ để kiểm tra xem còn sót lại xương không.

Tiếp theo nghiền nhuyễn hỗn hợp cá, cà rốt và khoai tây, đồng thời cho thêm nước xốt (nước vừa hấp cá) vào trộn đều.

Món ăn này rất tốt cho sự phát triển của trẻ, vì nó chứa nhiều đạm, vitamin và can-xi.

Xúp gà

Nguyên liệu:

1 con gà đã làm sạch

3 lít nước

2 củ hành lớn, bóc bỏ vỏ và cắt nhỏ

3 củ cà rốt lớn, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

2 thìa dầu ăn củ tỏi tây, rửa sạch và cắt nhỏ

2nhánh cần tây

một ít ngò tây

một ít lá húng tây

2 - 3 viên xúp thịt gà

Lưu ý: Không nên sử dụng viên xúp này để nấu món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, vì nó chứa nhiều muối.

Thời gian chuẩn bị: 10 phút cộng với 4 giờ để ướp lạnh

Thời gian chế biến: 3 giờ 30 phút

Cung cấp: Beta-carotene, folate và kali

Bảo quản: Đông lạnh

Gà bóc lấy thịt và xắt nhỏ thành từng miếng nhỏ, rồi cho vào nồi, đậy nắp và nấu chín mềm. Lưu ý, khi nước sôi nhớ hớthết váng bọt nổi trên mặt.

Tiếp theo cho củ hành, cà rốt, cần tây, củ cải, húng tây và một hoặc hai viên xúp vào nồi, đậy nắp và nấu chín mềm. Lưu ý, khi nước sôi nhớ hớt hết váng bọt nổi trên mặt.

Để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 4 giờ rồi lấy ra hớt bở lớp mỡ bám trên mặt, sau đó dùng rây nghiền nhuyễn tất cả thức ăn trên.

Khi cho trẻ ăn, bạn nên múc ra một ít và hâm lại cho nóng. Mặc dù để trong tủ lạnh, nhưng không nên để món này quá 2 ngày.

Gà hầm khoai lang và nho

Nguyên liệu:

30g củ hành, bóc vỏ và xắt nhỏ

1 thìa dầu ô-liu

125g thịt gà, làm sạch và cắt nhỏ

1 củ khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và xắt nhỏ

250ml nước luộc gà không muối

6 trái nho không hạt, bóc bỏ vỏ.

Thời gian chuẩn bị: 5phút

Thời gian chế biến: 16 phút

Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein, và vitamin B

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu ô-liu vào chảo đun nóng tiếp tục cho hành tây vào đảo cho đến khi có mùi thơm; tiếp theo cho thịt gà vào xào khoảng 3-4 phút rồi mới cho khoai lang, nước luộc gà vào.

Đậy nắp kín và hầm với lửa nhỏ cho đến khi thịt gà chín mềm. Sau đó cho thêm nho vào, đợi sôi lại và nhấc chảo xuống.

Dùng rây để nghiền nhuyễn thức ăn, lưu ý bạn có thể thêm nước dùng vào để món ăn đặc hay lỏng tuỳ theo nhu cầu.

Lưu ý, khoai lang và nho nấu với thịt gà là món ăn ngon và khá phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay thế nho bằng táo hay lê để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng cho món ăn, đồng thời khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.

Thịt gà hầm với cà rốt

Nguyên liệu:

1 thìa dầu thực vật

100g cà rốt, gọt vỏ và cắt nhỏ

60g tỏi tây, bỏ lá, rửa sạch và xắt nhỏ

75gthịt gà, rửa sạch và cắt nhỏ

250g khoai lang, gọt vỏ và cắt nhỏ

75g củ cải, gọt bỏ vỏ và cắt nhỏ

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 22 phút

Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein, vitamin B và folate

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tỏi tây vào đảo đều đến khi có mùi thơm, tiếp đến cho cà rốt vào xào khoảng 6 phút; rồi cho tiếp thịt gà vào đảo sơ qua cho thịt săn lên.

Tiếp theo cho khoai tâu, củ cải và nước sôi vào, đậy nắp kín và hầm với lửa nhỏ khoảng 15 phút. Đối với những trẻ còn nhỏ, bạn nên nghiền nhuyễn món ăn này trước khi cho trẻ dùng. Còn với trẻ khoảng 3 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ dùng ngay, không cần phải nghiền.

Thịt bò băm nấu với cà chua, củ cải

Nguyên liệu:

1/2 thìa dầu thực vật

30g hành, bóc bỏ vỏ

125g thịt bò băm nhỏ

125g gan gà, rửa sạch và băm nhỏ

250g củ cải, gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

2quả cà chua, gọt bỏ vỏ, hạt và xắt nhỏ

250ml nước luộc gà và xương bò không muối

nước

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến:40 phút

Cung cấp: Sắt, protein, vitamin A, kẽm và folate

Bảo quản: Đông lạnh

Cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho hành tây vào đảo đều đến khi có mùi thơm. Tiếp tục cho thịt bò và gan gà bò xào sơ qua.

Tiếp theo cho củ cải, cà chua, nước luộc gà vào nồi, hạ lửa nhỏ, đậy nắp kín rồi nấu cho đến khi chín mềm.

Đối với trẻ chưa ăn được thức ăn dạng thô, bạn có thể dùng rây nghiền nhuyễn, đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng và đậm đà hương vị thơm ngon.

Thịt bò om nấu với cà rốt, củ cải và khoai tây

Nguyên liệu:

30g bơ

125g tỏi tây, lấy phần gốc, rửa sạch và cắt khúc

175g thịt bò nạc

150g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

125g củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

250g khoai tây, gọt vỏ, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ

450ml nước luộc gà hay xương bò không muối.

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian chế biến: 2giờ - 2giờ 15 phút

Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein, kẽm và folate

Bảo quản: Đông lạnh

Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp tỏi tây vào chảo đảo đều đến khi có mùi thơm, tiếp theo cho thịt bò vào xào đến khi chín vàng. Sau đó cho cà rốt, củ cải, khoai tây vào đảo sơ qua.

Bắc nồi đất lên bếp, để cho nóng rồi trút các thứ ở trong chảo sang nồi đất, cho thêm nước luộc gà vào và tiếp tục nấu đến khi thức ăn chín mềm.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý