Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

seminoon seminoon @seminoon

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

10/08/2016 10:12 AM
104

Tâm sen là chồi mềm nằm bên trong hạt sen nên còn có tên gọi là tim sen, liên tâm hay liên tử tâm. Vậy tâm sen có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính hàn, không độc nên giúp an thần, chữa mất ngủ, giải nhiệt và trừ nắng hiệu quả.

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

Ngoài ra, những nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh tâm sen còn có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu và chống oxy hóa. Đặc biệt, tâm sen còn có tác dụng làm giãn thành mạch máu, cải thiện quá trình tuần hoàn động mạch vành nên giúp giảm thiểu tình trạng thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa đột quỵ.

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

1. Trà tâm sen chữa mất ngủ: Thanh tâm, an thần là công dụng được nhiều người biết đến của tâm sen. Nhưng thực sự trà tim sen có tác dụng gì trong việc chữa mất ngủ? Theo y học hiện đại, tâm sen có chứa asparagine và các alkaloid như nuciferin, liensinin, nelumbin giúp kéo dài giấc ngủ và ổn định tinh thần. Nhờ đó thường xuyên ăn tâm sen, cho tâm sen vào chè hạt sen hoặc uống trà tâm sen sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Cách dùng: Tâm sen sao thơm trên bếp ở lửa vừa. Táo nhân sao đen sau đó đập dập. Sấy khô lá vông và nghiền thành bột. Trộn đều hỗn hợp này và hãm với 1l nước sau đó cho hoa nhài vào nước thuốc khi còn ấm (có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày thay nước)

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

2. Chữa nóng trong, bí tiểu: Nhờ tác dụng giải nhiệt, an thần, tâm sen cũng giúp chữa nóng trong, bí tiểu. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng bài thuốc dân gian này để tránh gây hiện tượng hư hàn. Cách dùng: Hãm tâm sen, cam thảo với nước sôi. Dùng để uống trong ngày sau khi ăn khoảng 15 phút như nước trà

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

3. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim: Tâm sen có tác dụng gì trong điều trị cao huyết áp là thắc mắc chung của nhiều người. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tâm sen có tác dụng ổn định huyết áp thông qua cơ chế giảm trở lực huyết quản và làm giãn cơ trơ thành mạch máu. Nhờ đó, tâm sen được coi là bài thuốc quý đối với những người bị cao huyết áp và rối loạn nhịp tim. Cách dùng: Rửa sạch tâm sen. Hãm 3g tâm sen với nước nóng khoảng 10 – 15 phút như pha trà bình thường (ngày uống 1 – 2 lần)

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

4. Tim sen giúp thanh nhiệt: Tâm sen có tính hàn nên có tác dụng hạ hỏa, thanh nhiệt hiệu quả vào những ngày hè. Bên cạnh việc cho tâm sen vào các món ăn hàng ngày như chè, cháo, bạn có thể hãm trà tâm sen để uống. Bài thuốc này còn có tác dụng dưỡng tâm, an thần, lương huyết nên thích hợp dùng cho người già bị suy nhược cơ thể, táo bón kéo dài. Cách dùng: Ninh nhừ tâm sen với gạo tẻ cùng nước sạch như nấu cháo thông thường. Thêm một ít đường phèn vào nồi để tăng vị ngọt, giúp dễ ăn hơn.

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

5. Chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh: Tâm sen là thành phần quan trọng trong bài thuốc chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh. Bạn có thể ăn trực tiếp tâm sen, hãm với trà hoặc sắc theo thang thuốc dưới đây để tăng hiệu quả chữa bệnh. Cách dùng: Sao quả dành dành ở lửa vừa. Sắc tất cả các nguyên liệu trên vào ấm thuốc Bắc (tương tự thang thuốc Đông y bình thường). Mỗi ngày uống 1 thang (liệu trình 10 ngày).

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng tâm sen: Bên cạnh việc tìm hiểu tâm sen có tác dụng gì cho sức khỏe, bạn cần biết những lưu ý khi dùng tâm sen để không biến vị thuốc này thành “thuốc độc”. Tâm sen có tính hàn giúp thanh nhiệt giải độc nhưng không nên dùng nhiều để tránh bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính; đặc biệt những người hư nhiệt, người huyết áp thấp không nên dùng tâm sen. Ngoài những tác dụng của tâm sen thì lá sen khô cũng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người nữa đấy. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết tác dụng của lá sen khô để tận dụng bài thuốc quý từ những cây thuốc quanh ta nhé.

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bài thuốc tuyệt vời này của tâm sen đối với sức khỏe


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý