Cách chọn quả bòn bon ngon nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn quả bòn bon ngon nhất

19/04/2015 01:59 PM
2,548

Một nét đặc biệt của trái bòn bon so với những trái cây khác là khi ăn phải từ đít trái lột lên.Cùng tham khảo cách chọn trái bòn bon nhé mọi người


Tổng quan về trái Bòn Bon

image


Bòn bon có nguồn gốc tại vùng Tây Mã lai, thuộc họ Xoan (Meliaceae), được trồng rất phổ biến trên khắp vùng Đông Nam Á.

Bòn bon có những tên thường gọi như sau : Lansium domesticum Corrêa (Latin), Langsat, Langsep (Đan mạch), Ecther Lansabaum, Langsat, Lansibaum (Đức), Langsat (Anh), Langsep, Lansium, Duku doux (Pháp), Lansio, Lanzone ( Ý), Ransa (Nhật), Lang sat (Triều Tiên), Bidjitan (Nam Dương), Ceroring (Bali), Kokosan, Langsat, Pidjitan (Nam Dương), Pisita, Langsat, Duku (Mã Lai), Arbol-do-lanza (Bồ Đào Nha), Arbol de lanza, Lanzón, Lansones (Tây Ban nha), Langsat, Longkong, duku (Thái Lan), Lan sa (Trung Hoa), Bòn Bon( Việt Nam).

Cây bòn bon là dạng cây trung bình, mọc thẳng đứng, cao khoảng 10-15 m, thân phát triển chậm, khỏang 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng-nâu. Hoa nhỏ màu trắng hay vàng nhạt, có 5 lá đài, mọc thành chùy(inflorescence) hay dây (raceme) ở ngọn nhánh và mang lưỡng tính, vì hoa đực và hoa cái có sự hình thành riêng biệt của chúng.

Trái tụ thành chùm từ 2 đến 30 trái, vỏ vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn có mủ trắng. Bên trong trái có từ 3-5 múi, có múi có hạt, có múi không. Cơm bòn bon màu trắng đục chứa nhiều nước thơm và vị ngọt ngọt chua chua. Hột rất đắng, được bao bên ngoài một lớp áo mỏng dính với cơm và màu xanh lục dài 2- 2,5 cm, rộng 1,25 - 2 cm.

Bòn bon được trồng từ Quảng Nam cho đến Đồng bằng sông Cửu long. Một nét đặc biệt của trái bòn bon so với những trái cây khác là khi ăn phải từ đít trái lột lên.

Người ta kễ rằng khi vua Gia Long đi lánh nạn gặp lúc đói, phải ăn trái cây này trong rừng. Vua ăn thử thấy ngon, đưa cho người pháp hộ vệ vài trái. Họ ăn thấy ngon rồi thốt lên " Bon, bon ". Chữ bon tiếng pháp có nghĩa là ngon, khi người ta được thưỡng thức một món ăn lạ. Từ đó về sau, người dân gọi là trái "Bòn bon".

Trái Bòn bon cũng có hai tên do vua Nguyễn đặt ra : Nam Trân và Trung Quân. Di tích này được ghi lại qua những hình chạm ở Cửu Đỉnh Huế. Trong câu ca dao Huế, người ta dùng hình ảnh của trái bòn bon để biểu lộ tình cảm :

Trái loòng boong trong tròn ngoài méo

Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi

Em thương anh ít nói, ít cười

Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng!

Cây bòn bon hoang dại thường có trái nhỏ và chua hơn. Mùa bòn bon chín cũng tùy theo mỗi quốc gia. Ở Mã Lai mỗi năm có hai mùa hái trái, từ tháng 6-7 và tháng 12-1, đôi khi kéo đến tháng 2. Còn

Việt Nam chỉ có một mùa tháng 6-8 hay tháng 9-10 tùy theo miền. Thời gian hái chỉ kéo dài một tháng.

Cách giữ trái:

Trái tươi có thể để bên ngoài khoảng 4 ngày. Nếu giữ trong tủ lạnh từ 12-13 độ C thì được 2 tuần. Trái còn thơm và ngọt trong vòng 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.

Cách chọn lựa mua trái :

Trái ngon là trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram có chứa những chất :

- Chất đạm (Protein) : 0,4 -  0,7 g

- Chất Carbohydrate : 7,8 - 14,2 g

- Calcium : 10 - 19 mg

- Phosphorus : 20 mg

- Chất sắt (Iron) : 1 mg

- Thiamine : 0,05 mg

- Riboflavine : 0,02 mg

- Ascorbic acid : 1 mg

- Chất Niacin : 0.5 mg

- Vitamin C : 4-13.4 mg

- Chất sơ : 2,3 g

Công dụng thực phẩm : ăn tươi hay có thể đóng hộp hoặc làm xi-rô.

Ngoài ra ở Nam Dương và Mã Lai, người ta dùng vỏ bòn bon phơi khô làm thuốc xong muỗi và làm nhang xông tại các phòng bệnh và gỗ dùng làm cột nhà, thuyền bè, cán dụng cụ và cán đồ nhà bếp.

Về mặt thuốc nam, người Nam Dương lấy hột, phơi khô, tán thành bột dùng trị nóng sốt và sán lải. Còn người Mã Lai dùng vỏ thân để trị khử nọc bọ cạp. Nước sắc từ vỏ thân và lá dùng trị tiêu chảy và sốt rét...

Tính độc :

Những thổ dân Nam Dương và Philippines dùng vỏ quả và vỏ cây để làm thuốc độc tẩm vào mũi tên cho việc săn thú rừng của họ. Vì trong vỏ quả và vỏ cây có một lượng nhỏ lansium acid, một độc chất khi chích vào chim chóc hay ếch nhái, chúng sẽ chết ngay.

Thành phần hóa học :

Hột chứa các triterpinoids và các tetranortriterpenoids.

Vỏ trái cũng có các chất triterpen loại onoceranoid. Ở thễ tươi nó chứa : tinh dầu dễ bay hơi, một chất nhựa màu nâu, tannin và một số acid hữu cơ. Thễ khô nó có một chất nhựa dẻo (oleoresin) gồm 0.17 % tinh dầu và 22% nhựa.
 

Ăn trái bòn bon

An trai bon bonDân Quảng Nam đi làm ăn tứ chiếng giang hồ, nhắc về món ngon quê nhà là nhớ trái bòn bon. Thứ trái được mệnh danh là "Nam trân" (trái quý ở phương Nam) mùa này đang rộ. Từ Tam Kỳ, theo đường 616 khoảng 25 cây số về phía tây sẽ đến thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước), mùa này bòn bon bày bán hai bên đường, trong chợ.

Nói bòn bon là đặc sản Quảng Nam nhưng chỉ có Tiên Phước và Đại Lộc mới có thứ cây này, càng lạ hơn khi ở huyện Tiên Phước chỉ mỗi đất đai của xã Tiên Châu là bòn bon mọc được, xanh tốt, cho trái ngọt suốt đời. Còn ở Đại Lộc, cây bòn bon mọc tự nhiên trong rừng, trái nhỏ và chua hơn. Bòn bon ra hoa vào tháng tư âm lịch, từng chuỗi hoa màu trắng xen vàng lấp lánh, thơm lừng trong gió. Mùa hoa bòn bon rụng là mùa hội hè, "mùa cưới" của bọn trẻ con, chúng nhặt cánh hoa xâu thành chuỗi đeo vào cổ nhau, quý phái không thua vua chúa... Đến chừng tháng bảy bòn bon kết trái, đến tháng chín, mười là thu hoạch. Mùa bòn bon chín chỉ kéo dài chừng một tháng.

Người có vườn bòn bon nổi tiếng Tiên Châu là bà Nguyễn Thị Mão (thôn 2), hàng trăm cây bòn bon cho mỗi mùa gần chục tấn trái, các nhà lân cận không nhiều bằng cũng vài chục cây, mỗi năm bòn bon cho họ chừng mươi triệu đến vài chục triệu đồng. Với người nông dân Tiên Phước, đấy là nguồn thu nhập chính trong năm bởi ruộng rẫy ở đây khô cằn quanh năm không bao giờ cho họ nhiều đến thế... Những cây bòn bon cao hàng chục mét, gốc to bằng cả người ôm, muốn hái được phải trèo tận ngọn... Người Tiên Phước bảo rằng ăn bòn bon ngon nhất phải trèo lên cây, nhưng cái cốt vẫn là tận tay sờ vào từng chùm quả vàng, mọng, bám đầy nhánh, chưa ăn cũng đủ no mắt rồi...

Người dân ở vùng có cây bòn bon mọc nâng niu cây lắm, ngày xưa có luật bất thành văn khi đi rừng gặp cây bòn bon nào thì thuộc quyền sở hữu của người đó. Bây giờ cây bòn bon đã ở trong vườn nhà, được nhiều đời nông dân chọn giống kỹ, quả thành đặc sản mang đi khắp nơi. Chuyện kể rằng Chúa Nguyễn bị Tây Sơn đánh chạy lên vùng tây Quảng Nam, đói lả vì không còn lương thực, thấy trái bòn bon liền hái ăn, nhờ đó sống được, bèn đặt tên là trái Nam trân... Khi vua Gia Long lên ngôi, lệnh vào tháng 9 hằng năm phải "tiến" Nam trân. Người dân còn tin móng tay nhà vua ngày nay vẫn còn in dấu khi ăn trái Nam trân.

An trai bon bonQuý lộc trời, người dân hai vùng Tiên Phước, Đại Lộc chăm cây bòn bon như dân miền Nam chăm xoài. Ông Nguyễn Khanh - người dân có vườn bòn bon không nhiều lắm ở Tiên Châu cho biết: mỗi ký bòn bon bán tại vườn khoảng 8.000 đến 12.000 đồng, khi về xuôi giá lên đến 20.000 đồng, có nơi lên đến 40.000 - 50.000 đồng, nhờ vườn cây ông nuôi bầy con 4 đứa ăn học nên người. Cũng ở Tiên Châu, duy nhất có nhà ông Nguyễn Hữu Thu cho hai con đi học đại học từ tiền bán bòn bon, mùa bòn bon bội thu là dân vui cười hỉ hả.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý