Sắm lễ cúng giỗ đầu như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Sắm lễ cúng giỗ đầu như thế nào?

19/04/2015 01:59 PM
19,539


Ngày giỗ đầu tức là ngày kỷ niệm đầu tiên của người chết, đúng một năm sau. Cách sắm lễ và văn cúng cho ngày giỗ đầu đúng lễ nghĩa nhất

Ngày giỗ đầu hay tiểu tường

Ngày này còn gọi là ngày tiểu tường. Con cháu còn mang tang, sự đau đớn như còn trong tâm khảm người sống, và con cái còn đang thương cha mẹ, vợ đang thương chồng, cha mẹ đang thương con v.v...

Đúng vậy, một năm tuy thời gian có dài, nhưng chưa đủ hàn gắn vết thương đau, chưa đủ xóa bỏ mọi kỷ niệm giữa người sống và người chết, chưa đủ làm khuây khỏa được nỗi buồn mất mộtngười thân của người sống.

Trong ngày tiểu tường, khi cúng tế người chết, người sống vận tang phục như ngày đưa ma, nhất là con cháu, để chứng tỏ với vong hồn người khuất nỗi nhớ thương chưa nguôi. Và con cháu, khi tế lễ cũng lại khóc như ngày đưa ma.

Ở những nhà khá giả, trong ngày tiểu tường có mời phường kèn để thổi kèn thờ từ bữa tiên thường cho đến hết ngày giỗ.

Những quần áo sô gai mũ gậy trong đám tang, con cháu lại đem mặc trong ngày tiểu tường. Mũ gậy thường ngày vẫn để thờ tại bàn thờ người chết để chứng tỏ người chết có bao nhiêu con trai.

Cũng như trong ngày tang, con trai người khuất, lúc khấn lễ ngày tiểu tường, phải dùng gậy để lễ và đáp lễ khách khứa tới ăn giỗ lễ trước bàn thờ cha mẹ mình.

Đối với người xưa, sắc phục rất cần; sắc phục chứng tỏ lòng hiếu của con cái đối với cha mẹ.

Ngày tiểu tường, các gia đình khá giả thường cúng rất lớn để mời khách khứa họ hàng làng nước.

Cũng trong dịp này con cháu có đốt mã cho người khuất. Lễ đốt mã trong dịp tiểu tường rất quan trọng. Người sống thường sắm đủ mọi đồ dùng để đốt cho người chết: quần áo, giường màn, bát đĩa, gà vịt, có khi cả xe cộ thuyền bè, tóm lại tất cả những đồ dùng nhật dụng con người cần tới. Dương sao, âm vậy, ở cõi trần đã có thì ở cõi âm cũng phải cần.

Trong lễ đốt mã này, còn có cả hình nhân. Người ta tin rằng hình nhân bằng giấy đốt xuống cõi âm, theo pháp thuật của một pháp sư sẽ hóa thành người để hầu hạ người khuất.

Có nhiều con cháu, biết tính các ông già quá cố, thường đốt những nữ hình nhân để lấy người hầu hạ và đấm bóp cho các cụ.

Đã có những bà vợ hay ghen lúc sống, lại ghen cả với chồng lúc chết, nhất định không chịu đốt mã nữ hình nhân.

Tục lệ đốt hình nhân này có một nguồn gốc rất xa xưa. Nguyên trước, về thời đại phong kiến, khi một người đàn ông chết thì vợ cả, vợ lẽ đều tự sát ngay ở mộ. Những con hầu đầy tớ, chính là những nô lệ, cũng đều bị giết để chôn theo.

Về sau bản tính tự vệ của con người đã khiến người ta nghĩ tới cách lấy hình nhân thế mạng.

Sự tin tưởng của con cháu ở nơi linh hồn của ông cha bất diệt, khiến người ta nghĩ đến sự đốt mã để trang bị cho người chết mọi thứ cần dùng cho cuộc “sống” hàng ngày ở cõi âm.

Với nếp sống văn minh ngày nay, có người cho rằng đốt mã là vô lý nhưng không muốn trái ý những người thân nên vẫn có đốt mã trong ngày giỗ với quan niệm rằng dù đó là một điều sai cũng không hề gì, còn nếu đúng thực, bỏ đi e mang tội.

Sắm lễ: Vào ngày Cát Kỵ lễ cúng cũng như mọi giỗ khác với đầy đủ: Hương, hoa, quả, phẩm oản, vàng mã và mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, các món cơm canh…

Thường thì trong ngày Cát Kỵ, người ta chỉ mời những người trong gia đình họ tộc đến dự (diện mời không rộng như hai giỗ trước).

Theo tục xưa, trước ngày trọng giỗ như: giỗ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng còn có lễ Tiên Thường. Tiên Thường là ngày giỗ trước. Trong ngày Tiên Thường người đứng giỗ phải làm lễ báo với Thổ Thần để xin phép cho hương hồn người được cúng giỗ về phối hưởng và cho phép vong hồn nội ngoại gia tiên nhà mình về cùng dự giỗ. Sau đó, gia chủ ra mộ người được hưởng giỗ để làm lễ mời Tiên linh về dự giỗ, đồng thời các con cháu sửa sang đắp lại mộ phần. Từ sáng ngày Tiên Thường, gia chủ đã phải lau chùi bàn thờ, bày biện lễ vật của gia chủ và người gửi giỗ.

Trong ngày Tiên Thường, gia chủ phải làm hai lễ: lễ cúng yết cáo Thổ Thần và lễ cáo Gia tiên với: hương, hoa, quả, phẩm oản, tiền vàng, trầu, rượu, lễ nặm cúng dâng và khấn theo văn khấn:

Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh vào ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …………………………………………………….

Ngày trước giỗ – Tiên Thường…………………………………………………………….

Tín chủ con là:…………………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………….

Nhân ngày mai là ngày giỗ của……………………………………………………………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………

Chính ngày giỗ của………………………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.

Tâm thành kính mới………………………………………………………………………

Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngàu Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(St)

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên
Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo nghi lễ văn hóa dân tộc
Cách chọn hướng đặt bàn thờ
Thờ cả bố mẹ vợ thì phải có 5 bát hương
Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
49 ngày mình đốt tất cả vàng mã nhà cửa đồ đạc rồi bây giờ giỗ đầu có cần không
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
49 ngay minh dot tat ca nha cua do dac roi .gio dau co can khong
Gio dau can sam gi
Sam le gio dau nhu the nao cho dung
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Sam le gio dau co phai cung chay khong ?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cho minh hoi.anh trai minh chat 40t minh nen cung vao ngay mat hay cung Truro 1 ngay
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý