Cách chọn cẩm thạch chuẩn nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn cẩm thạch chuẩn nhất

19/04/2015 02:00 PM
1,703

Cẩm thạch là một trong những loại đá quý được biết đến lâu đời nhất và cho đến ngày nay thì chúng vẫn được yêu thích sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt là các nước Á Đông trong đó có Việt Nam chúng ta.

CÁCH CHỌN CẨM THẠCH

Cẩm thạch (jade) là một loại đá quý khá đặc biệt vì chúng có cấu tạo đa tinh (nhiều tinh thể ghép lại) nằm trong nhóm khoáng vật pyroxen. Chúng còn đặc biệt ở chỗ tuy có độ cứng thấp (6.5) nhưng lại có độ dai chắc rất cao làm cho cẩm thạch trở nên khá bền vững về mặt cơ học. Cẩm thạch có 2 loại đó là cẩm thạch Jadeite và cẩm thạch Nephrite. Trong đó cẩm thạch jadeite được sử dụng nhiều hơn và giá trị cao hơn cẩm thạch nephrite. Ở thị trường Việt Nam người ta mặt định cẩm thạch là jadeite. Cẩm thạch thường được thành tạo với những khối có kích thước tương đối lớn nên chúng thường được dùng để chế tác vòng đeo tay là chính.


Ngoài ra, cẩm thạch còn được dùng để tạc tượng, làm hột và nhiều chế phẩm khác. Đối với cẩm thạch có lẽ hai yếu tố quan trọng nhất để xác định giá trị của chúng là màu sắc và độ trong:

Màu sắc: màu xanh lục là màu được yêu thích đối với cẩm thạch, và cũng là màu có giá trị nhất. sự phân bố màu cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của viên đá. Màu phân bố càng đều thì càng có giá trị. Ngoài màu xanh lục ra thì cẩm thạch cũng còn có nhiều màu khác như tím, vàng, đỏ…đặc biệt đối với loại cẩm thạch nhiều màu cũng được rất nhiều người chuộng dùng.
 


 


Độ trong: thông thường cẩm thạch không trong suốt, những viên trong suốt là rất hiếm cũng vì thế mà giá trị của nó cũng rất cao.
 


 

Ngày nay người ta phân cẩm thạch thành A, B, C 
 

Cẩm thạch loại A 

Là loại cẩm thạch thiên nhiên không trải qua bất kỳ một xử lý nào. Chúng được khai thác, chế tác và đánh bóng đơn thuần mà không kèm theo các xử lý cải thiện chất lượng nào. Loại này khá hiếm và là loại có giá trị nhất

Cẩm thạch loại B

Là loại cẩm thạch thiên nhiên nhưng đã được xử lý bởi hóa chất và tẩm nhựa. Loại này là phổ biến nhất trên thị trường. và được đa phần người sử dụng chấp nhận.

Cẩm thạch loại C

Là loại cẩm thạch thiên nhiên nhưng đã bị nhuộm màu. Đây là loại cẩm thạch có chất lượng kém nhất trong các loại và giá trị cũng thấp nhất

Ngoài ra, còn một loại nữa đó là loại B + C

Là loại cẩm thạch được xử lý hóa chất, tẩm nhựa kèm theo phẩm màu

Trọng lượng, kích thước: Sản phẩm cẩm thạch càng lớn thì giá trị càng cao. Nếu cẩm thạch đạt chất lượng quý thì các nơi chế tác sẽ cắt thành những lớp mỏng, bề dày lớp đá vừa đủ để ưu tiên mài các vòng đeo tay, phần còn dư sẽ làm các sản phẩm khác để tận dụng hết khối đá.

Tạp chất: Tạp chất trong đá cẩm thạch là hàm lượng các vật chất không phải là các khoáng của đá cẩm thạch (jadeite hoặc nepherite). Đặc điểm này không thể xác định bằng mắt thường, tuy nhiên chúng ta có thể cảm nhận qua độ trong, màu sắc của đá. Cẩm thạch càng thuần chất (hàm lượng khoáng jadeite hoặc nepherite trong đá cao) thì đá sẽ trong hơn, màu sẽ đều hơn (hình 4, 5 và 6). Một số tạp chất có màu nâu, xám và đen làm giảm vẻ đẹp của đá và dĩ nhiên làm giảm giá trị của chúng. Để xác định đá có phải là cẩm thạch hay không, là jadeite hay nepherite thì có thể dùng các phương pháp đo tỷ trọng và phương pháp phổ hấp thu.

Độ rạn nứt: Bao gồm các vi lỗ rỗng và khe nứt. Ranh giới các vi hạt và sợi trong cẩm thạch tạo nên các vi lỗ rỗng. Các khe nứt được tạo ra do các lực nén ép tự nhiên sau khi đá hình thành. Quá trình chế tác hoặc va chạm khi đeo cũng có thể tạo nên những khe nứt nhỏ hay lớn. Các khe nứt do quá trình tự nhiên thường có vật chất lấp đầy, đây là một dạng tạp chất thường có màu sắc khác hẵn đá gốc làm đá không đều màu. Các vi lỗ rỗng ít ảnh hưởng đến độ bền của đá, nhưng các rạn nứt thì có thể ảnh hưởng. Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị mẻ, bể, nhưng nếu đá có những khe nứt lớn thì khi va chạm mạnh, đá sẽ bị tách và bể theo những khe nứt này (các vòng đeo tay là dễ bị va chạm nhất). Tuy nhiên khi chế tác, chất keo hay sáp phủ lên che lấp tất cả các vi khe nứt, người mua không thể nhìn thấy chúng dù xem với lúp tay phóng đại 10 lần. Với các thiết bị chuyên dùng tại các phòng giám định đá quý, các chuyên viên có thể xác định được các vi khe nứt và mức độ ảnh hưởng xấu của chúng đối với sản phẩm cẩm thạch.

Bảo quản cẩm thạch

Điều cần quan tâm nữa là cách bảo quản cẩm thạch. Khái niệm dân gian “đeo lâu ngày cẩm thạch lên nước” có thể hiểu với ý nghĩa sau: mồ hôi và sự cọ sát vào da người lâu ngày và thường xuyên có thể tác động một chút lên bề mặt đá, có thể là hơi bóng hơn hoặc hơi bị thay đổi màu, tuy nhiên không thể làm cẩm thạch tăng màu lục được. Đá cẩm thạch tự nhiên là đá đa khoáng nên có nhiều vi lỗ rỗng và khe nứt, nếu tiếp xúc nhiệt độ quá cao như nhiệt của đèn khò của thợ kim hoàn có thể làm cho đá bị nứt lớn và nóng chảy; khi phải sửa chữa nữ trang cẩm thạch thì nhắc thợ không được khò lửa vào đá. Ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng mạnh không làm phai màu đá cẩm thạch tự nhiên. Với acid mạnh, cẩm thạch có thể bị hủy hoại nhẹ. Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị nứt bể khi va cham nhẹ, tuy nhiên nếu bị va đập mạnh vẫn có thể làm đá bị nứt và bể. Hầu hết cẩm thạch thường được phủ keo bảo vệ đá, tuy nhiên lớp keo lại có thể bị biến màu, bị bong ra do tiếp xúc hóa chất tẩy rửa, do va chạm mạnh. Khi cẩm thạch phủ keo bị dơ, không nên rửa bằng máy siêu âm và máy xịt hơi nước nóng vì dễ làm bong lớp keo. Trường hợp bị bong keo thì nên nhờ các thợ chế tác cẩm thạch đánh bóng lại. Còn nếu đá bị tẩm màu (màu nhân tạo) thì chắc chắn là đá sẽ bị nhạt màu dần khi đeo, tuy nhiên lâu hay mau tùy thuộc vào chất lượng màu dùng để tẩm; màu tẩm xấu chỉ cần 1 tháng là phai, màu tẩm tốt có thể lâu hơn nhiều nhưng vẫn khó phai hết được. Khi đá cẩm thạch hoặc món nữ trang cẩm thạch bị dơ, tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh, tốt nhất thì ta nên ngâm sản phẩm với nước ấm xà phòng và dùng bằng bàn chải đánh răng chà nhẹ vào các kẻ, sau đó dùng vải mềm lau khô, có thể sấy khô bằng máy sấy tóc nhưng không để quá gần sản phẩm và không nên sấy lâu.

Nếu hiểu được các kiến thức phổ thông về cẩm thạch trên, chắc là khách hàng sẽ rất an tâm và vui sướng khi mua và đeo các sản phẩm cẩm thạch.
 

Hai ngộ nhận về trang sức cẩm thạch

Hai ngộ nhận về cẩm thạch đã có từ lâu đó là tên gọi và nguồn gốc xuất xứ. Trước hết từ ngữ “cẩm thạch” mà ta quen dùng để chỉ một thứ ngọc xanh không chính xác.

Theo từ điển Hán - Việt, cẩm là đẹp đẽ, gấm vóc, còn thạch là đá, cho nên cẩm thạch chỉ là đá hoa cương (marble), một thứ đá có vân nhưng không phải là ngọc. Từ chính xác để chỉ loại ngọc xanh rực rỡ này là “bích ngọc” (Jade - bích là “màu xanh biếc”, thuộc tính biếc chỉ sử dụng cho màu xanh), nói theo Hán - Nôm là “ngọc bích”.
 

d
 

Ngộ nhận thứ hai là ý tưởng quen thuộc cho rằng nếu nói đến “cẩm thạch” là phải nói đến Trung Quốc, vốn là nơi xuất xứ và độc quyền chế tác loại đá quý này. Theo Fred Ward, nhà khoáng vật học và quý thạch học nổi tiếng, Trung Quốc không hề có mỏ ngọc bích, kể cả trong rặng Tần Lĩnh (Kunlun) ở thượng nguồn Hòa Điền (Hotan) vốn theo truyền thuyết từ xa xưa có mỏ quý thạch này.

Thật ra thứ ngọc này chỉ là vật cống nạp từ ngàn xưa cho các triều đình Trung Quốc với số lượng không dồi dào từ Tân Cương. Chữ ngọc, gồm chữ vương và một dấu chấm. Ba gạch ngang tượng trưng cho ba miếng ngọc được xỏ bằng một sợi chỉ (nét xổ dọc) hàm ý rằng chỉ có vua mới được dùng ngọc.
 

d

(St)

Thay áo mới cho phòng tắm với đá cẩm thạch
Tự sơn móng tay cẩm thạch lạ mắt trong 5 phút
Ngôi nhà đá cẩm thạch xa hoa
Cách chọn đá phong thủy tốt cho bạn luôn yên tâm
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý